Hiện Thực Về Thổ Phỉ Và Cuộc Đấu Tranh Tiễu Phỉ Của Đồng Bào Miền Núi

bản Lao Động tái bản năm 2010), Thổ phỉ - Tiểu thuyết - Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm 2010).

Đoàn Hữu Nam không chỉ viết văn, làm thơ, ông còn tham gia viết kịch bản điện ảnh và khá thành công trong lĩnh vực này. Những kịch bản viết về đề tài Miền núi, dân tộc của ông lần lượt được các hãng phim lớn sản xuất, công bố, đó là: Tình rừng - phim truyền hình (2 tập) - Điện ảnh chiều thứ bẩy – Đài Truyền hình Việt Nam, Kỷ vật đồng đội – Phim VIDEO – Hãng phim Quân đội nhân dân, Mùa xuân đã về - Kịch bản phim VIDEO – Hãng phim truyện Việt Nam I, Đất thiêng – Phim truyền hình (6 tập) – Phim Văn nghệ chủ nhật – Đài Truyền hình Việt Nam, Rừng thiêng – Phim truyền hình (15 tập), Lửa rừng – Phim truyền hình (15 tập) – Đài truyền hình kỹ thuật số VTC cùng nhiều kịch bản phim tài liệu nghệ thuật khác.

Văn chương chữ nghĩa đã trả nghĩa cho ông. Những cuốn sách, kịch bản đã đưa ông đến với bạn đọc, trở thành hội viên các Hội: Nhà văn Việt Nam, Điện ảnh Việt Nam, Văn nghệ dân gian Việt Nam, Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, đã cho ông nhiều gặt hái như: Giải Nhất cuộc thi bút ký, truyện ngắn 2003 – 2004 do Tạp chí Văn hóa dân tộc tổ chức; 1 giải A, 1 giải C – Giải thưởng viết kịch bản phim về đề tài dân tộc thiểu số do Bộ Văn hóa tổ chức năm 2007, 1 giải A, 1 giải B, 2 giải C, – Giải thưởng hàng năm của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2000, 2002, 2008, 2010), 1 giải Nhì - Cuộc thi viết kịch bản phim về đề tài môi trường do Bộ Tài nguyên – Môi trường phối hợp với Hội Điện ảnh, Cục Điện ảnh Việt Nam tổ chức, cùng nhiều giải thưởng Văn học nghệ thuật địa phương với giải thường, văn chương cùng với việc hoàn thành xuất sắc chức trách công chức, ông đã được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Ba.

Sự nghiệp sáng tác văn chương của Đoàn Hữu Nam xuất hiện chính thức và đều đặn bằng thơ vào những năm 90 của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nhưng thành công hơn cả với nhà văn là tiểu thuyết. Viết tiểu thuyết quả thực là một công việc rất khó, bởi vì tiểu thuyết đòi hỏi nhà văn phải có một vốn kiến thức, vốn sống, vốn văn hóa sâu rộng. Tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam đến với bạn đọc rất mộc mạc, rất chân chất nhưng chứa đựng ở trong đó là cả cuộc đời, sự tâm huyết và niềm đam mê văn học. Anh đã dày công tìm hiểu văn hóa dân gian ở Lào Cai, những lễ hội và phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, Mông, Phù Lá để rồi đưa vào tác phẩm của mình những giá trị độc đáo và sinh động, điển hình như Lễ cấp sắc của người Dao đỏ trong tiểu thuyết Dốc người Thổ Phỉ, như Lễ cúng ma của người Giáy ở Tình rừng Trên đỉnh đèo giông bão... Bạn đọc không khỏi ngỡ ngàng khi được chứng kiến những phong tục độc đáo và không kém phần kì lạ đầy bí ẩn và lôi cuốn của họ… Nhưng ẩn chứa ở trong đó là cả một giá trị sâu sắc về nhân sinh, về đời sống tinh thần, về con người, về phong tục tập quán và nếp sống về văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi biên cương của Tổ quốc, nơi đầu sóng ngọn gió, nơi có “con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Ở nơi đó có một sức sống mãnh liệt đang mơn mởn, xanh tươi, có núi rừng bí ẩn với đỉnh Phan Shi Phăng hùng vĩ gợi nên sức sống tiềm tàng mãnh liệt của mảnh đất tươi đẹp này.

Tuy tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Hữu Nam cũng không tránh khỏi những thiếu xót, vụng về ở một số mặt, nhưng dù sao tiểu thuyết của ông đã có những điểm mạnh nhất định và đã góp một phần nhất định cho sự phát triển của văn xuôi viết về đề tài dân tộc miền núi ở Việt Nam.

Những thuyết của Đoàn Hữu Nam được bạn đọc biết đến đó là : Tình rừng - Tiểu thuyết - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân – 2000, Dốc người – Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Công an nhân dân – 2001, Trên đỉnh đèo giông bão – Tiểu thuyết – NXB Quân đội nhân dân – 2004, Nhà xuất bản Lao động tái bản năm 2010, Thổ phỉ - Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Hội Nhà văn năm

2010. Trong số đó tiểu thuyết Tình rừng Thổ phỉ đã được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh… Đây là những thành tựu đáng ghi nhận của ông.

Với nhà văn Đoàn Hữu Nam, việc làm thơ, viết văn là cả cuộc đời và gắn liền với vốn sống. Ở ông đã toát lên một niềm tin và tình yêu cháy bỏng của một người cầm bút, một người làm nghệ thuật và sáng tạo không mệt mỏi. Những đóng góp đó tuy chưa thật nhiều nhưng đã góp thêm một phần độc đáo trong sự phát triển của vườn văn xuôi dân tộc miền núi giàu hoa giàu sắc và góp phần cho sự phát triển chung của nền văn học đương đại Việt Nam.

Tiểu kết chương 1:

Như vậy ta có thể nói rằng cùng với dòng văn học dân tộc miền núi trong một thời gian không dài nhưng đã có những đóng góp đáng kể cho văn học nước nhà. Những thành tựu ấy quả thực đã có những đóng góp nhất định trong sự phát triển của văn học thiểu số và cho nền văn học nước nhà. Bước đầu tìm hiểu và khám phá cuộc đời và quá trình sáng tác văn chương của nhà văn Đoàn Hữu Nam. Đặc biệt là những đóng góp của ông cho với văn xuôi dân tộc miền núi Tây Bắc trong đó tiểu thuyết là một trong những lĩnh vực khá thành công của nhà văn. Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật ấy, Đoàn Hữu Nam đã không ngừng nỗ lực, tìm tòi, khám phá và là một trong những cây bút xuất sắc có đóng góp trong sự phát triển của văn học thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Chương 2

HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÖI TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN HỮU NAM

Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam - 5

2.1. Bức tranh hiện thực sống động về miền núi

2.1.1. Hiện thực về thổ phỉ và cuộc đấu tranh tiễu phỉ của đồng bào miền núi

Mỗi nhà văn thông qua thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm của mình đều muốn gửi gắm một quan niệm nghệ thuật nhất định về hiện thực đời sống. Các nhà văn viết về dân tộc và miền núi cũng muốn gửi gắm những thông điệp của mình về hiện thực sống động của miền núi.

Vào khoảng đầu những năm 30 của thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của văn học hiện đại, trên văn đàn cũng xuất hiện một số tác phẩm viết về miền núi, dân tộc với một thế giới hoang vu và chứa đầy bí ẩn. Đây là mảnh đất màu mỡ tạo đà cho các nhà văn thoả sức phóng túng trí tưởng tượng của mình. Sức hấp dẫn của đề tài này là sự kì lạ, bí ẩn về những phong tục tập quán, lối sống của những người dân miền núi với một thiên nhiên thật dữ dội, bí hiểm, nhưng đôi lúc cũng rất thơ mộng, trữ tình. Viết về mảng đề tài này nhiều nhất phải kể đến nhà văn Lan Khai với hàng loạt tác phẩm: Rừng khuya, Mọi rợ, Tiếng gọi của rừng thẳm, Hồng thầu, Suối đàn, Đỉnh non thần, Người lạ, Ma thuồng luồng, Đôi vịt con, Người hoá hổ, Gò thần...; Ngoài ra những tác giả khác cũng góp một vài tác phẩm như: Lan rừng của Nhất Linh, Đỉnh non Tản, Cô Dó của Nguyễn Tuân, Tiếng khèn của Khái Hưng, Ngậm ngải tìm trầm của Thanh Tịnh, Khói lam chiều của Lưu Trọng Lư...

Những năm sau 1945, một số nhà văn như Tô Hoài (với các tác phẩm: Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường…), Ma Văn Kháng (Đồng bạc trắng hoa xoè) cũng quan tâm tới đề tài miền núi. Hiện thực được phản ánh trong những tác phẩm của họ mang đậm tính lịch sử, gắn liền với cách mạng, với sự đấu tranh quyết liệt để đi đến đổi đời của con người vùng cao. Đặc biệt trong

sáng tác của Ma Văn Kháng và một số nhà văn khác như Mạc Phi (với tác phẩm Rừng động), Phượng Vũ (với tác phẩm Hoa hậu xứ Mường)… hiện thực về cuộc đấu tranh của nhân dân vùng cao với nạn nổi phỉ và tố cáo tội ác man rợ của thổ phỉ đối với đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nước ta được phản ánh khá phong phú.

Nằm trong mạch nguồn này, tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam cũng tập trung phản ánh hiện thực lịch sử về cuộc đấu tranh chống lại các thế lực phản động của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao ở những tỉnh miền núi phía Bắc.

Có thể nói Đoàn Hữu Nam là người “sinh sau đẻ muộn” khi viết về thổ phỉ nhưng nhà văn lại “biết làm mới” một đề tài đã cũ. Người đọc có thể bắt gặp trong tiểu thuyết của ông “những phong tục, tập quán, lễ cấp sắc cho tới những âm mưu thâm độc, những mưu ma chước quỷ, những hành động dã man của bọn phỉ như mổ bụng, moi gan, cắt đầu, xẻo tai, ăn sống, nuốt tươi, những cảnh làng bỏ hoang, người dân điêu đứng, bị hãm hiếp…” (Lâm Tiến). Đây là những hiện thực đã từng được các nhà văn như Mạc Phi, Phượng Vũ hay Ma Văn Kháng phản ánh trong những tác phẩm viết về miền núi. Nhưng điều đáng nói là Đoàn Hữu Nam đã “xâu chuỗi những sự kiện những nhân vật tạo nên một bức tranh khá đầy đủ, khá sâu sắc, khá sinh động về thổ phỉ. Chưa có cuốn tiểu thuyết nào viết về thổ phỉ lại tập trung đến như vậy” (Sương Nguyệt Minh). Đó là đóng góp đáng trân trọng của tác giả.

Nhìn một cách tổng thể, tiểu thuyết Thổ phỉ mang hơi hướng sử thi, là bản hùng ca chép từ bi kịch lịch sử một vùng đất nhiều đau thương nơi địa đầu biên giới nước ta. Thông qua tác phẩm này, nhà văn đã tái hiện một hiện thực rộng lớn và có ý nghĩa sâu rộng.

Trong Thổ phỉ tác giả đã dựng lên một thời kỳ đấu tranh dai dẳng đầy gian khổ, huynh đệ tương tàn tại vùng Tây Bắc của đất nước. Đó là bối cảnh chiến đấu ác liệt trong tiễu phỉ ở vùng Phòng Tô, vùng đất có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong cục diện kháng chiến chống Pháp, tiễu phỉ của đất

nước. Qua sự kiện nổi thổ phỉ trên địa bàn Hồ Thầu – Phong Thổ, Đoàn Hữu Nam đã dựng lên một loạt bối cảnh đấu tranh tư tưởng giữa ta và địch, giữa ta với ta, giữa địch với địch, lật ngược, lật xuôi việc nổi phỉ, tiễu phỉ, tập trung việc lý giải việc nổi phỉ và cuộc đấu tranh giành đất, giành dân đầy gian nan của những chiến sỹ cách mạng trong giai đoạn lịch sử những năm 50 – 60 của thế kỷ XX. “Từ năm 1950 đến năm 1955 Tây Bắc bốn lần nổi phỉ, bốn lần bị dẹp, nhưng dẹp gì, đánh gì thì mầm mống, khát vọng vẫn là hòn than ủ trong lòng người, lòng rừng” (Trên đỉnh đèo giông bão). Điều này đã phản ánh một sự kiện lịch sử có thật: Dưới sự hà hơi tiếp sức của người Pháp, người Mỹ, bọn thổ phỉ ở Phong Thổ - Lai Châu nổi dậy đồng loạt, thành lập mặt trận tự trị, cướp của, giết người, hãm hiếp dân lành, lật đổ chính quyền. Sau đó chúng bị trấn áp, đánh tan, bị bắt hết đến tên cuối cùng.

Bằng tư duy và hư cấu nghệ thuật của nhà văn, qua những tiểu thuyết của mình Đoàn Hữu Nam đã dựng lên một thế giới thổ phỉ tăm tối, quỷ ác của bọn phản cách mạng. Bên cạnh hình ảnh của núi non hùng vĩ, con người miền núi thật thà, nhân hậu, dũng cảm, đã tin gì là tin đến cùng, tác giả đã rất thành công khi tái hiện tội ác của thổ phỉ. Đó là hiện thực thật thảm khốc “chỉ qua một đêm thôi mà cả cái bản đông vui biến thành một bản chết. Cả bản không một bóng người, không một bóng trâu, ngựa, lợn, gà” [25, tr. 296]. Còn lại là gì sau một đợt đụng độ với phỉ? “Ngôi nhà ông trưởng bản bị đốt lúc đêm giờ chỉ còn những cây cột bốc khói. Mùi lửa, mùi thịt, ngô, gạo cháy váng vất. Một con trâu bị lóc hết thịt chỉ còn bộ khung xương nằm chỏng chơ trên đám cỏ bị quần nát. Ruồi nhặng. Cơ man là ruồi nhặng. Chúng bay vù vù khắp nơi, chúng đậu đen trên những mẩu xương, mẩu da, trên đám phân vung vãi” [25, tr. 296]. Đó là hiện thực tàn khốc về cảnh bản làng cháy, ruộng nương hoang hóa, tiêu điều, người chết như ngả rạ: “Xác chết còng queo trên suối cạn. Xác chết túm tụm vào chỗ gốc cây. Máu. Máu từ những xác chết mắc lại làm dòng suối loang đỏ. Máu bết lại trên cát. Máu phun nhuộm đỏ cây cỏ ven suối, chân rừng” [25, tr. 403].

Đặc biệt, nhà tiểu thuyết đã vẽ nên một thế giới tội ác khủng khiếp do bọn thổ phỉ gây ra. Những người dân con em đồng bào dân tộc thiểu số lam lũ, còm cõi, mòn mỏi trong cảnh nồi da xáo thịt. Cái ác cứ ngang nhiên tồn tại, hoành hành, tác oai tác quái trong loạn phỉ: “Bản Tà Thàng hơn một trăm nóc nhà, bình thường nhộn nhịp chó kêu, ngựa hí, người khóc, người gọi nhau giờ vắng lặng như bản hoang. Trên cây cơi lủng lẳng hai xác chết, trần truồng như nhộng. Một xác bị móc mắt, hai hố mắt sâu hoắm, đen ngòm như đầu lâu thây ma. Một xác bị mổ bụng, phanh ngực, toàn thân bết máu, ruột chảy lòng thòng, bụng, ngực trống hoác...” [25, tr. 357]

Hiện thực được tác giả phản ánh cho thấy những hành động tàn bạo, man rợ, mất hết tính người của những kẻ theo phỉ, là lời tố cáo đanh thép về tội ác của phỉ đồng thời cũng cho thấy nỗi đau mà đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phải gánh chịu trong những năm nổi phỉ.

Khác với các nhà văn khác khi viết về thổ phỉ, thông qua tiểu thuyết của mình, Đoàn Hữu Nam đã giải mã một cách rõ ràng, cụ thể về thổ phỉ thông qua những hình tượng nghệ thuật sinh động. Chúng là ai ? Đó là một bộ phận nhỏ người Mông, người Dao, người Tày, người Nùng, người Giáy và cả người Kinh… Tất cả đều là con dân nước Việt. Thổ phỉ chỉ có ở rừng núi hoang sơ, xa xôi heo hút. Cầm đầu họ là những tên lọc lõi, dã man chuyên gây tội ác trong một thời gian dài không chỉ tính bằng ngày bằng tháng. Đoàn Hữu Nam - qua hiện thực phản ánh trong tác phẩm cho người đọc một sự cảm nhận đầy đủ và sinh động về bản chất, hoạt động, hành trạng của đối tượng này. Con đường dẫn họ vào rừng cầm súng chống lại nhân dân không phải vì hành động có lý tưởng riêng mà chỉ do u tối, nhẹ dạ cả tin, bị kích động, tham lam, do hiểu lầm hay do bị ép buộc…

Trong Thổ phỉ, Đoàn Hữu Nam tái hiện rõ nét một tổ chức có hệ thống của bọn phỉ. Triệu Tá Sắn là Tổng chỉ huy, dưới là bộ tham mưu gồm Hoàng Seo Lùng, Bàn Vần Sing, Lý Văn San, thầy mo Bàn A Quấy… Đằng sau là

cột trụ tựa đỡ, nuôi dưỡng của người Pháp, người Mỹ. Bọn này đã sử dụng những kẻ phản cách mạng trong nước, một bộ phận đồng bào các dân tộc ít người ở một số vùng nổi loạn chống phá thành quả cách mạng. Thổ phỉ rất lì lợm, bị du kích bắt dong đi dọc đường, dù bị trói cũng liều mạng lao xuống vực, trốn được thì trốn, không thì chết vẫn cứ làm. Hành động của chúng đầy tính chất thú vật: “… phút chốc cái bụng trắng hếu của anh bị rạch làm đôi, hai bàn tay hung bạo thò vào khoang bụng đang phập phồng móc ra hai lá gan đưa cho viên chỉ huy. Viên chỉ huy lừ lừ lấy bình tông rượu tu một ngụm rồi đưa lá gan lên cắn, xé, nhai, nuốt, mồm miệng hắn nhoe nhoét máu trông chẳng khác gì hang hốc của người phụ nữ sau khi đẻ” [25, tr. 295]. Những cái đầu thổ phỉ tối tăm, trong lúc hoảng loạn vì đói rét, bị truy sát đã săn bắt khỉ rồi gán cho mỗi con một cái tên Việt Minh, lập toà án xử khỉ, hành hình đàn khỉ cho đến khi chúng phát điên phát dại thì phạt đầu khỉ múc óc ăn nhồm nhoàm.

Bằng sự hiểu biết sâu sắc, tư duy nghệ thuật và bằng hình tượng văn học Đoàn Hữu Nam đã xây dựng được một hiện thực lịch sử sống động, mang ý nghĩa khái quát cao, gây ấn tượng mạnh mẽ về hiện thực lịch sử đầy cam go đã diễn ra trong đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao của nước ta.

Trong tiểu thuyết của mình, Đoàn Hữu Nam còn dựng lại khung cảnh miền núi thời kỳ chính quyền cách mạng còn trong trứng nước, cán bộ, dân chúng vô tư, háo hức song cũng còn nhiều ấu trĩ, có nhiều khó khăn và bọn phản động đã nắm rõ điểm yếu này, ra sức chống phá, lôi kéo dân chúng, đưa cách mạng đi hết bị động này đến bị động khác. Tác giả cũng đi sâu xây dựng khá thành công hình ảnh những cán bộ, bộ đội hết lòng vì dân chúng, vì cách mạng. Đó là Bí thư châu ủy Long dẻo dai sức chịu đựng, vững vàng, đầy bản lĩnh, không nhụt chí, kể cả khi cách mạng, chính quyền rơi vào tình thế bị động, phải trốn tránh vào rừng. Đặc biệt hình tượng các nhân vật cách mạng khá chân thực, đậm tính đời thường, được soi chiếu nhiều chiều từ góc độ đời tư. Chính vì vậy, những nhân vật này không giáo điều khô cứng, mà sống cuộc sống của một con người bình thường, lãng mạn, hứng khởi.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023