Tín Ngưỡng Ngày Càng Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Đời Sống Tinh Thần Của Cộng Đồng Cư Dân Xã Đảo Nghi Sơn


trong việc lựa chọn người tham dự lễ hội như: đối với đội kiêng kiệu rước chỉ cần là thanh niên tuổi từ 18-20 tuổi (thậm chí có thể hơn), trong năm gia đình không có chuyện buồn. Đối với những người trong đội tế là người có uy tín trong xã, gia đình không có tang ma hay chuyện buồn trong năm... Chính sự đơn giản hóa này đã tạo cho những người được lựa chọn thường không có thái độ nghiêm túc hay cảm thấy tự hào khi được giao thực hiện những trọng trách quan trọng của làng xã, nhất là trong khi thực hành các nghi thức của lễ rước thường thấy những sự việc như: trêu đùa nhau, nói tục... ở tầng lớp thanh niên. Điều này cũng đặt ra một vấn đề, khi lớp thanh niên không có nhận thức đúng về giá trị truyền thống của địa phương, từ đó dẫn đến thái độ thờ ơ, coi thường, quay lại với những giá trị truyền thống thì sự kết nối giữa giới trẻ với các giá trị văn hóa truyền thống không còn được như trước. Đồng thời, cũng gây khó khăn trong việc đào tạo đội ngũ thực hành tín ngưỡng kế cận.

Đối với các tập tục liên quan đến nghề biển: Cùng với sự phát triển kinh tế, các phương tiện, ngư cụ của nghề biển hiện nay đã thay đổi do có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật. Thuyền máy và dàn lưới hiện đại, la bàn, radio, máy định vị, máy dò cá... đã trở nên quen thuộc với ngư dân. Ngày càng nhiều tàu thuyền công suất lớn được đưa vào sử dụng, mang lại sản lượng và năng suất đánh bắt cao. Điều kiện lao động được cải thiện, độ an toàn cho mỗi chuyến ra khơi được đảm bảo, cùng với trình độ hiểu biết của cộng đồng cư dân ngày càng được nâng cao, niềm tin của một bộ phận người dân vào các thế lực siêu nhiên, các vị thần biển phần nào bị giảm bớt và mai một và theo đó, một số nghi lễ hay tập tục thực hiện trước mỗi chuyến ra khơi đã được người dân đơn giản hóa. Ngư dân hiện nay không còn quá kiêng kỵ khi gặp phụ nữ trước khi ra khơi. Không nhất thiết ngày nào ra khơi cũng phải tổ chức cúng trên thuyền. Ngư dân sẽ cúng theo đợt hay theo dịp lễ trong tháng. Khi làm chiếc thuyền mới, ở từng công đoạn, khi phải thực hiện các


nghi thức cúng cầu may, nếu là trước kia thì chủ tàu tự chuẩn bị đồ lễ thì nay việc đó được giao cho chủ xưởng tàu chuẩn bị lễ cúng...

Cùng với việc đơn giản hóa, xu hướng một vài thực hành tín ngưỡng mất đi đang diễn ra trong cộng đồng như: Tục tống ôn từng là một tục lệ, một hoạt động tín ngưỡng không thể thiếu trong năm của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn. Việc thực hiện nghi thức tín ngưỡng này với mong muốn tống tiễn, xua đuổi những ôn hoàng dịch lệ, những điều không may mắn trong gia đình cũng như trong làng xóm và đón những những điều may mắn, thuận lợi đến với cộng đồng. Tuy nhiên, đến nay tục lệ này thực hiện ngày càng thưa thớt hơn, năm có năm không, có khi không tổ chức và nó được gộp vào chung với lễ đốt mã rằm tháng bảy tại các gia đình.

Theo khảo sát của NCS, từ năm 2014 trở lại đây, tục tống ôn chỉ được tổ chức vào năm 2016. Từ năm 2017 đến nay không được tổ chức mà các nghi thức của tục tống ôn được thực hiện cùng với lễ rằm tháng bảy của gia đình. Người dân cho biết, bây giờ rằm tháng bảy chủ yếu đốt đồ mã cho ông bà, đây là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu đạo với ông bà. Nếu ai đi chùa thì đọc kinh và làm lễ phả độ cho gia tiên. Nếu gia đình nào có điều kiện thì làm lễ cúng chúng sinh để "bố thí" cho những linh hồn không nơi nương tựa.

Qua đây có thể thấy, sự phát triển của KKT Nghi Sơn đã tạo điều kiện cho cộng đồng cư dân nơi đây nhiều cơ hội giao lưu tiếp xúc với những cộng đồng cư dân ở nơi khác, nhất là sự tiếp xúc với những cư dân vùng đồng bằng và những cư dân ở nơi khác đến làm việc tại KKT đã làm thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề này. Cư dân nơi đây không còn coi tháng bảy âm lịch là tháng cô hồn, đây là thời điểm mở cửa ngục, có nhiều ma quỷ đến quấy phá làng xóm mà chỉ là dịp để con cháu báo hiếu với tổ tiên và mở lòng giúp đỡ những linh hồn lang thang cơ nhỡ không nơi nương tựa.


Mặt khác, kinh tế phát triển góp phần nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn, người dân được tiếp xúc và hưởng thụ nhiều thành tựu văn hóa mới lạ, nhiều hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn. Do đó, các lễ hội truyền thống mang tính cộng đồng như lễ Cầu Ngư, lễ hội vua Quang Trung, lễ kỵ Thánh Bà không còn là niềm chờ mong trong năm của người dân để được đi xem hội, xem trò diễn, giải tỏa căng thẳng, mệt nhọc trong công việc và cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Có thể thấy, trước những tác động của quá trình công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, nhất là sự phát triển ngày càng mạnh của KKT Nghi Sơn, một số thực hành tín ngưỡng đã được cộng đồng cư dân nơi đây đơn giản hóa và giản lược như hệ quả tất yếu của quá trình phát triển tại xã đảo.

4.2. Một số vấn đề luận bàn

Tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - 17

Từ việc làm rõ diện mạo tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn và bước đầu đánh giá được hiện trạng tín ngưỡng trong bối cảnh CNH-HĐH, nhất là sự phát triển của KKT Nghi Sơn chúng ta thấy rằng: tín ngưỡng của cư dân xã đảo Nghi Sơn chính là sản phẩm văn hóa của sự thích ứng của người dân với sự thay đổi của môi trường sống. Trong suốt chiều dài lịch sử của vùng đất, tín ngưỡng luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tính thần của cộng đồng, tín ngưỡng luôn là điểm tựa, là niềm tin, là dây nối vô hình để gắn kết cộng đồng trong mối quan hệ "cộng mệnh", "cộng cảm" để cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức để sinh tồn và phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, tín ngưỡng của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn đã và đang có xu hướng vận động và biến đổi cho phù hợp với bối cảnh hiện nay đó là: xu hướng gia tăng các hoạt động tín ngưỡng và xu hướng đơn giản hóa và mai một một số thực hành tín ngưỡng trong cộng đồng. Từ đây, NCS quan tâm tới một số vấn đề dưới góc độ chuyên ngành văn hóa học, đó là vai trò của tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo ở


góc độ thực hành văn hóa và lý thuyết chức năng văn hóa trong đời sống tín ngưỡng của họ.

4.2.1. Tín ngưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn

Đời sống xã hội dù có văn minh hiện đại đến đâu, rất nhiều những hiện tượng tự nhiên, xã hội đã được khoa học giải thích thì trong cuộc sống vẫn tồn tại những vấn đề không thể lý giải được bằng nhãn quan khoa học thông thường. Mặt khác, dưới những tác động từ sự phát triển của xã hội đã làm cho con người luôn cảm thấy có những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa bản thân và cuộc sống xung quanh họ, những áp lực của cuộc sống ngày càng nhiều đã làm cho con người nhiều lúc lâm vào tình trạng khủng hoảng...Vào những lúc này tín ngưỡng chính là một trong những điểm tựa tinh thần, là yếu tố tạo sự cân bằng tâm lý, để người dân tìm thấy sự an ổn, vững tin hơn trong cuộc sống.

Trong bối cảnh hiện nay, cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn đang dần phải thích ứng với những điều kiện sống mới do những tác động từ quá trình CNH-HĐH đất nước, cùng với đó là những chính sách trong phát triển kinh tế biển, mà trực tiếp chính là những ảnh hưởng do nằm trong quy hoạch phát triển của KKT Nghi Sơn - một trong những KKT biển trọng điểm của cả nước. Những tác động này đối với cộng đồng cư dân xã đảo Nghi Sơn trên cả bình diện tích cực và tiêu cực.

Ở khía cạnh tích cực: sự phát triển của KKT Nghi Sơn cùng những chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với các vùng biển đã mang lại cho xã đảo Nghi Sơn một diện mạo mới: Sự phát triển của KKT đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, theo đó khai thác, nuôi trồng và đánh bắt hải sản không còn là ngành nghề duy nhất, mà đã có thêm các ngành nghề mới như: làm công nhân tại khu công nghiệp, tham gia vào kinh doanh các ngành dịch vụ (chủ yếu là dịch vụ ăn uống); Thu nhập người dân ngày


càng tăng, theo đó đời sống vật chất của người dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều thay đổi thúc đẩy các hoạt động trong xã phát triển, các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn, người dân có nhiều cơ hội hơn trong việc giao lưu và tiêu dùng các giá trị văn hóa mới...

Ở khía cạnh tiêu cực: việc chuyển đổi các ngành nghề kinh tế của địa phương chưa có tính bền vững bởi những lao động chuyển đổi từ nghề truyền thống sang làm công nhân tại KKT Nghi Sơn chủ yếu là lao động phổ thông mang tính thời vụ. Chính vì vậy, khi hết nhu cầu từ phía các nhà tuyển dụng, bộ phận lao động này sẽ thất nghiệp và việc quay trở lại nghề cũ là rất khó do khó khăn về tư liệu sản xuất, dẫn đến việc họ phải đi tìm một công việc khác nhưng không mang tính ổn định như cửu vạn, bán vé số, phụ hồ... Theo thống kê của xã trong giai đoạn 2014-2017 xã có khoảng hơn 1000 lao động làm việc cho nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhưng tính đến năm 2018, số lao động này giảm xuống chỉ còn còn 325 người.

Ở một khía cạnh khác, sự phát triển KKT đã làm cho môi trường ở đây bị ô nhiễm, đặc biệt là môi trường nước. Việc ô nhiễm này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phương thức mưu sinh truyền thống của bà con nơi đây. Các mối quan hệ cộng đồng làng xóm cũng thay đổi khi không còn chung một phương thức mưu sinh, việc tiếp xúc nhiều với những giá trị văn hóa mới bên cạnh mặt tích cực cũng bộc lộ không ít những mặt ngịch chiều làm thay đổi xã hội hiện tại: xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, các mối quan hệ trong cộng đồng không còn như trước, nhiều lối sống mới không phù hợp du nhập vào trong xã...

Tất cả những điều này đã làm cho từng cá nhân trong cộng đồng cảm thấy cuộc sống của họ ngày càng nhiều áp lực, rất nhiều vấn đề bản thân họ phải đối mặt trong đó có những vấn đề xảy ra mà không tìm được hướng giải quyết thỏa đáng..., họ rơi vào tình trạng khủng hoảng ở những mức độ nhất


định. Vấn đề đặt ra lúc này với từng cá nhân và cả cộng đồng tỉn ngưỡng chính là một điểm tựa, là một hướng đi cụ thể cho tương lai sắp tới. Họ cần phải làm gì? làm như thế nào để có thể tận dụng được những thời cơ cũng như khắc phục được những hạn chế do bối cảnh hiện tại mang lại để rồi thích ứng để tiếp tục sinh tồn, sáng tạo và tạo nên những giá trị văn hóa mới làm cho bức tranh văn hóa thêm những gam màu nổi bật hơn. Giữa cuộc khủng hoảng này tín ngưỡng đã trở thành một trong những điểm tựa tinh thần, một cứu cánh để tạo nên sự cân bằng tâm lý, để họ tìm thấy sự an ổn, vững tin hơn trong cuộc sống.

Bà Hoàng Thị Huề (60 tuổi ở thôn Bắc Sơn) có chồng con đến nay vẫn còn đi biển đã chia sẻ:

Đi nghề bây giờ cũng vất vả lắm, nhiều khi đi về không, có những lúc chẳng đủ tiền dầu máy nữa. Cá bây giờ cũng khó đánh bắt lắm chẳng còn nhiều như ngày xưa nữa cứ ra một đoạn là có cá rồi. Nhưng rồi vẫn phải đi, không đi thì chẳng biết làm gì bây giờ. Tiền vay ngân hàng vẫn phải trả. Phải cố thôi. Chẳng biết thế nào, thôi cứ đến đây cúng lễ thành tâm hy vọng thánh phù hộ cho thuận nghề thuận lưới [PL 8, STT 34, tr.208].

Vẫn luôn với niềm tin rằng các vị thánh thần, ông bà tổ tiên của mình sẽ luôn đi theo và phù hộ cho mình, nên khi gặp bất kỳ khó khăn nào không giải quyết được hay có được niềm vui trong cuộc sống người dân xã đảo Nghi Sơn cũng sẽ tìm đến chốn linh thiêng để cầu mong một phép mầu cho sự bế tắc và sẻ chia trong niềm vui.

Bà Trần Thị Ký (52 tuổi ở thôn Trung Sơn) chia sẻ:

Nhà tôi có 4 đứa con, trước đây nhà chỉ làm nghề biển vất vả lắm, sau này chuyển đổi kinh tế nhà tôi chuyển nuôi cá lồng, vài năm gần đây có nuôi thêm ít con dê nhưng cuộc sống vân còn vất vả


lắm. Nhưng may ông bà thương phù hộ nên đứa đầu nhà tôi giờ đã đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, còn con bé thứ 2 đang học nghề y, sau này mà may mắn thì cũng cho nó đi sang Hàn Quốc hay Nhận Bản làm [PL 8, STT 13, tr.207].

Không chỉ vậy, trong bối cảnh hiện nay, tín ngưỡng còn là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong gia đình và cộng đồng lại với nhau, giúp họ xich lại gần nhau hơn khi mà những chuyển đổi nghề nghiệp, những tác động mang tính khách quan... làm cho họ đang ngày càng có xu hướng cách xa nhau. Trần Văn Huật, trưởng tộc một nhánh dòng họ Trần đã kể:

Các cháu bây giờ có nhiều cơ hội hơn chúng tôi ngày xưa, được học hành tốt hơn, đi ra ngoài nhiều hơn nên có nhiều cơ hội tiếp xúc với cái mới nên nhiều lúc anh em cũng không được gần gũi như trước nữa. Trong họ nhà tôi cũng có một số gia đình đi làm ăn xa ở trong miền Nam, dạo mấy năm gần đây còn đi xuất khẩu lao động bên Hàn Quốc, Nhật Bản nữa nên cơ hội gặp gỡ nhau cũng ít hơn trước. Vì vậy, chỉ có ngày giỗ họ là dịp để anh em họ hàng gặp mặt thôi. Nhưng không phải năm nào cũng đủ, thế nhưng đó vẫn là dịp để anh em gặp mặt để còn biết nhau mà giúp đỡ nhau chứ, nhất là những anh em đi làm ăn xa thì lại càng quý đấy [PL 8, STT 14, tr.207].

Vai trò gắn kết còn được thấy rõ khi các thành viên trong cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động của lễ hội trong xã. Các thành viên trong công đồng cùng nhau bàn bạc, phân chia chức trách nhiệm vụ của mỗi thành viên trong công tác chuẩn bị cũng như tổ chức lễ hội của xã. Mọi công việc đều trên tinh thần trách nhiệm, tự nguyện của các thành viên, không có sự tranh giành hay ghen tỵ về quyền lợi trong đây mà chỉ vì một mục đích chung mong sao cho xóm làng của mình được bình yên, các gia đình trong xã đều


bình an, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống. Vào những thời điểm này, tính thần đoàn kết trong cộng đồng lại được tăng lên, truyền thống tốt đẹp càng được ghi sâu trong tâm thức của từng thành viên trong cộng đồng để rồi sợi dây liên kết đó ngày càng bền chặt và vững vàng hơn. Ông Nguyễn Xuân Hùng (Phó BQL Cụm di tích và danh thắng Nghi Sơn) cho biết:

Vào những dịp lễ hội, các công việc đều được phân công cụ thể cho mỗi bản hội ở trong xã: như hội lo làm thuyền, hội thì tập luyện để hát chèo chải, hội thì chuẩn bị các đồ để tổ chức mô phỏng chợ cá ở dưới sân đền, hướng dẫn cho các cháu thanh niên trong xã chuẩn bị khiêng kiệu rước, các cơ quan đoàn thể trong xã tham gia lễ rước, các chủ thuyền chuẩn bị thuyền đậu trước sân đền, rồi bộ phận lo lễ vật để dâng cúng... Vào những dịp này trong xã rất là vui, mọi người nô nức cùng nhau chuẩn bị các công việc để lễ hội của xã được tổ chức đảm bảo sự linh thiêng, tôn nghiêm nhưng cũng không kém phần vui vẻ. Ai cũng muốn làm tốt phần việc của mình. Mỗi dịp dịp như vậy ta mới thấy tinh thần đoàn kết của bà con trong xã rất là cao [PL 8, STT 19, tr.207].

Với việc cùng nhau đảm nhiệm những công việc chung của thôn, của xã các thành viên sẽ có sự chia sẻ hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành trọng trách được giao và đối với những người trẻ tuổi có thêm sự hiểu biết hơn về việc của làng, của xã. Cũng chính trong quá trình cùng làm, cùng hỗ trợ đã giúp cho các thành viên có sự gắn bó, đoàn kết và hiểu nhau hơn.

Ở vai trò giáo dục tín ngưỡng lại càng phát huy vai trò của mình trong bối cảnh hiện nay. Tín ngưỡng đã là một trong những yếu tố giúp cân bằng lại những chuẩn mực đạo đức trong cộng động đang có xu hướng lệch chuẩn trước những tác động từ nhân tố bên ngoài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2023