Những Phong Tục Tập Quán Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc

Có thể nói, sáng tác của Đoàn Hữu Nam không chỉ hấp dẫn người đọc khi tác giả biết “kết hợp hiện thực với phiêu bồng triết luận, lấy hiện thực làm nền chắp cánh cho phiêu bồng triết luận, lấy phiêu bồng triết luận tôn cao hiện thực, làm mềm hoá hiện thực” mà quan trọng hơn đó là việc lí giải đến tận cùng một hiện thực về nạn thổ phỉ đã từng tồn tại trong lịch sử đấu tranh giữ nước giữ làng của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Bên cạnh nhiều đóng góp và thành công đáng khẳng định như trên đã nói, khi viết về hiện thực đấu tranh tiễu phỉ của đồng bào miền núi, Đoàn Hữu Nam cũng còn có những hạn chế nhất định. Trước hết về cách triển khai mạch truyện, tác giả còn nặng về lối viết "chuyện kể", diễn biến của cốt truyện chịu sự chi phối “cái nhìn của Thượng đế - tác giả” (Inrasara) . Đây cũng là hạn chế khá phổ biến của văn học viết về lịch sử và cách mạng mà Đoàn Hữu Nam cũng chưa thể vượt thoát. Bên cạnh đó, nhà văn cũng chưa chú ý đúng mức tới các chi tiết văn học. Một số chi tiết trong tác phẩm thường chưa làm người đọc phải nghĩ, phải nhớ, in đậm dấu ấn. Hoặc một số chi tiết trở lên quen thuộc khi viết về đề tài này, như: “Trên cây cơi lủng lẳng hai xác chết”, “Trong hang, trên cái sạp kê chắc chắn, Lùng và San đang nhồm nhoàm gặm thịt…” [25] khiến người đọc cảm thấy nhàm chán khi tiếp cận những tác phẩm cùng đề tài.

Cũng như các nhà văn viết về dân tộc và miền núi, Đoàn Hữu Nam chủ yếu khai thác đề tài về con người miền núi, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, nét đẹp truyền thống văn hóa, vẻ đẹp tâm hồn trong con người miền núi. Hiện thực cuộc sống miền núi luôn luôn xuyên suốt trong các tác phẩm của nhà văn Lào Cai này. Với vốn sống tích trữ gần bốn mươi năm gắn bó với miền núi, với đồng bào, bằng tư duy nghệ thuật và cách khái thác riêng biệt ông đã xây dựng được nhiều tác phẩm văn học mang ý nghĩa khái quát, cắt nghĩa được những vấn đề gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số

miền núi. Đặc biệt, Đoàn Hữu Nam đã phản ánh thành công một hiện thực

lịch sử gắn liền với lịch sử dân tộc đó là truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc thông qua việc phản ánh thời kỳ tiễu phỉ của một số dân tộc thiểu số miền núi ở phía Bắc nước ta. Đây là một đóng góp đáng trân trọng của nhà văn khi bồi đắp thêm cho dòng chảy của văn học dân tộc và miền núi những mảng hiện thực đa dạng, nhiều sắc màu để tạo nên tấm thổ cẩm rực rỡ hoa văn của văn học dân tộc và miền núi.

2.1.2. Những phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc

Văn xuôi dân tộc và miền núi đi sâu miêu tả, khắc họa đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của con người miền núi. Đó là những phong tục tập quán mang những nét đặc trưng của các dân tộc thiểu số. Các tác giả chủ yếu tiếp cận phản ánh các mặt đời sống tinh thần của các dân tộc, làm rạng lên những nét riêng, độc đáo trong các lễ hội, trong cách trang trí nhà cửa, hay trong các tập tục diễn ra trong cuộc sống của đồng bào. Các nhà văn đã tập trung miêu tả những phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số trong đời sống lao động, trong sinh hoạt, vui chơi, và các hoạt động tín ngưỡng với những nét tâm lý riêng của mỗi dân tộc. Sự phong phú ấy đã phản ánh sự đa dạng của bản sắc văn hoá tộc người. Ở đó người đọc sẽ ngỡ ngàng trước “những lớp trầm tích về lịch sử, về văn hoá được bảo lưu qua lời ăn tiếng nói, qua phong tục tập quán và phương cách ứng xử” [41, tr. 114] . Mỗi dân tộc đều có những nét riêng, đó là nét đặc thù mang dấu ấn khu biệt của mỗi cộng đồng.

Có thể nói, thông qua việc phản ánh các phong tục tập quán của dân tộc thiểu số, các nhà văn đã đáp ứng phần nào nhu cầu tinh thần của cộng đồng các dân tộc, “khơi dậy và nuôi dưỡng tình cảm, khát vọng xây dựng, giữ gìn nét đẹp văn hoá của các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại” [41, tr. 114.].

Trong tiểu thuyết của mình, nhà văn Đoàn Hữu Nam đã chú ý đến nếp sống, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Đó là vẻ đẹp của cô gái dân tộc Giáy được miêu tả một cách tinh tế qua trang phục cổ truyền “màu hồng của

tấm áo được màu xanh của đường viền theo dọc đường tà, quanh cổ, cánh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

tay, làm cho màu áo nổi lên như hoa đào đương độ. Chiếc quần vải màu hồng đi cùng với chiếc áo sẽ tôn cô lên thành một thiếu nữ Giáy đài các, khoẻ khoắn. Bộ quần áo này Lin đã tranh thủ cặm cụi cắt may đúng ba mươi mốt ngày. Chỉ nguyên mấy cái cúc áo thôi, cô đã mất bẩy ngày tỉ mẩn cắt nhỏ từng sợi vải, vê tròn thành dây, thắt lại, làm thành những chiếc cúc xinh xinh. Tiếp theo, những dây vải khác được gấp lại, khâu vào áo làm khuy. Hàng khuy, cúc nép vào vạt áo từ cổ xuống nách, xuống vạt, khiến cái áo vừa kín đáo, vừa phô ra bộ ngực khoẻ mạnh, đầy đặn. Và kia, bông hoa bằng chỉ hồng nổi lên trên nền đen của gấm, làm cho đôi giầy toát lên vẻ tao nhã, sang trọng. Bộ trang sức bằng bạc, gồm vòng cổ, vòng tay, xà tích, hoa tai ánh lên lấp lánh. Bộ quần áo, giày, đồ trang sức này được Lin say sưa làm, say sưa sắm sửa với khát khao của người thiếu nữ muốn làm tâm điểm hút hồn những chàng trai.” [24, tr. 84]. Phụ nữ người dân tộc thiểu số nói chung và phụ nữ người Giáy nói riêng đều tự tay chuẩn bị trang phục cho mình. Trang phục của cô gái Giáy vừa thể hiện sự tinh tế, khéo léo đồng thời cũng cho thấy nét đẹp, độc đáo trong trang phục truyền thống, làm tôn thêm nét mặn mà, quyến rũ của người người thiếu nữ Giáy.

Đặc biệt, trong tình yêu, người Giáy có quan niệm riêng: yêu nhau mà trao áo cho nhau có nghĩa là muốn gắn bó cả cuộc đời với nhau. Chính vì vậy, Lin đã rất xúc động khi nhận được cái áo Lay trao cho cô: „Khi chia tay nhau, Lay bất ngờ choàng lên cô cái áo anh đang mặc. Lin rưng rưng xúc động. Với người Giáy, trao cái áo đang mặc cho người mình yêu, có nghĩa là trao cả cuộc đời mình cho người đó. Người nhận áo sẽ ấp ủ, gìn giữ cái áo suốt những năm tháng còn lại, dẫu cuộc đời của họ có rẽ ngoặt, đôi lứa của họ có nát tan. Khi người nhận áo từ giã cõi đời, nó sẽ được theo vào áo quan. Dưới ba thước đất, thể xác, linh hồn người nhận áo vẫn được nó an ủi, ủ ấm, như chính người tặng áo đi theo. Lay đã ký thác cuộc đời vào cô. Cô sẽ gắn bó với cái áo này, cũng như sẽ gắn bó cả đời mình với anh, dẫu lá tre ghè lá trúc nát

Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam - 6

tan đi chăng nữa.”.[24, tr. 104-105] Rõ ràng, với người Giáy cái áo đã trở thành một tín vật của tình yêu theo mãi cuộc đời của họ, cả khi lúc chết cũng không rời như một lời ước nguyện về sự thuỷ chung gắn bó trọn đời trọn kiếp bên nhau.

Trong tiểu thuyết Dốc người Đoàn Hữu Nam cũng rất thành công khi tái hiện được mầu sắc văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi với những phong tục, lễ nghi, những phiên chợ đậm sắc màu miền núi và đặc biệt là lễ cấp sắc của người Dao. Thạc sĩ Ngô Quyền nhận xét: “Có lẽ là vốn sống của người đã từng công tác lâu năm ở rẻo cao đã giúp Đoàn Hữu Nam có được những trang viết đặc sắc đến vậy. Người đọc thật khó quên một phiên chợ Bắc Hà sặc sỡ sắc màu, nồng nàn men rượu với tiếng sáo du dương ngọt ngào. Hay lễ cúng năm mới với tiếng lầm rầm và những chữ nôm Dao loằng ngoằng của ông thầy. Đặc biệt, những trang viết miêu tả lễ cấp sắc cho thằng Yên đem lại cho câu chuyện một hương vị là lạ.”.

Chính những hình ảnh trên đã tạo ra một không gian nghệ thuật riêng đặc sắc về xã hội và con người dân tộc Dao. Tiếp cận tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam, bạn đọc đã bị dẫn dụ bởi những trang viết lạ về lễ cấp sắc, về các truyền thuyết dân gian, về săn cầm thú. Bạn đọc có thể chìm ngập vào không khí ăn uống, sinh hoạt, sản xuất, luật tục của người Dao. Nhà văn viết về rượu của người vùng cao rất tinh:

Ba đến năm ngày sau, khi mùi thơm sực lên thì cho vào chum ghép bằng gỗ xoan đào, trát gio kín, sau chín ngày thì đem cất. Loại rượu này nấu ra trong vắt, có mùi thơm riêng biệt, nặng, có tính vị quy kinh cay, ngấm vào kinh phế tùy vị, tâm bào…, có tác dụng hành huyết, kích thích thần kinh, tiêu hóa, thông kinh hoạt lạc. Uống bốc, say nhanh, nhưng không đau đầu, đau bụng.” [23, tr. 97].

Trong các tác phẩm của mình, Nhà văn Đoàn Hữu Nam đã đề cập đến những phong tục tập quán văn hóa của đồng bào người Mông, Dao đỏ, Phù

Lá ở các tỉnh phía Bắc (Lào Cai, Lai Châu).

Về mặt văn hoá, trong quan niệm của dân tộc Dao lễ cấp sắc (lễ trưởng thành dành cho con trai) là thử thách đầu tiên và cũng là thử thách quan trọng nhất của một người đàn ông, khẳng định anh ta không còn là một đứa trẻ mà đã trở thành một người đàn ông thực thụ của gia đình, dòng họ, làng bản.

Cấp sắc là thể hiện ý chí, sự tu luyện của người đàn ông và cũng đồng nghĩa với một tương lai cho thể xác họ khi trở về với thế giới thần linh và linh hồn trở về với thế giới thiên đường đồng thời thể hiện trách nhiệm của cộng đồng đối với mỗi thành viên. Lễ cấp sắc được tiến hành từ lúc 10 - 12 tuổi trở lên. Lễ cấp sắc này có ba cấp độ từ thấp đến cao, thể hiện qua từng cấp làm lễ, gồm Bậc 3 đèn (Qua tăng), Bậc 7 đèn (Quá ziệt phing), bậc 12 đèn (Tẩn xay ch zế), mỗi cấp được coi là sự phong hàm, bổ nhiệm chức vụ trên thiên đàng, được giao cho cai quản âm binh từ thấp tới cao. Sau khi chuẩn bị khá đầy đủ vật chất, gồm lợn, gà, gạo, thịt, rượu, củi, giấy bản… chủ nhà làm lễ báo cáo tổ tiên rồi chuẩn bị cho việc làm lễ.

Trình tự trong lễ cấp sắc được thực hiện nghiêm ngặt, từ việc xem ngày, chuẩn bị lễ vật, đi tìm thầy, tìm người giúp việc, lễ vật đi đón thầy, khi thầy đi, khi thầy đến, cúng Chía sỉ (báo việc mổ lợn mời tổ tiên), cúng chía zị tíu: (bữa cơm mở màn), cúng chía xằy có zàng hoa chau (bắt tranh và thả tranh ảnh thờ”, lễ Zính síng (đón vua quan, thánh thần), Zảng zìng i zía (bài cúng thông qua công việc của lễ), Khòi tàn phồng hổ (làm thủ tục đón vua quan và thánh thần), lễ Quá tăng (lễ cấp sắc), cuối cùng là phiên toà xét xử ma quỷ làm trong sạch bàn thờ.

Có thể nói, cấp sắc là một phong tục phản ánh nhiều nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Dao. Nó không chỉ là nghi lễ quan trọng trong cuộc đời của một con người - người chủ gia đình – mà còn ảnh hưởng rất lớn tới cả cộng đồng. Là người nghiên cứu văn hóa dân gian nhà văn Đoàn Hữu Nam đã bỏ nhiều công sức vào việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc, nhất là dân tộc Dao.

Những phong tục tập quán đặc sắc đậm tính nhân văn của người Dao đỏ đã

được ông nghiên cứu kỹ lưỡng trong những công trình nghiên cứu văn hóa dân gian, góp phần vào công tác bảo tồn, khai thác và phát huy vốn văn hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số Việt Nam, như: Lễ cấp sắc của người Dao đỏ ở Văn Bàn - Lào Cai, Một số phong tục tập quán của người Phù Lá ở Lùng Phình – Lào CaiHơn thế nữa ông đã góp phần giới thiệu những nét đẹp đó trong văn chương của mình. Điều này được thể hiện rõ nét ở hai tiểu thuyết Dốc người Thổ phỉ.

Trong tiểu thuyết Dốc người, khi viết về việc cấp sắc bị chính quyền cấm đoán, Đoàn Hữu Nam đã cho Thắng, một anh bộ đội là con rể của người Dao tranh luận với Chủ tịch xã: Tôi thấy đây là một tục lệ để con người tốt hơn lên, có trách nhiệm với cộng đồng hơn. Tục lệ hợp lòng người, thế mà để cho bị mai một thì đáng tiếc lắm. Dân tộc nào, con người nào cũng có một nhu cầu về tâm linh. Cấm đoán những điều mà con người chưa thông, chưa tự nguyện từ bỏ, sẽ tạo nên sự lén lút, vụng trộm, tạo điều kiện cho kẻ xấu xen vào dẫn dắt, rồi cuối cùng mình chỉ đi chữa cháy không xong.” [23, tr. 213]. Khi được sự động viên của già bản, của chủ tịch xã, Thắng đã lên gặp thẳng Bí thư Huyện ủy để làm rõ cái việc bị coi là lợi dụng tín ngưỡng để biến thành mê tín dị đoan, để rồi chính Bí thư Huyện ủy phải xác nhận: “tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân. Nhà nước ta là nhà nước do dân, vì dân, nên không thể xử sự thô bạo đối với nhân dân. Và cũng không thể để lòng tin bị lợi dụng để rồi thành mù quáng được, cái gì đúng thì ta làm, cái gì sai thì ta sửa. Tôi sẽ làm việc với bên văn hoá về vấn đề này." [23, tr. 221- 222]. Lễ Cấp sắc – phong tục tập quán lâu đời đã được thực hiện trở lại ở vùng Dao đã giải tỏa bao nỗi ấm ức đau khổ bị kìm nén bao lâu. Đoàn Hữu Nam bộc lộ sự hiểu biết của mình qua tâm trạng của đứa trẻ đang thụ lễ trong lễ Cấp sắc: "Đã hai ngày nay, thằng Yên nằm thụ lễ Cấp sắc trên cái giường đặt ở góc nhà. Cả hai ngày, mọi người bắt nó nằm

yên. Chỉ mẹ nó mới được phép vào chăm sóc nó. Việc nằm yên trên cái

giường ngắn chủn, không được tiếp xúc, trò chuyện với ai làm cho thân thể nó đau nhừ, chân tay bứt rứt, mồm miệng như bị trám nhựa sung. Đã vậy, những con muỗi to tướng cứ nhằm vào mặt, vào tay, vào chân nó rồi cong vòi lên đốt. Đau đấy, ngứa ngáy đấy, nhưng nó chỉ được phép xua đi chứ không được phép đánh chết. Bởi những ngày này nó không được phép giết bất cứ con vật gì. Nó biết, ngoài kia, bà nó, mẹ nó luôn luôn theo dõi từng cử chỉ của nó. Trước bàn thờ, thày cúng đang nhẩn nha với bài cúng dài tưởng như không bao giờ dứt. Còn bác Thắng, các bác, các chú nó đang bận rộn làm cỗ, dựng sàn. Nó biết, mọi người đang hướng về nó, tất bật vì nó, nên nó gắng nén đau đớn, bứt rứt để nằm yên, để tĩnh tâm, tĩnh trí." [23. tr. 230].

Cuộc lễ diễn ra trong không khí thật trang nghiêm, mọi người đều kì vọng vào người thụ lễ. Còn thằng Yên đang dần thoát khỏi những suy nghĩ trẻ con để trưởng thành hơn, tự nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình trong gia đình, cộng đồng người Dao không chỉ ở thế giới trần thế mà cả trong thế giới tâm linh ngự trị trong niềm tin và tín ngưỡng của người Dao:

"Nó biết, cuộc lễ còn dài, còn nhiều cửa ải đang chờ nó… Nó đã thông lý, thông lối, đã được tẩm mình trong sương gió, rèn mình trong nắng, trong mưa. Còn bây giờ, nó thấy mình là một chàng trai, người nhanh nhẹn nhất trong cuộc đua lấy ấn tín nhà trời ban cho. Nó bứng lên tất cả mọi người, leo thoăn thoắt lên núi. Lên tới đỉnh cao chất ngất, nó nhìn thấy đống ấn tín của nhà trời thả xuống, có một cái triện vuông bằng đồng, còn lại toàn bằng gỗ. Nó nhặt cái triện bằng đồng, chạy như bay về bản. Những người Dao đón nó như đón người anh hùng. Ông Tộc trưởng thưởng công cho nó bằng cách ấn cái dấu nhà trời vào lưng áo nó. Từ đó, nó được mang dấu nhà trời trên lưng." [23, tr. 231- 232]...

Khác với lối dựng chuyện xung quanh việc dẫn đến lễ Cấp sắc, miêu tả diễn biến của Cấp sắc, tâm trạng của người trong cuộc trong Dốc người, lễ

Cấp sắc trong Thổ phỉ được tác giả giới thiệu một cách trực tiếp ngay từ

dòng đầu tiên: "Buổi lễ cấp sắc cho Triệu Phú Vương, con trai cả của Chủ tịch xã Sín Chải Triệu Tá Dùn đang vào giây phút quyết định. Căn nhà hai mươi mốt gian chật như củi bó. Người đến dự lễ có hoàn cảnh khác nhau, lý do khác nhau song tất cả đều nín thở dồn tâm nguyện vào người chịu lễ. Thành hay không thành? Số phận của người chịu lễ ra sao? Người Dao đỏ nơi đây trông cậy được ở người thanh niên này thế nào? Tất cả đều ở phút giây định mệnh đang chờ đợi." [25, tr. 19]...

Trong lễ cấp sắc, tranh ảnh thờ là một bộ phận quyết định chủ yếu của Lễ Cấp sắc. Tranh ảnh thờ của người Dao đỏ có một thiết chế nghiêm ngặt của thờ cúng mà chỉ có các thày cúng mới được sử dụng. Các thày cúng cũng chỉ được lấy ra khỏi bàn thờ khi được mời đi làm lễ. Trước khi lấy tranh thờ ra khỏi bàn thờ thày phải tẩy trần, phải tắm nước lá thơm, phải rũ bỏ mọi u ám trong đầu, khi lấy xuống phải cúng xin phép tổ tiên, phải kiểm tra kỹ lưỡng trước bàn thờ, sau đó mới được gói vào, mang đi. Khi tới nhà gia chủ thày phải treo trước bàn thờ và đợi sau khi cúng Chía sỉ (cúng báo tổ tiên) thày mới được phép thả tranh. Việc thả tranh được thực hiện nghi lễ nghiêm túc. Đoàn Hữu Nam đã miêu tả giây phút linh thiêng của cả dòng họ, cả cộng đồng trước sức mạnh của quyền uy của thần linh khi Triệu Phú Vương - người thụ lễ - chạm vào bức tranh thần.

Cũng từ lối viết trần thuật, giọng văn quyết liệt, tác giả khẳng định ngay ý nghĩa của Cấp sắc qua ý nghĩa của từng bức tranh sẽ là định mệnh của người được cấp sắc để rồi tiếp tục dẫn người đọc nhập vào khát vọng của cả người thụ lễ lẫn người dự lễ: “… Triệu Phú Vương run run cầm bức tranh, từ từ giơ lên cao rồi hồi hộp thả xuống.

Mọi người lặng đi.

Một nghìn năm trước thần Hòi Phan mải mê tiêu dao cùng mây gió. Một trăm năm qua thần Hòi Phan quay mặt với khổ ải của người Dao.

...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023