Xây Dựng Hình Tượng Con Người Mang Khát Vọng Lịch Sử Theo Nguyên Mẫu


chiến tranh xâm lược, đẩy dân vào cảnh li tán. Ta thấy nhiều tác phẩm miêu tả nhân vật có thật bám sát sử liệu, tái hiện lại các cuộc nội chiến và các cuộc chiến tranh chống xâm lược, nhằm phục hiện lại lịch sử. Ví dụ trong tác phẩm “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác, ta thấy nhà văn chọn lựa các sự kiện lịch sử, miêu tả người anh hùng Nguyễn Huệ lập được “chiến công ban đầu” ở Tây Sơn thượng, rồi giành chiến thắng lẫy lừng tại phủ Phú Yên và phủ Quy Nhơn trong vòng không đầy mười ngày: “Huệ đã chiếm lại toàn phủ Phú yên. Chiến công lẫy lừng đó lần đầu tiên làm chấn động trong nam ngoài bắc […] Ngôi sao Nguyễn Huệ bắt đầu chói sáng suốt chiều dài lịch sử [...] Mấy ngày nay cả phủ Qui nhơn lên cơn sốt... rộn rã...nghe tin chiến thắng” [113; 501]. Ta thấy có nhiều sự kiện lịch sử được tái hiện lại như sự kiện “nông dân khởi nghĩa”, sự kiện Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc đánh dẹp quân Thanh, sự kiện hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ tranh giành đất đai để xác lập ngôi vị với hình ảnh của cậu bé Quang Toản đặt trên mặt thành giữa cuộc chiến khốc liệt để thương lượng…, truyền cho người đọc vô vàn cảm xúc buồn đau, xót thương cùng các nhân vật. Nhà văn đã miêu tả các sự kiện ấy theo tinh thần bám sát sử liệu. Sử liệu vẫn còn ghi chép lại sự kiện hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đánh nhau, tranh giành quyền lực: “anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ mâu thuẫn trong việc chia của, chia đất, đem binh đánh lẫn nhau. Nguyễn Huệ cho quân bao vây thành Quy Nhơn trong vài tháng, Nguyễn Nhạc đóng chặt thành cố giữ [...] Nguyễn Nhạc bèn ở trên thành gọi Huệ mà bảo rằng: Nồi da nấu thịt, lòng em sao nỡ làm thế? Rồi hai anh em cùng hướng vào nhau mà khóc”[49; 246]. Nhà văn còn miêu tả sự kiện đất nước có nguy cơ bị giặc ngoài (quân Thanh) đô hộ phản ánh sâu sắc hiện thực lịch sử thời Tây Sơn: “bọn con cháu nhà Nguyễn đang quấy phá đời sống dân lành trong Gia định. Chúng được vài tên phiêu lưu ngoại quốc và bọn cố đạo Tây Ban Nha, Pháp giúp đỡ” [113; 739]. Khi biết Nguyễn Ánh đã liên minh với người Xiêm, Bồ Đào Nha và người Pháp để chống lại Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã cầm quân ra trận, đánh tan thế trận của Nguyễn Ánh và quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút, rồi tiến quân ra Bắc quét sạch 29 vạn quân Thanh ở Thăng Long, giành chiến thắng hoàn toàn. Nguyễn Mộng Giác miêu tả các sự kiện có thật này theo tinh thần bám sát sử liệu đã ghi chép về sự thật lịch sử Nguyễn Huệ dẫn quân ra Thăng Long đánh đuổi quân Thanh bằng vài dòng ngắn ngủi: “Nguyễn Huệ đem đại quân ra hạ thành Thuận Hóa của quân Trịnh tháng Năm năm Bính Ngọ (1786) và một tháng sau- ngày 25 tháng Sáu quân đội Tây Sơn đã tiến vào cố đô Thăng Long, thực hiện khẩu hiệu phù Lê diệt Trịnh. Sau nhiều chiến thắng lẫy lừng, uy danh của Nguyễn Huệ ngày càng vang dội [...] Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, ngay hôm sau cả quân bộ, quân thủy ra Bắc diệt quân xâm lược Thanh, giải phóng Thăng Long và Bắc Hà” [49; 243, 253]. Một nguồn sử liệu khác cũng ghi chép lại sự thật lịch sử Quang Trung đánh đuổi quân Thanh xâm lược: “với tài dùng binh táo bạo, thần tốc, chưa đầy 5 ngày đêm, đội quân bách chiến bách thắng của Hoàng đế Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh, đập tan hoàn toàn mộng xâm chiếm nước ta của nhà Mãn Thanh” [334; 220, 221]. Đây là sự ghi chép


của sử liệu về sự kiện Nguyễn Huệ đánh tan liên quân của Nguyễn Ánh với Xiêm, Bồ Đào Nha và Pháp: “Nguyễn Ánh chạy thoát ra đảo Thổ Chu, sau chạy sang Xiêm ẩn náu. Năm 1784, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm đem quân đánh Tây Sơn [...] Nguyễn Huệ được lệnh đem quân vào đánh quân Xiêm- Nguyễn Ánh [...] Trận quyết chiến đã diễn ra trên khúc sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, sáng 19/1/1785, Nguyễn Huệ nhử quân địch vào trận địa mai phục sẵn và đánh cho chúng tan tành, chỉ còn vài ngàn quân chạy bộ về nước” [334; 212]. Một nguồn sử liệu khác cũng ghi chép về sự kiện Nguyễn Huệ đánh tan liên quân của Nguyễn Ánh: “Nguyễn Huệ cho quân dừng ở Mĩ Tho [...] quyết định chọn khúc sông Tiền Giang từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến [...] trận chiến đấu quyết liệt bùng nổ. Quân xâm lược Xiêm bị đánh tan tác [...] Tàn quân của Nguyễn Ánh cũng theo giặc bỏ trốn ra nước ngoài [...]. Cuộc xung đột của Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh cùng một số tùy tùng quay trở về Gia Định. Dựa vào sự ủng hộ của các đại địa chủ Hoa kiều, Nguyễn Ánh đã xây dựng được một đạo quân mạnh [...] Nguyễn Ánh tìm cách liên hệ với người phương Tây nhờ giúp đỡ [...] nhiều thương nhân và giáo sĩ phương Tây xem đây là cơ hội quý hiếm có thể can thiệp vào nội bộ nước ta và tìm cách liên hệ với Nguyễn Ánh. Bá Đa Lộc là giáo sĩ Pháp được Nguyễn Ánh tin tưởng và nhờ cậy [...] Bá Đa Lộc đã đi vận động người Pháp, chở sang Gia Định 1000 khẩu súng cùng nhiều binh sĩ Pháp để đánh ra Bình Thuận và Quy Nhơn [...] Quang Trung quyết định tổ chức một cuộc hành quân lớn theo đường núi và đường biển tiến vào Gia Định” [343; 234-250]. Và đây là một nguồn sử liệu khác nữa ghi chép về việc Nguyễn Ánh liên minh với giáo sĩ người Pháp để chống lại đội quân của Nguyễn Huệ: “Giám mục nhận được tin Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định. Khi ấy, ông quyết định giúp Nguyễn Ánh bằng các phương tiện riêng của mình [...] ông trang bị 2 chiếc tàu thương mại, mua khí giới, đạn dược và chiêu mộ người tình nguyện” [174; 395]. Nguyễn Mộng Giác đã miêu tả các sự kiện lịch sử ấy theo tinh thần bám sát sử liệu, tổ chức những lời đối thoại của Huệ với dân làng thể hiện rõ nguyên lí chính nghĩa gắn với yêu nước, chống xâm lược, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, trọng dân, khoan dân, huệ dân trong khi “triều đình […] khủng bố, đàn áp qui mô tái lập trật tự, thu vét số thuế thiếu” [113; 174].

Trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, nội dung quan trọng là nguyên lí chính nghĩa gắn với yêu nước, chống xâm lược, trừ bạo, dẹp bọn tham tàn bạo ngược làm hại dân, để mang lại cuộc sống hòa bình, ổn định, thịnh vượng cho dân được thể hiện sâu sắc trong nhiều tác phẩm. Ví dụ như trong “Sông Côn mùa lũ”, bức tranh hiện thực lịch sử của giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 được tái hiện lại với nhiều biến động, cụ thể là các cuộc nội chiến giành quyền lực, nhân dân phải sống trong cảnh lầm than khổ cực, các thế lực thù địch bên ngoài và bọn cơ hội quốc tế đang có dã tâm xâm lược nước ta. Đó là sự kiện Trịnh- Nguyễn phân tranh, vua Lê – chúa Trịnh gây ra cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực, giặc ngoài nhòm ngó nước ta, nhân dân khốn khổ, rơi vào cảnh loạn lạc, ly tán. Nguyễn Mộng Giác đã miêu tả các sự kiện lịch sử ấy theo tinh thầm bám sát sử liệu, đây sự


ghi chép của sử liệu: “trăm họ đói khổ”, “Được tin nghĩa quân Tây Sơn hoạt động, gây nhiều khó khăn cho chính quyền chúa Nguyễn, lại biết nội bộ chính quyền chúa Nguyễn đang bất hòa, suy yếu, chúa Trịnh Sâm quyết định cho quân đánh vào Nam [...] chúa Nguyễn xin chúa Trịnh bãi binh nhưng quân Trịnh vẫn ào ạt tiến vào chiếm Phú Xuân” [343; 229-231]. Sử liệu còn ghi chép về sự kiện vua Lê bán nước cụ thể thế này: “theo sự chỉ đường của vua tôi Lê Chiêu Thống, quân Thanh ồ ạt vượt biên giới tiến vào nước ta [...] quân chủ lực của nhà Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy theo Lê Chiêu Thống vào Thăng Long, bố trí đồn lũy canh phòng” [343 ; 240], trong khi đó Nguyễn Mộng Giác bám sát sử liệu, đặc biệt tôn trọng lịch sử, miêu tả sự kiện vua Lê Chiêu Thống bạc nhược, hèn mạt, rước quân Thanh vào, làm nước ta đứng trước nguy cơ bị mất chủ quyền: “Vua Lê hãy còn ở Thăng long. Vua Thái Đức ở Hoàng đế thành. Thiên hạ hiện chia hai trên danh nghĩa, và chia tư trên thực tế. Bốn trung tâm quyền lực là Thăng long, Phú xuân, Qui nhơn và Gia định” [113; 1125]. Trước hoàn cảnh mâu thuẫn giữa tầng lớp thống trị và bị trị ngày càng sâu sắc, Nguyễn Huệ đã kéo quân ra Bắc với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” để dẹp yên nội loạn trong nước. Sử liệu đã ghi chép lại hiện thực lịch sử này: “xã hội rối loạn, nội bộ triều đình Lê- Trịnh lại lục đục, mâu thuẫn. Quyền hành của vua Lê càng bị thu hẹp, Trịnh Sâm chuyên quyền tàn bạo [...] Trịnh Sâm vì mê Đặng Thị Huệ mà bỏ bễ việc triều đình. Quyền hành rơi vào tay bè phái của Đặng Thị Huệ” [343; 236], “Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ triều đình Lê- Trịnh” và “đánh tan thế lực của chúa Trịnh” [343; 234-237]. Nguyễn Mộng Giác miêu tả hoàn cảnh lịch sử ấy đã khiến quân Tây Sơn phải mở các cuộc tấn công dẹp nội loạn, thống nhất giang sơn, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ cuộc sống yên bình, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Hiện thực lịch sử thời ấy rối ren với các sự kiện có thật mà nhiều tài liệu còn ghi chép: đó là sự kiện chúa Trịnh Sâm “mê nhan sắc của Tuyên phi (Đặng Thị Huệ), mà phế trưởng lập thứ”, đưa con thứ là thế tử Trịnh Cán lên ngôi, làm dân bất bình, các phe phái nổi loạn; rồi cuộc xâm lược của nước ngoài (quân Thanh) dưới sự giúp sức của bọn nội gián trong nước. Giữa lúc ấy, Nguyễn Huệ tập hợp quân sĩ áo vải trong phong trào Tây Sơn, tiến hành cuộc khởi nghĩa nông dân, dẹp nội loạn trong nước. Đặc biệt là cuộc xâm lược của quân Thanh đã bị quân Tây Sơn chặn đứng. Nguyễn Huệ đã chỉ đạo quân sĩ đánh bại 29 vạn quân Thanh, đuổi chúng khỏi bờ cõi nước ta, hướng tới việc thống nhất đất nước. Sau đó, Nguyễn Huệ trở về Nam theo lệnh của vua anh là Nguyễn Nhạc. Nguyễn Mộng Giác không né tránh khi nói về góc khuất lịch sử, sự bất hòa giữa Huệ và người anh của mình- Nguyễn Nhạc. Nguyên lí chính nghĩa còn thể hiện trong mối quan hệ giữa con người với con người dựa trên tình yêu thương và đạo lí nhân loại. Đạo lí lớn lao, cao cả nhất của người lãnh đạo như Nguyễn Huệ là đặt vận mệnh của quốc gia dân tộc và lợi ích của nhân dân lên trên hết. Huệ phải hi sinh tình cảm gia đình thiêng liêng cao quý để thực hiện khát vọng lớn, làm yên dân: “Nếu thật cần phải làm cho thiên hạ sống yên vui đến muôn đời, thì có thể cắn răng dứt bỏ tình anh em”và “anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đánh nhau”, gây cảnh “nồi da xáo thịt” [113; 1128- 1132]. Huệ rơi vào


tâm trạng cô đơn hơn bao giờ hết: “Nguyễn Huệ chưa bao giờ cảm thấy cô đơn như vậy! Trước khi quyết định một việc liên hệ đến sinh mệnh bao nhiêu vạn người, đảo lộn cả lịch sử, xáo động cả tình ruột thịt, rúng động cả lòng người, ông lại cảm thấy cô đơn và yếu đuối” [113; 947]. Cuộc tấn công của Nguyễn Huệ vào Qui Nhơn sẽ gây cảnh anh em chia lìa, tan vỡ trong gia đình. Lịch sử đã thôi thúc Huệ phải biến “Phú xuân trở thành kinh đô của một nước Nam thống nhất”, nên cuộc tấn công, vây phủ Qui Nhơn là một điều tất yếu phải xảy ra [113; 1126]. Huệ lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, vô cùng khó xử. Cuộc chiến giằng co quyết liệt giữa hai anh em Nhạc- Huệ diễn ra dai dẳng cả tháng, Huệ cho quân đắp núi đất cao để đặt đại bác bắn vào. Nhạc chờ binh viện không được, tuyệt vọng, buộc phải bế con trai của Nguyễn Huệ là Quang Toản “lên mặt thành kêu khóc để gợi tình máu mủ”, hạ mình kêu gọi hòa giải. Huệ không thể cầm lòng, trái tim nhạy cảm, yếu mềm và những xúc động bản năng của tình phụ tử đã thôi thúc ông hạ vũ khí, ra lệnh giải vây, thương lượng với vua anh Nguyễn Nhạc. Nhạc phải “nhường Quảng Nam cho Huệ, lấy Bến Ván làm ranh giới ngăn cách” đất của hai anh em. Qua đó, ta thấy nhân vật có thật luôn gắn với tên tuổi, tiểu sử,...mà tác giả không hư cấu một cách tùy tiện, không phản ánh sai bản chất lịch sử theo những gì chính sử ghi chép. Như vậy, việc phục dựng nhân vật lịch sử có thật để miêu tả con người là việc tất yếu, quan trọng. Các sự kiện lịch sử và các nhân vật có thật ấy đóng vai trò trung tâm để nhà văn sắp xếp, tạo tái hiện lại hiện thực lịch sử và số phận, cuộc đời của những con người có thật trong quá khứ một cách sống động. Nguyễn Mộng Giác đã tổ chức “chuỗi sự kiện hữu hạn có tính liên tục để miêu tả tính cách, số phận nhân vật lịch sử có thật, gây hấp dẫn cho người đọc” [271; 65]. Qua các sự kiện ấy, ta có thể khẳng định TTLS là tiếng nói về hiện thực cuộc đời, là sự khát khao về các quyền của con người, về hòa bình, độc lập, tự do, bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc của nhân loại. Qua tác phẩm, người đọc thấy được sự khao khát về công lý chính nghĩa, khát vọng về tình yêu cái đẹp, những vui buồn, được mất, cách nghĩ, cách cảm của con người trước những bước ngoặt lịch sử và những suy tư của nhà văn về số phận con người… Nhìn chung, ta thấy TTLS bám sát sử liệu yêu cầu cao về sự thống nhất hoàn toàn trong chiều sâu quan điểm thẩm m của nhà văn với nội dung của các sự kiện lịch sử được nhà văn nhận thức, suy ngẫm một cách chân thực, sâu sắc, miêu tả sinh động, phong phú, đa dạng, độc đáo, mới lạ. Xu hướng TTLS bám sát sử liệu miêu tả các tấm gương yêu nước qua hình tượng các bậc anh hùng tài trí hết lòng vì nước, đoàn kết muôn dân, xây dựng đất nước độc lập, tự chủ, giàu mạnh.

Tóm lại, xu hướng TTLS bám sát sử liệu đặc biệt quán triệt tư tưởng trung thành với lịch sử, đảm bảo nguyên tắc không xuyên tạc “lịch sử chính trị” của đất nước theo chiều hướng tiêu cực. Để khắc phục tính hàn lâm, khô cứng của chất liệu sáng tác từ các tư liệu lịch sử của khoa học lịch sử, càng về sau ta thấy có nhiều nhà văn hư cấu lịch sử theo nguyên tắc thể loại, không né tránh những góc khuất lịch sử bằng tư duy tiểu thuyết. Xu hướng này góp phần tạo nên bức tranh phong phú đa dạng của TTLS Việt Nam đương đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


2.2.2. Xây dựng hình tượng con người mang khát vọng lịch sử theo nguyên mẫu

Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ thể loại - 6

2.2.2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người

Xu hướng TTLS bám sát sử liệu miêu tả những con người có thật trong lịch sử để nhà văn tái hiện lại hiện thực lịch sử, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan và những tình cảm thẩm mỹ khi khám phá hiện thực đời sống, miêu tả các kiểu tính cách trong vô vàn các mối quan hệ xã hội qua các tiến trình lịch sử, hướng người đọc vươn tới những khát khao về cái đẹp hoàn thiện, toàn diện. Lý luận văn học khẳng định: “Con người là nội dung quan trọng nhất của văn học” và “nhân vật là hình thức thể hiện con người” [272; 114- 118]. Khái niệm nhân vật rất rộng, trong mục này, tôi chỉ xoáy sâu vào các “nhân vật người” có thật.

Bàn về vấn đề con người, các nhà văn quan tâm đến đời sống tinh thần, nội tâm và quá trình phát triển tâm lý theo bản năng tự nhiên của con người, coi con người có thể thay đổi bản chất, tính cách theo môi trường, hoàn cảnh. Vì thế, trong TTLS bám sát sử liệu, con người là đối tượng trung tâm, đối tượng thẫm mĩ thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn về hiện thực cuộc sống. Xu hướng TTLS bám sát sử liệu đã miêu tả sâu sắc, chân xác hiện thực lịch sử, lẽ sống lớn, lý tưởng cao đẹp của dân tộc và thời đại gắn với những con người có thật của quá khứ trong cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự đời tư cũng dần được quan tâm. Các nhà văn khám phá vẻ đẹp của những con người có thật đã lùi xa vào quá khứ lịch sử trong mối quan hệ với tập thể, cộng đồng, quần chúng nhân dân trước các biến cố lớn của lịch sử. Một số nhà văn đổi mới thể loại khi khám phá nhân vật có thật trong đời tư thế sự của cuộc sống sinh hoạt mộc mạc, bình dị, thường nhật gắn với số phận cá nhân. Quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn thể hiện xu hướng khám phá, hư cấu sáng tạo thẩm mỹ trong lĩnh vực miêu tả, phân tích, cắt nghĩa, nhìn nhận, suy cảm, lí giải, đánh giá về con người theo chiều sâu, trong tất cả các mặt tốt xấu, cao thượng, thấp hèn, nghiêm túc, buồn cười, bi hài…. Những con người có thật của quá khứ được khám phá trong cái nhìn đa diện, nhiều chiều, từ con người thế sự với bản năng tự nhiên đến con người xã hội gắn với phần tiềm thức, vô thức và hữu thức. Có thể nói, những con người có thật của lịch sử đi lại, nói năng, giao tiếp, đối thoại, nói cười… sống động trong TTLS đã trở thành cầu nối đời sống quá khứ với cuộc sống đương đại hôm nay. Một bức tranh hiện thực sâu rộng phát triển theo quy luật lịch sử với tất cả các mặt tốt xấu, tích cực hay tiêu cực gắn với những con người có thật và đời sống quá khứ đã từng diễn ra một lần trong lịch sử, không lặp lại ấy được các nhà văn làm sống dậy trong nhiều tác phẩm bằng quan điểm nghệ thuật thẩm mỹ, có sức lay động sâu sắc trong tâm hồn người đọc. Khi TTLS đi thẳng vào các sự thật khuất lấp tiêu cực của lịch sử, nói về những sai lầm của những con người có thật trong quá khứ, điều này không có nghĩa là phủ nhận các thành tựu trong quá khứ, mà làm cho bức tranh về hiện thực lịch sử hiện lên cụ thể, toàn diện hơn. Quan trọng nhất là người đọc hôm nay soi vào đó để truy tìm chân lý thời đại, chắt lọc, phát huy các giá trị nhân văn, nhân đạo, giàu “tính người” để sống nhân ái, lương thiện, tiến bộ, tránh lặp lại sai lầm, thất bại của lịch sử.


Các nhà văn thể hiện nhiều cách nhìn mới, toàn diện, phong phú, đa dạng, phức tạp về những con người có thật của lịch sử trong nhiều mối quan hệ xã hội, gắn với vận mệnh quốc gia dân tộc, trách nhiệm công dân và trong cuộc sống đời tư bằng thái độ khẳng định, ca ngợi, trân trọng, nâng niu, đề cao các mặt tích cực hoặc lên án, phê phán, tố cáo, phủ định các mặt tiêu cực, bất thiện trong con người. Những con người có thật trong lịch sử đã trở thành hình tượng nghệ thuật trung tâm của các tác phẩm, được khám phá cả từ phương diện con người xã hội mang khát vọng lịch sử và từ góc nhìn đời tư thế sự đa chiều gắn với con người tự nhiên bản năng với tất cả các sự thật trong tâm hồn, kể cả các phần sáng tối, khuất lấp mà lịch sử không ghi chép. Đặc biệt, sự miêu tả con người từ góc nhìn thế sự đời tư thể hiện sự cách tân của các nhà văn. Các nhà văn quan niệm con người phải có đời sống tinh thần phong phú, có chiều sâu suy nghĩ nội tâm, có các trạng thái tâm lý, tình cảm, cảm xúc đa dạng, phức tạp trước mỗi sự kiện, biến cố của lịch sử mà họ phải chú trọng miêu tả, thể hiện con người một cách toàn diện, chân thực nhất. Xoáy sâu vào các mặt này, các nhà văn đã thể hiện sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, có những cách nhìn nhận, khám phá mới so với những giai đoạn trước. Vấn đề con người là vấn đề trung tâm của TTLS để các nhà văn bày tỏ quan điểm, nhận thức, đối thoại với lịch sử, đời sống quá khứ, để tìm ra các bài học giàu triết lý nhân sinh cho cuộc sống đương đại .

Trước đây, con người chỉ được miêu tả bằng vài nét phác họa trong đoàn thể quần chúng nhân dân, ít được miêu tả về mặt thế sự đời tư và số phận cá nhân. Nhưng từ sau Đổi mới (1986), các nhà văn chú trọng rất nhiều đến việc miêu tả cuộc sống đời thường của con người và số phận con người trong cơn lốc xoáy của lịch sử, làm cho lịch sử trở nên dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Nhà văn có thể miêu tả hiện thực đời sống và con người có thật trong quá khứ một cách thẳng thắn thành thật, công khai và khách quan về tất cả những điều tốt đẹp, thiện đức của con người, cho thấy sự thống nhất giữa chân lý nghệ thuật và chân lý lịch sử gắn với chân lý đời sống.

2.2.2.2. Chuyện đại sự với hình tượng con người mang khát vọng lịch sử theo nguyên mẫu

Trong TTLS bám sát sử liệu, nhân vật là hình thức để thể hiện con người, đặc biệt là hình tượng con người xã hội gánh vác sứ mệnh lịch sử được miêu tả theo đúng nguyên mẫu được ghi chép trong sử liệu, đặt trong những môi trường, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Con người xã hội mang sứ mệnh lịch sử luôn vượt lên trên mọi thử thách gian khổ khốc liệt của chiến tranh, buộc phải chọn lựa hoặc sự sống, hoặc cái chết. Qua đó, nhân vật bộc lộ sâu sắc những tình cảm thẩm mỹ, vẻ đẹp tâm hồn và những phẩm chất anh hùng, đạo đức cách mạng trong sáng. Đó là tình yêu thương đồng bào, lòng yêu nước, sự kiên định, trung thành, hi sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền của đất nước. Qua đó, các nhà văn khẳng định, ca ngợi, trân trọng, nâng niu, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, tài năng, tính cách, đề cao vai trò, vị trí của con người Việt Nam theo lối tư duy chính luận, phù hợp quy luật lịch sử và thời đại.


Con người mang khát vọng lịch sử gắn cuộc đời mình với vận mệnh của quốc gia dân tộc, được khắc họa rõ nét trong mối quan hệ với đời sống tập thể của quần chúng nhân dân. Họ là những người vua hiền tướng giỏi, các bậc anh hùng hào kiệt giữ vai trò lãnh đạo triều chính, điều hành mọi việc trọng đại của đất nước. Họ là những con người có tài năng xuất chúng, khí phách anh hùng, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ chủ quyền, lợi ích của đất nước trước sự xâm lược của giặc ngoài. Đó là những con người có tư tưởng lớn, luôn hướng thiện, có khát vọng đổi mới, khao khát xây dựng một đất nước giàu mạnh. Điều này được thể hiện rõ qua các nhân vật như Nguyễn Huệ trong “Tây Sơn bi hùng truyện”, Nguyễn Công Trứ trong “Thông reo Ngàn Hống”, Đinh Bộ Lĩnh trong “Mười Hai Sứ Quân”, Lê Lợi trong“Hào kiệt Lam Sơn”, … Nhìn chung, nhân vật trong xu hướng này được đặt vào những câu chuyện đại sự mang tính sử thi và chưa được phân tích sâu về mặt tâm lý bên trong, tính cách chưa được khắc họa rõ nét mà thiên về miêu tả hành động của nhân vật.

Xu hướng TTLS bám sát sử liệu chú trọng miêu tả nhiều nhân vật có thật với nhiều dáng vẻ, chân dung, tính cách, số phận rất khác nhau. Mỗi nhân vật được khắc họa rõ nét với các đặc điểm riêng, không chồng chéo, không lặp lại nhau. Nhiều bức chân dung nhân vật được khắc họa rất đẹp, độc đáo, cuốn hút người đọc trong bản chất tính cách, hành động, suy nghĩ của chính nhân vật. Các nhà văn khám phá nhân vật qua nhiều góc nhìn, nhân vật hiện lên với tư cách con người xã hội gánh vác sứ mệnh lịch sử, được miêu tả sống động trong đời sống chung. Qua các hình tượng nghệ thuật, các nhà văn đề cao vai trò của những cá nhân làm nên lịch sử, khẳng định, ca ngợi lòng yêu nước, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước phát triển giàu đẹp. Nhân vật trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu là những con người có thật đã từng sống ở một giai đoạn lịch sử cụ thể, được nhà văn miêu tả sát đúng nguyên mẫu để khái quát hiện thực lịch sử và thể hiện quan niệm thẩm mỹ. Hình tượng con người xã hội mang khát vọng lịch sử được khái quát từ những con người có thật, rất cụ thể, sinh động, kết tinh các vấn đề của thời đại và con người nói chung, là bức thông điệp đối thoại thẩm mỹ. Nhân vật có thật được miêu tả trên các mặt hành động, suy nghĩ nội tâm, ứng xử, ngôn ngữ đối thoại để bộc lộ bản chất tính cách con người. Hành động, ngôn ngữ, việc làm của nhân vật diễn tả sâu sắc tính cách, phẩm chất, tư cách, lí tưởng của nhân vật, thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện... Mỗi hành động sẽ làm sáng tỏ nội tâm nhân vật, đây là một sự tư duy logic khá phổ biến của các nhà văn trong việc miêu tả nhân vật.

Trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu, hình tượng con người xã hội mang khát vọng lịch sử luôn ý thức sâu sắc bổn phận, trách nhiệm công dân được miêu tả theo đúng nguyên mẫu trên tinh thần trung thực với lịch sử, ít hư cấu. Nhân vật lịch sử có thật và các biện pháp nghệ thuật là hình thức để nhà văn phản ánh hiện thực đời sống và thể hiện những con người có thật trong quá khứ. Nhiều nhà văn trung thành với lịch sử, miêu tả các sự kiện và nhân vật có thật bám sát theo sự ghi chép của sử liệu, chỉ hư cấu thêm một số tình


tiết, yếu tố nhỏ phù hợp để tăng sức hấp dẫn, thú vị cho các câu chuyện lịch sử, làm giảm bớt tính khô khan của sử liệu để tác phẩm thật sự trở thành một sinh mệnh nghệ thuật, làm lịch sử hiện lên cụ thể, chân xác hơn. Đây là lối tư duy nghệ thuật đúng đắn của người viết TTLS, vì họ đang viết với tư cách của một nhà văn, nên sự kết hợp hai yếu tố hư cấu và lịch sử trong cấu trúc thể loại là nguyên tắc quan trọng và cần thiết. Những điều này được thể hiện rõ trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật ở nhiều tác phẩm như vua Quang Trung anh minh sáng suốt trong “Sông Côn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác và “Tây sơn bi hùng truyện” của Lê Đình Danh; nữ tướng Triệu nương bất khuất, kiên cường trong “Bà Triệu” của Hàn Thế Dũng; danh tướng Trần Hưng Đạo trong “ ươm thần Vạn Kiếp” của Ngô Văn Phú; vua Lê Lợi – một thiên tài quân sự trong “Lê Lợi” của Hàn Thế Dũng; Đinh Bộ Lĩnh sáng suốt, mưu lược trong “Đinh Bộ Lĩnh” của Hàn Thế Dũng; Lý Công Uẩn nhân ái, nhìn xa trông rộng trong “Lý Công Uẩn” của Ngô Văn Phú; Nguyễn Trãi trung hiếu, yêu nước thương dân trong “Vực hiểm chốn thâm cung” của Duy Phi (viết theo các chương)… Họ là những vị anh hùng đại diện cho chân lí thời đại, thực hiện khát vọng của nhân dân, đấu tranh cho công lí chính nghĩa, thực hiện sứ mệnh lịch sử giao phó, viết lên những trang sử hào hùng của dân tộc. Nhiều nhà văn miêu tả tài năng, đức độ, sự cống hiến, hi sinh và những đau thương, mất mát của con người mang khát vọng lịch sử gắn với các cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc, biên giới, lãnh thổ của đất nước. Qua đó, ta thấy dường như TTLS muốn gửi đến thế hệ bạn đọc hôm nay và muôn đời sau một bức thông điệp thẩm mỹ, thiêng liêng, cao cả: Hãy biết ơn quá khứ, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để đổi lấy cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc cho chúng ta hôm nay! Từ đó, con người hiểu sâu sắc, thấm thía giá trị của hòa bình, có ý thức gìn giữ hòa bình, phát huy các di sản văn hóa tinh thần và vật chất của các thế hệ cha ông để lại, giữ gìn truyền thống yêu nước, nhân đạo của dân tộc Việt Nam, bảo vệ chủ quyền của đất nước, có ý thức xây dựng, đất nước phát triển giàu mạnh.

Nhân vật trong xu hướng TTLS bám sát sử liệu chủ yếu là kiểu nhân vật hành động, chủ yếu là nhân vật có thật giữ vai trò chính- trung tâm. Kiểu nhân vật này được tập trung miêu tả theo đúng nguyên mẫu, khắc họa ở phương diện ngoại hình, lời nói, hành động và nhà văn thường dồn nhân vật vào các trận chiến kịch tính gắn với lý tưởng bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, tự do của quốc gia dân tộc. Ví dụ như để tô đậm hiện thực lịch sử và khám phá nhân vật Nguyễn Huệ từ phương diện con người xã hội mang sứ mệnh lịch sử trong “Sông Côn mùa lũ”, Nguyễn Mộng Giác tập trung miêu tả nhân vật Nguyễn Huệ để làm sống lại hồn phách, cốt lõi của lịch sử. Nguyễn Huệ được miêu tả sát đúng theo nguyên mẫu, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, táo bạo, bách chiến bách thắng trên chiến trường, mưu trí, sáng suốt, yêu nước thương dân, nhìn xa trông rộng. Nhà văn tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc thể loại, đề cao yếu tố “lịch sử” hơn yếu tố “hư cấu” để xoáy dồn nhân vật lịch sử có thật – Nguyễn Huệ vào các sự kiện có thật gắn với các trận đánh căng thẳng, hồi hộp, kịch tính để làm sống lại không khí lịch sử một cách chân thực. Nguyễn Huệ có

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí