Tiểu Thuyết Việt Lam Tiểu Sử – Tiểu Thuyết Lịch Sử Được Viết Theo Lối Kết Cấu Chương Hồi


quan trọng trong việc gây ra sự chú ý cho người đọc khiến cho họ luôn luôn hồi hộp, tò mò phải tiếp tục tìm hiểu các hồi tiếp theo.

Kết cấu của tiểu thuyết chương hồi được kết cấu theo trình tự thời gian đơn tuyến, dấu hiệu dễ thấy ngay khi mở đầu mỗi hồi hoặc mở đầu các đoạn kể là những cụm từ: “Lại nói..., nay lại nói..., hồi bấy giờ…, lúc ấy…, được lặp đi lặp lại như một công thức. Tác giả thường đứng ở ngôi thứ ba để giới thiệu dẫn dắt câu chuyện, nhân vật tự suy nghĩ và hành động. Sau một khoảng thời gian theo dõi các sự kiện trong một hồi, có nhiều nhân vật mới xuất hiện, nhiều sự kiện mới sảy ra, người trần thuật lo sợ người đọc không thể theo dõi tiếp nội dung trong các hồi trước đó, nên thường nhắc lại bằng công thức “lại nói…” giúp cho trình tự các sự kiện được liền mạch.

Nội dung phản ánh của thể loại tiểu thuyết chương hồi rất phong phú và đa dạng. Đó là toàn bộ diễn biến và vận mệnh của đất nước, những vấn đề đấu tranh giai cấp của các tầng lớp, những cuộc đấu tranh phong kiến, ca ngợi các vị lãnh tụ nhân dân có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh đó.

Nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi rất phong phú, ngoài những nhân vật trung tâm đại diện tiêu biểu cho đạo đức phong kiến như các minh quân, các quan lại, khanh tướng, những trọng phu, liệt nữ, còn có những nhân vật đám đông góp phần tạo nên một số lượng nhân vật đông đảo, giúp cho tiểu thuyết chương hồi có quy mô và khí thế hoàng tráng. Các nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi được miêu tả bằng âm mưu, lời đối thoại hoặc bằng cử chỉ (hành động hình dáng), hay những tiếng cười tiếng khóc mà hiểu ra kẻ chung người nịnh, kẻ khí phách kẻ tiểu nhân, kẻ thị tài tầm thường, bậc anh hùng hào kiệt.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết chương hồi là ngôn ngữ khoa chương hoành tráng kết hợp với lối diễn đạt giàu hình ảnh hoa mĩ, tượng trưng ước lệ trong những câu văn đăng đối nhịp nhàng tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt cho thể loại.


3.4. Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử – tiểu thuyết lịch sử được viết theo lối kết cấu chương hồi

3.4.1. Thể loại tiểu thuyết lịch sử

Theo các tác giả cuốn Từ điển văn học (bộ mới), thể loại tiểu thuyết lịch sử là: “Thuật ngữ chỉ một loại hình tiểu thuyết hay tác phẩm tự sự hư cấu lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính” [24,1725].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Thể loại tiểu thuyết lịch sử được coi là một tiểu loại trong thể loại tiểu thuyết chương hồi. Đây là những tiểu thuyết lấy đề tài từ trong sử sách và được viết theo lối kết cấu chương hồi. Trong văn học trung đại Trung Quốc, tiểu thuyết lịch sử xuất hiện khá sớm và phát triển mạnh mẽ. Thể loại này còn được gọi bằng một cái tên khác là tiểu thuyết giảng sử để tránh nhầm lẫn với tiểu thuyết lịch sử thời hiện đại. Thể loại tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ra đời kế thừa những tinh hoa của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc nhưng không phản ánh đề tài phong phú như tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc mà ngay từ đầu đã tập trung phản ánh lịch sử dân tộc. Điều này thể hiện rõ ngay trên nhan đề của tác phẩm tiểu thuyết chương hồi Việt Nam như: Nam triều công nghiệp diễn chí, Thiên Nam liệt chuyện, Hoàng Lê nhất thống chí. Bởi vậy, khi nói đến tiểu thuyết chương hồi Việt Nam là nói đến thể loại tiểu thuyết lịch sử. Nội dung tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thể hiện một thời kỳ lịch sử nhất định với thời gian xác định, những sự kiện nhân vật có thật trên cơ sở đó hư cấu thành một tác phẩm văn chương đích thực.

3.4.2. Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử - Tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chương hồi

Nghệ thuật thể hiện nhận vật trong tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan - 6

Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được tác giả lấy nhân vật, sự kiện từ trong lịch sử rồi hư cấu theo ý đồ sáng tác của mình. Nhan đề Việt Lam tiểu sử được Lê Hoan đặt nhằm phân biệt với chính sử, cũng chính là để khẳng định đây là một tác phẩm văn học chứ không phải


là một tác phẩm lịch sử. Nội dung phản ánh trong tác phẩm xuất phát từ bối cảnh lịch sử nước ta ba mươi năm đầu thế kỷ XV vào thời điểm diễn ra hàng loạt những biến cố trọng đại. Họ Hồ cướp ngôi “làm cỏ” họ Trần, phong kiến Trung Quốc đưa quân xâm lược vào quốc gia Đại Việt với một quy mô lớn vô cùng khốc liệt, từ vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Lê Lợi trải qua bao gian nan thử thách đánh đuổi quân xâm lược lập nên triều Lê - một triều đại hưng thịnh nhất trong triều đại phong kiến Việt Nam.

Cảm hứng chủ đạo nhất trong tiểu thuyết chương hồi là ca ngợi những con người có đóng góp lớn lao đối với sự nghiệp chung của dân tộc, hoặc phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp của tầng lớp nông dân,… Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan đã góp phần ca ngợi công lao to lớn của người anh hùng Lê Lợi lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân trải qua nhiều hi sinh gian khổ cuối cùng đã dành được thắng lợi vẻ vang giải phóng nước nhà lập nên triều Lê. Thái độ ngợi ca của tác giả được gửi gắm ngay trong lời tựa của cuốn Việt Lam tiểu sử: “Cuốn sách đã kể lại cuộc đời Lê Thái Tổ từ nghìn năm trước, nêu cao tên tuổi Lê Thái Tổ tới nghìn năm sau. Đọc sách ấy như thấy bậc vĩ nhân ấy” [26,15].

Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử là một cuốn tiểu thuyết lịch sử được viết theo kết cấu chương hồi gồm có sáu mươi hồi, với những diễn biến trọng đại dồn nén trong 365 trang sách chia làm ba quyển, quyển một có hai mốt hồi, quyển hai có mười chín hồi, quyển ba có hai mươi hồi. Các hồi được xây dựng theo hồi chuẩn hầu hết ở đầu mỗi hồi có hai câu đối ngẫu tóm tắt nội dung và cuối mỗi hồi thường có hai câu thơ thất ngôn mang tính bình luận của “thời nhân” hoặc “hậu nhân” nhằm đánh giá về con người hoặc sự việc vừa được kể trước đó. Đi kèm với hai câu thơ thất ngôn là một lời hẹn. Chẳng hạn:


Ở hồi một mở đầu là hai câu đối “Con cháu nhà Trần cậy mạnh mất nước, cha con họ Hồ ngang ngược chuyên quyền” và kết thúc hồi với hai câu thơ:

Nào biết trăng hoa gây lỡ việc

Ai hay nhan sắc chuyển lay người” [26,18].

Cùng một lời hẹn “chưa rõ chuyện Thiên Bình như thế nào hãy nghe hồi sau phân giải” [26,42].

Hầu hết các hồi đều có kết cấu giống nhau chỉ có một số ít như cuối hồi 23 không có lời hẹn, cuối hồi 33 sau hai câu thơ thất ngôn và lời hẹn, được chép thêm bài thơ thất ngôn Cảm hoài của Đặng Dung, riêng hồi thứ sáu mươi là hồi kết không có thơ thất ngôn mà cũng không có lời hẹn.

Tiếp xúc với tác phẩm Việt Lam tiểu sử, dấu hiệu quen thuộc dễ bắt gặp ở ngay đầu mỗi hồi là các cụm từ “lại nói…”. Khi khảo sát, chúng tôi thấy trong sáu mươi hồi trừ hồi một ra còn lại năm mươi chín hồi đều bắt đầu bằng cụm từ “lại nói” lặp đi lặp lại như một công thức, xâu chuỗi các sự kiện trên một trục thời gian giúp cho người nghe luôn bắt nhịp được mạch kể của câu chuyện, đồng thời khiến cho trình tự của sự kiện được liền mạch tạo nên tính liên kết cho nội dung.

Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết chương hồi thường là mẫu người tiêu biểu cho đạo đức phong kiến: Trung quân, trọng phu, liệt nữ,… mang đầy đủ những chuẩn mực đạo đức phong kiến. Trong Việt Lam tiểu sử, Lê Hoan cũng tập trung khắc họa những đấng minh quân, những khanh tướng như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thiện, Đoàn Phát, Hoàng Tất, Lê Nhị, Lê Khâm hay những liệt nữ như: Mẹ Đoàn Phát, người đàn bà họ Đinh.

Là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối kết cấu chương hồi, Việt Lam tiểu sử có quy mô lớn phản ánh một thời đại đau thương mà hoành tráng của dân tộc. Tác phẩm được coi như bản hùng ca góp phần làm tôn thêm


truyền thống yêu nước, tinh thần quật khởi chống xâm lăng của quân và dân ta trong những năm kháng chiến chống quân Minh.

Tiểu kết

Tiểu thuyết chương hồi là một thể loại thuộc loại hình văn hóa trung đại. Đây là một dạng thức tiểu thuyết trường thiên xuất hiện và phát triển mạnh ở Trung Hoa. Thể loại tiểu thuyết này khi phát triển cực thịnh đạt tới trình độ nghệ thuật cao đã được lưu truyền sang các nước có quan hệ văn hóa lâu đời trong đó có Việt Nam. Mặc dù chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa nhưng tiểu thuyết chương hồi Việt Nam vẫn mang đậm đà bản sắc dân tộc. Các tiểu thuyết gia Việt Nam trong khi tiếp thu mô hình tiểu thuyết Trung Quốc luôn có ý thức kế thừa một cách có chọn lọc các vấn đề có liên quan tới nghệ thuật sáng tạo để phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử dân tộc. Tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử ra đời ở lúc xế chiều của nền văn học trung đại Việt Nam. So với các tác phẩm khác như Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Việt Lam tiểu sử tuy có nhiều điểm chưa bằng nhưng tác phẩm đã phản ánh được những sự kiện lịch sử quan trọng trong một giai đoạn nhất định, đồng thời đánh dấu những bước phát triển về mặt thể loại của tiểu thuyết chương hồi, giúp chúng ta có thêm cơ sở để khẳng định cùng với truyện ngắn, ký, tiểu thuyết chương hồi đã hoàn chỉnh hình thức văn xuôi tự xự thời trung đại. Việt Lam tiểu sử là sự kết tinh của quá trình phát triển lịch sử lâu đời và là sự kết tinh bởi tài năng, tâm huyết của nhà văn Lê Hoan. Tất cả đã làm nên một tác phẩm có nhiều ý nghĩa góp phần làm đa dạng phong phú thêm cho thể loại tiểu thuyết chương hồi Việt Nam.


CHƯƠNG HAI


NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT LAM TIỂU SỬ - TỪ NGUYÊN MẪU ĐẾN HÌNH TƯỢNG VĂN HỌC


2.1. Con đường từ hiện thực đến các hình tượng văn học

Như đã nói ở trên, nội dung chính của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thường phản ánh những vấn đề lớn lao của lịch sử dân tộc. Bắt nguồn từ thực tế lịch sử, hầu hết các tác phẩm tiểu thuyết chương hồi đều ít nhiều phản ánh những hiện thực và tồn tại xã hội. Hiện thực ở trong tác phẩm văn học bao giờ cũng là hiện thực đã được phản ánh qua lăng kính chủ quan của tác giả. Do vậy, hiện thực được phản ánh trong tác phẩm không đồng nhất như hiện thực ngoài đời. Tác giả Phương Lựu trong cuốn Lý luận văn học (tập 1) đã từng nhận định: “Xét đến cùng bất kỳ nền văn nghệ nào cũng hình thành trên một cơ sở hiện thực nhất định. Bất kỳ một nghệ sĩ nào cũng thoát thai từ một môi trường sống nào đó. Bất kỳ một tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ từ những vấn đề trong cuộc sống” [38,81].

Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam là một hệ thống những tác phẩm văn học có đề tài liên quan đến lịch sử từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ thứ XIX, với thời gian dài năm thế kỷ có biết bao sự kiện lịch sử đã xảy ra. Đó chính là cơ hội để các tác giả tiểu thuyết có cơ hội thể hiện một cái nhìn mới “lãng mạn” hơn về con người của quá khứ trong tác phẩm của mình. Đứng trên bình diện của người quan sát, các tác giả tiểu thuyết chương hồi Việt Nam đã trở thành những người thư ký trung thành bám sát từng bước đi của lịch sử. Việt Lam tiểu sử là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo kết cấu chương hồi. Điểm qua một số cuốn tiểu thuyết chương hồi như: Thiên Nam liệt truyện, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long hưng chí. Chúng ta thấy, các tác giả thường tập trung viết về giai


đoạn lịch sử từ nhà Lê trung hưng cho tới khi bị sụp đổ, phong trào Tây Sơn nổi lên rồi bị thất bại và triều Nguyễn thiết lập. Đó là những biến động dữ dội của dân tộc. Nhưng lịch sử Việt Nam luôn dậy lên lắng xuống. Nửa sau thế kỷ XIX không khí lịch sử lại căng thẳng khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Trong không khí ngột ngạt ấy, nếu như các tác giả khác quay về với quá khứ gần thì Lê Hoan lại hướng về quá khứ xa để viết thành Việt Lam tiểu sử. Nội dung chính của thiên tiểu thuyết này phản ánh hiện thực có thật trong lịch sử Việt Nam những năm đầu thế kỷ XV. Đây là một thời kỳ đau thương nhưng quật khởi. Nhân lúc họ Hồ cuớp ngôi nhà Trần gây chính sự phiền hà, giặc Minh đã nhảy vào xâm lược Việt Nam. Được đánh giá là kẻ thù xâm lược tàn bạo nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam, quân Minh đã gây nên những thảm họa to lớn trên tất cả các phương diện đời sống. Chính trong hoàn cảnh bi thương ấy, ý thức về dân tộc được phát huy với sức mạnh chưa từng thấy, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - một cuộc khởi nghĩa gian khổ bậc nhất và thắng lợi cũng huy hoàng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam thời trung đại, cũng từ bối cảnh đó Lê Hoan đã viết nên tác phẩm Việt Lam tiểu sử.

Có thể nói, lấy bối cảnh lịch sử 30 năm đầu thế kỷ XV làm nền cho tiểu thuyết Việt Lam tiểu sử Lê Hoan thực sự là người có con mắt tinh đời. Bởi vì, cho tới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chưa có một bộ tiểu thuyết chương hồi nào phản ánh giai đoạn lịch sử này. Có một điều đáng nói là, con đường hình thành của Việt Lam tiểu sử không giống quá trình ra đời của các tác phẩm trước đây. Ví dụ xem xét con đường hình thành tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, ta thấy hiện thực lịch sử đi thẳng vào tác phẩm nghệ thuật và sau khi tác phẩm ra đời người ta lại dùng nó làm cơ sở cho việc biên soạn các sách chính sử. Tác giả Nguyễn Đăng Na khi tìm hiểu về con đường hình thành của Việt Lam tiểu sử đã sơ đồ hóa như sau:

Việt Nam


Sách sử


Trung Hoa


TPVH

Việt Lam tiểu sử



Dã s(dân gian)


Hiện thc lch s

– XHVN (đầu thế kỷ XV)


Thực địa

(di tích lịch sử)

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 02/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí