Mục Tiêu, Phương Hướng Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ Công Đoàn Ngân Hàng Việt Nam


2.3.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng còn tồn tại một số hạn chế như:

- Về chất lượng cán bộ: Tuy đã có những mặt tích cực trong chất lượng cán bộ làm công tác công đoàn, tuy nhiên trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng nói chung và cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở nói riêng còn chưa thực sự ngang tầm với những đòi hỏi của công tác công đoàn. Chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ công đoàn tại các công đoàn cấp trên cơ sở là những Ngân hàng lớn của nước ta với số lượng đoàn viên, người lao động và công đoàn cơ sở trực thuộc lớn, phương pháp, kỹ năng tổ chức trong hoạt động cũng như trong tham gia, phối hợp, thương lượng, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động cũng như kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục người lao động còn nhiều hạn chế.

Trình độ học vấn, ngoại ngữ, tin học của cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở chưa thực sự cao, một số cán bộ công đoàn còn ngại học tập nghiên cứu, nâng cao trình độ và năng lực của bản thân. Do đó, nhiều cán bộ công đoàn còn lúng túng khi tổ chức hoạt động; chưa tự tin, có bản lĩnh để trao đổi, thương lượng với người sử dụng lao động trong xây dựng thỏa ước lao động tập thể, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật lao động đối với người lao động.

Hơn nữa, nhiều cán bộ công đoàn còn hạn chế hiểu biết về kinh tế thị trường, chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức, lao động đặc biệt là những vấn đề mới trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Do đó, chưa phát huy được vai trò đối với người lao động; chưa tạo được sức hút, sự tin tưởng, tham gia của người lao động vào các hoạt động công đoàn cũng như sự tạo điều kiện và thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tổ chức công đoàn.


- Về cơ cấu cán bộ: đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở còn hạn chế, công tác luân chuyển, quy hoạch chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Phần lớn cán bộ công đoàn cơ sở đều là kiêm nhiệm, do đó ở cơ sở, số lượng đoàn viên tăng nhanh trong khi biên chế cán bộ làm công tác công đoàn không tăng, gây khó khăn trong công tác tổ chức, triển khai thực hiện, thành lập công đoàn cơ sở. Tình trạng thiếu hút cán bộ công đoàn kế cận diễn ra ở hầu hết các cấp, nên chưa thực sự phát huy tính chủ động của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như công tác, giáo dục, tuyên truyền.

Do thiếu cán bộ chuyên trách, hay đội ngũ cán bộ công đoàn còn mỏng, do vậy việc triển khai các nội dung hoạt động công đoàn các cấp như ban hành các quy chế hoạt động và triển khai Nghị quyết Đại hội đến công nhân, viên chức, lao động tại một số đơn vị còn chậm, chưa kịp thời. Một số công đoàn cấp trên cơ sở chưa xây dựng kế hoạch, nội dung để triển khai tập huấn nghiệp vụ công đoàn kịp thời cho cán bộ công đoàn cơ sở trực thuộc, cụ thể như: Công đoàn Ngân hàng Chính sách Xã hội, Công đoàn Ngân hàng Hợp tác xã.

- Về đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức ở một số đơn vị thực hiện một cách sơ sài, không đi vào trọng tâm công việc, chủ yếu đánh giá những vẫn đề ở bề nổi, dẫn đến kết quả đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức không phản ánh đúng được chất lượng, năng suất và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức. Ngoài ra, ở một số đơn vị, việc đánh giá thực hiện chức trách, nhiệm vụ còn diễn ra một cách hình thức, không tổ chức họp đánh giá mà chỉ đưa ra một số vấn đề cơ bản và kết luận việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức đạt kết quả tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Về hoạt động của công đoàn ngành Ngân hàng. Trong công tác tổ chức, triển khai các hoạt động, phong trào thi đua một số đơn vị còn chưa được quan tâm đúng mức, các phong trào nặng về hình thức, hiệu quả không

67

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam - 10


cao. Đối với phong trào “Lao động sáng tạo”, tại các đơn vị có nhiều đề tài sáng kiến với giá trị làm lợi rất cao nhưng công đoàn cơ sở không hướng dẫn và khuyến khích đoàn viên, lao động kê khai để có cơ sở đề nghị Tổng Liên đoàn cấp Bằng lao động sáng tạo. Còn có một số công đoàn cơ sở thực hiện, triển khai các hoạt động như văn hóa, thể thao còn hạn chế do cán bộ công đoàn cơ sở đều là kiêm nhiệm, áp lực công việc chuyên môn lớn, do vậy ảnh hưởng rất nhiều tới công tác chỉ đạo và hoạt động.

Đối với cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp còn lúng túng trong việc chỉ đạo hoạt động của công đoàn cơ sở. Công đoàn chưa có những đề xuất ngang tầm với vai trò, vị trí của mình trong hoạt định đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước. Công tác nắm bắt, tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên có lúc, có nơi chưa thường xuyên, kịp thời; công tác phối hợp giám sát của Ban thanh tra nhân dân các cấp chưa chặt chẽ nên cá biệt vẫn còn có đoàn viên vi phạm quy định, làm ảnh hưởng đến uy tín của Ngành.

* Nguyên nhân

Khi đánh giá về những mặt mạnh và hạn chế năng lực cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng nói chung và cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở nói riêng, chúng ta có thể rút ra một số nguyên nhân sau:

- Do sự tác động của nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng phát triển nhanh và mạnh, do đó, nhiều cơ sở, đơn vị công đoàn cơ sở có những thay đổi, ảnh hưởng phần nào đến công tác hoạt động của cán bộ công đoàn. Cán bộ công đoàn lúng túng trong việc giải quyết các công việc, nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, công nhân, viên chức lao động.

- Hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ, một số văn bản, quy định được ban hành nhưng không nhất quán, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Một số quy định của pháp luật không được thực thi nghiêm túc, chưa có chế tài xử phạt đối với các vi phạm về pháp luật lao động và công đoàn nên quyền lợi của người lao động ở nhiều nơi còn bị vi phạm nghiêm

68


trọng. Trong khi đó, cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng còn chưa thực sự nắm rõ quy định về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, dẫn đến những lúng túng trong giải quyết những hoạt động liên quan đến nhu cầu của người lao động.

- Những khó khăn trong công tác triển khai hoạt động công đoàn của các cán bộ ngành Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do chưa hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách, biên chế cho cán bộ chuyên trách còn hạn chế. Điều này đòi hỏi cán bộ vừa làm công tác chuyên môn vừa kiêm nhiệm công tác công đoàn, gây khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động của ngành. Bên cạnh đó, một số cán bộ công đoàn chưa thực sự nỗ lực, cố gắng để tự học, bồi dưỡng, rèn luyện cả về chuyên môn và nghiệp vụ, chế độ chính sách đối với cán bộ công đoàn chưa thực sự hấp dẫn, việc tổ chức thực hiện chính sách chưa nghiêm túc, nên công đoàn chưa thu hút được những cán bộ có năng lực và tâm huyết.

- Công tác sử dụng và quy hoạch cán bộ nhiều lúc, nhiều nơi còn chưa thực hiện đồng bộ và chưa được quan tâm đúng mức. Công tác lựa chọn, bầu cử cán bộ làm công tác công đoàn có đủ phẩm chất và năng lực ở cơ sở chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả. Một số cơ sở, việc bầu chọn cán bộ công đoàn còn nặng về cơ cấu, phần nào hạn chế trong việc phát huy tính dân chủ để lựa chọn cán bộ công đoàn. Bên cạnh đó, việc sử dụng, quản lý cũng như đảm bảo về mặt lợi ích vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công đoàn còn hạn chế.

- Công tác cán bộ của tổ chức Công đoàn có nơi chưa được cấp ủy, lãnh đạo đơn vị coi trọng đúng mức; nhận thức của một số cán bộ, nhất là người đứng đầu cơ quan lãnh đạo công đoàn về cán bộ công đoàn và công tác cán bộ công đoàn chưa thực sự đầy đủ, sâu sắc, toàn diện.

- Việc thực hiện các khâu của công tác cán bộ có nơi, có lúc chưa chủ động; công tác tham mưu cho cấp ủy đảng đồng cấp trong việc lãnh đạo, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp còn hạn chế.


- Tồn tại nhận thức, quan điểm không coi trọng vai trò, hoạt động của tổ chức công đoàn; áp lực, yêu cầu công việc của chuyên môn lớn nên lực lượng cán bộ công đoàn kiêm nhiệm không có nhiều thời gian hoặc không muốn tham gia công tác công đoàn.


Tiểu kết chương 2

Có thể nói, trên cơ sở đánh giá chung về tình hình cán bộ ngành Ngân hàng nói chung và cán bộ công đoàn các đơn vị cấp trên cơ sở nói riêng, về cơ bản cán bộ, công nhân, viên chức lao động trong toàn ngành có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, cán bộ chuyên trách làm công tác công đoàn không ngừng được nâng cao trình độ, nghiệp vụ, am hiểu pháp luật và luật lao động và công đoàn. Năng lực lãnh đạo, quản lý và tổ chức hoạt động của cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng không ngừng được nâng cao, khẳng định vị thế, vai trò của ngành cũng như của cán bộ công đoàn. Cán bộ làm công tác công đoàn có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, vững vàng trong chuyên môn nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Phát huy thế mạnh của mình trong nền kinh tế, cán bộ ngành Ngân hàng đã có những hoạt động thiết thực nhằm góp phần ổn định kinh tế, tháo gỡ khó khăn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cũng như quy hoạch, luân chuyển cán bộ trong những năm qua được quan tâm đúng mức, đạt kết quả khá rõ nét. Đội ngũ cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng có bước trưởng thành vượt bậc; Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, UBKT các cấp hoạt động nề nếp, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam nhiều năm liền được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá hoạt động xuất sắc toàn diện. Đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở có thu nhập, chế độ đãi ngộ tốt do các Ngân hàng lớn có mức lương cho người lao động ở mức cao so với mặt bằng chung cán bộ công đoàn các ngành khác nên tạo động lực lớn khuyến khích, động viên cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn trong ngành Ngân hàng như về chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công đoàn và sự hăng say, yêu nghề trong cán bộ còn là bài toán đặt ra. Một bộ phận cán bộ công đoàn chưa thật sự năng động, sáng tạo, còn hạn chế năng lực trình độ chuyên môn, chưa thực sự nhiệt tình, tâm


huyết với phong trào, sâu sát cơ sở, còn trông chờ, ỷ lại, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, nhất là trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào các quan hệ quốc tế.

Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng, hiệu quả của cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở ngành Ngân hàng, luận văn hướng đến đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn ngành Ngân hàng mà trọng tâm là đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của thời kỳ đổi mới.


Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN NGÂN HÀNG VIỆT NAM

3.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

3.1.1. Mục tiêu

Gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước đã đề ra, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn nói chung và công đoàn Ngân hàng nói riêng là nhiệm vụ cấp bách. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, xuất phát từ nhân tố con người, do đó, việc nâng cao chất lượng cán bộ Công đoàn Ngân hàng cần được tiến hành đồng bộ, cả về chất lượng và số lượng, ở cả cấp trên cơ sở và cấp cơ sở. Việc thiết kế, triển khai một chiến lược tổng thể về công tác cán bộ cần phải đảm bảo tính đồng bộ và hợp lý nhằm phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ công đoàn. Công tác tổ chức, cán bộ và đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn có tầm quan trọng đặc biệt, được thể hiện ở một trong ba khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đề ra đó là: Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn nhất là đội ngũ Chủ tịch công đoàn cơ sở khu vực ngoài Nhà nước đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ.

Để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã đề ra mục tiêu: “Nâng cao hiệu quả đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên và người lao động, vì việc làm bền vững, đời sống ngày càng cao. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước, hiểu biết pháp luật, trách nhiệm cao, tay nghề giỏi, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh. Hoàn thiện mô hình tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn bản lĩnh, trí tuệ, chuyên nghiệp; tập hợp, thu hút đông đảo người lao động vào tổ chức Công đoàn Việt Nam; xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh. Tích cực tham gia xây

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí