Văn Học Lạng Sơn Và Tiểu Thuyết Lịch Sử Của Nguyễn Trường Thanh


thuyết kiếm hiệp,... Với quan điểm như Dumas và các nhà viết truyện kiếm hiệp, có lẽ không nên xếp tác phẩm của họ vào loại tiểu thuyết lịch sử, vì cái gọi là lịch sử trong đó không thể tin cậy, với những người ít hiểu biết, thứ “lịch sử” đó thậm chí còn làm nguy hại tới nhận thức của họ. Như vậy, chỉ nên coi những truyện thuộc loại coi trọng sự thật lịch sử là tiểu thuyết lịch sử đích thực, bởi ở đó, nhà văn tái tạo lịch sử và với chân dung nhân vật vốn đã định hình một cách trung thực theo quan điểm lịch sử và sự hư cấu nghệ thuật không thể đi quá giới hạn cho phép.

Tiểu thuyết lịch sử được giáo sư người Pháp Dorothy Brevvster và Jonh Bureell trình bày như sau: “Những chuyện đó chỉ là những tiểu thuyết về quá khứ, và chỉ vì nhân nhượng mà tên gọi là tiểu thuyết lịch sử. Gọi theo tên hiệu này hay tên hiệu khác tùy thuộc vào các nhà phê bình định nghĩa, đọc và ưu thích (hay chán ghét) chúng. Vì khi thích một cuốn truyện nào thì nhà phê bình thường muốn đưa nó vào một loại văn học có danh”[6.211]. Như vậy theo quan niệm này tiểu thuyết lịch sử trước tiên là tiểu thuyết viết về quá khứ của một dân tộc, quốc gia nào đó. Và điều quan trọng là tiểu thuyết này phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của người phê bình muốn xếp nó vào loại nào.

Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) thì thể loại lịch sử/tiểu thuyết lịch sử được quan niệm: “Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử này có chứa đựng các nhân vật và các chi tiết hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và sự kiện chính thì được sáng tạo trên các sử liệu xác thực trong lịch sử, tôn trọng lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán phù hợp với giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học lịch sử thường mượn chuyện xưa nói chuyện đời nay, hấp thu những bài học quá khứ, bày tỏ sự đồng cảm với những con người và thời đại đã qua, song không vì thế mà hiện đại hóa người xưa, phá vỡ tính chân thực lịch sử của thể loại này”.[12. 255]


Như vậy, chúng ta có thể thấy rất rõ rằng: Tiểu thuyết lịch sử là những tác phẩm mang trọn đặc trưng của tiểu thuyết nhưng lại lấy nội dung lịch sử làm đề tài, làm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Ở đây, tác giả dựa vào những sự kiện trong quá khứ, hư cấu, tưởng tượng thêm để sáng tạo nên tác phẩm nhằm gây hứng thú cho người đọc. Tiểu thuyết lịch sử tuy mượn đề tài và lấy cảm hứng từ lịch sử nhưng không hề né tránh, xa vời với nhiệm vụ thực tại, thời thế hiện tại. Đúng như Biêlinxki đã khẳng định: Chúng ta hỏi và chúng ta chất vấn những cái đã qua để chúng ta giải thích cho hiện tại và chỉ ra tương lai của chúng ta. Tuy nhiên, mặc dầu lấy những sự kiện những nhân vật trong lịch sử, nhưng các tác giả của tiểu thuyết lịch sử không chỉ trình bày trong cái tư thế lịch sử - mà còn cho chúng ta biết nhiều mặt khác của đời sống con người, thậm chí cả những mặt sinh hoạt mang tính đời tư của nhân vật.

Do đặc trưng của thể loại tiểu thuyết nên quan niệm về tiểu thuyết lịch sử cũng rất phong phú, linh hoạt, mỗi quan niệm thường nhấn mạnh vào một đặc điểm nào đó của thể loại. Có thể dẫn ra một số quan niệm tiêu biểu sau:

Alexandre Dumas, một nhà tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nước Pháp cho rằng “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi mà thôi”. Ở đây Dumas coi sự kiện lịch sử chỉ là phương tiện để nhà văn viết tiểu thuyết gửi gắm tình cảm riêng của mình.

Lucacs, nhà tiểu thuyết lịch sử của Hunggari lại khẳng định: “Nhiệm vụ của tiểu thuyết lịch sử là chứng minh sự tồn tại của một hoàn cảnh và nhân vật lịch sử bằng công cụ nghệ thuật” [7].

Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Trong quá trình sáng tác, các nhà tiểu thuyết lịch sử vừa phải tôn trọng các sự kiện lịch sử, vừa phải phát huy cao độ của hư cấu, sáng tạo của nghệ thuật” [8.164]. Quan niệm này nhấn mạnh mối quan hệ giữa sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tác phẩm tiểu thuyết lịch sử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


Như vậy, cho đến nay quan niệm về tiểu thuyết lịch sử vẫn chưa thống nhất. Người ta vẫn tranh luận về các vấn đề: sự thực lịch sử và hư cấu; độ lùi quá khứ ở lức độ nào, là quá khứ còn đọng lại trong kí ức người đương thời hay kí ức chỉ còn đọng lại trong huyền thoại, thần thoại?...Song, mỗi quan niệm dù nhấn mạnh vào khía cạnh khác nhau của thể loại, chung quy vẫn đề cập đến yếu tố lịch sử và yếu tố tiểu thuyết - hạt nhân cốt lõi trong tiểu thuyết lịch sử. Và như vậy, có thể nói: Tiểu thuyết lịch sử là loại hình tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử làm nội dung chính. Đối tượng của nó là nhân vật, sự kiện, thời kỳ hay tiến trình lịch sử. Đó có thể là quá khứ xa xôi hay một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Nó đòi hỏi người viết vừa phải có kiến thức uyên bác, tỉ mỉ của một nhà sử học, lại vừa phải có khả năng sáng tạo văn học. Có thể kể đến những cuốn tiểu thuyết lịch sử Việt Nam tiêu biểu như: Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô Gia Văn Phái); Trùng Quang tâm sử (Phan Bội Châu); Vua Hàm Nghi, Vua Quang Trung (Phan Trần Chúc); Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ, Lịch sử Đề Thám (Ngô Tất Tố); Ai lên phố Cát (Lan Khai); Việt Nam Lý Thường Kiệt (Phạm Minh Kiên); Rồng đá chuyển mình, Chuyện tình Dương Vân Nga (Hoài Anh); Tướng quân Nguyễn Chích (Hà Ân); Bà Triệu (Hàn Thế Dũng); Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh); Mạc Đăng Dung (Lưu Văn Khuê)…Qua việc nêu tên các cuốn tiểu thuyết lịch sử này, chúng ta có thể khẳng định rằng: Trong đời sống văn học nước nhà, thể loại tiểu thuyết lịch sử đã từng xuất hiện và đã có những thành tựu đáng khẳng định.

Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh - 3

1.2. Văn học Lạng Sơn và tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Thanh

1.2.1. Vài nét khái quát về văn học Lạng Sơn

Như ta đã biết, Lạng Sơn là một tỉnh biên giới vùng miền núi phía Bắc có bề dày lịch sử dựng nước, giữ nước và có nền văn hóa truyền thống lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên mảng văn học thành văn của Lạng Sơn từ xa xưa để lại không nhiều. Theo khảo sát của chúng tôi những tư liệu


còn được lưu giữ được về văn học xứ Lạng còn rất mỏng. Đó chủ yếu là một số bài thơ, bài ký viết bằng chữ Hán, hoặc chữ Nôm của các vị Sứ thần triều đình đi sứ sang Trung Quốc qua Lạng Sơn, cảm tác trước cảnh đẹp và lịch sử hào hùng của xứ Lạng mà viết nên. Trong đó đáng lưu ý có một số bài thơ, bài ký của các tác giả như: Trần Nhân Tông (1258-1308), Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370), Phạm Sư Mạnh (Thế kỷ XIV), Trần Minh Tông (1300- 1357), Phùng Khắc Khoan (1528-1613)…Đặc biệt là các bài thơ, bài ký của các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì viết về Lạng Sơn như: Ngô Thì Sỹ (1726- 1780) làm quan Đốc trấn Lạng Sơn (1777-1780) đã có nhiều bài thơ, bài ký khắc trên đá trong động Nhị Thanh, Tam Thanh, Chùa Tiên và một vài nơi khác ở Tràng Định, Văn Lãng; Ngô Thì Nhậm (1745-1803) - con trai của Ngô Thì Sỹ (đi sứ dưới triều Tây Sơn); Ngô Thì Vị (còn gọi là Ngô Thì Hương 1774-1821) - con trai út của Ngô Thì Sĩ, dưới thời Nguyễn làm quan Hiệp trấn Lạng Sơn (cũng hai lần đi sứ Trung Quốc). Các tác phẩm của dòng họ Ngô Thì viết về Lạng Sơn ngoài sự được lưu lại trên các bia đá ở Lạng Sơn còn được lưu giữ trong Hợp tuyển Ngô Gia Văn Phái. Sau này cũng có khá nhiều tác giả khác là những sứ thần hoặc quan tuần biên qua Lạng Sơn đã để lại khá nhiều tác phẩm văn thơ còn lưu giữ đến ngày nay như của: Phan Huy Ích, Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Du, Trịnh Hoài Đức, Phan Huy Chú, Lý Văn Phúc, Nguyễn Văn Siêu (thế kỷ XVII-XVIII)…Những tác phẩm của các tác giả thời kỳ này chủ yếu ghi lại cảm xúc trước cảnh đẹp và lịch sử hào hùng của quê hương xứ Lạng. Về văn xuôi có cuốn “Lạng Sơn Đoàn thành đồ” của Nguyễn Nghiễm (thế kỷ XVIII) biên soạn (thực chất là một bài nghiên cứu). Thời Pháp thuộc có viên trung tá Le Comte trong cơ quan tham mưu Pháp trực tiếp tham gia chiến đánh Lạng Sơn, khi về Pháp đã viết cuốn sách “Lạng Sơn - tác chiến - tháo lui và điều đình” in năm 1895 - đã ghi lại cuộc đánh chiếm Lạng Sơn của quân Pháp lên Lạng Sơn, với hai lần đều thất bại;


sau đó phải thương lượng với nhà Thanh để ký Hiệp ước Thiên Tân, tới khi chính thức cai quản Lạng Sơn; hoặc bài bút ký “Vùng Cai Kinh - con người và non nước” của Paul Munie - Hội viên Hội nhà văn Pháp (người đã cùng nhà khoa học nổi tiếng Kloni thâm nhập thực tế tìm hiểu đất nước con người Lạng Sơn viết rất công phu và đã được trình bày tại Hội thảo Hội Địa lý Hà Nội (thuộc Pháp) ngày 12-4-1934). Những tác phẩm này tính văn học còn hạn chế nhưng đã ghi lại khá trung thực một số nét về đất nước, con người và các sự kiện lịch sử của Lạng Sơn thời kỳ ấy.

Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, vào giữa những năm 1930, khi hai đồng chí Hoàng Văn Thụ và Lương Văn Tri từ Trung Quốc trở về xây dựng cách mạng ở quê hương, cùng với việc học tập, giác ngộ quần chúng, báo chí đã được sử dụng như một phương tiện hữu hiệu. Theo những nguồn tài liệu thì vào thời điểm này, Tạp chí Du kích quân đã ra đời tại khu rừng Khuổi Nọi giữa chiến khu Bắc Sơn - do đồng chí Lương Văn Tri phụ trách với sự cộng tác của đồng chí Hoàng Văn Thái. Cũng chính những năm đó, từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã mượn hình thức thơ, sli, then… quen thuộc, sáng tác những tác phẩm như: Trăng soi, Đoạn tuyệt, Tèo tàng cách mạng (Con đường cách mạng) có nội dung cách mạng để vận động cách mạng, giác ngộ quần chúng. Những bài trong số đó, sau này được in trong tập Nhắn bạn, lấy tên của bài thơ “Nhắn bạn” nổi tiếng làm tên chung cho cả tập thơ. Có thể coi tập thơ này là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho nền văn học, nền thơ ca Lạng Sơn thời kỳ hiện đại.

Năm 1946 cả nước ta bước vào cuộc kháng chiến anh dũng trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược - thì Lạng Sơn chính là vùng đất đảm nhiệm những trọng trách lớn của lịch sử dân tộc. Chiến thắng Thu Đông 1947, “Đường số 4 anh hùng” với những chiến công vang dội ở Bông Lau, Lũng Phầy, Đèo Khách....; rồi chiến dịch biên giới 1950 - một chiến thắng có ý


nghĩa lịch sử đặc biệt - thực sự đã trở thành nguồn cảm hứng mãnh liệt cho nhiều văn nghệ sỹ có tên tuổi như: Trần Đăng, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Đình Thi... viết nên những tác phẩm xuất sắc, ghi dấu ấn vào trong lịch sử văn học dân tộc. Cũng trong những năm kháng chiến chống Pháp, sự có mặt của nhà văn, nhà giáo Nguyễn Khắc Mẫn ở xứ Lạng đã cho ra đời một số truyện ngắn như: “Cô Thúy”, “Nỗi lòng”, “Lão ăn mày” và đặc biệt tác phẩm “Ông Cốc” của ông được giải khuyến khích Giải thưởng Văn nghệ Việt Nam (1951-1952). Đó chính là một sự đóng góp có ý nghĩa vào sự hình thành và phát triển của văn học Lạng Sơn. Tất cả những yếu tố đó mang một ý nghĩa như một sự ấp ủ, một sự hình thành một nền văn học địa phương Lạng Sơn thời kỳ hiện đại.

Nhưng phải từ sau năm 1954, các cây bút Lạng Sơn mới dần dần xuất hiện nhiều hơn, đều đặn hơn trên văn đàn, báo chí của tỉnh, của khu vực, rồi trong cả nước. Tuy nhiên những sáng tác của các cây bút Lạng Sơn giai đoạn này cũng còn khiêm tốn. Từ những năm 1960, đặc biệt sau khi Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn được thành lập (1968) và Tạp chí Xứ Lạng - cơ quan ngôn luận của Hội ra đời - thì đội ngũ sáng tác Lạng Sơn mới được tập hợp, được bồi dưỡng nghiệp vụ và phát triển mạnh mẽ. Tới nay Lạng Sơn đã có 124 Hội viên của Hội văn học nghệ thuật tỉnh, trong đó có 3 cây bút là Hội viên của Hội nhà văn Việt Nam. Với đội ngũ tác giả khá đông đảo và từng bước đã có những sáng tác có chất lượng cao - nên văn học Lạng Sơn đã thu hút đông sự quan tâm của người đọc và đang có những bước tiến xa hơn, rộng hơn trong sự giao lưu, hòa nhập với dòng văn học của cả nước thời kỳ hiện đại.

Có thể nhận thấy các thể loại văn học của Lạng Sơn phát triển khá đồng đều và đã có một số thành tựu, được bạn đọc chú ý và đánh giá cao. Thơ Lạng Sơn không chỉ bó hẹp trong những vấn đề của cuộc sống và con người xứ


Lạng mà vươn tới những vấn đề chung rộng lớn của đất nước, thời đại. Tâm thế “Đứng trên núi mẹ” (Mã Thế Vinh) với tầm nhìn rộng, xa là tâm thế chung của các nhà thơ thời hiện đại hiện nay. Từ mảnh đất Lạng Sơn “nhìn ra biển rộng trời cao” thấy toàn cảnh đất nước, mạch cảm hứng lịch sử, dân tộc như cũng được khơi mở xa rộng hơn, vươn tới những vấn đề chung của cả dân tộc, đất nước. Chính bởi thế, thơ Lạng Sơn đã gắn bó trực tiếp, chặt chẽ với cội nguồn văn hóa dân tộc. Điều đó tạo cho thơ Lạng Sơn một thế mạnh, một nét riêng, góp vào thơ ca Việt Nam hiện đại những “hương vị lạ”, những mảng màu đặc sắc, đặc biệt trong thơ ca của các nhà thơ dân tộc - những người đã trọn đời tắm gội trong dòng suối trong trẻo của văn học dân gian như: Mã Thế Vinh, Vi Thị Kim Bình, Nguyễn Đức Tâm, Vũ Kiều Oanh, Vi Quốc Hiệp, Lương Định, Đinh Thanh Huyền…

Thể loại văn xuôi của Lạng Sơn cũng đang hướng tới những vấn đề lớn chung của đất nước, của dân tộc. Thế mạnh của những cây bút trẻ mới xuất hiện gần đây là ở khả năng bao quát, phản ánh những vấn đề phong phú, đa dạng nhưng cũng vô cùng phức tạp của cuộc sống hiện đại hôm nay. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao thượng với cái tầm thường, giữa cái tích cực với cái tiêu cực không chỉ diễn ra trong quan hệ xã hội, trong mỗi tập thể cộng đồng nhỏ hẹp, trong từng gia đình, mà trong cả bản thân mỗi con người. Như các nhà văn: Ngọc Mai, Quang Huynh, Nguyễn Duy Chiến… Lạng Sơn là một tỉnh biên giới giầu kỳ tích lịch sử, mỗi tấc đất ở nơi

này đã ghi dấu bao kỳ tích lịch sử của dân tộc. Với niềm tự hào về mảnh đất biên cương, phên dậu của Tổ quốc - với nhiều kỳ tích, sự kiện lịch sử và những người anh hùng trên mảnh đất xứ Lạng nên nội dung đặc biệt được các nhà văn Lạng Sơn quan tâm đó là: Viết về lịch sử đấu tranh oanh liệt của dân tộc và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn. Những tác phẩm viết về đề tài lịch sử của văn xuôi Lạng Sơn đã giúp người đọc - nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai


sau - hiểu biết rõ hơn về lịch sử đất nước, quê hương, mãi mãi tri ân về những con người đã chiến đấu, hy sinh cả thân mình để làm nên lịch sử, cho chúng ta có được cuộc sống tốt đẹp hôm nay.

Văn xuôi Lạng Sơn viết về đề tài lịch sử nói chung và lịch sử đấu tranh cách mạng nói riêng đã có những thành công rất đáng ghi nhận. Đó là những tác phẩm đã gây tiếng vang trong lòng người đọc như: Ngả đường khiếp sợ của Nông Văn Côn, Mũi tên thần của Quang Huynh, Khau Slin hùng vĩ, Trưởng thành trong đấu tranh cách mạng của Hoàng Văn Kiểu (do Vũ Ngoc Chương ghi)… Đặc biệt phải kể đến nhà văn Nguyễn Trường Thanh - người đã viết rất nhiều tác phẩm tiểu thuyết lịch sử và được các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình văn học đánh giá cao, được bạn đọc cả nước đón nhận nhiệt tình như các cuốn (Kỳ tích Chi Lăng, Hoa trong bão, Tướng không phong hàm, Một thời biên ải, Ngôi nhà của cha, Hương ngàn, Hoa bất tử). Đối tượng phản ánh tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Trường Thanh thường là những sự kiện lịch sử của dân tộc gắn liền với mảnh đất xứ Lạng và những người anh hùng, những người con ưu tú của Lạng Sơn. Trong một số tác phẩm của mình - đối tượng phản ánh không chỉ bó hẹp trong phạm vi tỉnh Lạng Sơn mà còn mở rộng ra với những nhân vật và địa bàn hoạt động ở cả một số tỉnh, địa phương khác.

Bên cạnh đội ngũ sáng tác thơ, văn, đội ngũ những người nghiên cứu lý luận phê bình văn học Lạng Sơn cũng từng bước hình thành và phát triển. Đó là sự có mặt của một số cây bút nghiên cứu, lý luận, phê bình, như các tác giả: Hoàng An (Nét đẹp văn hóa thơ văn và ngôn ngữ dân tộc), Lộc Bích Kiệm (Đặc điểm dân ca đám cưới tày-Nùng) Nguyễn Duy Bắc (Nét đẹp văn hóa trong thơ ca Việt nam hiện đại ), Nguyễn Đức Tâm (Cây của đời)… Mảng nghiên cứu lý luận phê bình văn học của Lạng Sơn mặc dù còn non trẻ nhưng đã có những đóng góp đáng kể, góp phần định hướng cho nền văn học nghệ

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí