Quan Niệm Nghệ Thuật Về Con Người Trong Tiểu Thuyết Tự Lực Văn Đoàn


Con người, theo quan niệm của các nhà nghiên cứu phê bình văn học phương Tây là một phương tiện quan trọng để thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Dưới cái nhìn nghệ thuật của nhà văn, con người trong tác phẩm văn học được biểu đạt qua hệ thống nhân vật. B. Brech cho rằng: “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải đơn giản là những bản dập của những con người sống, mà là hình tượng được khắc họa phù hợp với ý tưởng của tác giả” [4, 213]. Khi nhận xét về nhân vật và lập trường của tác giả đối với nhân vật trong sáng tác của Đôxtôiepxki, nhà nghiên cứu Bakhtin viết: “Nhân vật làm cho Đôxtôiepxki quan tâm chỉ như một quan điểm đặc biệt đối với thế giới và đối với chính nó, như một lập trường ý nghĩa và lập trường đánh giá của con người đối với bản thân và đối với thế giới xung quanh nó” [3, 36]. Do vậy nhân vật đã trở thành đối tượng của sự tự ý thức và thực tại đã trở thành yếu tố tự ý thức của nhân vật. Trước đây, khi phân tích nhân vật văn học, người ta thường đem nhân vật đối chiếu với một loại người nào đó trong xã hội mà quên mất rằng: Thế giới nghệ thuật có những điểm khác biệt với thế giới hiện thực, dù rằng thế giới nghệ thuật có nguồn gốc từ thế giới hiện thực. Khi nói về vấn đề này, Poxpêlôp diễn đạt một cách đơn giản hơn: “Các tác phẩm tự sự và kịch miêu tả con người cá nhân với hành vi bề ngoài và cách hiểu thế giới của chúng… gọi là nhân vật được miêu tả một cách nghệ thuật trong tác phẩm” [54, 17]. Theo Poxpêlôp thì nhân vật không bộc lộ bản thân mình qua hành động, việc làm mà bộc lộ thông qua “cảm xúc đối với xung quanh và các suy nghĩ về những điều trông thấy” [54, 180].

Như vậy, con người đối với giới nghiên cứu và phê bình văn học phương Tây chính là “Phương tiện tất yếu quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng trong tác phẩm” [54, 18] và là “đối tượng của cái nhìn và sự miêu tả của tác giả, trong trường nhìn của tác giả” [3, 37].


Còn ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đều cho rằng quan niệm nghệ thuật về con người là cơ sở quan trọng để xem xét nét độc đáo trong sáng tạo của nhà văn. Vậy thế nào là quan niệm nghệ thuật?

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì quan niệm nghệ thuật là “Nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [19, 273]. Và quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người được “Thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lý của chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lý các biến cố và quan hệ nhân vật” [19, 274]. Để tạo được tính chỉnh thể và sắc diện đa dạng của mình “quan niệm nghệ thuật của văn học có liên hệ mật thiết với quan niệm về thế giới và con người về mặt triết học, khoa học, tôn giáo, đạo đức, chính trị vốn có của thời đại mình” [19, 275].

Nói về quan niệm nghệ thuật, Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Một số vấn đề thi pháp học hiện đại nhận xét: “Phạm trù quan niệm nghệ thuật thuộc phạm vi ý thức của văn học, gắn liền với ý thức về chức năng, nhiệm vụ, khả năng của văn học. Nó là cách cắt nghĩa của văn học đối với con người” [60, 30]. Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu thi pháp đã trở nên khá phổ biến và được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thi pháp học xem toàn bộ sự miêu tả về nhân vật như là một cách biểu đạt, sự biểu hiện trình độ cảm nhận về con người. Từ đó đi vào phân tích nhân vật để tìm hiểu quan niệm về con người trong ý thức của người sáng tác. Nhưng đối tượng trung tâm mà thi pháp học quan tâm không phải là nhân vật trong tác phẩm mà là con người được cảm nhận thông qua các nhân vật này: “Việc phân tích thi pháp theo quan niệm chúng tôi là khám phá cách cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân vật. Chúng tôi ít quan tâm tới nhân vật này, mà quan tâm tới con người được cảm nhận qua các nhân vật loại này”. [60, 29].


Khi nhắc tới quan niệm nghệ thuật là nhắc tới tính năng động của chủ thể nghệ thuật “Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề năng động của chủ thể nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực, lý giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật, là vấn đề giới hạn, phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng thâm nhập của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời” [59, 117].

Dựa trên những ý kiến đánh giá trên, chúng tôi đi đến nhận xét rằng các nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam đều có chung quan điểm khi đánh giá về quan niệm nghệ thuật. Họ cho rằng đây là cơ sở cho quá trình nghiên cứu tính độc đáo của các sáng tác nghệ thuật. Khi tìm hiểu khái niệm “Quan niệm nghệ thuật về con người”, chúng ta cần phải lưu ý cuộc sống cũng như con người có những biểu hiện hết sức phong phú, phức tạp và “Chừng nào chưa có những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng lượng trên cùng một chiều sâu” [59, 118]. Mỗi một nhà văn trong quá trình sáng tác luôn chịu sự tác động của thời đại nhưng điều quan trọng là người nghệ sĩ ấy phải tìm được hướng đi riêng cho mình. Bởi thế nên không phải ngẫu nhiên mà các nhà nghiên cứu lại khẳng định: quan niệm nghệ thuật về con người là cơ sở quan trọng để xem xét nét độc đáo trong sáng tạo của nhà văn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Dựa trên sự đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình văn học và quá trình tìm hiểu các sáng tác của các nhà văn, chúng tôi đi tới nhận định quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố trung tâm và là một phạm trù rất quan trọng của thi pháp học. Trong quan niệm ấy có cái chung của thời đại, của dân tộc, của truyền thống. Nhưng điều cốt yếu là người nghệ sĩ phải thể hiện được cá tính sáng tạo độc đáo của riêng mình.

2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

Đóng góp của Tự lực văn đoàn qua hai tiểu thuyết đoạn tuyệt của Nhất Linh và Nửa chừng xuân của Khái Hưng - 6


Quan niệm về con người chính là cách hiểu, cách cắt nghĩa về con người. Quan niệm đó quyết định chiều sâu của việc miêu tả cũng như việc giải quyết chủ đề, đề tài trong sáng tác. Quan niệm về con người đồng thời cũng là một sản phẩm của lịch sử. Vì thế, nó chịu sự chi phối của truyền thống văn hóa dân tộc, chịu sự ảnh hưởng của các mối giao lưu văn hóa quốc tế đồng thời chịu sự quy định của cá tính sáng tạo của nhà văn.

mỗi giai đoạn, mỗi trào lưu văn học đều có quan niệm riêng về con người. So với văn học trung đại, quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã có nhiều sự cách tân, đổi mới. Các tác phẩm của văn đoàn đã thể hiện một cách nhìn, cách hiểu mới về con người. Sự cách tân ấy trước hết được thể hiện trong tư tưởng của nhà văn, ở việc đấu tranh cho sự giải phóng cái tôi cá nhân khỏi sự kìm kẹp của lễ giáo phong kiến và hướng tới quyền tự do quyết định hạnh phúc. Con người cá nhân trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thường được gắn với vấn đề tư tưởng, chính trị: “Con người cá nhân trên bình diện xã hội được gắn với vấn đề tư tưởng, chính trị (đấu tranh giải phóng cá nhân, chống đối lễ giáo phong kiến) hay vấn đề đạo đức (vô luân, trụy lạc, suy đồi)’’ [63, 16].

Sự xâm nhập của văn minh công nghiệp đã tác động mạnh mẽ vào đời sống xã hội và làm rạn nứt dần những nguyên tắc cứng nhắc của xã hội Việt Nam cổ truyền. Sự thức tỉnh về ý thức cá nhân xuất hiện trước hết ở tầng lớp thanh niên trí thức tiểu tư sản. Thực ra ý thức về cái tôi cá nhân đã xuất hiện trong văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX với niềm khát khao được hưởng trọn vẹn cuộc sống hạnh phúc lứa đôi. Nhưng đó mới chỉ là ước muốn thầm kín của người phụ nữ trong khuôn khổ của xã hội phong kiến với những lễ nghi bó buộc quyền tự chủ của con người. Đó là niềm mong nhớ chồng đang ở nơi chiến trường xa xôi của người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm; là nỗi ngậm ngùi chua xót của người cung nữ trong tác


phẩm Cung oán ngâm; là nỗi tức giận vì phải chịu kiếp chồng chung lạnh lùng trong sáng tác của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương.

Sang đầu thế kỉ XX, cái tôi cá nhân của Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu đã bước vào văn học trong tư thế đường hoàng và tự tin. Nhưng cái tôi ấy vẫn còn rụt rè, bỡ ngỡ. Khi Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách xuất hiện, thì con người cá nhân lúc này đã bắt đầu thể hiện được ý thức độc lập về quyền tự do tự chủ của mình, về quyền được hưởng hạnh phúc nhưng còn rất mỏng manh. Đến phong trào Thơ mới và tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn thì ý thức về con người cá nhân đã có một vị thế hoàn toàn mới, đã có tiếng nói mạnh mẽ hơn, tự tin hơn: “Với một tư thế mới, con người cá nhân đã được ý thức trong một cấp độ mới hẳn: không còn chỉ là một nhu cầu tình cảm mà là một vấn đề xã hội, một vấn đề triết lý nhân sinh, một lập trường, quan điểm. Có thể nói tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn là một đỉnh cao của hành trình tự ý thức của con người cá nhân trong xã hội hiện đại” [63, 30].

Con người trong sáng tác của Nhất Linh, Khái Hưng luôn có ý thức hướng tới một cuộc đời mới với những quan niệm về cuộc sống hết sức tiến bộ. Các nhân vật đại diện cho quan niệm sống hiện đại, họ thường là những thanh niên trẻ tuổi đang khát khao quyền sống tự do, khát khao hạnh phúc cá nhân như nhân vật Loan trong Đoạn tuyệt luôn “Ao ước được sống cái đời tự do rộng rãi, không gì bó buộc”. Trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, con người thường được xây dựng theo mô hình con người cá nhân luôn phải sống trong sự đè nén của đạo đức lễ giáo phong kiến: “Xung đột của con người cá nhân với gia đình truyền thống là dấu hiệu đầu tiên, trực tiếp nhất cho sự hiện diện của con người cá nhân Tự lực văn đoàn” [63, 37]. Xung đột được miêu tả trong các tác phẩm thường là xung đột giữa hai thế hệ với hai quan niệm sống hoàn toàn trái ngược nhau. Mâu thuẫn của họ chủ yếu là mâu thuẫn giữa cá nhân với truyền thống, giữa cũ và mới. Các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn


thường xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập nhau. Một bên là các bậc cha mẹ, họ là đại diện và bảo vệ cho những tư tưởng cũ kĩ, lạc hậu đã tồn tại, ăn sâu vào trong tiềm thức, trong suy nghĩ của đại bộ phận người dân Việt Nam hàng ngàn năm qua. Một bên là những thanh niên trí thức trẻ tuổi có học, được tiếp cận với nền văn minh hiện đại, họ mang trong mình những tư tưởng mới mẻ và tiến bộ. Những suy nghĩ và hành động của lớp người này đã thể hiện những nhận thức tiến bộ của con người trong vấn đề tình yêu và hôn nhân, khẳng định quyền tự do cá nhân của con người trong xã hội.

Xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 có nhiều biến động lớn về các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Sự thay đổi ấy là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện con người cá nhân và ý thức mới về con người cá nhân. Con người trong văn học chính là con người trong xã hội. Sự vận động của thực tế mới làm nảy sinh con người mới và việc miêu tả, phản ánh những con người thực tế ấy sẽ làm cho văn học đổi mới.

Con người trong Tự lực văn đoàn luôn hướng tới cuộc sống mới, quan niệm sống mới. Để đạt được điều đó, họ đã đấu tranh quyết liệt để giành được thế chủ động. Con người luôn được đặt trong những hoàn cảnh thử thách quyết liệt như: Mai (Nửa chừng xuân), Loan (Đoạn tuyệt), Nhung (Lạnh lùng), Hồng (Thoát ly)… Con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn luôn tự tin vào mình, tin tưởng vào những quyền mà con người xứng đáng được hưởng. Nhưng tiếc rằng, niềm lạc quan tin tưởng ấy lại mang tính chất ảo tưởng đậm màu sắc lãng mạn. Tuy nhiên cái lãng mạn của họ là một bước tiến so với cái lãng mạn ảo não sướt mướt của Tố Tâm. Bởi cái lãng mạn của Tự lực văn đoàn luôn hướng tới những giá trị tinh thần mới mẻ với mong muốn đem đến cuộc sống tự do, hạnh phúc cho con người.

2.2. Con người theo mô hình đạo đức lễ giáo phong kiến

2.2.1. Mâu thuẫn giữa con người cá nhân với đại gia đình phong kiến


Nền luân lý cũ đã không còn hợp thời, chế độ đại gia đình với vô số mối quan hệ và những bổn phận đã ràng buộc, kìm hãm hạnh phúc của con người. Trước thực trạng đó, thế hệ trẻ với tư tưởng tiến bộ đòi đoạn tuyệt với tư tưởng Nho giáo, giải phóng con người khỏi xiềng xích của chế độ đại gia đình phong kiến, hướng tới quyền sống tự do và hạnh phúc cho cá nhân.

Trước mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa hai phe cũ – mới, các nhà văn thuộc thế hệ trẻ nhiễm tư tưởng tiến bộ đã cùng nhau hướng tới mục đích chung là: thay đổi xã hội cũ, phá bỏ chế độ đại gia đình phong kiến với những hủ tục lạc hậu như bài trừ mê tín dị đoan trong cuộc sống… Qua các tác phẩm, các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn mong muốn thiết lập những quan niệm sống mới, theo mới một cách triệt để và dứt khoát. Để bảo vệ quyền tự do cá nhân, các nhà văn đã chọn việc công phá vào đại gia đình phong kiến. Họ đóng vai trò vừa là nhóm khởi xướng trong chặng đầu của cuộc đấu tranh cho cái mới tồn tại và phát triển, vừa là động lực mới thúc đẩy những cây bút khác tiếp tục phát huy và hoàn thiện.

Trước thực trạng xã hội đang có nhiều biến đổi, cái tôi cá nhân trong mỗi con người cũng trỗi dậy một cách mạnh mẽ, những khát vọng mong ước về cuộc sống tự do đã thúc đẩy con người tìm mọi cách bứt phá vượt qua “hàng rào” của lễ giáo phong kiến, kiếm tìm tự do và hạnh phúc cho bản thân. Mở màn cho những mong ước ấy là sự ra đời của tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên. Tuy nhiên, Hồn bướm mơ tiên mới chỉ là khúc dạo đầu cho tư tưởng chống lễ giáo phong kiến. Phải đến Đoạn tuyệt Nửa chừng xuân thì xung đột giữa cái tôi cá nhân với chế độ đại đình phong kiến mới diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Mỗi tiểu thuyết luận đề của Tự lực văn đoàn lại là một câu chuyện xoáy vào những nguyên tắc cơ bản của lễ giáo phong kiến như: chuyện dì ghẻ con chồng với quan niệm “Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng” trong Thoát ly, là nghĩa vụ tam tòng và bổn


phận thủ tiết thờ chồng nuôi con của người đàn bà trẻ góa chồng trong Lạnh lùng; là chuyện mẹ chồng nàng dâu với quan niệm “mất tiền mua mâm bà đâm cho thủng” trong Đoạn tuyệt; là quan niệm “môn đăng hộ đối” trong Nửa chừng xuân

Nhất Linh, Khái Hưng trong hai cuốn tiểu thuyết Đoạn tuyệt Nửa chừng xuân đã rất dụng công trong việc xây dựng các nhân vật chống lễ giáo phong kiến và đưa họ trở thành những nhân vật kiểu mẫu nhằm thể hiện luận đề của tác phẩm. Các nhân vật ấy thường là những trí thức có học, là con cưng của đại gia đình phong kiến chính thống, được thừa hưởng những điều kiện vật chất đầy đủ, có cuộc sống an nhàn phú quý. Nhưng bản thân họ lại không hề cảm thấy thoải mái với cuộc sống mà rất nhiều người mơ ước. Ngược lại, những con người này luôn cảm thấy tù túng và bức bối khi phải sống trong một bối cảnh toàn những luật lệ hà khắc cổ hủ và bất công. Vì thế, họ tìm mọi cách mong thoát khỏi gia đình, thoát khỏi những cổ tục lạc hậu trái ngược với quan niệm sống phóng khoáng của họ. Dù vấp phải nhiều cản trở nhưng họ không đầu hàng số phận, không chấp nhận hoàn cảnh, không chấp nhận kiếp làm “con rối” cho người khác sai bảo. Để đạt được mục đích và lẽ sống của mình, lớp thanh niên trẻ sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang phú quý, thậm chí đối đầu với gia đình, với cha mẹ và bị xã hội coi là những “nghịch tử” trong gia đình phong kiến. Những suy nghĩ và quan niệm sống của họ so với thời bấy giờ là hết sức tiến bộ. Quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” của bà Án đã bị Mai coi là ích kỉ vô nhân đạo; Nhung trong Lạnh lùng coi cái bảng “Tiết hạnh khả phong” vua ban cho từ thời bà tổ mẫu chỉ là một sự mỉa mai, đầy đọa tuổi xuân của mình một cách vô lý, tàn nhẫn; Loan nhìn người vợ bé sụp xuống lạy mình thì băn khoăn tự hỏi không biết đó là người hay vật. Còn Dũng coi việc cha mẹ từ con đơn giản chỉ là việc không chia của cải cho nữa: “Thầy mẹ tôi dẫu đăng báo hay

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí