Csdl Tiêu Chuẩn Giao Thông Vận Tải Của Viện Tiêu Chuẩn Anh (Bsi)


1. CSDL Tiêu chuẩn Giao thông vận tải


2. CSDL Tiêu chuẩn giao thông vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI)


3. Tạp chí điện tử của Viện điện – Điện tử - Kỹ thuật Mỹ (IEEASPP Online-All Society Periodicals Package).

4. CSDL Tiêu chuẩn về giao thông vận tải của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI)


5. Tạp chí điện tử toàn văn của Hội kỹ thuật dân dụng Mỹ (ASCE)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

6. Sách điện tử eBrary: ENGINEERING & TECHNOGY Subject Collection

7. Sách điện tử KNOVEL: ENGINEERING Subject Area Collection: Đây là CSDL cung cấp 377 cuốn sách điện tử tương tác thuộc 7 chủ đề lớn:

Tìm hiểu công tác phát triển, khai thác và chia sẻ nguồn tài nguyên số tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Giao thông Vận tải - 7

8. Sách điện tử: Digital Engineering Library (DEL)


9. CSDL dùng thử: SpringerMeterials


Các CSDL này được mua, thuê từ năm 2004 – 2006. Theo hợp đồng giữa Trung tâm và các nhà cung cấp thì một số CSDL đã hết hạn sử dụng và truy cập từ cuối năm 2009. Theo tìm hiểu được biết từ đó đến nay Trung tâm chưa mua thêm hoặc ký kết hợp đồng sử dụng dữ liệu số trực tuyến nào khác mà chỉ phục vụ các dữ liệu số đã được lưu trữ tại máy chủ của Trung tâm.

Thực tế, trong quá trình mua bán và trao đổi dữ liệu số, các nhà xuất bản và cung cấp thường trang bị những tờ quảng cáo hào nhoáng và những đường liên kết thích hợp. Điều đó gây một số khó khăn cho Trung tâm trong việc định giá và quyết định hợp tác. Do đó nhận thức đúng đắn về xuất bản phẩm điện tử là một việc quan trọng.


Đối với các CSDL trực tuyến – Online (gồm mua hoặc thuê quyền truy cập từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước…), giữa Trung tâm và nhà cung cấp có đưa ra các cam kết về bản quyền tác giả và được cụ thể trong hợp đồng cung cấp CSDL trực tuyến.

Thông thường các CSDL trực tuyến do nhà cung cấp cho Trung tâm có hiệu lực trong kỳ hạn ban đầu là 12 tháng, một số hợp đồng được gia hạn thêm trong quá trình khai thác.

Việc cung cấp kinh phí cho mua, thuê tài liệu số tại Trung tâm chưa được xác định rõ ràng. Kinh phí này phụ thuộc vào việc Trung tâm trình danh sách lên trường và có được duyệt hay không, không phụ thuộc vào lượng kinh phí cố định hàng năm.

2.2.2.2. Phương thức khai thác tài liệu số trực tuyến trên mạng Internet

Tại Trung tâm ngoài việc tiếp cận, khai thác và sử dụng trực tiếp các nguồn tài liệu số thông qua các công cụ tìm kiếm trực tuyến và các CSDL trực tuyến như:

http://www.vista.gov.com http://www.google.com http://www.yahoo.com http://www.vinaseek.com http://www.user.gru.net

Thông qua các trang Web này, người dùng tin có thể tìm kiếm và tiếp cận tới một số CSDL và nguồn tin trực tuyến trên mạng Internet toàn cầu và không cần phải có tài khoản của mình từ Trung tâm. Đối với một số CSDL trực


tuyến, Trung tâm tạo ra các đường Link đến chúng để phục vụ người dùng tin như: SpringerMeterials

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tiến hành xử lý các nguồn tài liệu số được tải về Trung tâm thông qua phần mềm dữ liệu số Dlib. Đây là những nguồn tài liệu số là các sách điện tử hoạc CSDL trong quá trình khai thác đã được tải về như: sách điện tử KNOVEL, Digital Engineering Library (DEL)…Hiện Trung tâm đã xử lý được trên 7000 bài báo và 600 đầu sách điện tử thông qua phương thức này. Quy trình thực hiện số hóa nguồn dữ liệu này tại Trung tâm như sau:

Bước 1. Download tài liệu;


Bước 2. Xử lý trang Index.htm;


Bước 3. Dùng phần mềm Dlib để quản lý các dữ liệu số.


Bước 1. Download tài liệu;


Từ giao diện của một trang Web cung cấp khả năng truy cập và sử dụng cho Trung tâm, thực hiện việc tải dữ liệu về máy chủ.

Thực hiện tải từng File PDF tương đương với từng phần của cuốn sách và lưu lại chúng vào các thư mục quy định trên máy chủ; đồng thời ghi các tên File tương ứng vào sau chương mục của nó trong trang index trên và lưu trang này lại cùng với thư mục chứa các File PDF. Khi đó kết quả thu được là các File PDF của một cuốn sách điện tử + 01 File text chứa dữ liệu thư mục về cuốn sách đó như: Nhan đề, tác giả…+ 01 trang index như sau:

Bước 2. Xử lý trang Index:


Nếu bây giờ ta nhấp vào trang index mà vừa tải về máy chủ thì nó sẽ dẫn đường link liên kết đến ngay trang Web cung cấp cuốn sách điện tử này. Điều


này là điều không mong muốn, mà cần phải làm sao cho trang này phải link đến File mà đã tải về máy chủ chứa cùng thư mục với nó. Trung tâm thực hiện gán cho nó một đường link cục bộ cho tất cả các File đã tải.

Gán link cục bộ có 2 cách:


- Mở source của trang index và tìm đến link của từng đề mục để gán lại link cục bộ;

- Viết một Javascrip chèn vào Fiel source để khi chạy trang Index.htm thì tất cả các đường link sẽ hoạt động đúng như mong đợi.

Bước 3. Sử dụng phần mềm Dlib để xử lý

Sử dụng phần mềm Dlib trong việc biên mục, xử lý nội dùng và hình thức của cuốn sách điện tử mà Trung tâm đã tải về máy chủ. Đồng thời tiến hành tải dữ liệu số lên Dlib để phục vụ quản lý và phục vụ việc tra cứu, sử dụng của người dùng tin.

(Minh họa quá trình số hóa tài liệu và xử lý trên Dilb tại TTTTTV ĐHGTVT: Xem phần phụ lục (1)).

2.2.2.3. Phương thức số hoá tài liệu

Hiện nay bên cạnh việc xây dựng các CSDL thư mục về sách, báo – tạp chí và luận án, luận văn thông qua phần mềm quản trị thư viện tích hợp Ilib 4.0 của công ty CMC. Trung tâm cũng chú trọng vào việc tự số hóa các nguồn tài liệu quan trọng của mình. Tuy nhiên do nhiều hạn chế về nguồn nhân lực, công nghệ thiết bị phục vụ số hóa nên Trung tâm hiện mới chỉ số hóa được một phần nhỏ và chưa có ý định số hóa toàn bộ nguồn tài liệu của mình.

Bên cạnh hơn 19780 CSDL thư mục về nguồn tài liệu hiện có tại Trung tâm, số CSDL thư mục này vẫn tiếp tục tăng lên thì Trung tâm cũng đã tự số hóa được 52 đầu giáo trình và trên 600 tên luận án, luận văn. Tuy nhiên việc số


hóa này tại Trung tâm diễn ra nhỏ lẻ và còn thủ công. Các đầu giáo trình và luận án, luận văn đã được số hóa hầu hết là các bản File Word có sẵn hoặc các File PDF chứa trong các đĩa CD-ROM được đẩy lên trên Dlib để phục vụ người dùng tin. Trung tâm chưa tiến hành số hóa các tài liệu truyền thống của mình bằng các công nghệ sao chụp hiện đại khác phục vụ số hóa.

Trung tâm ưu tiên số hóa các tài liệu là luận án, luận văn, giáo trình chính thống của Nhà trường có kèm theo đĩa hoặc File mềm chứa dữ liệu có sẵn. Đây là công đoạn lựa chọn dữ liệu đầu vào cho việc xây dựng các bộ sưu tập số tại Trung tâm;

Công nghệ và phần mềm sử dụng là hệ thống máy tính và phần mềm Dlib, máy quét; Trung tâm hiện chưa trang bị các thiết bị cần thiết khác cho việc số hóa.

Tạo siêu dữ liệu: có 3 dạng siêu dữ liệu là:


- Siêu dữ liệu mô tả: mô tả thông tin tài liệu;

- Siêu dữ liệu cấu trúc: mô tả các liên kết giữa các đối tượng thông tin liện quan của tài liệu như mục lục, chương, phần…

- Siêu dữ liệu quản trị: gồm tạo kích cỡ tập tin; định dạng tài liệu (PDF hay dạng khác); đặc tính sư dụng và tình trạng tài liệu.

Mô tả dữ liệu: Sử dụng chuẩn Dublin Core với 16 trường biên mục

Vận hành liên kết tạo ra một giao diện tra cứu tích hợp cho người dùng tin thông qua phần mềm Dlib

Quản lý các nguồn dữ liệu trên máy chủ của Trung tâm và do một cán bộ là trưởng phòng Nghiệp vụ phụ trách chính.

Việc xuất – nhập sữ liệu để trao đổi với các hệ thống khác vẫn chưa được Trung tâm thực hiện nhiều.


2.2.3. Xử lý và bảo quản tài liệu số tại Trung tâm


2.2.3.1. Biên mục tài liệu số

Hiện nay trong biên mục tài liệu số, các cơ quan thông tin – thư viện thường áp dụng 2 chuẩn biên mục chính là MARC 21 và chuẩn Dublin Core. Trong đó chuẩn Dublin Core được sử dụng nhiều hơn. Sự thay đổi biên mục giữa mô hình thư viện truyền thống và thư viện điện tử/thư viện số có thể được mô tả như sau:

Thư viện truyền thống Thư viện điện tử/thư viện số


Liên biến (Analog) Kỹ thuật số (Digital)


Phiếu mục lục

MARC 21

MARC- XML

Dublin Core


Biểu ghi thư mục Siêu dữ liệu thư mục


a. Biên mục theo Dublincore


Dublin Core là một tập hợp những thành phần metadata được thiết kế đặc biệt cho việc sử dụng miêu tả tài liệu số. Dublin Core gồm có 15 thành phần bao gồm:

+. Nhan đề: tên được đặt cho nguồn tài liệu số


+.Tác giả: Thực thể chịu trách nhiệm về tạo lập nội dung tài liệu số


+. Chủ đề: Chủ đề của nội dung tài liệu số


+. Mô tả: Mô tả nội dung tài liệu


+. Xuất bản: Thực thể chịu trách nhiệm xuất bản tài liệu


+. Người đóng góp: Thực thể chịu trách nhiệm về những đóng góp nội dung cho tài liệu

+. Thời gian: Năm tài liệu xuất bản hay có hiệu lực sử dụng.


+. Kiểu: Bản chất hay thể loại của nội dung nguồn tài liệu


+. Khổ mẫu: Sự thể hiện dạng vật lý hay số hóa của tài liệu


+. Định danh: Sự tham khảo rõ ràng về nguồn tài nguyên trong phạm vi ngữ cảnh quy định

+. Nguồn: Sự tham khảo về nguồn tài liệu hiện tại được tìm thấy


+. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thể hiện nội dung tài liệu


+. Liên quan: Sự tham khảo đến một nguồn tài liệu có liên quan


+. Bao quát: Quy mô hoặc phạm vi của tài liệu


+. Quyền: Thông tin về quyền lưu trữ và hoàn trả nguồn tài liệu.


Trên thực tế, hiện nay Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải sử dụng chuẩn Dublin Core cho việc biên mục các nguồn tài liệu số của mình. Tuy nhiên việc áp dụng chuẩn này vào biên mục tài liệu số tại đây vẫn còn hạn chế.

Thông thường, Trung tâm mới sử dụng khoảng trên dưới 10 trường của chuẩn Dublin Core cho việc biên mục tài liệu số của mình. Một số trường bị bỏ


qua do không cần thiết hoạc chưa cần sử dụng tới. 10 trường được sử dụng chủ yếu là:

+. Tác giả


+. Năm xuất bản


+. Mô tả


+. Ngôn ngữ


+. Địa chỉ xuất bản


+. Môn loại


+. Từ khóa không kiểm soát


+. Nhan đề


+. Tác giả bổ sung


+. Chủ đề tài liệu


Trong quá trình biên mục, một số trường còn bị bỏ trống do không có thông tin hoặc thông tin không chính xác.

b. Biên mục theo Marc 21


Hiện nay tại TTTT-TV ĐHGTVT sử dụng chuẩn biên mục Marc 21 cho việc biên mục đọc máy các tài liệu truyền thống của Trung tâm, tạo ra các biểu ghi CSDL thư mục nhằm phục vụ tra cứu OPAC của người dùng tin. Việc biên mục này được thực hiện thông qua phần mềm Ilib 4.0.

Trung tâm sử dụng AACR 2 cho việc mô tả thư mục tài liệu và Marc 21 cho việc xây dựng biểu ghi thư mục trên máy tính bởi phần mềm Ilib 4.0.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí