Quan Niệm Coi Trọng Yếu Tố “Lịch Sử” Hơn “Hư Cấu”


lý các nhân vật” để lịch sử trở nên sinh động hơn. Nhưng, việc “chủ quan hóa triệt để” lịch sử thì chúng tôi cho rằng cần phải bàn luận thêm. Bởi vì, tác giả Nguyễn Văn Dân nhấn mạnh rằng “lịch sử chính trị” đóng vai trò “chi phối mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn học”, không thể nào khắc phục được một cách triệt để mâu thuẫn giữa “tính khách quan của lịch sử với tính chủ quan của người viết sử”, “tính chủ quan của người viết sử không thể biến thành một sự áp đặt tùy tiện”. Đặc biệt là nhà văn khi viết TTLS không thể “chủ quan hóa triệt để” theo hướng xuyên tạc và bóp méo “lịch sử chính trị” của đất nước để kẻ thù lợi dụng, mà chỉ có thể “hư cấu” lịch sử ở một “giới hạn nhất định” theo nguyên tắc thể loại, để mang cảm xúc thẩm mỹ đến cho người đọc, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, làm đất nước ngày càng phát triển tốt đẹp, vững mạnh hơn. Đồng quan điểm với các tác giả trong luồng ý kiến này, Nam Dao cho rằng “ngoài dòng chính sử, còn có phần lịch sử hình thành qua trí tưởng tượng” và “biến cố lịch sử trở thành đối tượng đem soi dưới lăng kính chủ quan, nhào nặn lại qua ngòi bút người viết” [64]. Trong “Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử”, Nam Dao đã nói rõ hơn về việc coi trọng đặc trưng hư cấu của tiểu thuyết lịch sử: “Trong tiểu thuyết lịch sử, quá khứ là lịch sử nhìn bởi nhà văn, nhà văn như chủ thể. Đó là quá khứ tái chiếm hữu và tái tạo từ vị thế hiện tại của chủ thể với ý thức giới hạn của sự truy tìm chân lí khách quan” và ông khẳng định: “Tiểu thuyết lịch sử là sự dấn thân của nhà văn nhằm phục sinh một thời đại cần tháo gỡ hầu thoát khỏi những dự phóng về một tương lai có thể được” [65]. Quan niệm này đề cao tính hư cấu nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. Điều này càng được thể hiện rõ hơn trong nhận định của Nam Dao khi viết tác phẩm ió lửa: “cái khung lịch sử đó được sử dụng như phương tiện cấu tạo tiểu thuyết và sau đó thì tiểu thuyết là phương tiện để tác giả thể hiện những tư duy, biện minh và dự phóng cho chủ đề lịch sử” [65]. Cùng trong hệ thống quan điểm đề cao đặc trưng “hư cấu” của thể loại, Nguyễn Mộng Giác nói: “Khi viết Sông Côn mùa lũ, tôi chú trọng phần tiểu thuyết hơn phần lịch sử. Nhưng trong phần lịch sử, tôi không dám mạnh tay gạt phăng những gì còn ghi lại trong tài liệu lịch sử” [65]. Nhất trí với quan điểm này, tác giả Hải Thanh cho rằng “tiểu thuyết lịch sử là sự sáng tạo, hư cấu trên cái nền đã ổn định của sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. Nhà tiểu thuyết lịch sử có thể tha hồ bay lượn trong không gian tưởng tượng sáng tạo”, nhưng phải “làm sáng tỏ hơn lịch sử” [310]. Ta thấy Hải Thanh cũng chú trọng đặc trưng “hư cấu” nhiều hơn yếu tố “lịch sử”, nhưng “hư cấu” phải làm cho “lịch sử” trở nên “sáng tỏ hơn”, cụ thể, chân thực, xác tín hơn.

1.2.3. Quan niệm coi trọng yếu tố “lịch sử” hơn “hư cấu”

Bên cạnh hai luồng ý kiến nói trên, chúng tôi thấy còn có luồng ý kiến thứ ba thiên về yếu tố “lịch sử”, cho rằng nhà văn phải coi trọng “tính chân thật của lịch sử”, trung thành với “sự thật lịch sử” hơn là “hư cấu” sáng tạo. Tiêu biểu cho quan niệm này, chúng tôi thấy có một số ý kiến như Nguyễn Trường Thanh khẳng định: “vấn đề cốt tử vẫn phải đảm bảo tính chân xác, trung thực, khách quan của nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, làm sáng lên tinh thần tự tôn dân tộc, nhân lên sức mạnh tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước” [143 ; 179]. Bên cạnh đó, Tạ Ngọc Liễn trong bài “Mối quan hệ giữa sử và văn”,


cho rằng: “ngòi bút hư cấu của nhà văn không thể tùy tiện, phải có mức độ, đặc biệt khi viết về những sự kiện lịch sử quan trọng, những nhân vật có tầm vóc lớn, thân thế và sự nghiệp của họ đã gắn liền với vận mệnh đất nước, số phận nhân dân” [214; 468]. Cùng trong quan điểm trên, ta phải kể đến A.Tônxtôi nói rằng tác phẩm của ông viết về nước Nga là: Bộ tiểu thuyết của ông “chính xác như một tác phẩm nghiên cứu lịch sử, đó chính là sức mạnh của nó” [214; 19]. Lời khẳng định của A.Tônxtôi cho thấy ông đề cao, coi trọng tính “chính xác” của lịch sử hơn tính hư cấu của tiểu thuyết nói chung. Các sự kiện, hiện tượng và con người chủ yếu của TTLS phải là người thật việc thật được chép trong sử liệu. Đây là đặc trưng quan trọng đầu tiên của thể loại TTLS để phân biệt với thể loại tiểu thuyết nói chung.

Ngoài ra ba luồng ý kiến nói trên, các nhà khoa học còn đề cập đến nội dung “thế sự”, các “mã lịch sử”, “mã văn hóa”, “mã ngôn ngữ” trong TTLS, đặc sắc nghệ thuật và nhiều vấn đề lý luận về thể loại TTLS như Đan Thành cũng nêu lên suy nghĩ của mình về con người thế sự trong TTLS, ông nói “các nhân vật lịch sử không phải là thần thánh. Họ cũng là người thường, nhiều ham muốn, thậm chí tầm thường” [318]. Chủ nghĩa tân lịch sử với tác giả tiêu biểu là Hayden White, cho rằng “tất cả những cái gì của lịch sử có thể còn lại trước mắt chúng ta đều không phải là bản thân lịch sử, mà chỉ là những biểu hiện của nó” và “lịch sử còn lại chỉ là những văn bản trần thuật”, nên “không tránh khỏi thành phần tưởng tượng và hư cấu” [204]. Khi nghiên cứu về quan điểm của ông này, Phương Lựu đã chỉ ra cơ sở của chủ nghĩa tân lịch sử là đặt trên “quan hệ chủ thể - lịch sử”, nên không thể tránh khỏi “thiên hướng cá nhân” mang tính chủ quan và hư cấu. Do đó chúng ta “không thể nào đi đến được một chân lý tuyệt đối khách quan vốn có trong lịch sử” [204]. M. Foucault xem xét mối quan hệ “chủ thể với lịch sử”, cho rằng mọi sự lí giải về TTLS gắn với các nhân vật có thật chỉ có thể giữ “nguyên ý” cốt lõi của lịch sử, đó là cuộc đối thoại lớn với lịch sử và thời đại. Tóm lại, hầu hết các ý kiến nói trên đều gợi mở các vấn đề lý luận về lý thuyết thể loại TTLS, và sự phân luồng các quan điểm nói trên chỉ mang tính tương đối.

Đến thời gian gần đây nhất, các bài viết của các nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyễn Văn Dân, Đỗ Hải Ninh, Nguyễn Quang Thiều, Hà Phạm Phú,... đã đề cập trực tiếp đến TTLS của giai đoạn đương đại. Song đó chỉ là những bài báo đề cập đến một vấn đề riêng biệt của TTLS như vấn đề quan niệm về con người, hay vấn đề ngôn ngữ, vấn đề tiếp cận và đổi mới tư duy nghệ thuật, vấn đề chân lí và nhân cách lịch sử...Riêng nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân có phác thảo một bức tranh phát triển của TTLS Việt Nam đương đại, với ba xu hướng và tác giả đại diện tiêu biểu. Nhưng, trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài báo, đó cũng mới chỉ là những đề xuất đại cương, chưa đi sâu phân tích được thấu triệt các khía cạnh nghệ thuật của từng xu hướng. Để làm được điều này, cần có một công trình chuyên luận có khả năng triển khai phân tích các lớp cấu trúc của mỗi xu hướng TTLS Việt Nam đương đại, phát triển được những ý tưởng đề xuất của Nguyễn Văn Dân, cũng như bổ sung cho công trình luận án của các tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nguyễn Văn Hùng, Ngô Thanh Hải. Vì thế, việc chọn đề tài này là một việc làm hợp lý, cần thiết,


có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đề tài “Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại- nhìn từ góc độ thể loại” sẽ bao quát các vấn đề lý thuyết thể loại qua sự phát triển ba xu hướng và đi vào phân tích các lớp cấu trúc thể loại, chỉ ra đặc điểm, sự đổi mới của mỗi xu hướng. Với đề tài đã chọn, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu những khoảng trống lý thuyết thể loại qua việc tìm hiểu ba xu hướng phát triển của TTLS Việt Nam đương đại: TTLS sử bám sát sử liệu, TTLS dụ ngôn hóa sử liệu, TTLS đối thoại với sử liệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

1.3. Quan niệm của luận án về tiểu thuyết lịch sử và các xu hướng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.

1.3.1. Quan niệm của luận án về tiểu thuyết lịch sử và cơ sở lý thuyết để nghiên cứu đề tài

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 4

Luận án quan niệm về thể loại: TTLS gồm các tác phẩm tự sự cỡ lớn mà viết về đề tài lịch sử, phục hiện lại đời sống quá khứ, không khí thời đại, làm sống lại lịch sử dựng và giữ nước của các thế hệ đi trước, liên quan đến các cuộc chiến tranh, sự thay đổi chế độ qua các triều đại với các sự kiện, biến cố, nhân vật có thật trong những khoảng không- thời gian cụ thể được trần thuật theo nguyên tắc vừa tôn trọng lịch sử, vừa hư cấu sáng tạo ở giới hạn phù hợp để tường thuật lịch sử, dụ ngôn hóa sử liệu, đối thoại, phản biện hay dự phóng, làm mới lịch sử theo quan điểm thẩm mĩ riêng của mỗi nhà văn nhằm đạt đến độ chân thật lịch sử, độ chân thực đời sống theo logic lịch sử, đảm bảo không xuyên tạc bản chất lịch sử. Việc xử lý yếu tố lịch sử và hư cấu trong các lớp cấu trúc nội dung và hình thức thể loại tùy thuộc vào quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn trong từng xu hướng, có những người đề cao yếu tố lịch sử hơn hư cấu nhằm tường thuật, mô tả, minh họa lịch sử theo tinh thần bám sát sử liệu để phổ biến kiến thức lịch sử, lại có những người khác kết hợp hài hòa yếu tố lịch sử và hư cấu nhằm dụ ngôn hóa sử liệu để gửi gắm các bài học giáo huấn hay một số người lại đề cao yếu tố hư cấu hơn yếu tố lịch sử, muốn đảo lại lịch sử, đối thoại, phản biện lịch sử một cách khách quan, công tâm trên tinh thần nhân văn, hiểu đúng bản chất và quy luật lịch sử để gửi gắm quan điểm thẩm mĩ mang tính cá nhân. Chính những điều này chi phối việc tổ chức các lớp cấu trúc nội dung và hình thức nghệ thuật, chọn lựa thời điểm lịch sử, những sự việc và con người có thật, miêu tả bối cảnh văn hóa với các yếu tố lịch sử đặc trưng, chi phối việc tổ chức điểm nhìn, cốt truyện, thời gian, không gian, người kể chuyện, ngôn ngữ, nhân vật, giọng điệu... ở mỗi xu hướng vừa có sự giống nhau lại vừa có sự khác nhau.

Về cơ sở lý thuyết để nghiên cứu đề tài, chúng tôi chắt lọc, vận dụng tổng hợp, các thành tựu lý thuyết của chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hình thức, mỹ học tiếp nhận, tự sự học, lý thuyết cổ mẫu. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã bàn rất nhiều về mối quan hệ giữa nhà văn- tác phẩm- bạn đọc, mối quan hệ giữa các yếu tố nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Thật vậy, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hình thức đã đưa ra hệ thống quan điểm nói về vai trò, chức năng, cấu trúc nhân vật trong việc khái quát hiện thực, tác động thẩm mỹ, thúc đẩy tiến bộ xã hội và mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, thống nhất giữa hình thức và nội dung tác phẩm.


Thứ nhất, chủ nghĩa cấu trúc ở Tây Âu đã tập trung vào thể loại tự sự (mà tiểu thuyết lịch sử là thể loại tự sự), nghiên cứu “những tầng cấu trúc và phương thức trần thuật, […], giữa cốt truyện với sự thật lịch sử” [199; 492], quan tâm đến mô thức tự sự với việc “lấy nhân vật làm trung tâm” và “lấy tình tiết làm trung tâm”, miêu tả “tâm lý” cùng những cảm xúc thể nghiệm của nhân vật, miêu tả “hành động” để khắc họa “tính cách” của nhân vật, hành động có ý nghĩa thúc đẩy các tình tiết của cốt truyện phát triển. Các nhà cấu trúc chủ nghĩa đã chỉ ra chức năng của một đơn vị tự sự cơ bản phải qua 3 bước: hình thành “tình huống” để tạo ra tính khả năng hoặc tính tất yếu của hành động, nhân vật thực hiện “một loạt hành động” sau tình huống, “kết quả” của hành động là thành công hoặc thất bại [199; 491- 497]. Chủ nghĩa cấu trúc khẳng định: “nội dung cũng bền vững và có ý nghĩa như hình thức. Nội dung dựa trên hình thức và hình thức là hình thức của một nội dung cụ thể” [100; 14-19].

Thứ hai, chủ nghĩa hình thức chú ý đến “kết cấu hình thức, vừa coi trọng mối quan hệ giữa văn học với hiện thực xã hội”. Đặc biệt là Clive Bell nhấn mạnh: “Nghệ thuật là hình thức có ý nghĩa” để nói về mối quan hệ thống nhất “gắn chặt giữa hình thức với nội dung”. Nội dung là tình cảm thẩm mỹ của chủ thể với hình thức độc đáo được khơi gợi từ khách thể, “chất liệu hiện thực, chất liệu tư tưởng, tâm lý, triết lý” làm nên “tính văn học”- đối tượng nghiên cứu đích thực của văn học. C. Bell cho rằng: “tất cả các đối tượng có thể khơi gợi nên tình cảm thẩm mỹ của chúng ta” chính là bản chất của nghệ thuật và đó là “những hình thức có ý nghĩa”- tính chất cơ bản chung cho mọi tác phẩm nghệ thuật. Nội dung (ý nghĩa) bắt nguồn từ tình cảm thẩm mỹ của nghệ sĩ, thể hiện ở “những tình cảm thẩm mỹ độc đáo của nghệ sĩ tiềm ẩn bên trong những hình thức ấy […], chính những hình thức của nghệ sĩ đã biểu hiện những tình cảm độc đáo, cho nên hình thức mới có ý nghĩa”. Như vậy, ta có thể hiểu luận điểm của Bell khẳng định “nghệ thuật là hình thức chứa đựng tình cảm thẩm mỹ của nghệ sĩ đối với cái thực tại tự nó […] Cái làm cho tác phẩm thành văn học, đó chính là hình thức. Hình thức của tác phẩm văn học không phải chỉ là phương tiện mà còn là mục đích […] Hình thức là trung tâm của văn học” [199; 492, 205- 210]. C. Bell cho rằng: “Hình thức của văn học không chỉ là hình tượng […], mà còn là ở những thủ pháp nghệ thuật cùng sự sắp xếp nó, làm sao đem lại cho người đọc những cảm xúc nhân sinh mới lạ” [199; 492, 212, 213]. V. Skhlovsky đã đưa ra khái niệm về “thủ pháp nghệ thuật lạ hóa” gợi những cảm xúc thẩm mỹ đối với cuộc sống, làm cho con người cảm nhận được sự vật. Chủ nghĩa hình thức xem văn học là một cấu trúc nghệ thuật dùng chất liệu hiện thực, chất liệu ngôn từ trong một hệ thống những thao tác, thủ pháp nghệ thuật để nhào nặn nên các hình tượng nghệ thuật, hình tượng nhân vật nhằm khơi gợi hứng thú, sức lôi cuốn, thuyết phục người đọc.

Trần Đình Sử cho rằng nghiên cứu TTLS phải vận dụng lý thuyết của Roman Ingarden và phải bám sát văn bản tác phẩm. Roman Ingarden là tác giả tiêu biểu của trường phái Mỹ học tiếp nhận, ông cho rằng “kết cấu của tác phẩm văn học vốn hàm chứa những điểm chưa xác định chờ người đọc bổ sung xác định theo ý hướng của mình [...], nhiều nhà phê bình có uy tín vẫn có những khám phá khác nhau đối với cùng một tác phẩm […], có thể


tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật của văn học với những phương thức đa dạng” [199; 381]. Điều này có nghĩa là các tác phẩm văn học nói chung và TTLS nói riêng phải được người đọc cảm thụ, thưởng thức, “cụ thể hóa” một cách năng động, sáng tạo. Người đọc bám sát các tác phẩm TTLS để “hoàn hình” cho mỗi lần đọc kiến tạo nên cấu trúc mới, tích lũy thêm những kinh nghiệm thẩm mỹ mới, đồng sáng tạo với nhà văn, phát hiện ra một hiện thực mới trong tác phẩm, biến tác phẩm thành đối tượng thẩm mỹ. Mỹ học tiếp nhận coi trọng việc “lấy văn bản làm trung tâm”, quan tâm đến vấn đề “người đọc đã tiếp nhận văn bản nghệ thuật ra sao”, dần coi hoạt động tiếp nhận của người đọc là vấn đề then chốt, chú ý đến “lối nghiên cứu bên trong” để phân tích “lịch sử hiệu quả” gắn với việc văn học phản ánh hiện thực và tác động đến xã hội ra sao. H.R. Jauss khẳng định: “Tác phẩm văn học […] phải được người đọc tiếp nhận, thì mới trở nên hoàn chỉnh […] Những kinh nghiệm mà người ta tiếp nhận được trong khi đọc, gia nhập vào tầm đón trong đời sống thực tiễn, thay đổi sự lý giải thế giới và tác động trở lại hành vi xã hội của họ” [199; 544, 546]. Trong khi đó, Mác nói: “thẩm mỹ là phương thức hành vi trừ bỏ được sự tha hóa của con người”; còn H.R Jauss cho rằng: “Cảm xúc thẩm mỹ… phải đảm nhiệm trọng trách đề kháng lại tồn tại xã hội ngày càng tha hóa” [199; 549, 550]. Cảm xúc thẩm mỹ thường nảy sinh trong quá trình người đọc tiếp nhận cái đẹp thông qua việc nắm bắt các hình tượng và ý nghĩa của chúng trong các tác phẩm TTLS, giúp cảm hóa, thanh lọc, bồi dưỡng, nâng cao tâm hồn con người, hướng đến các giá trị Chân- Thiện- Mỹ. Khi đọc TTLS, người đọc lấp đầy những “điểm trắng”, “tính phủ định” để có thể tạo ra cuộc đối thoại với lịch sử, tác phẩm, nhà văn, với thời đại hôm nay và mai sau. Wolfgang Iser cho rằng “quá trình đọc làm nảy sinh quan hệ sinh động giữa văn bản và người đọc […] Văn bản là một kết cấu vẫy gọi […] chứa đựng những điểm trắng […] để vẫy gọi bạn đọc” [199; 552-554]. Iser còn đề cập đến “tính phủ định”- chiều sâu của “kết cấu vẫy gọi”, thể hiện “những cách nhìn ít nhiều có tác dụng phản biện với những quan niệm vốn có của người đọc về các mặt chính trị, triết lý, đạo đức, thẩm mỹ… Văn bản tốt là vừa gợi lên những sự chờ đợi quen thuộc, vừa phủ định” [199; 555]. Như vậy, các nhà TTLS căn cứ vào nguồn sử liệu khách quan và hư cấu, không chỉ viết ra những điều khẳng định phù hợp với tầm đón quen thuộc của người đọc, mà viết cả những điều mang “tính phủ định”. Sự tương tác giữa người đọc và các tác phẩm TTLS sẽ làm sản sinh thêm ý nghĩa mới của tác phẩm so với nghĩa ban đầu mà nhà văn dự kiến.

Nhìn chung, chúng tôi vận dụng chắt lọc thành tựu của hệ thống lý thuyết nói trên để khảo sát, phân tích, cắt nghĩa các tác phẩm từ góc nhìn thể loại trên hai mặt nội dung và hình thức nghệ thuật để đánh giá thành công của các nhà văn, góp phần khái quát bản chất đặc trưng của thể loại, chỉ ra sự kế thừa các yếu tố loại hình truyền thống và những yếu tố đổi mới trong các lớp cấu trúc thể loại qua mỗi xu hướng và chỉ ra các xu hướng phát triển của TTLS Việt Nam đương đại từ 1986 đến nay. Đây là hướng đi chuẩn xác của những người nghiên cứu Lý luận văn học, vì khi “phê bình về thể loại: phê bình tác phẩm, phê bình tác giả […] vận dụng các phạm trù thẩm mỹ vào tìm hiểu, đánh giá các hiện tượng nghệ thuật” [182; 166, 174]. Tác giả Atoine Compagnon khẳng định: “lí thuyết về thể loại


là một nhánh rất phát triển của nghiên cứu văn chương, vả chăng lại là một trong những nhánh đáng tin cậy nhất. Thể loại xuất hiện như là nguyên tắc khái quát hóa hiển nhiên nhất, giữa các tác phẩm cá nhân và các điều phổ quát của văn chương” [3; 227].

1.3.2. Quan niệm về các xu hướng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại

Đặc biệt là ở buổi đầu văn hoá nhân loại với tình trạng văn - triết - sử bất phân, ta thấy những cuốn tiểu thuyết đầu tiên của một nền văn học dân tộc thường là những cuốn tiểu thuyết mang tính lịch sử, phản ánh chủ đề lịch sử. Vì thế, TTLS xứng đáng trở thành một lực lượng nòng cốt của bất cứ một nền văn học dân tộc nào, trong đó có văn học Việt Nam. Về sau, mặc dù quá trình chuyên môn hoá đã phân tách văn với sử, nhưng chủ đề lịch sử vẫn không bao giờ mất đi ý nghĩa giáo dục và xã hội trong văn học. Từ sau ngày Đổi Mới (từ 1986 đến nay), chúng ta đã thấy xuất hiện rất nhiều tác phẩm thuộc thể loại TTLS được công chúng đón nhận trong niềm cảm phục, tự hào, các tác phẩm ấy gây được tiếng vang trên văn đàn và trong đời sống văn học của công chúng, kể cả các cuốn tiểu thuyết nước ngoài viết về đề tài lịch sử Việt Nam dịch sang tiếng Việt. TTLS giáo dục tư tưởng cho quần chúng, đem kiến thức lịch sử đến với người đọc bằng con đường tình cảm, bồi đắp những tình cảm thẩm mỹ, làm phong phú thêm tâm hồn con người, bồi đắp lòng yêu nước, truyền thống nhân đạo, niềm tự hào dân tộc và những giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Chúng tôi quan niệm giai đoạn đương đại tính từ năm 1986 đến nay, đây là thời kỳ Đổi Mới, đất nước hòa bình, với việc “tự do sáng tác” được mở rộng, đề tài lịch sử được quan tâm. Đặc biệt là Đảng định hướng đường lối phát triển văn hóa, văn học nghệ thuật trong NQ/TW, ngày 28-11-1987 của Bộ Chính trị với việc “tự do sáng tác”, dân chủ hóa đời sống văn học, tạo động lực thúc đẩy các nhà văn đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới phương pháp sáng tác, mở rộng các xu hướng khám phá hiện thực, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm nghệ thuật của khu vực và thế giới trong quá trình giao lưu, hội nhập. Vì vậy, nhà văn được tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục sứ mệnh là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng như Hồ Chí Minh nói “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là

chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Nếu đối sánh TTLS Việt Nam đương đại với TTLS của các giai đoạn trước đó, chúng tôi thấy có sự dịch chuyển khác biệt trong cấu trúc thể loại, cụ thể là: trong giai đoạn mở đầu đầu mới hình thành, phần lớn TTLS Việt Nam viết theo kết cấu chương hồi, viết bằng chữ Hán, ảnh hưởng của TTLS chương hồi Trung Quốc, ví như các tác phẩm Hoan Châu ký, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Việt Lam xuân thu, Hoàng Việt long hưng chí, Trùng Quang tâm sử. TTLS Việt Nam có nguồn gốc khác với Trung Quốc: ở chỗ Việt Nam không có thoại bản, mà nó ra đời dựa trên các thần tích, thần phả được lưu lại trong truyền thuyết dân gian. Hình tượng nhân vật anh hùng dân tộc được truyền thuyết hóa, thần thánh hóa vẻ đẹp trí tuệ, thông minh, siêu phàm. Chính lối viết sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn, thuyết phục, gây ấn tượng mạnh bởi các thần phả, thần tích lưu truyền trong dân gian. TTLS Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của các công trình biên niên sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục, Trung hưng thực lục, Đại Nam thực lục. Nhìn chung, các tác phẩm văn học nói trên mang đặc trưng của thể loại tiểu thuyết lịch sử


ở giai đoạn đầu mới hình thành và viết theo kết cấu chương hồi. Qua các tác phẩm kể trên, ta thấy mỗi câu chuyện được chia ra làm nhiều mảnh ghép với nhiều “hồi” hoặc “tiết đoạn” có quan hệ vừa “đóng” vừa “mở”, vừa “liên tục”, lại vừa “gián cách” ghép dán lại mà thành cốt truyện. Mỗi “hồi” hoặc “tiết đoạn” có độ dài gần bằng nhau, kể lại một câu chuyện nhỏ khá trọn vẹn. Mở đầu hoặc kết thúc các “hồi” hoặc “tiết đoạn” hay một bài từ hoặc một bài thơ thất ngôn Đường luật, trong “hồi” là 2 câu đối ngẫu như “muốn biết thế nào, xem hồi sau sẽ rõ” nhằm dự báo nội dung của “hồi” tiếp theo và kích thích trí tò mò của người đọc. Nhìn chung vào thời kỳ, nước ta vẫn còn tình trạng “văn- sử- triết” bất phân, việc phân chia thể loại cũng chưa định hình rõ ràng, chưa rạch ròi. TTLS Việt Nam giai đoạn này ít chú trọng tới việc miêu tả tâm lý và đối thoại giữa các nhân vật, còn nghiêng nhiều về tính chất dã sử, nghệ thuật khắc họa nhân vật còn mờ nhạt, khô khan, chưa sắc nét do không phát huy tính hư cấu. Các nhà văn vẫn dùng lối kết cấu của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc, dung hòa với lối viết gia phả, thần phả, thần tích, có sử dụng yếu tố “hư cấu” và “lịch sử”, kết cấu thời gian tuyến tính với các biến cố lịch sử được trình bày theo các niên đại của triều vua, không chú ý các lớp thời gian đa chiều, ít đảo ngược, ít xáo trộn các chiều thời gian hiện tại- quá khứ- tương lai.

Sang giai đoạn hiện đại từ đầu thế kỷ 20 đến những năm 1985, TTLS giai đoạn này vẫn kế thừa các lớp kết cấu thể loại của giai đoạn trước, còn ảnh hưởng thể loại tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc, song cũng ảnh hưởng tích cực bởi văn học phương Tây, nhất là văn học Pháp. Ví dụ như các tác phẩm Hoàng Việt hưng long chí (1904, in 1993) của Ngô Giáp Đậu; Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản; Hưng Đạo Đại vương (1912) của Phan Kế Bính ; Hoàng Lê nhất thống chí (1912) của nhóm tác giả Ngô gia văn phái; Trùng Quang tâm sử (1913- 1917) của Phan Bội Châu; Nam cực tinh huy (1924) của Hồ Biểu Chánh; 4 tác phẩm gồm ia Long tẩu quốc (1926), iọt máu chung tình (1925- 1926) và ia Long phục quốc (1926), Hoàng tử Cảnh như Tây (1931, đậm chất thế sự) của Tân Dân Tử; năm tác phẩm gồm Việt Nam anh kiệt - Vì nghĩa liều mình (1926), Việt Nam Lý trung hưng (1929), Lê triều Lý thị (1926), Tiền Lê vận mạt (1925), Trần Hưng Đạo (1933) của Phạm Minh Kiên; Tam Yên di hận (xuất bản ở Bến Tre năm 1927) của Nguyễn Văn Vinh; Việt Nam Lê Thái Tổ (1929) của Nguyễn Chánh Sắt; 10 tác phẩm gồm Tiếng sấm đêm đông (1928), Đinh Tiên Hoàng (1929), Vua Bố Cái (1929), Lê Đại Hành (1929), Hai bà đánh giặc (1929), Vua Bà Triệu Ẩu (1929), Mai Hắc Đế (1930), Lý Nam Đế (1930), Trần Nguyên chiến kỉ (1935-1936), Việt Thanh chiến sử (1936) của Nguyễn Tử Siêu; 3 tác phẩm: Lịch sử Đề Thám (1935), Vua Hàm Nghi và việc kinh thành thất thủ (1935) và ia đình Tổng trấn tả quân Lê Văn Duyệt (1937) của Ngô Tất Tố; Phan Trần Chúc có 7 tác phẩm như Vua Hàm Nghi (1935), Vua Quang Trung (1940), Hồi chuông Thiên Mụ (1940), Cần Vương (1941), iọt máu sau cùng (1943), Thưởng trì cung (1943), Từ nhà Chùa đến nhà Chúa (1942); Lê Thái Tổ (1941) của Chu Thiên; Lan Khai có các tác phẩm như Chiếc ngai vàng (1937), Cái hột mận (1938), Ai lên phố Cát (1937), Trong cơn binh lửa (1942), Treo bức chiến bào (1949); Sương khói Dâm Đàm của Hoàng Giá; Nguyễn Triệu Luật có 3 tác phẩm như Hòm đựng người (1936), Bà chúa Chè (1938), Loạn kiêu binh (1939), Chúa Trịnh Khải


(1940); Nguyễn Huy Tưởng có 3 tác phẩm là Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1944), Lá cờ thêu sáu chữ vàng (1960); Thanh gươm Bắc Việt (1950) của Toan Ánh; Bóng người Lam Sơn (1952, viết về đức Lê Thái Tổ) của Huyền Quang; Quận He khởi nghĩa (1963) của Hà Ân; Thái Vũ có 4 tác phẩm như Cờ nghĩa Ba Đình (1963, 2 tập), Trần Hưng Đạo- Thế trận những dòng sông, Những ngày Cần Vương, Biến động(1984); Hùng khí Thăng Long (1960) và Bóng nước Hồ ươm (1970, 2 tập) của Chu Thiên; Tổ quốc kêu gọi (1973) và Người Thăng Long (tập 1 in năm 1981 và tập 2 in chung với tập 1 vào năm 2002, lấy tên là Khúc khải hoàn dang dở) của Hà Ân; Núi rừng Yên Thế (viết xong 1978, in tập 1 vào 1981, 2 tập) của Nguyên Hồng; Kỳ tích Chi Lăng (1981) của Nguyễn Trường Thanh; Đô đốc Bùi Thị Xuân (1982) của Quỳnh Cư; Sao Khuê lấp lánh (1984) của Nguyễn Đức Hiền... Nhìn chung, các nhà văn bước đầu khám phá nhân vật từ góc nhìn đời tư, thế sự, nhưng chưa sâu, càng về các giai đoạn sau thì nội dung thế sự dần được quan tâm nhiều hơn. TTLS có nhiều cách tân đáng kể về mặt tư duy nghệ thuật, cách kể chuyện, dùng các kỹ thuật tự sự hiện đại hơn và các biện pháp nghệ thuật gây hứng thú với người đọc, có sự kết hợp các yếu tố “lịch sử” và “hư cấu”, dùng lối văn biền ngẫu và các điển tích, điển cố, dần quan tâm đến việc phân tích tâm trạng nhân vật, chưa địnhg hình thành các xu hướng rõ rệt như giai đoạn đương đại.

TTLS Việt Nam đương đại từ giai đoạn Đổi mới (1986) đến nay phát triển nở rộ, vượt bậc, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Nhiều tác phẩm lớn ra đời, tạo nên bức tranh phong phú, đa dạng của tiểu thuyết nói chung, đáp ứng yêu cầu giáo dục truyền thống yêu nước, nhân đạo, giáo dục đạo đức, lối sống. Đúng như nhà văn Nguyễn Trường Thanh cho rằng: “chúng ta đã chạm đến được một đề tài rất hay - điểm tựa của lòng tự tôn dân tộc. Công cuộc đổi mới cho ta nhiều thành tựu, nhưng cũng đặt ra những thách thức về sự suy thoái đạo đức, lối sống. Lâu nay, ta cũng để dòng văn học giải trí chiếm lĩnh quá nhiều. Tôi nghĩ thanh, thiếu niên thời nào cũng tốt, vấn đề là ta phải làm sao giúp họ tiếp cận với những tấm gương liệt oanh, là người thật, việc thật” [312]. Nhà văn phải lao động nghệ thuật nghiêm túc, dày công nghiên cứu để có kiến thức sâu rộng về lịch sử mà miêu tả hình tượng nhân vật trong trang phục, lời nói, hành động, suy nghĩ… cho phù hợp, đảm bảo “tính khách quan của lịch sử”. Qua các nhân vật, nhà văn phát hiện, khẳng định, ca ngợi lí tưởng tốt đẹp, các giá trị nhân văn, lòng yêu nước, tư tưởng nhân đạo và phủ định những cái xấu, cái ác, các hiện tượng tiêu cực; bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ, xót thương, cảm thông với những nỗi khổ của con người và tỏ thái độ yêu mến, trân trọng, nâng niu, xúc động, tự hào, đề cao, ngợi ca những nhân vật lịch sử chính diện là các bậc vua hiền hết lòng chăm lo dân nước, các anh hùng cách mạng kết tinh vẻ đẹp toàn diện của dân tộc, thời đại và phê phán, lên án, tố cáo các nhân vật lịch sử phản diện- thế lực đen tối biểu tượng cho cái xấu, cái ác, các dục vọng sai trái, tội lỗi trong con người cần loại bỏ. Qua các hình tượng, TTLS thực hiện chức năng giáo huấn, đưa ra nhiều cách luận giải về các vấn đề lịch sử, luận giải về những khả năng có thể xảy ra của lịch sử, luận giải về cuộc đời, số phận con người, những góc khuất lịch sử,... tạo sức hấp dẫn, gây hứng thú đặc biệt, lan truyền cảm xúc thẩm mỹ sang người đọc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023