Những Tên Thổ Ty, Thổ Phỉ Cuồng Vọng, Tàn Bạo

Nam nổi bật những con người miền núi ở hai tuyến gần như đối lập. Đó là những tên thổ ty, thổ phỉ cuồng vọng, khát máu, và những con người có số phận bi kịch, thức tỉnh đi theo cách mạng.

2.2.1. Những tên thổ ty, thổ phỉ cuồng vọng, tàn bạo

Tiếp cận tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam, người đọc bắt gặp những con người biểu hiện cho sự thống trị cả về cường quyền và thần quyền của miền núi. Họ là đại diện cho thế lực hắc ám đàn áp, bóc lột, reo tai rắc vạ cho người dân miền núi. Đó là những kẻ đứng đầu cả một vùng đất có quyền hành, pháp luật trong tay như thổ ty, lý trưởng. Hay những kẻ thất thế nổi loạn làm phỉ cũng xưng hùng, xưng bá đầy cuồng vọng và tàn bạo.

Trong tiểu thuyết Trên đỉnh đèo giông bão, Hồ Hằm - kẻ đứng đầu họ Hồ, là lí trưởng của vùng đất Suối Hoa màu mỡ và cũng là một tên thổ ti ác ôn, gian xảo khét tiếng. Hắn là kẻ khôn ngoan, lọc lõi và gặp thời. “Lão vốn gốc gác tận cuối dòng sông. Ở quê nhà, lão đã từng cầm đầu một nhóm người đứng lên chống lại bọn cường hào, chức dịch. Lần ấy, lão đã từng được nếm quyền uy sai khiến cả nghìn người, từng ngang nhiên hốt của cải nhà người về nhà mình. Tiếc là việc kéo rào ngược dòng của bọn lão không được bao lâu thì bị tan tác trong khói lửa. Lão may mắn thoát chết, nhưng phải thay tên, đổi họ, giấu vợ con một nơi rồi giả làm một người bán đồ chơi để trốn tránh. … Sau nhiều ngày lang thang mưu sinh nơi đất khách, lão đã đến được Suối Hoa, vùng đất mà lão cho là hợp lòng, hợp mệnh với lão. [24, tr. 10-11].

Từ đây hắn đã khôn khéo tìm cách thu phục lòng dân, tạo cho mình một chỗ đứng thu được nhiều lợi lộc nhất từ vùng đất này: “Trong vùng, những ai chưa làm ma khô cho bố, chưa chữa nổi bệnh đau đầu cho mẹ; nhà ai thiếu trâu cầy; nhà ai sắp cưới con trai, sắp gả con gái, lão đều biết, đều thăm hỏi chu đáo. Chút quà mọn và những mánh lới chữa bệnh vặt đã giúp được lão rất nhiều. Trong cái vùng tối tăm mù mịt, chỉ cần một tia sáng nhỏ là hút được cả ngàn con mắt vào”[24, tr.11]. Lão đã làm cho dân cả vùng tin lão,

coi lão là tia sáng, là một phần của đời họ. Và rồi cái gì đến cũng đã đến: “Bằng những lần đi lại với quan đồn, quan huyện, quan tỉnh, bằng lá đơn đủ chữ ký, điểm chỉ của một ngàn năm trăm hai mươi mốt hộ trong vùng, bằng mẹo vặt đẩy Sần Đạt ra khỏi cuộc chơi, lão nghiễm nhiên leo lên cái ghế Lý trưởng Suối Hoa” [24, tr.13]. Hồ Hằm là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp thống trị gian xảo tìm cách bóc lột, vơ vét của cải, bắt người dân phải phục tùng, cung phụng cho hắn mọi thứ. Không chỉ tạo ra uy quyền cho mình mà Hồ Hằm còn muốn duy trì dòng họ Hồ thống trị vùng đất này. Lão đặt niềm tin vào đứa con trai “khác người, khác đời từ lúc còn trong bụng mẹ. Vì nó gan lỳ không chịu chui ra mà mẹ nó khốn khổ, cả nhà họ Hồ khốn khổ, cả Suối Hoa quên chuyện năm hết, tết đếN [24, tr. 8]. “Chẩu Po là đứa sẽ thay lão gánh vác công việc nhà họ Hồ. [24, tr. 8]. Đó là kẻ “vừa có được nanh vuốt của hổ, cái ranh ma của sói, lại được học hành, đi nhiều, biết nhiều. Nó không những kế tục được sự nghiệp của bố, mà còn vươn dài như con suối, con sông”[24, tr. 8]. Sau khi bị bộ đội truy đuổi, hắn đã trốn vào rừng với một đám tàn quân. Đây chính là mầm mống của thổ phỉ quay lại tác oai tác quái dân lành.

Khác với Hồ Hằm, tên tri châu trong tiểu thuyết Tình rừng lại áp bức người dân bằng những luật lệ tàn khốc do hắn tự định ra. Khi biết thằng ở - kẻ nô lệ trong nhà hắn dám tình tự với người vợ nô lệ của mình, tên tri châu đã nghĩ ra một cách tra tấn là bắt tên nô lệ có bàn tay tài hoa đục đẽo nên một khối đá lớn để hành hình chính mình: “Từ cây cột đá sù sì , to tướng, cao vượt một đầu, một với, Hảng đã dần dần biến nó thành hình cái tháp. Phần thân tháp được đục lõm vào thành hai hình người đối diện nhau, áp mặt vào hình người bên này có thể nhìn thấy và cảm nhận được hơi thở của người bên kia. Hai người ôm lấy cột đá có thể nắm được tay nhau” [22, tr.78].

Rồi chính từ cây cột ấy tên tri châu đã trói đứng cho đến chết kẻ nô lệ dám tình tự với vợ hắn - vốn là một nô lệ được bắt về. Hai người bị hắn tra tấn bằng cực hình thời trung đại “bị ấn vào hai hình người trên cột, mồm của cả hai bị nhét đầy giẻ, bốn tay bị trói choàng quanh cột, chân, mông, ngực

cũng bị thít chặt vào cột bằng sợi dây da”. Hắn đã hằn học, nung nấu một khát vọng trả thù hai kẻ đã dám phản hắn: “Chúng mày đã yêu nhau vụng trộm, đã sướng tao cho sướng đến chết. Tao sẽ bắt chúng mày tay trong tay, mắt trong mắt cho đến khi gió ở xứ này, nắng ở xứ này , sương ở xứ này, chim, chuột ở xứ này ăn hết da , hết thịt của chúng mày, xem chúng mày có còn sướng hay không…”[22, tr.107].

Bản chất dã man tàn bạo của những kẻ coi trời bằng vung, luật lệ trong tay hắn nên hắn làm mưa làm gió. Có lẽ trên đời không có cái cột hành hình kiểu này song qua lăng kính của nhà văn, người đọc thấy sự tàn bạo của thế lực thổ ty miền núi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Không chỉ có thổ ty, lí trưởng, bức tranh hiện thực về con người miền núi trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam còn được tô đậm bởi một gam mầu nổi bật, đó là những tên thổ phỉ cuồng vọng, khát máu.

Thế giới thổ phỉ là những đám người hỗn tạp, vô học, tham lam. Dù chiến đấu có tổ chức, nhưng bọn thổ phỉ vẫn trong tình trạng chiến binh chuyên nghiệp thì ít mà dân binh nửa vời thì nhiều, dặt một đám đông ô hợp, hoang dã. Sẵn sàng làm ác. Và làm ác không run tay. Có thể kể thêm các nhân vật thổ phỉ Bàn Vần Sing, Hoàng Seo Lùng, Phùng Zùn Thanh tội lỗi, vấy máu bàn tay, hoặc Triệu Tá Zùn lúc theo phỉ lúc theo ta… đều là những hình ảnh khó quên, có đời sống riêng trong tiểu thuyết. Nhưng nổi bật nhất có lẽ là kẻ đứng đầu - Triệu Tá Sắn (Thổ phỉ) – tên trùm thổ phỉ - kẻ tự xưng có chân mệnh đế vương với khát vọng làm vua của cả một vùng rừng núi

Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam - 8

Triệu Tá Sắn là tên trùm thổ phỉ, ngay từ nhỏ, hắn đã khát khao làm người đứng đầu, lớn lên khi đăng lính, hắn bắn giết không ghê tay, nên được quan Tây phong cho chức Đội. Hắn không từ một thủ đoạn nào, dù có bị chết hụt nhiều lần hắn vẫn không sợ. Khát vọng cuồng tín làm đế vương ăn sâu vào máu thịt của hắn, làm cho hắn không chịu khuất phục trước thế lực nào. Vào bước đường cùng, hắn vẫn không chịu đầu hàng, nên đã bị đồng bọn giết.

Sắn là một kẻ mưu mẹo, biết tính toán để dựng cơ, gây nghiệp cho mình: “Để tránh trộm cướp, nhũng nhiễu dân chúng, tránh tàn sát lẫn nhau, hắn cho quân, cho tướng tản về mỗi nhà, lấy mỗi nhà làm lô cốt, làm kế lâu dài. Để không dối mình, dối người, ràng buộc giữa mình, giữa người, hắn cho làm những cuộc ăn thề long trọng, lấy giời đất đảm bảo cho lời nói của mình. Để tránh hận mình, hận người, hắn cố không nói hai lưỡi, bớt lòng tham, bớt nóng giận, rõ ràng, phải trái phân minh. Để lửa dục nguội lạnh, hắn lấy lá thuốc đắp ụ cho của quý teo dần. Để nuôi cứng nuôi lực, hắn giao cho các đầu lĩnh, thổ ty khuấy động dân chúng trồng, buôn bán thuốc phiện, tích trữ tiền nong, lương thực.” [25, tr. 80].

Thủ lĩnh Triệu Tá Sắn khát khao quyền lực nên đã xưng “vua” bằng mọi cách dù không được trời đất và lòng người ủng hộ. Là một tên trùm sỏ thổ phỉ nhưng hắn cũng là người có học. Sắn là người Dao nên hắn hiểu người Dao đến tận cùng nếp sống, tâm lý, phong tục… và sử dụng luôn thế mạnh ấy để lôi kéo, tập hợp lực lượng, khuếch trương thanh thế. Người đọc không khó nhận ra tính ranh mãnh, tài thuyết phục người khác, Sắn lọc lõi, lại có tính lì lợm nên chất đầu lĩnh bộc lộ rõ trên từng con chữ trong tiểu thuyết. “Vua” Triệu Tá Sắn loạn dâm, tính dục mạnh, đã từng quần hôn với sáu đứa con gái. Ngày hắn còn làm tay sai trong chính quyền thực dân, “tối tối, trong yên tĩnh của núi rừng, của căn nhà biệt lập rộng thênh, Sắn cùng sáu người đàn bà như đàn hổ trong mùa giao phối”[25,tr.75]. Nhưng khi cần vì “sự nghiệp lớn” y cũng gồng sức kiêng khem, hãm gái hơn 2000 ngày, đắp lá dục. Y có thể ăn tim hổ tươi, ăn thịt sống một cách man rợ và tinh ranh. Y cũng tự biết đắp lên mình vòng hào quang và màn sương huyền ảo “vua người Dao” để đánh lừa bàn dân thiên hạ u mê. Y là loại có chí lớn. Một loại kẻ thù ghê gớm.

Ngoài những tên thổ phỉ cuồng vọng còn xuất hiện những tên tay sai đắc

lực cho thế lực phản động chống phá cách mạng. Chúng ta có thể kể đến Lù Tà trong tiểu thuyết Trên đỉnh đèo giông bão. Lù Tà là nhân vật có sức sống

nhất. “Đó là một kẻ háo dục, thuần bản năng, độc đáo từ nguồn gốc sinh ra cho đến tính cách. Một thứ đao phủ trung thành với chủ đến mức mù loà” (Phạm Duy Nghĩa). Hắn là kẻ quái thai lại giống từ lúc sinh ra. Sau này khi lớn lên, khi ăn vào bả ác do kẻ ác câu nhử nó đã trở thành con quái vật, kết cục nó đã làm khốn khổ cả vùng rừng. Chân ngựa của thằng Tà đi đến đâu là“bóng đêm phủ đến đấy, qua cổng nhà nào, là nhà ấy lạc hồn như chuột gặp mèo…. Mồm nó chỉ cần niệm mấy câu thần chú: "Liều liệu đấy, có muốn còn đầu trên cổ thì đừng có hoắng lên như chó động đực nữa!...". "Hôm qua thằng Hủ bên Cốc San về với giun rồi đấy nhé!". "Con Te bị rạch nát mồm, đâm nát cái của ấy vì bép xép mày có biết không?". Mày không biết người bản Láo đang chuẩn bị cướp không những tràn ruộng ở khe Thỉn của bản mày à!". "Ông chủ bảo đêm nay tới gặp ông, đi đường phải học cách đi của con báo, con mèo! Nhớ chưa?"...[24,tr. 94-95]. Những lời nói phát ra từ miệng thằng Tà tạo nên ác mộng cho dân làng, là lời của thần chết khiến người nghe biết phải làm gì. Hắn là hiện thân của ma quỷ, chết chóc, cái ác và là nỗi khiếp sợ của dân lành.

2.2.2. Những người dân có số phận đau thương thức tỉnh đi theo cách mạng

Cũng giống như các tác giả viết về đề tài cách mạng ở vùng dân tộc miền núi, Đoàn Hữu Nam cũng phản ánh trong tác phẩm của mình những con người cách mạng bám dân, bám bản từ miền xuôi lên miền núi như Bí thư khu uỷ Long, anh Bắc cán bộ (trong Thổ phỉ), hay các nhân vật như cán bộ Tài, bộ đội Hoàng (Trên đỉnh đèo giông bão)… Tuy nhiên những nhân vật này còn mờ nhạt, chưa thực sự tiêu biểu. Nhà văn dành nhiều tâm huyết và tập trung phản ánh những người dân tộc thiểu số có số phận bất hạnh, đau thương nhưng luôn biết hướng tới cuộc đời mới, đi theo cách mạng làm lại cuộc đời. Họ là những chàng trai vì thù hận giữa các dòng họ mà bị đẩy vào đời, cuốn theo cơn lốc cách mạng như Lay hay đơn giản chỉ là những kiếp

sống nhỏ bé của những người phụ nữ vùng cao vì những luật tục, đói nghèo,

lạc hậu, vì sự đàn áp của thổ phỉ mà cuộc đời trở lên bất hạnh, thê thảm đã vùng dậy đi theo cách mạng như Lin, Dỉ, Đàu, Pham… Hay có thể là người đứng đầu của một cộng đồng tộc người có uy tín trải dài cả một vùng rừng núi cũng thức tỉnh nhận ra chân lý: chỉ có đi theo cách mạng mới mang lại ấm no bền vững cho dòng họ đời đời.

Trong tiểu thuyết Trên đỉnh đèo giông bão, Sần Lay là nhân vật đại diện tiêu biểu cho người Giáy thức tỉnh đi theo cách mạng. Anh vốn là con trai của Sần Đạt - một dòng họ có vai vế, từng nhiều năm làm thổ ty ở miền rừng Suối Hoa. Nhưng trò đùa của số phận nghiệt ngã đã khiến anh rời bỏ mảnh đất yêu thương của mình từ khi mới 13 tuổi. Trong một lần chơi trận giả, nhóm của Lay vô tình đốt đống rơm làm chết cháy thằng con trai họ Hồ. Lo sợ tới tính mạng của con, bố Lay đã đẩy anh ra vào rừng. “Từ đó, trò đùa của số phận đã đưa Lay, một thằng bé mười ba tuổi ra khỏi vòng tay của gia đình, vòng tay của núi non, để dấn thân vào cuộc đời phiêu bạt”. Trong cuộc ra đi định mệnh ấy, đã có luc Lay phải trốn chui, trốn lủi, đã men theo con suối, dòng sông mà đi, mà sống. Trên con đường mưu sinh bấp bênh như leo trên dây, đã có lúc Lay tưởng mình phải bỏ xác ở những nơi xa tít tắp, không quê hương, bản quán, không bố mẹ, họ hàng. Nhưng, “trò tung hứng của số phận đã dành cho anh dịp may, cơn lốc cách mạng đã ào qua vùng anh trôi dạt, nhận anh vào vòng xoáy của nó. Anh đã tham gia giành chính quyền ở tận vùng Trung du xa xôi, rồi trở thành anh vệ quốc”[24, tr.59]. Và quan trọng hơn nữa, Lay đã trở về giải phóng vùng đất mà anh đã chôn nhau cắt rốn, có gia đình, dòng họ, cộng đồng người Giáy của anh.

Cách mạng đã làm đổi thay cuộc đời chàng thanh niên người Giáy này. Cách mạng đã làm đổi thay một cậu bé 13 tuổi với những trò nghịch ngợm dại dột, với tầm nhìn hạn hẹp quẩn quanh nơi núi rừng thành một bộ đội Lay “cứng rắn, điển hình cho người Giáy, khoẻ khoắn, chất phác, lấy việc làm của

mình làm gương cho người khác”[24, tr. 60]. Lay đã làm được việc mà nhiều

cán bộ tuyên huấn người Kinh bất lực trước những lệ tục, lối sống của người dân tộc. Trong con mắt người dân Suối Hoa “Lời của Lay là lời của con suối chảy từ nguồn, của ngọn gió thổi qua đèo, qua núi. Ngọn lửa âm thầm tích tụ trong mỗi người được Lay khơi bùng lên, ai nấy nghe anh như nuốt lấy từng lời”[24, tr. 86]. Lay đã thuyết phục được dân bản - những người dân tộc Giáy như anh đi theo cách mạng:

“Bằng giọng nói nhẹ nhàng, dứt khoát, mang hơi thở của núi rừng, Lay thật thà kể về cuộc ra đi của mình, về những vất vả, gian truân trên dọc con đường trốn chui, trốn lủi. Anh kể về những người cách mạng đã cứu anh, đưa anh ra con đường lớn, dẫn anh về với quê nhà, về với những người mà anh yêu quý. Cuối cùng anh nói về cuộc đời mới, về phận sự của mỗi người dân Suối Hoa hôm nay”[24, tr. 85-86]. Lay đã cùng cách mạng và dân bản giải phóng được Suối Hoa khỏi nạn áp bức của chế độ thổ ty, sống cuộc sống của tự do, bình yên. Anh cũng tìm được hạnh phúc cho riêng mình trong niềm hạnh phúc lớn lao của quê hương được giải phóng, được cùng Lin – cô gái Giáy xinh đẹp nên vợ nên chồng.

Cụ giáo Choong trên 90 tuổi, không chỉ đại diện cho trí thức người Dao, mà còn là đại diện cho người Dao ở Phòng Tô. Cụ là người hiểu biết thời thế, biết hành xử mọi việc theo đạo lý của dân tộc đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, có lý, có lẽ, nên cụ được mọi người dân tin yêu, kính nể. Nhưng cuộc sống và gia đình cụ giáo Choong cũng chịu đau khổ, mất mát, tang thương, … như những người dân khác dưới bàn tay ác độc, dã man tàn bạo của bọn phỉ. Các con trai, cháu chắt đều bị ép đi theo phỉ, gia đình thì phải cung phụng tiền của để nuôi phỉ. Nên cụ cũng được quần chúng đồng lòng, thương cảm. Sau khi được cán bộ Long giác ngộ, cụ quyết định hướng con cháu đi theo cách mạng, cụ được quần chúng ủng hộ và noi theo, góp phần vào việc đánh thắng phỉ, giải phóng hoàn toàn Phòng Tô.

Cụ giáo Choong hơn 90 tuổi là đại diện điển hình cho một lớp trí thức người Dao hiếm hoi, thạo chữ Hán, uy tín bao trùm cả một vùng bởi gia thế

vọng tộc. Cụ giáo học chữ thông thái, đức độ, thâm trầm… như là thủ lĩnh tinh thần cho cả một vùng cộng đồng người Dao rộng lớn. Cụ trở thành “linh hồn, là tấm gương sáng về Nhân, Nghĩa, Đức, Trí cho cả vùng Sín Chải noi theo” [25, tr. 94].

Nhân vật văn học cụ giáo chinh phục cả những người đọc khó tính bởi tính “hai mặt của tính cách”. Khi thì ẩn nhẫn, dấu mình, chờ thời, lúc lộ diện xuất thân, đối đầu. Cụ vừa là con trăn đá thâm trầm triết luận cuộn mình trong hang đá mùa đông, vừa là con hổ mãnh liệt rời khỏi hang lúc kiếm mồi. Tính hai mặt của tính cách không mâu thuẫn nhau mà thống nhất ở trong một con người biết thời biết thế, biết ẩn nhẫn chờ cơ hội. Đỉnh cao của tính cách này là: Cụ là một người rất ghét thổ phỉ, nhưng trong chừng mực nhất định, vẫn chấp nhận cho hơn một chục cháu chắt, gia nhân của mình đi theo thổ phỉ, chỉ vì đã cùng đường, không theo không được, theo mới bảo toàn được tính mạng, giữ yên được nhà họ Triệu. Nhưng, đến thời cơ, khi cách mạng kêu gọi, cụ đã đưa đứa chắt nội đầu quân làm bộ đội tiễu phỉ.

Có thể nói đây là lần đầu tiên văn học viết về dân tộc và miền núi đã đề cập khá rõ chân dung người trí thức dân tộc. Đó là hình ảnh cụ giáo Choong. Một người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Dao, thông hiểu chữ nho và biết lựa thời thế để sống. Nhân vật vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lí tưởng, là đóng góp riêng, độc đáo của Đoàn Hữu Nam vào mảng văn xuôi dân tộc và miền núi.

Những người phụ nữ miền núi trong trang văn của Đoàn Hữu Nam đều đẹp đẽ, trong sáng, có trái tim nhân hậu, dù gặp bao bi kịch đau khổ. Đó là Pham, Đàu (Thổ phỉ), là Lin, Dỉ (Trên đỉnh đèo giông bão). Họ luôn vượt lên số phận, chống lại những nghiệt ngã của cuộc đời một cách quyết liệt để giành lấy sự sống, lựa chọn con đường đầy ánh sáng cho tương lai của mình.

Lin vốn là cô gái xinh đẹp, có một gia đình yên ấm, nhưng tai hoạ ập

xuống gia đình cô khi “cả nhà bị cụ Lý đẩy bật khỏi nơi chôn rau cắt rốn lên

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí