Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 8


xông trận, dấn thân thần tốc với các hình ảnh lửa cháy rực trời, trống thúc liên hồi, quân reo hò vang dội, đại bác nổ ầm ầm, thây người và ngựa ngổn ngang, chất đống trong cảnh chiến tranh để chống quân Thanh xâm lược. Qua “Tây Sơn bi hùng truyện”, ta thấy xu hướng bám sát sử liệu đặc biệt chú trọng việc sắp xếp sự kiện, nhân vật có thật ở mỗi “chương” hay mỗi “hồi”. Mỗi “chương” hay “hồi” thường tương ứng với một hoặc một số sự kiện chính của cốt truyện được liên kết chặt chẽ để thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Một biểu hiện khác của kiểu kết cấu chương hồi được thể hiện qua tác phẩm Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, đó là người kể chuyện tham gia bình luận dưới hình thức của các câu văn vần hoặc văn xuôi. Ví dụ như người kể chuyện đã bình luận về việc dân oán trách Tây Sơn là do Nguyễn Nhạc không có chí lớn, tài hèn, bắt Nguyễn Huệ phải về Nam để đất Bắc vô chủ, đại loạn: “Than ôi! Trăm họ thêm lầm than, sinh linh càng điêu đứng. Nhân dân Bắc Hà vì lẽ ấy lại đâm oán Tây Sơn. Họ truyền với nhau rằng: Ở dưới ách Chúa Trịnh đành rằng là sưu cao thuế nặng, nhưng vẫn còn chút pháp luật kỷ cương. Quân Tây Sơn mượn tiếng phò Lê, diệt Trịnh rồi lấy của cải kéo binh về để nước ta loạn lạc” [66; 120]. Trong khi kể chuyện hoặc mở đầu hay kết thúc mỗi hồi hoặc chương, ta thấy có người kể chuyện giấu mặt ở ngôi thứ ba xuất hiện bất chợt ở một vài hồi hoặc chương của tác phẩm, thường hay bình luận bằng hình thức các câu văn đa dạng hoặc các câu thơ qua hình thức liên văn bản: “Ghé mắt trông qua thấy bảng treo/ Kìa đền thái thú đứng cheo leo/ Ví đây đổi phận làm trai được/ Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu” [66; 326]. Nhà văn cũng có lúc đặt vào miệng nhân vật cụ thể những câu thơ để bình luận về chiến lược làm suy sụp tinh thần của giặc, như việc Ngô Văn Sở dẫn thơ của Lý Thường Kiệt để khích động tinh thần chiến đấu của quân sĩ: “Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành đã định tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” [66; 269]. Người kể chuyện tham gia bình luận về lịch sử bằng hình thức liên văn bản cũng cho thấy sự đổi mới trong cấu trúc thể loại. Người kể chuyện bình luận bằng hình thức trữ tình ngoại đề, lời nửa trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong quá trình trần thuật để làm tăng tính nghệ thuật, đảm bảo nguyên tắc thể loại: “Việc thành bại là ở lòng trời. Kẻ có công, người có tội, ai anh hùng, ai tiểu nhân xin để người đời sau bình luận vậy” [66; 610].

Tóm lại, kết cấu của xu hướng TTLS bám sát sử liệu được viết theo lối truyền thống, đậm chất cổ điển, về sau, nhiều nhà văn đã cách tân. Nhìn chung, không phải bất cứ tác phẩm nào viết theo xu hướng TTLS bám sát sử liệu cũng có đầy đủ mọi biểu hiện hình thức kết cấu nói trên, mà chỉ có một vài biểu hiện của kiểu kết cấu tiểu thuyết chương hồi cổ điển. Các tác giả cũng không gò ép máy móc theo mọi biểu hiện hình thức của tiểu thuyết chương hồi cổ điển, mà có sự co giãn linh hoạt, năng động. Các nhà văn đã vận dụng, tiếp thu có cải biến, vừa kế thừa truyền thống, vừa đổi mới, tạo nên một dạng thức TTLS mới, bám sát sử liệu với những đặc điểm riêng biệt, thể hiện sự cách tân thể loại.


2.3.2. Kỹ thuật đa điểm nhìn

Một trong những biểu hiện nỗ lực cách tân thể loại của các nhà văn viết theo xu hướng TTLS bám sát sử liệu là dùng k thuật đa điểm nhìn, di chuyển điểm nhìn toàn tri ở ngôi thứ ba sang điểm nhìn hạn tri ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”, để cho nhiều nhân vật xưng tôi ở ngôi thứ nhất trực tiếp kể chuyện. Nhà văn bước đầu dần khám phá nhân vật có thật từ góc nhìn đời tư, dần hướng tới xây dựng nhân vật hư cấu hoàn toàn đan xen với nhân vật có thật để đi vào các vấn đề thế sự.

Đặc trưng cơ bản của xu hướng TTLS bám sát sử liệu là sự kiện lịch sử có thật được nhà văn đặc biệt quan tâm, đẩy lên bình diện hàng đầu trong khi tái hiện lại lịch sử và đời sống quá khứ qua kỹ thuật đa điểm nhìn. Vì thế, xu hướng TTLS bám sát sử liệu thiên về tính chất mô tả lịch sử, nhưng với kỹ thuật đa điểm nhìn rất hiện đại, Nguyễn Mộng Giác nói riêng và các nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu nói chung đã đáp ứng đòi hỏi sự chính xác, khách quan của sử liệu, tạo ra sự trùng khít với cái nhìn của cộng đồng biết trước về các sự kiện lịch sử và những nhân vật có thật. Ví dụ như trong tư liệu lịch sử chỉ viết ngắn gọn về sự kiện lịch sử có thật, đó là quân Tây Sơn chống lại Nguyễn Ánh liên kết với quân Bồ Đào Nha như sau: “Trang bị, ngoài vũ khí truyền thống như quân đội các thời trước, quân đội Nguyễn đã được trang bị một số loại vũ khí mới như hỏa pháo, súng hỏa mai, quả nổ ném (tạc đạn) […] tự sản xuất dưới sự giúp đỡ của người Bồ Đào Nha. Quân Nguyễn đã 7 lần giao chiến lớn với quân của chúa Trịnh và phần lớn đã tan rã trước quân khởi nghĩa Tây Sơn trong những năm 1772 - 1777. Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, những năm đầu quân Nguyễn chỉ còn lại một bộ phận ít ỏi ở đồng bằng Nam Bộ, do Nguyễn Ánh cầm đầu. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Bá Đa Lộc (một cha cố đạo Thiên chúa giáo) và người Pháp, Nguyễn Ánh tổ chức lại lực lượng vũ trang của mình (trong đó có cả quân đánh thuê), chống lại nhà Tây Sơn” [43]. Trong khi đó, xu hướng TTLS bám sát sử liệu cũng miêu tả sự kiện lịch sử ấy một cách đầy đặn, sống động hơn, ví dụ như trong “Sông Côn mùa lũ”, Nguyễn Mộng Giác đã dành tới gần 50 trang để miêu tả sự kiện lịch sử có thật này bằng kỹ thuật đa điểm nhìn, di chuyển điểm nhìn toàn tri ở ngôi thứ ba sang điểm thủy nhìn của nhân vật ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Đây là điểm nhìn toàn tri của người kể chuyện ở ngôi thứ ba kể về Nguyễn Ánh liên kết với quân Bồ Đào Nha: “Nguyễn Ánh đã có ba vạn quân thủy bộ, tám mươi chiếc thuyền hạng vừa, ba chiến thuyền lớn, hai chiếc tàu kiểu châu Âu và ba tàu Bồ Đào Nha do các sĩ quan và thủy thủ Bồ Đào Nha điều khiển. Cả ba tàu này được đặt dưới quyền chỉ huy của của một sĩ quan Pháp là cai cơ Mạn Hòe” [113; 760] và “Mạn Hòe, một tên phiêu lưu thân tín của giáo sĩ Pháp Bá Đa Lộc âm mưu giết cả thuyền trưởng, thủy thủ lẫn giáo sĩ tuyên úy người Bồ Đào Nha để cướp tàu cho Nguyễn Ánh. Bấy giờ Ánh giao cả ba chiếc tàu Bồ Đào Nha thuê được để đi đánh Tây Sơn cho tên thanh niên Mạn Hòe người Pháp, tay chân của Bá Đa Lộc điều khiển” [113; 762]. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba ẩn mình tiếp tục kể một cách rất khách quan, chân thực về sự kiện lịch sử quân Tây Sơn chống lại Nguyễn Ánh câu kết với bọn phiêu lưu


quốc tế: “Địch dàn hàng ngang trên sông, từ xa dùng súng lớn bắn tới để chặn đường” và “Súng của ta nổ giòn, phía thuyền địch bắt đầu có nhiều đám cháy”, “chiến thuyền của ta tiến lên vây chiếc tàu của Bồ Đào Nha vào giữa”, rồi “binh lính tận dụng hỏa công để đốt cho được chiếc tàu Tây dương” [113;768]. Chủ thể trần thuật biết trước ở ngôi thứ ba giấu mình đã kể lại trận chiến kinh thiên động địa giữa quân Tây Sơn và liên quân của Nguyễn Ánh vào những phút căng thẳng, quyết cuối cùng của trận đánh theo tinh thần bám sát sử liệu: “Thấy chiếc tàu Bồ Đào Nha của Mạn Hòe bị nạn, Nguyễn Ánh dẫn đội thuyền chiến dự bị trở lại cứu viện. Đạn của Tây Sơn bắn dữ dội quá, đến nỗi chính thuyền của Nguyễn Ánh cũng bị gãy cột buồm. Nguyễn Ánh hoảng sợ rút chạy về Bến Nghé” [113; 769]. Kết quả của trận đánh được tổng kết một cách trung thực bằng điểm nhìn toàn tri của chủ thể trần thuật ở ngôi tứ ba: “Như vậy trong vòng có vài ngày, gần hết lực lượng hùng hậu trang bị vũ khí tối tân của Nguyễn Ánh đã bị đập tan. Quân Tây Sơn cho các đội chiến thuyền tỏa khắp các sông rạch tiêu diệt nốt các đám tàn quân, kiểm soát hoàn toàn các trục giao thông và cứ điểm quân sự của Gia Định” [113;770]. Nhìn chung, khi người kể chuyện trần thuật từ điểm nhìn toàn tri ở ngôi thứ ba, sự kiện lịch sử có thật và nhân vật lịch sử có thật được tái hiện lại chính xác, bám sát theo sử liệu và mang tính chất mô tả lịch sử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Trong “Sông Côn mùa lũ”, Nguyễn Mộng Giác đã nhiều lần trao điểm nhìn cho nhân vật, di chuyển điểm nhìn trong một trường nhìn lưu động qua các nhân vật để tạo ra các cấp độ trần thuật mới trong kết cấu ghép mảnh, lồng truyện, nhiều lần chủ thể trần thuật toàn tri ở ngôi thứ ba sẽ vắng mặt để cho nhiều nhân vật tự kể chuyện, soi chiếu, quan sát, đánh giá lẫn nhau trong các cuộc đối thoại. Khi đó, có sự chuyển đổi linh hoạt giữa các điểm nhìn của nhân vật tự soi chiếu vào nhau, làm sáng tỏ lịch sử, làm tăng tính khách quan và gia tăng độ tin cậy của người đọc. Nguyễn Mộng Giác nhiều lần trao điểm nhìn hạn tri cho nhân vật tự kể chuyện, tự quan sát thế giới và các sự kiện lịch sử bằng điểm nhìn của nhân vật ở ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” hoặc ngôi thứ 3 ẩn mình. Ví dụ như người kể chuyện hạn tri là nhân vật Lãng- nhân vật hư cấu đã xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất để viết những dòng “Ghi chú riêng” sau các dòng nhật ký về các chiến dịch, đặc biệt là trận chiến bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc của nghĩa quân Tây Sơn chống lại Nguyễn Ánh liên kết với quân Bồ Đào Nha. “Tôi” đã kể lại tất cả những gì diễn ra bên ngoài mình bằng điểm nhìn khách quan, miêu tả chân thực những gì “tôi” đã trực tiếp quan sát được ở bên ngoài, “tôi” không thâm nhập, ít khi đi sâu vào thế giới nội tâm bên trong của các nhân vật khác: “Chưa bao giờ tôi phải chứng kiến những người bị phỏng thê thảm như vậy” [113; 768]. “Tôi” kể lại các sự thật lịch sử tàn khốc bằng bằng điểm nhìn khách quan, nỗi ám ảnh, sự dằn vặt, đau đớn trước những mất mát của đồng loại ở cả hai bên chiến tuyến. “Tôi” còn trực tiếp bộc lộ những suy nghĩ chân thật của mình khi chứng kiến cảnh khốc liệt của chiến tranh, suy cảm về những nỗi khổ của con người qua những câu hỏi tu từ và nghệ thuật độc thoại nội tâm: “Tôi có một thắc mắc rắc rối không tìm ra lời đáp. Tôi cứ tự hỏi: Nếu Trời đã thuận ý với chúng tôi mà nổi gió [...] ngay trước mặt tôi đây


Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 8

thuộc về cái gì trong ý muốn của Trời? Trời phạt họ ư? [...] Trời thương xót họ ư? [...] Trời hành hạ đau đớn như bây giờ?” [113; 768]. “Tôi” khỏa lấp nỗi kinh hoàng, ám ảnh ấy bằng những “lý luận đơn giản” của triết học về quy luật vận động, phát triển đi lên khách quan, tất yếu của lịch sử: “bất cứ sự thay đổi cải tiến nào” đều đưa đến “sự trưởng thành một cái đẹp hơn, tốt hơn” [113; 769]. Nhân vật Lãng và nhiều nhân vật khác trong tác phẩm là người kể chuyện hạn tri sẽ trần thuật từ điểm nhìn bên trong hoặc ngoài, tự phơi bày tất cả thế giới nội tâm của mình hoặc kể về các hành động, sự kiện và lời nói bên ngoài của các nhân vật khác trong một ranh giới phân định rõ ràng, có cự ly khoảng cách giữa chủ thể trần thuật và đối tượng được trần thuật. Kỹ thuật đa điểm nhìn đan cài, di chuyển điểm nhìn của chủ thể trần thuật ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba nhằm tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về hiện thực lịch sử, làm tăng tính khách quan, tin cậy của câu chuyện mà anh ta đang kể. Nhìn chung, với kỹ thuật đa điểm nhìn, người kể chuyện xưng “tôi” chính là là nhân chứng tham gia trực tiếp, chứng kiến trực tiếp các sự kiện, biến cố của câu chuyện, làm lịch sử trở nên gần gũi, đáng tin cậy, vì lịch sử được cảm nhận khách quan bằng chính cảm xúc, tâm trạng, sự nếm trải của người trong cuộc, nên câu chuyện lịch sử được đặt ở thời hiện tại với người kể chuyện xưng “tôi”, tạo cho người đọc cảm giác như đang trở về sống cùng nhân vật lịch sử và trực tiếp chứng kiến các sự kiện lịch sử có thật ấy. Kỹ thuật đa điểm nhìn với nhiều cái tôi tự thuật ấy sẽ giúp người đọc có một niềm tin lớn lao đối với các sự kiện lịch sử có thật mà người kể chuyện xưng “tôi” đang tự thuật. Sự xuất hiện của ngôi thứ nhất xưng “tôi” trong những cảnh huống, biến cố lịch sử góp phần đa dạng hóa cách nhìn, cách đánh giá, nhìn nhận về các sự kiện lịch sử có sự thật gắn với những con người có thật của quá khứ. Kỹ thuật đa điểm nhìn đan cài người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” với người kể chuyện ở ngôi thứ ba làm rõ đặc trưng về tính khách quan, chân thật lịch sử gắn với các sự kiện lịch sử có thật và những con người có thật trong nghệ thuật kể chuyện, tổ chức điểm nhìn khá hiện đại của các nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, thể hiện sự đổi mới mang tính “đột phá” trong chiến lược tự sự của các nhà văn sau năm 1986 đến nay.

Kỹ thuật đa điểm nhìn giúp nhà văn bao quát được các khoảng không- thời gian lịch sử rộng lớn với nhiều sự kiện lịch sử có thật gắn với những con người có thật của quá khứ trước các biến cố, bước ngặt của lịch sử. Ví dụ trong “Hào kiệt Lam Sơn”, ta thấy Vũ Ngọc Đĩnh chọn điểm nhìn toàn tri của chủ thể trần thuật là người kể chuyện ở ngôi thứ ba kết hợp với điểm nhìn hạn tri của nhân vật sẽ làm tăng tính khách quan cho các sự kiện lịch sử được kể và tái hiện lại các nhân vật lịch sử có thật, làm sống lại không khí thời Tiền Lê một cách cụ thể, xác tín nhất theo tinh thần bám sát sử liệu. Đây là điểm nhìn của các nhà sử học trong tư liệu lịch sử ghi chép về sự kiện các tướng nhà Minh là Lý An và Phương Chính mang quân cứu viện cho Trần Trí chống lại nghĩa quân của Lê Lợi rất ngắn gọn sau: “Lý An chỉ huy quân thủy, cùng Phương Chính mang quân từ thành Đông Quan vào cứu Trần Trí ở Nghệ An” [30]. Trong khi đó, Vũ Ngọc Đĩnh dành tới 1181 trang viết để miêu


tả các sự kiện lịch sử gắn với những nhân vật có thật theo tinh thần tôn trọng sự thật khách quan của lịch sử, bám sát sử liệu, miêu tả các nhân vật lịch sử theo đúng nguyên mẫu. Đây là điểm nhìn toàn tri của người kể chuyện kể lại một cách trung thực sự kiện lịch sử có thật, đó là việc Lý An dẫn quân từ thành Đông Quan theo đường biển vào viện binh, yểm trợ cho Trần Trí ở thành Nghệ An: “Lý An điều binh xem xét các chiến thuyền lớn có bốn cột buồm. Lý An lại lấy thêm mười hai thuyền lớn chở theo lương thực, chiến cụ. Lý An dàn thuyền trận trên bến Bồ Đề phía Bắc Đông Quan kín cả một khúc sông, trống nện ầm ầm, cờ bay phất phới” và “Trần Trí đã liên lạc được với Lý An, hẹn nhau hai mặt cùng tiến đánh quân Nam [...] Trên sông, đoàn thuyền chiến của Lý An gấp rút ngược dòng tiến lên, Lý An quyết hành động thật nhanh, ào ạt, để quân Nam không thể có sức đón đỡ, phải giạt ra xa. Lý An liên lạc được với trấn thành, ước hẹn cùng với Trần Trí hai mặt sẵn sàng ra tay tiếp chiến, cùng một lúc, đánh kẹp quân Nam vào giữa” [101; 146-185]. Người kể chuyện thông suốt, biết hết còn kể lại một cách chân thật sự kiện lịch sử Phương Chính mang quân từ thành Đông Quan vào cứu Trần Trí bằng điểm nhìn bên ngoài rất khách quan: “danh tướng Phương Chính trấn giữ thành Nghệ An được lệnh hợp binh với Trần Trí mà xuống Nam chặn đường tiến ra Bắc của của Bình Định Vương (tức Lê Lợi) [...] Quân Nam hò reo ầm ầm trợ chiến, vây lấy Phương Chính mà đâm chém, Chính bình tĩnh lạ thường một ngựa một trùy tung hoành chẳng chút nao núng đánh giạt quân Nam ra xa” [101; 73]. Sau nhiều trận thua, giặc Minh dồn quân chủ lực, tinh nhuệ về thành Đông Quan. Nhà văn Vũ Ngọc Đĩnh đã miêu tả sự kiện lịch sử Minh dồn hết quân về thành Đông Quan, Lý An và Phương Chính kéo về hội quân với Trần Trí và Vương Thông ở thành Đông Quan theo sát sự ghi chép của sử liệu, phản ánh đúng bản chất lịch sử dân tộc: “Tham tướng Minh là Trần Trí cho là thành Đông Quan trơ trọi có thể nguy hiểm, mới đắp thêm lũy, đào thêm hào, làm kế cố thủ, lại gửi thư cho Lý An và Phương Chính bảo bỏ thành Nghệ An, về cứu căn bản. Tháng 9, ngày 17, bọn Lý An, Phương Chính bỏ thành Nghệ An vượt biển về thành Đông Quan, chỉ để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An. Vua (Lê Lợi) tiến quân đánh bên ngoài thành, phá được” [77; 492]. Trong đó, viện binh của Vương Thông là lực lượng nòng cốt. Sau mỗi trận phản công của ta, các đạo quân của giặc Minh gồm Sơn Thọ, Mã Kì, Phương Chính, Lý An đều bị đánh tan, chúng thua chạy, về co cụm ở thành Đông Quan. Điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri đã thuật lại sự thật lịch sử ấy một cách khách quan, xác tín, sinh động theo tinh thần bám sát sử liệu: “Những lúc lên vọng lâu các cửa thành nhìn ra ngoài, binh tướng nhà Minh đều vẫn thấy cái quang cảnh quân Nam vây hãm, trận không mở nhưng Đông Quan rõ ràng là đang bị hãm vào cái thế khô kiệt lương thực, mòn hết sức lực, cuối cùng tất phải mở cửa xin hàng” [101; 523].

Có thể nói, trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, kỹ thuật đa điểm nhìn đã soi chiếu lịch sử qua những cuộc đấu trí đấu lực trong các trận chiến căng thẳng, quyết liệt, qua các sự kiện lịch sử có thật, biến cố, mâu thuẫn, xung đột của dân tộc. Một dẫn chứng khác, người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba giấu mình đã đứng ngoài để trần thuật lại một cách


chính xác, khách quan sự kiện lịch sử có thật: đó là sự kiện Lê Lợi đánh tan các đạo quân của giặc Minh, vây thành Đông Quan, làm tướng giặc Minh là Vương Thông phải cố thủ trong thành: “Bình Định Vương (tức Lê Lợi) chia quân cùng một lúc vây đánh bốn mặt thành Đông Quan, tình hình trong thành lại càng cấp bách, khốn quẫn. Vương Thông sai chia súng thần công ra các mặt thành mà cự với quân Nam. Bình Định Vương thân cầm quân đánh mặt Bắc, quân của Bình Định Vương thay nhau khắp bốn mặt thành vây đánh” [101; 591]. Người kể chuyện hạn tri cũng kể lại một cách chân thật việc các tướng của giặc Minh cử sang Đại việt bị vây chặt ở thành Đông Quan: “những danh tướng bậc thầy của Liễu Thăng như Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Sơn Thọ, mới đây lại đến ngài Vương Thông, hổ tướng Mã Anh, biết bao nhiêu người đều như nằm trong lưới sắt, bó thân như cá nằm trong rọ, triều đình phải cử thêm đại binh cứu viện” [101; 826]. Trước tình thế nguy khốn ấy, người kể chuyện toàn tri còn kể lại sự kiện có thật theo sát sự ghi chép của sử liệu, đó là Vương Thông phải viết sớ tâu về triều Minh xin phát quân cứu viện gấp, vua nhà Minh đã cho 2 đạo quân do Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy đến cứu viện, yểm trợ cho Vương Thông để chống lại quân Nam của Lê Lợi: “viện binh của quân Minh đi theo đường Vân Nam kéo xuống, đạo quân này trợ chiến do tướng già Mộc Thạnh tổng tiết chế” và “một đạo do Liễu Thăng thống lĩnh. Liễu Thăng muốn cho quân của ông xuất sư xuống nước Nam phải hết sức lẫy lừng” [101; 795]. Còn đây là sự ghi chép của sử liệu về sự kiện lịch sử có thật, đó là việc nhà Minh tăng viện cho Vương Thông: “Tháng 1-1427, nhà Minh quyết định điều hai đạo viện binh sang cứu nguy cho Vương Thông. Đạo viện binh thứ nhất do Liễu Thăng làm Tổng binh [...] từ Quảng Tây tiên sang” với sự yểm trợ của Lương Minh và Thôi Tụ; “Đạo viện binh thứ hai Mộc Thạnh làm Tổng binh [...] tiến sang theo đường Vân Nam [...] Trong bộ chỉ huy viện binh, vua Minh còn cử hai thượng thư đi theo làm tư vấn cho Liễu Thăng. Đó là Lý Khánh và Hoàng Phúc [...] Một lúc điều 15 vạn viện binh” [344; 305, 306]. Một nguồn sử liệu khác cũng ghi chép về sự kiện giặc Minh tăng viện các đạo quân cho Vương Thông: “Mùa đông, tháng 10, nhà Minh sai Vương Thông và Mã Anh đem 5 vạn quân và 5000 ngựa chia đường sang cứu viện các thành Đông Đô. Một vạn quân Vân Nam tiến trước, thẳng đến Tam Giang” bị quân ta đón được, đánh phá tan đạo quân viện trợ của giặc ở Xa Lộc [77; 493]. Tranh thủ thời cơ lúc giặc Minh ở nước ta đang suy yếu, đợi viên binh chưa sang, vua Lê Lợi chia ba đạo quân để chặn 3 đạo quân tăng viện của giặc Minh do Liễu Thăng, Mộc Thạnh với sự yểm trợ của 2 cố vấn là Lý Khánh và Hoàng Phúc, 3 đạo quân của ta uy hiếp mặt tây thành Đông Quan, chặn viện binh của giặc Minh từ Vân Nam sang; chặn đường rút quân của địch từ Nghệ An về Đông Quan; ngăn chặn viện binh từ Quảng Tây sang và tiến thẳng ra phía nam, vây thành Đông Quan, vì giặc Minh đã dồn quân, co cụm về thành Đông Quan. Sau khi xin được viện binh, Vương Thông và các cố vấn quân sự đã tổ chức nhiều trận đánh, nhưng đều thất bại cay đắng, sử liệu vẫn còn ghi chép các sự thật lịch sử ấy: “Ngày mồng 6, Vương Thông nước Minh đem các quân mới cũ hơn 10 vạn người, chia làm 3 đạo đánh quân ta. Vương Thông


từ Khâu Ôn đến [...] Phương Chính tiến từ cầu Yên Quyết [...] Sơn Thọ và Mã Kỳ tiến từ cầu Nhân Mục. Quân giặc đóng liền nhau đến vài mươi dặm [...] quân phục của ta 3 mặt đều nổi dậy, xông đánh các xứ Tốt Động, Chúc Động, phá tan quân giặc, chém được thượng thư Trần Hiệp, nội quan Lý Lượng và quân sĩ 5 vạn người, giặc chết đuối rất nhiều, nước sông ở Ninh Kiều không chảy được [...] Bọn Vương Thông, Mã Kỳ chỉ thoát được thân, chạy về thành Đông Quan [...] Bọn Vương Thông nước Minh vì trận thua ở Tốt Động bèn phá chuông Qui Điền và đinh Phổ Minh để làm súng đạn và ống phun lửa [...] Vương Thông tâu xin thêm quân, nhà Minh sai bọn Liễu Thăng đem 7 vạn quân sang [...]giặc lại tiến sát đến đánh Chi Lăng [..]. Quân giặc thua to. Chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên [...] Vương Thông và Sơn Thọ sai thiên hộ họ Hạ mang thư đến giảng hòa xin mở cho đường về. Vua (Lê Lợi) bằng lòng, lại gửi biếu vật [77; 494-511]. Nhưng kế giảng hòa của Vương Thông chỉ nhằm mục đích hoãn binh, nhà Minh vẫn viện binh cho Vương Thông đào đắp hào lũy, cố thủ lâu dài và mở các cuộc tập kích nhỏ để giữ tinh thần quân lính. Vì thế, Lê Lợi đã ra lệnh vây chặt thành Đông Quan với các “đạo quân Lam Sơn áp sát 4 cửa thành Đông Quan”, “vừa đánh vừa đàm”, “vừa vây hãm vừa dụ hàng” và đấu tranh hòa nghị với địch” [344; 302, 303]. Vũ Ngọc Đĩnh để cho người kể chuyện toàn tri và hạn đã kể lại diễn biến của các sự kiện lịch sử có thật đầy sức thuyết phục qua sự kiện Lê Lợi đã chỉ huy tướng sĩ đập tan 2 đạo quân của Mộc Thạnh và Liễu Thăng, buộc Vương Thông phải quy hàng, cầu hòa tại Hội thề Đông Quan và rút quân về nước theo thỏa thuận của Lê Lợi và nước Nam, chấm dứt cuộc chiến chống giặc Minh, lập lại hòa bình. Sau khi giặc Minh bị thua đau ở trận Tốt Động- Chúc Động, trận Chi Lăng- Xương Giang, chúng co cụm, dồn hết quân chủ lực về thành Đông Quan, bị Lê Lợi cho quân vây chặt thành Đông Quan. Nguyễn Trãi 7 lần viết thư cho Vương Thông dụ giặc đầu hàng bằng những lời lẽ ôn tồn, thấu lý đạt tình, thể hiện tư tưởng yêu chuộng hòa bình, giục giặc Minh đầu hàng, rút về nước để được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của nước ta. Cuối cùng, Vương Thông chấp thuận tham dự Hội thề Đông Quan để thỏa thuận việc rút quân về nước. Sử liệu vẫn còn ghi chép lại nội dung của Hội thề Đông Quan như sau: “Trong hội thề, Vương Thông cam kết rút hết quân về nước, không dám ngoan cố chờ đợi viện binh, trên đường rút quân không được cướp bóc nhân dân. Về phía ta, Lê Lợi bảo đảm tha cho quân địch được toàn tính mạng về nước và đối với triều Minh sẽ có biểu cầu phong. Sau hội thề, Lê Lợi ra lệnh giải vây cho các thành [...] tha cho 10 vạn quân địch được an toàn trở về quê hương, Lê Lợi cấp 500 chiếc thuyền, mấy nghìn con ngựa, đầy đủ lương thực và sai sửa cầu cống, đường sá để cho chúng rút về nước” [344; 318]. Từ đó người đọc hình dung rất rõ về lịch sử, có thể nói lịch sử hiện lên cụ thể, chân thật, sống động qua sự miêu tả bám sát sử liệu của nhà văn Vũ Ngọc Đĩnh, đây là sự ghi chép trong tài liệu lịch sử về sự kiện giặc Minh sang đô hộ nước ta: “Vương Thông được phong làm tổng binh (cùng Mã Anh làm tham tướng) sang thay các tham tướng Vinh Xương bá Trần Trí và đô đốc Phương Chính để chỉ huy quân Minh tại Giao Chỉ”, “Quân Minh thua to”, “Vương Thông phải rút


về thành Đông Quan phòng thủ”, “Vương Thông sợ, phái người về nước dâng thư xin vua Minh cử viện binh sang” và “Vương Thông biết viện binh bị diệt đành lại xin hòa, cùng Lê Lợi tham gia Hội thề Đông Quan vào tháng 11, hẹn ngày rút về. Hai bên lập lời thề rằng sau sự kiện này, bên quân Minh do Vương Thông làm chủ tướng lập tức dẫn quân trở về nước, còn nghĩa quân Lam Sơn không được hãm hại quân Minh” [30]. Qua sự kết hợp và di chuyển điểm nhìn, hình tượng người anh hùng Lê Lợi được khắc họa tỉ mỉ, cụ thể qua lời nói, hành động, suy nghĩ, tính cách, đảm bảo tính chân thực lịch sử trong quan điểm, tư tưởng và giúp nhà văn phát huy được đặc trưng hư cấu của văn học theo nguyên tắc thể loại. Qua sự kết hợp điểm nhìn toàn tri và điểm nhìn hạn tri, người đọc nhận ra những phẩm chất cao đẹp của Lê Lợi như “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng của đất nước, gan dạ, dũng cảm, tài trí, giàu ý chí, nghị lực, bản lĩnh, vượt mọi khó khăn gian khổ. Lê Lợi ngày đêm đọc sách, tích lũy kinh nghiệm binh pháp, học kinh thư đồ trận, giỏi văn võ, tập hợp hiền tài, tích lương, rèn quân sĩ, lãnh đạo nhân dân đánh bại quân xâm lược nhà Minh. Sự kết hợp điểm nhìn toàn tri và điểm nhìn hạn tri của các nhân vật qua các cuộc đối thoại trong tác phẩm “Hào kiệt Lam Sơn” đã làm nổi bật chiến lược quân sự của Lê Lợi trong cuộc chiến chống giặc Minh một cách khách quan. Trong “Hào kiệt Lam Sơn”, ta thấy điểm nhìn toàn tri có lúc tách bạch với điểm nhìn của các nhân vật, người trần thuật ở ngôi thứ ba ẩn mình dường như im lặng, đứng ngoài câu chuyện để quan sát các hành động của các nhân vật. Lúc các nhân vật đối thoại, người kể chuyện toàn tri đứng bên ngoài, ghi lại lời đối thoại bên ngoài của Lê Lợi với các bậc anh hùng hào kiệt rất khách quan: “Đại trượng phu sinh ra ở đời để phò nguy cứu khổ, lưu tiếng lại nghìn năm sau” [101; 6]. Qua đó, nhà văn tái hiện lại sự nghiệp cách mạng, chính trị của Lê Lợi, các bậc anh hùng ở thời Lê một cách cụ thể, chân thật, sống động.

Trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, kỹ thuật đa điểm nhìn được thể hiện qua hình thức đan xen, di chuyển điểm nhìn của người kể chuyện biết trước ở ngôi thứ ba sang điểm nhìn có giới hạn của các nhân vật sẽ giúp nhà văn mô tả sát đúng lịch sử, đảm bảo việc bám sát sử liệu, tuân thủ nguyên tắc thể loại, giúp người đọc có cái nhìn đa chiều, mới mẻ về các sự kiện lịch sử và nhân vật có thật quen thuộc được sử liệu ghi chép. Ví dụ trong tác phẩm “Hào kiệt Lam Sơn”, ta bắt gặp các nhân vật luân phiên đối thoại với nhau dày đặc, lúc này chủ thể trần thuật ở ngôi thứ 3 ẩn mình vắng mặt, không tham gia vào nội dung các câu chuyện đối thoại trực tiếp của các nhân vật hoặc xuất hiện với tần số ít ở bên ngoài các câu chuyện của các nhân vật để dẫn dắt, kết nối, xâu chuỗi các câu chuyện, sự kiện liên quan đến các nhân vật trong các lớp cấu trúc, tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật. Ví dụ như đoạn đối thoại giữa tướng Trần Nguyên Hãn- Nguyễn Trãi- Lê Lợi và tướng sĩ ở đầu tác phẩm, điểm nhìn của người kể chuyện toàn tri đảo sang điểm nhìn hạn tri bằng các câu trần thuật như “Nghị luận của Nguyễn Trãi sắc bén, các tướng im thin thít, Vương gật gù ra vẻ tán thành bảo:”, “Tướng Trần Nguyên Hãn góp lời:”, “Nguyễn Trãi hỏi lại:”, “Các tướng lại ồ lên một tiếng, nhiều người rục rịch, Vương vui vẻ:”, “Vương gật đầu, ngài dõng dạc

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí