Cấu Trúc Các Lớp Không Gian Tạo Khung Cốt Truyện


phán:” [101; 27-31]. Khi đan cài, luân phiên điểm nhìn, trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài để các nhân vật đối thoại qua tương tác lời nói bên ngoài, người đọc phân biệt rõ các điểm nhìn và ngôi kể của các nhân vật, cảm nhận rõ các trạng thái tâm lý, sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá về các sự kiện có thật đang được người trong cuộc kể lại một cách khách quan, đáng tin cậy. Ví dụ như điểm nhìn của nhân vật Trần Nguyên Hãn xưng “tôi” trong cuộc đối thoại nói trên để tham vấn kế sách bày trận chống giặc Minh: “kỵ binh thì có thể dùng được ở khắp nơi, còn kết trận thì tôi nghĩ là ta huy động địa thế vùng cuối mặt trận của địch mà hành động, làm thành trận địa của ta” và “Chỉ có vùng Lam Giang, sông nước quanh co, dựa vào thế núi cao, rừng rậm, chính là nơi dàn trận tốt lắm. Nếu chọn, ta phải chọn nơi ấy mà giao tranh với địch” [101; 29]. Nhìn chung, các nhà văn kết hợp linh hoạt, luân phiên giữa điểm nhìn toàn tri ở ngôi thứ ba ẩn mình sang điểm nhìn của các nhân vật xưng tôi rất linh hoạt để phục dựng lại lịch sử một cách cụ thể, chân thực, sống động.

Tóm lại, cả ba xu hướng đều dùng k thuật đa điểm nhìn liên tục di chuyển từ điểm nhìn toàn tri sang điểm nhìn hạn tri, di chuyển từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất,.... Việc tạo nhiều điểm nhìn để người kể chuyện biết trước và các nhân vật đan xen nhau kể, thể hiện rõ sự cách tân thể loạicủa các nhà văn. Với kỹ thuật đa điểm nhìn trong cách tổ chức nghệ thuật tự sự như vậy, nhà văn sẽ khái quát sâu rộng được hiện thực lịch sử gắn với nhân vật, sự kiện có thật ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau qua nhiều điểm nhìn từ phía người dẫn truyện hoặc người kể chuyện là các nhân vật. Nghệ thuật kể chuyện đa điểm nhìn như vậy sẽ làm tăng tính bất ngờ, khách quan, chân thực, tăng độ tin cậy của các câu chuyện được kể, tạo sức cuốn hút, sự thú vị, hấp dẫn, thuyết phục người đọc.

2.3.3. Kết cấu cốt truyện ghép mảnh

Trước hết, chúng tôi nói về khái niệm “cốt truyện”, có nhiều nhà nghiên cứu đã xác định nội hàm khái niệm này, ví như Hà Minh Đức cho rằng: “chất liệu cơ bản để tạo thành một cốt truyện chính là các sự kiện- đó là những việc có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách của nhân vật. Những sự kiện lớn, có thể tạo thành những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật gọi là biến cố”. Ông khẳng định: “Miêu tả một cách nghệ thuật sự vận động của các nhân vật, các tính cách qua những xung đột xã hội ấy để nêu bật chủ đề- tư tưởng của tác phẩm là nhiệm vụ hàng đầu của cốt truyện”, “những sự kiện có ý nghĩa tiêu biểu cho sự vận động của lịch sử ở một thời điểm cụ thể nhất định”, “chất kịch tính của cốt truyện được tạo thành từ những xung đột của hiện thực, đó là xung đột giữa các lực lượng xã hội, giữa cá nhân này với cá nhân khác về quan điểm tư tưởng, quyền lợi kinh tế, tâm lý tính cách, có khi là xung đột trong từng con người giữa trí tuệ- tình cảm- nghĩa vụ” để “tạo nên độ căng của cốt truyện” [109; 171-175]. Trên cơ sở khái niệm cốt truyện, chúng tôi đi chỉ ra lối kết cấu ghép mảnh là một trong những đặc sắc nghệ thuật của xu hướng TTLS bám sát sử liệu.

Một trong những biểu hiện của xu hướng TTLS bám sát sử liệu là dùng lối kết cấu ghép mảnh để kiến tạo cốt truyện, tái hiện lại bức tranh bức tranh toàn cảnh về hiện thực


lịch sử gắn với sự kiện, nhân vật có thật một cách chân thực, cụ thể, sống động. Kết cấu ghép mảnh được tạo nên từ sự nối ghép cả hệ thống nhân vật lịch sử có thật tham gia vào nhiều mối quan hệ chồng chéo, các sự kiện phức tạp, các biến cố, tạo thành một “hiện tượng thẩm mỹ” theo đặc trưng thể loại. Trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, hầu hết các nhân vật, sự kiện được hiện lên qua điểm nhìn toàn tri ở ngôi thứ 3 và điểm nhìn hạn tri của các nhân vật được nối ghép, đan xen, hoán đổi liên tục. Vì thế, hoạt động tiếp nhận cốt truyện của tác phẩm ở người đọc như “một cuộc thám hiểm bất định” bởi sự dẫn dắt của chủ thể trần thuật trong trò chơi ngôn ngữ, trò chơi kết cấu. Tác phẩm “Thông reo Ngàn Hống” của Nguyễn Thế Quang là một minh chứng cụ thể cho những kiểu kết cấu ghép mảnh của xu hướng TTLS bám sát sử liệu.

Thật vậy, kết cấu cốt truyện ghép mảnh là hình thức kết cấu mà trong toàn tác phẩm, nhà văn tái tạo, phục hiện lại sự kiện có thật gắn với các nhân vật có thật ở những khoảng không-thời gian khác nhau, mỗi sự kiện lịch sử là một mẩu chuyện nhỏ vừa có tính độc lập tương đối, vừa có quan hệ bổ sung, tương trợ nhau, giải thích, để tạo nên hệ thống gồm nhiều câu chuyện nhỏ được lắp ghép thành các lớp cấu trúc thống nhất gồm nhiều mạch trong toàn tác phẩm. Trong khi tư liệu lịch sử nói về Nguyễn Công Trứ rất ngắn gọn, ta thấy chỉ có ít dòng ghi chép lại những sự thật về ông: “Nguyễn Công Trứ [...] nổi bật về việc khai hoang, mộ dân ở trung châu miền Bắc Việt Nam, và lập nhiều chiến công trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình” và “từ nhỏ ông nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính cách phóng khoáng”[30]. Nguồn dẫn này có trích một đoạn trong sách “Đại Nam liệt truyện” có viết về Nguyễn Công Trứ: “Công Trứ là người trác lạc, có tài khí, có tài làm văn, càng giỏi về quốc âm, làm ra thi ca rất nhiều, khí hào mại, phổ đầy ở trong âm luật” và “buổi đầu Trứ lĩnh chức doanh điền, sửa sang mới có trong một năm mà các việc đều có đầu mối, mở mang ruộng đất, tụ họp lưu dân, thành ra mối lợi vĩnh viễn. Khi tuổi già về nghỉ, tức thì bỏ qua việc đời, chơi thú sơn thuỷ” [30]. Miêu tả nhân vật lịch sử bám sát sử liệu, nhà văn Nguyễn Thế Quang đã dành gần 600 trang viết về Nguyễn Công Trứ một cách chân thực, sống động. Khi đọc Thông reo Ngàn Hống, ta thấy cốt truyện của tác phẩm này thực hiện chức năng liên kết, xâu chuỗi vô vàn sự kiện để tạo thành bức tranh toàn cảnh về lịch sử cuộc đời, số phận của nhân vật lịch sử có thật - Nguyễn Công Trứ (còn gọi là Nguyễn hoặc Trứ). Trứ sống thanh đạm, giản dị ở quê nghèo, luôn nung nấu khát vọng lớn: chỉ cố gắng học hành để làm những “việc lớn” có ích cho dân nước. Các câu chuyện nhỏ được ghép nối sinh động để tái hiện lại cuộc đời Trứ như câu chuyện dẹp nội loạn do Phan Bá Vành câu kết với giặc nhà Thanh (Trung Quốc) cướp phá, nhũng nhiễu nhân dân được tác giả miêu tả bám sát sử liệu: “Huyện Tiền Hải được hình thành đầu thế kỷ XIX [...] Dưới sự tổ chức và chỉ huy của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, cuộc khẩn hoang quy mô lớn ở bãi Tiền Châu được tiến hành, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử khai hoang ở Việt Nam [...] Năm 1827, Nguyễn Công Trứ tham gia đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành [...] Nguyễn Công Trứ chẳng những chiêu mộ dân nghèo, ông còn thu hút nghĩa quân


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

cũ của Phan Bá Vành vào cuộc doan điền, với mục đích tránh nguy cơ tái diễn của khởi nghĩa nông dân” [33]. Mỗi câu chuyện nhỏ trong Thông reo Ngàn Hống là một mảnh ghép được lắp, nối với nhau đó có thể có hoặc không có quan hệ nhân quả. Người kể chuyện sẽ có vai trò xâu chuỗi, liên kết, lắp ghép nhiều câu chuyện nhỏ trong thời gian tuyến tính và các lớp thời gian đa chiều, phi tuyến tính, cũng có lúc không theo nhân quả thành các mạch kể để tái hiện lại cuộc đời nhân vật lịch sử Nguyễn Công Trứ. Mỗi lần Trứ được cử đến cai quản mỗi vùng đất mới là một câu chuyện gắn với nhiều sự kiện có thật, ví như câu chuyện ông về làm Tổng đốc của hai tỉnh Hải Dương và Quảng Yên, khai hoang, lập làng mới ở Ninh Nhất, Hoành Thu, huyện Kim Sơn (Ninh Bình), làm Tổng trấn kiêm tổng đốc Hải- Yên. Các sự kiện lịch sử có thật gắn Nguyễn Công Trứ trong Thông reo Ngàn Hống của Nguyễn Thế Quang còn được nhiều tài liệu khác ghi chép: “Nguyễn Công Trứ giỏi thơ phú, nổi tiếng khắp vùng. Tuy nhiên, ông cũng là con người có tính cách ngang tàng, phóng khoáng cả trong cuộc sống lẫn văn chương, đa tình, đa mộng [...] Thời kỳ làm Doanh Điền Sứ (1827-1830), ông đã có công quai đê lấn biển, di dân lập ấp, xây dựng nên 2 vùng đất mới: Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) [...] Nguyễn Công Trứ đã hoàn tất việc quai đê, lấn biển Kim Sơn [...] tạo dựng nên vùng quê mới” [179]. Nhà văn đã miêu tả, ghép nối các sự thật lịch sử về Nguyễn Công theo quan điểm khách quan của cộng đồng đã thừa thận trong các lớp kết cấu cốt truyện. Ta thấy sự ghép mảnh thể hiện ở việc ghép nối các mảnh truyện gồm nhiều sự kiện gắn với lịch sử cuộc đời, số phận của nhân vật Trứ được ghép lại với nhau, góp phần tạo nên cốt truyện. Kết cấu cốt truyện ghép mảnh cho thấy sự tổ hợp, nối ghép các sự kiện, nhân vật và các mảng đời sống của nhân vật bằng lời của người kể chuyện và lời của các nhân vật. Từ đó, người đọc có thể hình dung ra nhiều mảng đời sống riêng của nhân vật được nhà văn ghép nối, miêu tả phong phú, đa dạng. Kết cấu ghép mảnh mở rộng cấu trúc thể loại, làm cho TTLS có thể ôm chứa, hòa trộn trong nó nhiều thể loại khác, giúp nhà văn phản ánh hiện thực lịch sử từ những góc nhìn đa chiều. Kiểu kết cấu này khiến cho cốt truyện phân tán, dàn trải, lỏng lẻo, đôi khi khó nắm bắt, nhưng nhờ có các nhân vật lịch sử và sự kiện có thật kết nối các mảnh truyện, nên người đọc vẫn có thể hình dung ra các vấn đề lịch sử một cách rõ ràng, mạch lạc.

Kết cấu ghép mảnh giúp nhà văn đưa được nhiều các sự kiện, nhân vật lịch sử có thật vào trong hệ thống các lớp cấu trúc của tác phẩm qua từng câu chuyện cụ thể ở các khoảng không- thời gian khác nhau được ghép nối liên tiếp với nhau để nới rộng cốt truyện. Với lối kết cấu này, nhà văn có thể kéo dài và mở rộng cốt truyện, tăng dung lượng đồ sộ của tác phẩm để thỏa sức phát huy tư duy sáng tạo bằng việc tạo nhiều câu chuyện lịch sử nhỏ theo nguyên tắc thể loại mà vẫn giữ được sự chặt chẽ, mạch lạc, rõ ràng và lôi cuốn người đọc. Ví dụ như câu chuyện Trứ xin vua Minh Mệnh cho về vùng biển Tiền Châu để giúp dân khai hoang lấn biển, biến vùng đất bùn lầy chua mặn thành vùng đất trù phú, làm dân có nhà cửa, cuộc sống ấm no. Nguyễn đã cứu dân ở vùng biển Tiền Châu và nhiều vùng khác khỏi cảnh cơ cực, lập công lao to lớn với nhân dân, đất nước: “khẩn hoang ở Tiền Hải xong

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 9


lại sang Kim Sơn” và “vùng đó mênh mông lầy, muôn người đói khổ, cơ cực, tha phương”, thế mà “giờ nhà tiếp nhà, làng tiếp làng, tổng tiếp tổng, dân no, dân vui, ai cũng hớn hở” [256; 115]. Đến vùng đất mới nào, ông cũng vượt qua mọi khó khăn và làm cho vùng đất ấy phát triển giàu đẹp, ấm no, hạnh phúc. Ví như sự kiện Trứ tiếp tục lập các làng mới (làng Hướng Hóa), dựng các đồn chốt biên phòng ở các vùng đất hiểm yếu trên đảo, cắt cử tướng lĩnh canh giữ hải đảo, lãnh thổ, chủ quyền của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng: “Trứ đã làm giàu, làm yên cả vùng Đông Bắc rộng lớn, tài năng và tâm đức ấy thật lớn”, “biết làm cho dân yên, dân no, biết giữ được bờ cõi giang sơn” và “Ai cũng ca ngợi công lao trời biển lập nên Tiền Hải, Kim Sơn làm cho dân no ấm, ca ngợi cốt cách hào hoa và tài làm lời cho hát ca trù, tài chơi đàn đáy, đàn nguyệt” [256; 234- 513]. Có thể nói, tác giả đã miêu tả các sự kiện lịch sử có thật theo sát nguồn sử liệu: “Theo sử chép lại thì năm 1828, quan Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ khai hoang ở Tiền Hải (Thái Bình) và năm 1829 thì ông tiến hành khai hoang ở Kim Sơn (Ninh Bình)” [241]. Đây là một nguồn sử liệu khác viết về các sự kiện lịch sử có thật gắn với nhân vật lịch sử Nguyễn Công Trứ: “Phần lớn các cuộc khai hoang Nguyễn Công Trứ tổ chức ở ven biển. Đất ở vùng này thường xuyên ngập mặn [...] Nguyễn Công Trứ cho làm các công trình thủy nông để rút nước chua mặn, dẫn nước ngọt vào ruộng để canh tác [...] điển hình là việc khai sinh ra huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình)” [36]. Cả cuộc đời Trứ đã đi cai quản, dựng xây nhiều vùng đất, mang lại cuộc sống hạnh phúc cho dân ở nhiều vùng rộng lớn trong nước như Hải- Yên, đảo Chàng Sơn, vùng Trấn Tây, An Giang, về kinh đô Phú Xuân giải quyết các công việc trong bộ Hình... Ông mong triều đình trồng được nhiều hiền tài phục vụ nhân dân, đất nước: Nguyễn chỉ mong sao “chọn dùng được người tài, giữ được phép nước, gạt khỏi quan trường những kẻ dốt nát, tàn nhẫn, vụ lợi, cho dân đỡ khổ, để cho giang sơn […] mãi mãi vững bền” [256; 342]. Nguyễn đã dẹp giặc Xiêm ở nhiều vùng, nay lại về An Giang tổ chức tế lễ Vua Bà để nâng cao sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, giảm tình trạng “bất ổn” và “chia rẽ” giữa các dân tộc, tôn giáo để Tiền Giang trở thành “phên giậu” chống giặc của đất nước. Nguyễn ngăn chặn âm mưu xâm lược của giặc Pháp, chặn đứng mưu đồ của các lực lượng cơ hội quốc tế bằng việc đề nghị vua Tự Đức thực hiện chủ trương nhân đạo, đoàn kết các dân tộc thuộc nhiều tôn giáo khác nhau qua việc tổ chức tế lễ Vua Bà để nâng cao khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo, nhằm ngăn chặn âm mưu “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để xúi giục, kích động gây chia rẽ đồng bào các dân tộc trong nước, ông nói: “lương giáo đều là con đỏ của triều đình, cần phải đối xử như nhau” [256; 458]. Vì thế, khi tìm hiểu cốt truyện của tiểu thuyết lịch sử, ta phải nắm bắt đúng các chuỗi sự kiện để hiểu nhân vật, bức tranh đời sống và ý nghĩa của tác phẩm. Iu. Lotman cho rằng “Đặc trưng của sự kiện tiểu thuyết là làm thay đổi, bộc lộ bản chất con người, đẩy nhân vật sang một giới hạn khác. Đối với người kể hay người đọc, nó là sự kiện của ý thức, giúp nhận thức về nhân vật” [272; 90]. Vì vậy, Iu. Lotman nói: “sự kiện trong văn bản là sự chuyển dịch vị trí nhân


vật qua ranh giới của trường nghĩa” [272; 90-91]. Nhìn chung, kiểu kết cấu cốt truyện ghép mảnh của xu hướng TTLS bám sát sử liệu có ý nghĩa khái quát hiện thực lịch sử và cuộc đời, số phận con người, xung đột thời đại nhằm thể hiện bức tranh “tổng thể đời sống con người”, gửi đến người đọc triết lý nhân sinh sâu sắc. Khi xây dựng cốt truyện, nhà văn không được nhầm lẫn các “sự thật lịch sử” gắn với các sự kiện, nhân vật lịch sử có thật, thời đại trong quá trình tổ chức, sắp xếp theo nguyên tắc thể loại để xây dựng nên cốt truyện. Nếu vi phạm nguyên tắc này của thể loại thì tác phẩm sẽ thuộc về thể loại khác của văn học, khó thuyết phục được người đọc. Bởi vì, các nhân vật, sự kiện, thời đại lịch sử có thật được nguồn sử liệu ghi chép chính xác, được người đọc phần nào biết trước. Các nhà khoa học cho rằng: phân tích cốt truyện là phải “thâm nhập sâu sắc vào nội dung cụ thể của tác phẩm, khảo sát các chặng đường phát triển có ý nghĩa quyết định đối với số phận nhân vật, đặc biệt là các nhân vật chính, có như thế, việc phân tích các thành phần của cốt truyện mới đem lại hiệu quả thiết thực cho nghiên cứu khoa học và cảm thụ nghệ thuật” [125; 101].

Tóm lại, kết cấu ghép mảnh là một trong những thủ pháp, kỹ thuật hiện đại để tổ chức cốt truyện của TTLS. Ta thấy nhiều mảnh truyện nhỏ độc lập gồm nhiều sự kiện liên quan đến nhiều nhân vật có thật được cắt dán, ghép lại với nhau trong cấu trúc đa tầng của tác phẩm. Với lối kết cấu truyện như vậy, nhà văn sẽ có cơ hội phát huy tính sáng tạo theo quy tắc thể loại và mở rộng phạm vi hiện thực lịch sử, mà vẫn đảm bảo tính liên kết chặt chẽ và logic giữa các lớp cấu trúc của thể loại. Kết cấu ghép mảnh đòi hỏi người tiếp nhận tác phẩm phải có vốn văn hóa, tầm hiểu biết sâu rộng về lịch sử, kiểm soát các nhân vật, sự kiện có thật theo quan điểm chính luận với thái độ tích cực, chủ động để kết nối các mảng lịch sử, tìm ra ý nghĩa của tác phẩm, đảm bảo tuyệt đối không xuyên tạc “lịch sử chính trị” của đất nước.

2.3.4. Ngôn ngữ đa phong cách

Như chúng ta đã biết, F. De Saussure cho rằng “ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu tạo thành một kho tàng dự trữ trong tư duy con người”, là “phương tiện giao tiếp chung của xã hội”. Mỗi kí hiệu ngôn ngữ bao gồm “cái biểu đạt và cái được biểu đạt” gắn bó chặt chẽ, khăng khít với nhau như hai mặt của một tờ giấy. Ngôn ngữ là chất liệu, công cụ quan trọng để tạo nên tác phẩm: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm; nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm” [108; 185]. Ngôn ngữ của nhân vật bộc lộ rõ nét nhất những phẩm chất đạo đức, ý thức, suy nghĩ nội tâm, tính cách của nhân vật, nên nhà văn rất chú trọng vào ngôn ngữ của nhân vật.

Khi bàn về đặc điểm ngôn ngữ và chỉ ra đặc điểm riêng nổi bật về sự khác biệt ngôn ngữ trong từng xu hướng TTLS, Nguyễn Văn Dân khẳng định rằng: “về ngôn ngữ thì trong xu hướng 1 (chương hồi khách quan) có sự nổi bật của ngôn ngữ tường thuật” [75]. Ta


thấy xu hướng TTLS bám sát sử liệu chú ý nhiều đến lớp ngôn ngữ mang tính chất tường thuật lại các sự kiện lịch sử có thật, mô tả hành động của nhân vật trong những trận chiến căng thẳng, quyết liệt với giặc ngoại xâm. Về sau, ta thấy có một số tác giả như Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thế Quang,...dần quan tâm khám phá nhân vật với tư cách là con người trần thế ở những mặt bình dị nhất của đời thường, thì lớp lớp ngôn ngữ thân thể và lớp ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày mang sắc thái mộc mạc, dân dã mới dần được đan cài trong lời của người kể chuyện và lời của các nhân vật. Nhìn chung, lớp ngôn ngữ thân thể và lớp ngôn ngữ sinh hoạt cho thấy sự đổi mới của xu hướng TTLS bám sát sử liệu khi bước đầu dần khám phá nhân vật lịch sử có thật trong cảm hứng thế sự.

Các nhà văn đổi mới thể loại qua việc bước đầu dần phát huy tính hư cấu để khám phá nhân vật từ góc nhìn thế sự, vì thế họ dần quan tâm đến lớp ngôn ngữ sinh hoạt mang tính khẩu ngữ để miêu tả nhân vật trong cuộc sống đời thường với tất cả những gì bình thường nhất của con người trần thế. Ví dụ như trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, ta thấy nhà văn đã dùng lớp ngôn ngữ sinh hoạt mang tính khẩu ngữ, sắc thái mộc mạc, dân dã, thông tục, trần trụi, suồng sã, thể hiện các trạng thái cảm xúc của các nhân vật trong các vấn đề đời tư thế sự của con người đời thường một cách tự nhiên, chân xác, gần với con người hôm nay. Ví dụ như trong tình yêu, các nhân vật Huệ - An ở “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác cũng xưng “anh”- “em”, lúc giận hờn xưng “tôi”- “cô”, lúc đời thường An cũng xưng hô “tao”- “mày”, Nhạc cũng gọi Huệ bằng “thằng”...Ta thấy cách nói của nhiều nhân vật rất thoải mái, hồn nhiên, vô tư, không câu nệ qua ngôn ngữ đối thoại bằng các từ ngữ phi chuẩn mực, thậm chí là các câu chửi thô tục, suồng sã, xô bồ, bình đẳng ngang hàng trong lời ăn tiếng nói, cung cách giao tiếp ứng xử: “nói mẹ ra cho người ta nhờ”, “Tiên sư đứa nào bép xép” [105; 1010], “Đồ hư thân mất nết!... Cút đi cho khuất mắt tao!” [113; 195], “nói khoác! Im cái mồm đi... chưa chi đã chê bai” [113; 1023],... Ngoài ra, ta thấy ngôn ngữ dân gian qua các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ...kết hợp với ngôn ngữ sinh hoạt- ngôn ngữ nói hằng ngày mộc mạc, bình dị để miêu tả chân thực lời ăn tiếng nói, làm toát lên tính cách của các nhân vật trong cuộc sống thường nhật với những mặt tốt- xấu, cao thượng- thấp hèn… gắn với nhiều trạng thái tâm lý vui buồn, hạnh phúc, đau khổ, thất vọng… như con người hôm nay. Nhìn chung, lớp ngôn từ mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cho thấy sự đổi mới khi khám các nhân vật có thật trong cảm hứng thế sự, làm cho các nhân vật lịch sử chính diện được soi chiếu từ nhiều góc nhìn, vừa vĩ đại vừa rất đời thường, đầy giá trị nhân văn.

Ngoài ra, Nguyễn Mộng Giác còn dùng ngôn ngữ chính luận kết hợp với ngôn ngữ sinh hoạt ngôn ngữ dân gian qua các thành ngữ, tục ngữ, ca dao được đúc kết từ cuộc sống lao động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày. Nguyễn Mộng Giác còn dùng các lớp ngôn từ giàu hình ảnh với các từ tượng hình, tượng thanh, nhiều từ thuần Việt trong sáng, mộc mạc, giản dị, dễ hiểu với nhiều màu sắc của đời thường kết hợp với ngôn ngữ dân gian để diễn


tả tâm hồn, tính cách Việt, chuyển tải những chuyện thế sự đời tư. Ngoài ra, nhà văn thuộc xu hướng này còn dùng các từ ngữ cổ kính được phiên âm Hán Việt rất ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, giàu ý tại ngôn ngoại, tạo sắc thái trang trọng để phục dựng không khí lịch sử cổ xưa với các nhân vật và sự kiện lịch sử có thật. Nhưng các nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu cũng không quá “nệ cổ” khi khám phá các vấn đề lịch sử từ mọi góc nhìn đa diện, nhiều chiều, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút, gây hứng thú, thuyết phục người đọc.

2.3.5. Cấu trúc các lớp không gian tạo khung cốt truyện

2.3.5.1. Tạo sườn truyện bằng các lớp kết cấu không gian lịch sử cụ thể

M. Bakhtin cho rằng không gian nghệ thuật được hiện lên trong “điểm nhìn” và sự quan sát của nhân vật, “không gian gắn với mỗi hành động của nhân vật” [261; 174], còn

M. de Serteau nhấn mạnh không gian nghệ thuật là “sự kết hợp không gian vật chất với không gian ẩn dụ” [279; 175]. Trong khi đó, Iu. Lotman khẳng định: “không gian nghệ thuật” có vai trò quan trọng trong việc “mô hình hóa bức tranh thế giới” và “không gian là điều kiện tất yếu để nhân vật tồn tại và sự kiện diễn ra”. Ông nói: “Không gian có ý nghĩa văn hóa, quan niệm, tư tưởng”, “thể hiện ở sự miêu tả các địa điểm, nơi chốn, vị trí mà nhân vật và sự kiện xảy ra” [279; 177-179]. Theo các tác giả “Từ điển thuật ngữ văn học”, không gian nghệ thuật được định nghĩa là: “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhất định” và “Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng” [125; 160]. Điều đó có nghĩa là không gian nghệ thuật mang tính quan niệm gắn với sự cảm nhận của nhân vật về không gian và sự đồng sáng tạo của người đọc. Như vậy, ta có thể hiểu không gian nghệ thuật mang tính biểu tượng và khái quát do người đọc tiếp nhận và phát hiện ra để giải thích ý nghĩa của tác phẩm.

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật trong một khung cảnh nhất định của thế giới nghệ thuật. Nó là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ dựa trên nguồn sử liệu, nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan điểm thẩm mỹ về đời sống. Nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu đặc biệt chú trọng việc tổ chức các lớp không gian lịch sử cụ thể để nhân vật hành động. Không gian lịch sử cụ thể gắn với các địa danh và sự kiện có thật mà nhân vật lịch sử hoạt động. Chúng tôi sẽ đi vào tác phẩm như “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác để làm sáng tỏ vấn đề này.

Thật vậy, trong “Sông Côn mùa lũ”, ta thấy không gian có “ý nghĩa văn hóa”, mang quan niệm, tư tưởng, thể hiện ở sự miêu tả các địa điểm, nơi chốn, vị trí mà nhân vật di chuyển đến và sự kiện xảy ra. Không gian thể hiện qua các biểu tượng không gian như “sông, biển, núi cao, đồng rộng, trời đất” gắn liền với các nhân vật [279; 177-179]. Có thể nói, không gian lịch sử cụ thể gắn với nhiều địa điểm và tên các địa danh thuộc nhiều vùng miền trong cả nước, được tác giả sắp xếp, tái hiện, làm sống lại không khí lịch sử thời Tây


Sơn với các hình tượng nghệ thuật sinh động trong nhiều không gian khác nhau, làm tăng tính khách quan theo nguyên tắc thể loại. Đó là không gian của An Thái, Thuận Hóa, phủ Quy Nhơn, thành Phú Xuân, phủ Quảng Nam, dinh Quảng Ngãi, Quảng Bình, Thăng Long, Thanh Nghệ, Hội An, đồng bằng Tuy Viễn- nơi quân phủ thực hiện các cuộc “khủng bố trắng”, chém giết những người dân vô tội một cách dã man vì nghi là tay chân của Nguyễn Nhạc, vịnh Xuân Đài, Trụ Lĩnh, Gò Thị, Mỹ Cang, thành Đồ Bàn, các huyện phía Bắc, Phú Yên, Bình Thuận, Vũng Tàu, Cần Giờ, Bến Nghé, Gò Vấp, Cà Mau, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên, Kiên Giang, phủ chúa xa hoa tráng lệ ở Phấn Dương, Gia Định, Nam Hà, huyện Gia Lâm, Sơn Tây, Hải Dương, Hưng Nguyên, Nghệ An, phủ Phù Ly, phủ Bồng Sơn, phủ Bình Khang, khu căn cứ Trà Lạng,... Không gian lịch sử cụ thể của khắp mọi miền đất nước miêu tả để tái hiện lại hiện thực lịch sử xã hội ở thế kỷ 18: “Trương Tần Cối ở Phú Xuân đục khoét”, còn “Chúa Trịnh Đàng Ngoài lăm le mở rộng đất đai... liền một dải từ Thuận Hóa vào đến Gia Định” và “Trương Phúc Loan tham tàn ỷ quyền lất át cả minh quân”, “Chúa đem quân vào chinh phạt”, dẫn đến “bao nhiêu cuộc giao chiến đẫm máu”. Trong khi đó, Nguyễn Huệ khao khát dẹp nội loạn, thống nhất đất nước: “Tây Sơn muốn đem quân ra giúp để bảo vệ xã tắc. Quảng Nam nguy khốn nên Chúa đã xuống thuyền vào Gia Định. Tây Sơn phải rước Đông cung về Quy Nhơn để bảo vệ” [113; 223, 469]. Nhìn chung, các mảng không gian lịch sử gắn với những sự kiện có thật được tác giả miêu tả bám sát theo sự ghi chép của sử liệu.

Trong “Sông Côn mùa lũ”, không gian gắn với sự di chuyển của các nhân vật có thật, là nơi diễn ra các sự việc bộc lộ tâm lý, tính cách nhân vật. Mở đầu tác phẩm là không gian của “bến thuyền” với chiếc đò nhỏ đưa gia đình ông giáo Hiến dời khỏi không gian Thuận Hóa về không gian của vùng đất An Thái. Sau khi quân triều đình càn quét ở Kiên Thành, Nguyễn Huệ phải dời gia đình ông giáo Hiến ở An Thái, trở về không gian vùng núi Tây Sơn thượng tập hợp nông dân khởi nghĩa. Không gian của vùng đất Tây Sơn thượng được Nguyễn Mộng Giác miêu tả cụ thể, tỉ mỉ gắn với nhiều nhân vật và các sự kiện có thật gắn với Nguyễn Huệ, là địa bàn hoạt động, sinh sống của 3 anh em Nhạc- Lữ- Huệ. Không gian Tây Sơn thượng là nơi diễn ra các cuộc phản kích của Nguyễn Huệ, vì không chịu đựng nổi sự bóc lột của bọn thổ hào và các cuộc “khủng bố trắng” dọc bờ nam sông Côn, nên những người nông dân đã chạy lên không gian Tây Sơn thượng lánh nạn, kết hợp với 3 anh em Nhạc - Lữ - Huệ “tụ nghĩa” để đòi lại công bằng, tự do của chính họ. Nguyễn Huệ đã luyện quân, chia quân thành từng toán nhỏ rải khắp không gian Tây Sơn thượng để phá vỡ bộ máy cai trị của bọn thổ hào, chức sắc từ Tây Sơn thượng xuống khắp không gian miền biển và phủ Quy Nhơn. Không gian của đèo Hải Vân là nơi quân của triều đình nhà Nguyễn và chúa Trịnh cho tiến quân, tạo thế 2 gọng kìm bao vây quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Cuối cùng quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã làm chủ không gian của nhiều vùng đất rộng từ Kiên Thành, xuống An Thái và phủ Phú Yên. Nguyễn Huệ lại đem quân tiến qua

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023