nhiều không gian lịch sử gắn với các địa danh cụ thể để dẹp loạn như Quảng Nam, Kiên
iang, Cần Thơ, Phú Xuân, ia Định: “Gia Định thời bấy giờ đúng là vùng đất lý tưởng... Những con buôn tìm được mảnh đất thuận lợi để xây phố lập chợ... Khi pháo của quân Tây Sơn nã vào thành Phú Xuân, từ các cao điểm, quân Trịnh bắn trả như mưa” [113; 597]. Không gian ở Rạch ầm, Xoài Mút là những nơi diễn ra các trận đánh quyết liệt và quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ đã giành “chiến thắng oanh liệt ở Rạch Gầm, Xoài Mút” [113; 1352]. Đặc biệt là không gian lịch sử xã hội gắn với Thăng Long là nơi Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Thanh xâm lược ra khỏi đất nước, ấn tượng nhất là việc quân Tây Sơn vây làng Hà Hồi và đánh vào đồn Ngọc Hồi giành thắng lợi vang dội: “Thăng Long phải oằn mình chịu đựng một cuộc biển dâu”. Nhưng đến “mồng năm Tết Kỷ Dậu ấy, Thăng Long như một con rồng đột nhiên thức dậy. Thăng Long hồi sinh rộn ràng như một phép lạ” [113; 1379]. Không gian Bến Ván mang ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng thống nhất đất nước của Nguyễn Huệ còn dở dang trong nỗi đau giằng xé khi phải hy sinh tình thân: “hai anh em (Nhạc- Huệ) đánh nhau, rồi lấy Bến Ván làm ranh giới” [113; 1392]. Nhìn chung, tác giả tổ chức ghép nối các mảnh không gian lịch sử cụ thể dài rộng, dọc theo chiều dài ba miền Bắc- Trung- Nam của đất nước, tái hiện lại các địa danh cụ thể với phong tục, tập quán riêng của mỗi vùng miền, các sự kiện gắn với con người ở từng địa danh. Từ đó, nhà văn làm sống lại lịch sử dân tộc một cách chân thực. Không gian lịch sử cụ thể mang tính đia điểm- vật thể được lắp ghép với không gian đời tư của nhân vật, làm rõ không gian lịch sử-xã hội.
2.3.5.2. Hư cấu tâm lý nhân vật qua các lớp kết cấu không gian tâm tưởng
Một số nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu dần chú ý đến việc đan kết các mảng không gian lịch sử cụ thể và không gian tâm tưởng, có lúc xáo trộn, làm các nhân vật lịch sử hiện lên sống động, không khí lịch sử được dựng lại một cách cụ thể, chân thực. Không gian lịch sử cụ thể được cảm nhận theo tâm trạng vui buồn của nhân vật, tạo nên các mảng không gian tâm tưởng với nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Vì vậy, ta thấy các hình thức không gian mang tính lưỡng diện, ước lệ tượng trưng của mô hình địa điểm vật chất - đạo lý khá độc đáo, thú vị, hấp dẫn, thuyết phục người đọc. Không gian địa điểm vật chất- tâm lý là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, khái quát quan niệm, cảm xúc, tư tưởng thẩm mĩ của con người về hiện thực lịch sử và là kí hiệu thẩm mĩ, mang tính biểu tượng và khái quát do người đọc tiếp nhận, phát hiện ra. Nó là “không gian nội cảm”, “không gian cảm giác được” từ không gian thiên nhiên vũ trụ, gợi nhiều cảm xúc thẩm m của nhân vật và người đọc.
Các nhà văn theo xu hướng TTLS bám sát sử liệu dần thể hiện sự cách tân thể loại khi chú ý đến việc tổ chức các lớp không gian tâm tưởng nhân vật gắn với tâm trạng và sự cảm nhận về không gian. Không gian lịch sử cụ thể và không gian tâm tưởng có lúc tách bạch,
có lúc xáo trộn, làm các nhân vật hiện lên sống động, không khí của các thời đại lịch sử được dựng lại một cách cụ thể, chân thực. Qua đó, các nhà văn thể nghiệm quan điểm nghệ thuật của mình qua các vấn đề lịch sử, nêu lên nhiều bài học về chính trị, vai trò của người lãnh đạo đối với sự phát triển của một cơ quan, tổ chức, cũng như các vấn đề về đạo đức, nhân cách. Chúng tôi làm rõ một số vấn đề lý luận nói trên qua tác phẩm “Thông reo Ngàn Hống” của Nguyễn Thế Quang.
Thật vậy, trong “Thông reo Ngàn Hống” của Nguyễn Thế Quang, ta thấy có nhiều mảng không gian nhỏ được nối liền, lắp ghép, liên kết với nhau qua sự vật và các nhân vật lịch sử… góp phần làm nổi bật không gian tâm tưởng trong những “không gian điểm” trên các chặng thăng trầm của cuộc đời nhân vật lịch sử. Mở đầu tác phẩm là không gian miền Trà Lũ u ám, nặng nề như lan tỏa, thấm sâu vào tâm trạng của Nguyễn Công Trứ, gợi lên trong nhân vật một nỗi buồn lo về việc dẹp đám quân nổi loạn của Bá Vành. Không gian kinh đô, thành thị tấp nập, nhộn nhịp, sôi động đối lập với không gian của những vùng nông thôn tĩnh lặng còn đồng hiện trong không gian tâm tưởng, không gian tâm lý của nhân vật Trứ. Đó là không gian của “kinh thành Phú Xuân cùng với Thăng Long” gắn với không gian tâm lý chất chứa bao “nỗi lo toan” của Trứ về vận mệnh của đất nước và đời sống của nhân dân, luôn đồng hiện trong nỗi nhớ của Nguyễn. Đối lập với đó là không gian làng quê Ngàn Hống yên tĩnh, vắng lặng, hun hút, trải theo nhiều chiều hướng, gần gũi, thân thuộc, cứ trở đi trở lại trong không gian tâm tưởng với nỗi nhớ và niềm xúc động, tự hào của Trứ về vẻ đẹp hùng vĩ mà nên thơ, tràn đầy sức sống của thiên nhiên chốn quê nhà: “Ngàn Hống vời vợi mênh mông […] lũy tre làng […], non nước Hồng Lĩnh vòi vọi chín mươi chín đỉnh, sừng sững bên dòng sông Lam” [256; 45, 52]. Đặc biệt là không gian “rừng thông” gắn liền với các cung bậc cảm xúc và tâm trạng căm thù muốn xả thịt lột da lũ giặc của nhân vật Nguyễn, nhất là khi Trứ đã tuổi cao sức yếu mà không thể ngăn chặn quân Tây dương tấn công bán đảo Sơn Trà, chiếm Đà Nẵng: “gió vi vút trên rừng thông già… Gió ngàn thông lại vi vu như lời mai mỉa” [256; 596, 597]. Không gian thiên nhiên vật chất là “rừng thông”, “Gió ngàn thông” cũng chính là không gian tâm tưởng mang tâm trạng “mỉa mai”, cay đắng của chính nhân vật Nguyễn, thể hiện nỗi đau buồn quặt thắt gan ruột trước cảnh nhân dân có nguy cơ mất nước, ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh. Không gian “rừng thông”- không gian vật chất này mang ý nghĩa biểu tượng cho lối sống cao thượng, sức mạnh dẻo dai, bản lĩnh cứng cỏi, ngay thẳng, trung thực, hiên ngang, bất khuất, tận trung với cách mạng của của trí thức Việt. Như vậy, ta thấy các hình thức không gian mang tính lưỡng diện ước lệ tượng trưng, của mô hình địa điểm vật chất - đạo lý khá thú vị, hấp dẫn, thuyết phục người đọc. Không gian địa điểm vật chất- tâm lý là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, khái quát quan niệm, cảm xúc, tư tưởng thẩm mĩ của con người về hiện thực lịch sử. Nó là “không gian nội cảm”, “không gian cảm giác được” từ không gian thiên nhiên vũ trụ, gợi nhiều cảm xúc thẩm m của nhân vật và người đọc.
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyện Thế Sự Đời Tư Với Hình Tượng Con Người Trần Thế
- Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 8
- Cấu Trúc Các Lớp Không Gian Tạo Khung Cốt Truyện
- Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 11
- Giáo Huấn Về Vấn Đề Đại Đoàn Kết Dân Tộc
- Các Hình Thức Nghệ Thuật Nổi Bật Của Tiểu Thuyết Lịch Sử Dụ Ngôn Hóa Sử Liệu
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Tóm lại, các nhà văn đã cắt dán, lắp ghép tinh xảo, linh hoạt các mảnh không gian lịch sử-xã hội mang tính địa điểm-vật thể và nhiều lớp không giác giàu ý nghĩa biểu tượng, để tạo nên thế giới nghệ thuật sống động. Không gian nghệ thuật là hình thức nghệ thuật gắn với sự tổ chức các lớp điểm nhìn, trường nhìn, cảm nhận của nhân vật. Không gian là nơi sinh sống, chứa đựng các nhân vật, sự kiện gắn với hành động, tâm lý của nhân vật và tất cả các vật thể để phản ánh bản chất của hiện thực quá khứ. Nó là một trong những nguyên tắc, yếu tố then chốt tạo nên cấu trúc của tiểu thuyết lịch sử.
Tiểu kết chương 2
Xu hướng TTLS bám sát sử liệu thể hiện sự đổi mới trên phương diện nội dung, miêu tả gợi hình gợi cảm, sinh động hiện thực lịch sử với quá trình diễn biến của các sự kiện có thật qua những con người có thật và đời sống quá khứ, cùng những cách giải quyết các vấn đề lịch sử của cha ông theo tư tưởng thẩm mỹ: Đó là nguyên lí chính nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với việc làm yên dân, mang lại cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho dân trên cơ sở tình thương và đạo lí. TTLS bám sát sử liệu thường phản ánh những chuyện đại sự với hình tượng con người mang khát vọng lịch sử được xây dựng theo nguyên mẫu trên tinh thần đặc biệt trung thành, tôn trọng lịch sử gắn với sự kiện và nhân vật có thật. Sự dịch chuyển sang nội dung thế sự với các chuyện thế sự đời tư của con người trần thế đã thể hiện nỗ lực đổi mới thể loại trên phương diện nội dung của các nhà văn trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu.
Xét về hình thức nghệ thuật, xu hướng TTLS bám sát sử liệu một mặt vừa ảnh hưởng, mặt khác vừa đổi mới cấu trúc của TTLS chương hồi. Nhiều nhà văn nỗ lực đổi mới cấu trúc thể loại qua việc dùng k thuật đa điểm nhìn trong kết cấu trần thuật, liên tục di chuyển điểm nhìn, làm cho nghệ thuật kể chuyện trở nên độc đáo, hấp dẫn, thú vị, tăng tính khách quan và độ tin cậy cho các câu chuyện lịch sử được kể. Sự cách tân trong hình thức thể loại còn thể hiện ở việc dùng lối kết cấu cốt truyện ghép mảnh tương đối hiện đại để phục hiện lại các sự kiện lịch sử và nhân vật có thật ở những khoảng không- thời gian khác nhau một cách bám sát sử liệu. Xu hướng TTLS bám sát sử liệu sử dụng ngôn ngữ đa phong cách để mô tả lịch sử, tường thuật lại các sự kiện lịch sử có thật, mô tả hành động của nhân vật như lớp ngôn ngữ chính luận và lớp ngôn ngữ quan phương cổ kính. Bên cạnh đó, lớp ngôn ngữ thân thể kết hợp với lớp ngôn ngữ sinh hoạt và lớp ngôn ngữ dân gian giúp một số nhà văn bước đầu dần phát huy được tính hư cấu khi dần đi vào khám phá nhân vật từ góc nhìn thế sự. Xu hướng TTLS bám sát sử liệu kiến tạo các lớp cấu trúc không gian để tái hiện chân thực lịch sử qua sự đan cài các lớp không gian lịch sử cụ thể và các lớp không gian tâm tưởng, chú ý miêu tả hành động nhân vật, đẩy nhân vật vào nhiều trận đánh hồi hộp, căng thẳng, kịch tính, tạo sự bất ngờ, gây hồi hộp ở người đọc.
Chương 3
XU HƯỚNG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ DỤ NGÔN HÓA SỬ LIỆU
Tính chất dụ ngôn trong xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu được thể hiện qua hình thức cốt truyện gồm những câu chuyện dài kể bằng văn xuôi tự sự cỡ lớn về các triều đại gắn với nhiều sự kiện lịch sử và nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc, nhằm gửi đến người đọc những bài học giáo huấn đậm tính nhân văn hay triết lý sống. Tính chất dụ ngôn thể hiện ở mục đích giáo huấn, nhà văn dùng tấm gương người thật, việc thật gắn với nhân vật lịch sử và sử kiện có thật để truyền tải các nội dung giáo huấn. Xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu buộc nhà văn phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc thể loại trong việc kết hợp hài hòa giữa yếu tố “lịch sử” và “hư cấu” để truyền tải các bài học giáo huấn qua những tấm gương người thật, việc thật trong lịch sử. Các nhân vật lịch sử có thật trong xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu hiện lên trên trang viết là những con người luôn lựa chọn đạo lí trong những tình huống lịch sử đầy khó khăn, thử thách và hành động theo các chuẩn mực đạo đức.
3.1. Khái quát về xu hướng tiểu thuyết lịch sử dụ ngôn hóa sử liệu
Xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu hình thành, phát triển do quan niệm về lịch sử, quan niệm về TTLS, quan niệm về việc xử lý yếu tố “lịch sử” và “hư cấu” trong cấu trúc thể loại ở mỗi nhà văn khác nhau, thực tiễn sáng tác cho thấy cần có nhiều tác phẩm có quy mô tương xứng với “hiện thực lịch sử” của quá khứ, làm sống lại lịch sử hào hùng của dân tộc; do hoàn cảnh chính trị, xã hội có nhiều thay đổi, giới trẻ Việt Nam thông thạo lịch sử Tàu hơn lịch sử Việt Nam qua các phim nước ngoài; “cuộc cách mạng 4.0” với sự phát triển mạnh của internet đã mang đến nhiều mặt tích cực, song nó cũng gây ra những hệ lụy khôn lường, nhiều tin xấu, tin giả xuyên tạc lịch sử tung trên mạng, chưa được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến Đảng, Nhà nước và nhân dân; hệ giá trị có những thay đổi, cuộc sống hiện đại có nhiều mặt tích cực, nhưng nó cũng dễ làm đạo đức xuống cấp, con người sống lạnh lùng, vô cảm, ích kỷ,...; nhiều vấn đề của lịch sử lặp lại và nhiều vấn đề mới nảy sinh. Trong tình hình đó, các nhà văn muốn nhìn lại quá khứ, suy tư, chiêm nghiệm, nhìn nhận lại các giá trị lịch sử, để rút ra các bài học nhân sinh cuộc sống hôm nay và mai sau, khắc phục những hạn chế của internet, chống lại sự xuống cấp về đạo đức, suy thoái tư tưởng chính trị, văn hóa, lối sống, đáp ứng thực tiễn sáng tác.... Các nhà văn muốn xây dựng đạo đức xã hội, thanh lọc, bồi đắp tâm hồn con người hướng đến các giá trị Chân- Thiện- Mỹ, giáo dục truyền thống lịch sử và lòng yêu nước qua các tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính. Vì thế, sự nảy sinh của xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu nhằm truyền tải các bài học được rút ra trong sự tương tác giữa quá khứ lịch sử và cuộc sống hiện tại, nhà văn “muốn dùng lịch sử để nói vấn đề thời sự, bài học của tiền nhân vẫn sống động đến ngày hôm nay. Nền văn học từ xưa tới nay chủ yếu sử dụng mô hình cấu trúc dụ ngôn đưa ra thông điệp, rút ra bài học, hay ít nhất là truyền lại một kinh nghiệm nào đó trong nhận thức
và hành động” [123]. Qua đó, nhà văn trong xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu góp phần đổi mới thể loại trong các lớp cấu trúc bề sâu.
Một số nhà văn muốn dụ ngôn hóa sử liệu nhằm mục đích giáo huấn, muốn dùng văn để giáo dục thế hệ trẻ, khơi dậy lòng yêu nước, truyền thống nhân đạo, niềm tự hào dân tộc qua các vấn đề lịch sử. Các nhà văn viết theo xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu thường tôn trọng lịch sử gắn với sự kiện và nhân vật có thật trong quá khứ, lật giở kho kinh nghiệm của cha ông trong lịch sử để gửi gắm các giá trị thẩm mỹ, các bài học giáo huấn cho cuộc sống đương đại. Xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu mang tính giáo huấn nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục, nội dung giáo huấn được đề cập đến trong các sáng tác qua các hình tượng nhân vật lịch sử có thật, thường giáo huấn về lòng yêu nước, đạo trị bình, giáo huấn về các bài học đạo đức, truyền thống nhân đạo, nhân cách, đạo lý làm người.... Yếu tố lịch sử được xử lý phải đảm bảo nguyên tắc trung thành với những sự thật lịch sử mà chính sử đã ghi chép, yếu tố hư cấu chỉ nhằm cụ thể hóa các sự kiện lịch sử, nhân vật có thật sống động, chân thực hơn, làm người đọc dễ tiếp nhận các vấn đề lịch sử vốn khô cứng được lưu trong chính sử. Các lớp kết cấu cốt truyện được triển khai trong khung thời gian tuyến tính kết hợp với các lớp thời gian đa chiều, phi tuyến tính. Nhà văn theo xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu khái quát lịch sử sâu rộng nhằm giáo huấn, đề cao việc giáo dục tình yêu lịch sử, truyền thống nhân đạo, yêu nước, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự tôn dân tộc và các bài học đạo lý sâu sắc. Nhà văn thường viết về những người nổi tiếng có thật trong lịch sử, họ có thể là những con người vĩ đại hữu danh hoặc con người bình dị vô danh đã làm nên lịch sử, “làm ra Đất Nước”, được sử sách ca ngợi, tôn vinh.
Bên cạnh việc coi trọng yếu tố “lịch sử”, nhà văn đặc biệt chú trọng kết hợp hài hòa giữa “lịch sử” và “hư cấu” trong một giới hạn nhất định theo nguyên tắc thể loại. Nhà văn phản ánh bản chất cốt lõi của lịch sử dân tộc với thái độ tôn trọng lịch sử được sử liệu ghi chép. Song, các tác giả cũng phát huy tính hư cấu, tô đậm chất thế sự, phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc, làm sống lại chân dung của các nhân vật có thật một cách chân thực, sống động, bổ sung đầy đặn, làm sáng tỏ các sự thật lịch sử. Từ đó, xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu làm nổi bật truyền thống cao đẹp của dân tộc, nêu lên các bài học kinh nghiệm, thực hiện được mục đích giáo huấn một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Các tác phẩm thật sự làm người đọc yêu lịch sử, thấm nhuần tư tưởng giáo dục truyền thống yêu nước và nhân đạo bằng các tấm gương yêu nước sáng ngời trong lịch sử dân tộc. Đó là những tấm gương về các bậc anh hùng hào kiệt giỏi về việc lãnh đạo đất nước, giỏi về quân sự, chính trị; đó là các vị vua anh minh, sáng suốt đưa đất nước phát triển giàu mạnh; đó là các bậc tướng lĩnh giỏi binh pháp, có tài năng xuất chúng, trí tuệ siêu việt như vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...; đó là quần chúng nhân dân gắn bó thủy chung son sắt với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; đó là các bậc thiền sư đạo sĩ minh triết hết lòng chăm lo sự nghiệp của đất nước; đó là những thầy đồ tâm huyết với đất nước, những người học trò lễ nghĩa, thông minh, sáng suốt… được hiện lên sống động trên mỗi trang
viết. Vì vậy, nhà văn theo xu hướng này phải có bề dày kinh nghiệm văn hóa - thẩm mỹ, hiểu sâu rộng mảng kiến thức lịch sử, có tài năng nghệ sĩ mới có thể làm toát lên được vẻ đẹp của nhân vật chính diện có thật, kết tinh sức mạnh, vẻ đẹp của thời đại để truyền đến người đọc những bài học giáo huấn sâu sắc, thấm đẫm cảm xúc thẩm mỹ. Nhà văn theo xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu đã đổi mới lối viết bằng cách hư cấu lời nói, tâm lý của các nhân vật lịch sử có thật để gửi gắm những suy tư, trăn trở của mình về mục đích giáo huấn đạo nhân nghĩa, phẩm chất, nhân cách, đạo đức làm người, giáo dục ý nghĩa, vai trò to lớn của lịch sử…
Vì đề cao mục đích giáo huấn, nên các nhà văn phải tuân thủ chặt chẽ sự thật khách quan, trung thành với lịch sử, tuyệt đối không hư cấu một cách tùy tiện, không áp đặt tùy tiện các chi tiết không thể có trong bản chất tính cách nhân vật để “hạ bệ”, giải thiêng thần tượng. Song, việc hư cấu nghệ thuật ở một giới hạn nhất định cũng là một việc làm quan trọng, chẳng hạn như việc hư cấu những chi tiết nhỏ về lời nói, tâm lý và cuộc sống đời tư, làm cho nhân vật nói năng, đi lại, hiện lên đầy đặn, sống động, chân thực với vô vàn trạng thái cảm xúc đời thường như con người đương đại, chứ không đông cứng, khô khan như một vài chi tiết vắn tắt ghi trong chính sử.
Nhà văn theo xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu còn đổi mới trong lối tư duy nghệ thuật: thể hiện ở lối tư duy chính luận khá sắc sảo, đậm chất giáo huấn sư phạm, tràn đầy cảm hứng yêu nước và tinh thần nhân văn. Nhà văn đặc biệt coi trọng lịch sử, đề cao các sự thật khách quan của quá khứ, coi trọng “tính chân thật lịch sử” trong mối tương quan hòa hợp với đặc trưng hư cấu của văn chương nói chung, “văn chương hóa lịch sử” theo tinh thần trung thành với “lịch sử”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân cho rằng sự hư cấu sáng tạo ấy đảm bảo nguyên tắc thẩm mỹ theo mục đích “giáo huấn mang tính sư phạm […] về nhân tình thế thái, về vai trò lịch sử của dân tộc […], giáo huấn về nhân cách, đạo làm người, đạo nhân nghĩa” và đó thật sự là “một đóng góp quan trọng cho xã hội nói chung và cho thể loại tiểu thuyết lịch sử nói riêng” [75]. Khi đọc các tác phẩm thuộc xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu, người đọc nhận ra các giá trị sâu sắc của lịch sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, nhân đạo, bài học giáo huấn về đạo trị bình, nghệ thuật quân sự, vấn đề tôn giáo, chống thù trong giặc ngoài, giáo dục về đạo lý, nhân cách…Các bài học giáo huấn này có ý nghĩa thời sự ở mọi thời đại, nhất là xu thế hội nhập toàn cầu trên tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, để từ đó con người rút kinh nghiệm từ lịch sử, tránh những sai lầm, thất bại của quá khứ để có những bước đi đúng đắn, quyết định sáng suốt.
Tóm lại, nhà văn viết theo xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu đặc biệt coi trọng tính cân đối hài hòa, hợp lý giữa “lịch sử” và “hư cấu văn chương” để tạo ra nhiều hình tượng thẩm mỹ thật sự thuyết phục được người đọc nhằm mục đích giáo huấn. Có thể nói, sự đổi của xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu thể hiện ở chỗ “lịch sử” trong sự cảm nhận cá nhân mang ý nghĩa khách quan, hiện đại gắn với lối tư duy nghệ thuật mang tính chính
luận, tràn đầy cảm hứng yêu nước, nhân đạo, thế sự nhằm gửi đến người đọc những bài học mang tính giáo huấn.
3.2. Nội dung giáo huấn thực tiễn mang ý nghĩa thời sự
Tính chất dụ ngôn (parable) giống với ngụ ngôn (fable) ở chỗ: cả hai đều có nhiều lớp truyện trong cấu trúc thể loại và mục đích cuối cùng là truyền tải các bài học, nhưng khác nhau ở chỗ: trong xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu, thì tính chất dụ ngôn hóa sử liệu thể hiện ở việc truyền tải các bài học giáo huấn một cách gián tiếp thông qua tấm gương người thật việc thật gắn với nhân vật lịch sử và sự kiện có thật được ghi chép trong nguồn sử liệu. Xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu diễn tả bằng “ẩn ngữ” qua nhân vật lịch sử và sự kiện có thật nhằm mục đích truyền các bài học mang tính giáo huấn về đạo đức, lẽ sống, quy luật tất yếu của lịch sử,... để người đọc nghiệm ra các bài học minh triết, vỡ ra chân lý của đời sống từ lịch sử.
Trong các câu chuyện lịch sử được kể, nhà văn không đẩy các sự kiện lịch sử có thật của quá khứ lên bình diện hàng đầu như xu hướng TTLS bám sát sử liệu, mà hướng tới các bài học giáo huấn được truyền tải mới là mục tiêu hàng đầu của xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu, từ đó người đọc tự suy ngẫm, rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu, các triết lý sống từ lịch sử. Qua nhiều điểm nhìn của người kể chuyện được đan cài, nhiều bài học giáo huấn phong phú, sinh động, sâu sắc, thiết thực được rút ra từ nhiều câu chuyện lịch sử, mang đến cho người đọc nhiều suy ngẫm, trải nghiệm về những bài học giáo huấn được ẩn chứa trong đó. Xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu thường chọn bối cảnh lịch sử rộng, tạo khung cốt truyện, đan cài nhiều lớp truyện với vô vàn những bài học giáo huấn hàm ý, ẩn tàng bên trong hình tượng nghệ thuật là các nhân vật lịch sử có thật được miêu tả dựa trên phông nền lịch sử. Vì thế, lịch sử như một “mã nghệ thuật” để nhà văn suy cảm về những vấn đề thời sự của mọi thời đại, mượn lịch sử để gửi gắm các bài học giáo huấn sâu sắc đến người đọc.
3.2.1. Giáo huấn về lòng yêu nước
Một trong những đổi mới quan trọng của xu hướng TTLS dụ ngôn hóa sử liệu để giáo huấn là lối tư duy chính luận sắc sảo, tràn đầy cảm hứng yêu nước của tác giả, lối viết đậm tính giáo huấn theo chuẩn mực sư phạm, giàu giá trị nhân văn nhằm mục đích giáo huấn về truyền thống yêu nước, chuộng hòa bình, chính nghĩa của dân tộc qua trường kỳ lịch sử. Các bài học giáo huấn được thể hiện qua những lời răn dạy của các nhân vật như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông,...trong “Bão táp triều Trần” của Hoàng Quốc Hải. Trước hết, ta thấy tư tưởng giáo huấn về đạo trị bình, truyền thống yêu nước, chuộng hòa bình, chính nghĩa của dân tộc Đại Việt được thể hiện rõ qua hình tượng nhân vật Trần Cảnh (còn gọi là vua Trần Thái Tông). Sử liệu vẫn còn ghi chép ngắn gọn về đạo đức, nhân cách của vua: “Vua họ Trần, húy là Cảnh [...] là người khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể mở nghiệp, chế độ nhà Trần tốt đẹp [...] vua chọn các
tản quan làm Hà đê chánh phó sứ các lộ, đốc thúc quân lính đắp bờ đê, đào mương lạch phòng lụt hạn [77; 264, 282]. Đây là vị vua luôn quan tâm chăm lo cho dân, luôn trọng dân, lấy dân làm gốc, trọng dụng hiền tài: “Đinh Mùi, năm thứ 16, [...] vua cho mở khoa thi, chọn học trò, chọn được Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn, Đặng Ma La đỗ thám hoa lang; lấy đỗ thái học sinh 48 người [77; 278]. Vua Trần Thái Tông mong quốc thái dân an, khai mở dân trí, hướng thiện, phòng giặc, bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, nền độc lập, tự do của đất nước, vua nói: “một thước, một tấc núi sông, biển đảo đều không được để lọt vào tay quân thù”, “hiếu thiện nhưng rất cương dũng trong việc bảo toàn quốc thể cũng như bảo vệ chủ quyền quốc gia”. Vua răn dạy, nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của mỗi người phải bảo vệ biên giới lãnh thổ của đất nước: “Giang sơn gấm vóc của tiền nhân để lại, mỗi gốc cây ngọn cỏ, mỗi hòn đá viên sỏi từng thấm máu của người mình trải mấy ngàn năm, cho nên một tấc một thước núi sông ta cũng không được phép để lọt vào tay quân thù” [120; 89, 150, 304]. Những lời răn dạy của vua thấm đẫm tư tưởng giáo huấn về truyền thống yêu nước. Một nhân vật lịch sử khác được miêu tả trong tác phẩm này cũng ẩn chứa nhiều bài học giáo huấn về lòng yêu nước thể hiện qua chính hành động và lời nói của nhân vật, đó là nhân vật vua Trần Thánh Tông. Sử liệu ghi chép ông là “người trung hiếu nhân thứ, tôn người hiền, trọng kẻ sĩ [...] cơ nghiệp của nhà Trần được bền vững [...] vua xuống chiếu [...] chiêu tập những người xiêu tán không có sản nghiệp[...] để khai khẩn ruộng hoang, lập điền trang” [77; 287, 291]. Có dân mới có nước, yêu nước là yêu dân, nên vua rất yêu thương dân, ngài “từng bảo ta với các khanh cùng là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui, các khanh lên lấy câu nói ấy mà truyền cho con cháu nhớ lâu đừng quên, thế là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc vậy” [77; 292]. Sử liệu ghi chép vua Trần Thánh Tông là người có tầm nhìn xa trông rộng, khéo léo, kiên quyết trong chính sách đối ngoại để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước: “vua Trần Thánh Tông thừa biết dã tâm xâm lược của nhà Nguyên, nên tuy bề ngoài thần phục nhưng vẫn khẩn trương tuyển mộ binh lương, luyện quân sĩ sẵn sàng sàng đối phó [...] vua Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, nhằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo cớ xâm lược của nhà Nguyên” [49; 110, 111]. Nhìn chung, các bài học giáo huấn chìm ẩn trong các câu chuyện lịch sử gắn với các sự kiện và nhân vật có thật là những chứng cứ hiển nhiên của quy luật lịch sử buộc người đọc phải tin, để từ đó có thêm kinh nghiệm giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống đặt ra. Nhà văn kết hợp vừa miêu tả cụ thể, vừa khát quát các vấn đề lịch sử theo nguyên tắc vừa hư cấu, vừa đối sánh với sử liệu, tạo nên các đặc điểm cấu trúc ổn định của thể loại.
Các bài học giáo huấn về đạo trị bình, truyền thống yêu nước và khát vọng hòa bình của dân tộc Đại Việt còn được thể hiện qua hình tượng nhân vật vua Trần Nhân Tông trong “Bão táp triều Trần” ẩn chứa những tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ, tâm tư, nỗi niềm, tâm sự