Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam - 9

ngụ tận lưng chừng núi này, nhà Lin như đàn cò gặp bão”. Rồi “bao nhiêu của cải, ruộng đất nhà Lin mấy đời khai phá, gom góp phải nhập dần vào nhà Lý trưởng. Mẹ Lin đau đớn, tiếc của đã sớm bỏ bố con Lin. Bố Lin lâm vào cảnh cùng đường, suốt ngày làm bạn với bầu rượu. Lin như cây mận đắng giữa hốc đá, ngày đêm chống chọi với nắng mưa, giá rét để tồn tại” [24, tr. 97]. Cả gia đình cô là điển hình cho những nạn nhân bi thảm của chế độ cũ dưới sự đàn áp của thổ ty, lý trưởng bị cướp bóc chiếm đoạt hết ruộng đất, của cải. Chỉ đến khi cách mạng về, người con trai Giáy mang lí tưởng mới trở về đã làm đổi đời Lin “lòng Lin vui phơi phới, chân cô líu ríu, tay cô tung tẩy, lòng cô muốn nhảy múa cùng những tia nắng lấp lánh. Mới hơn tháng trời gặp Lay, Lin như người được lột xác, thay máu. Từ một thôn nữ cam phận, vụt một cái, cô biến thành con chim gọi bầy, con cá gọi đàn. Nghe anh, cô và lũ bạn của cô đã vượt khỏi bốn bức tường chật hẹp”[24, tr. 103]. Họ đã đến với nhau, đến với đoàn thể, lập ra Hội Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Đội dân quân tự vệ để cùng nhau đứng lên làm chủ đời mình, giải phóng Suối Hoa quê hương.

Không giống như Lin, Dỉ sinh ra là một cô gái bất hạnh khi mắc phải chứng bệnh lạ: “Cứ mỗi đêm thế này là ánh trăng lạnh lại như một thứ rượu mạnh, đúng hơn là những tia lửa ma quái luồn vào từng mạch máu của cô, làm cho hồn vía cô rối loạn, nhịp tim trong ngực không nhảy bình thường mà nó lồng lên như cần cối mùa lũ. Cái nóng từ gan ruột thúc lên làm cho mồm miệng cô khô đắng, da dẻ hừng hực, tưởng chừng chỉ cần xoè que diêm là toàn thân bùng lên như cây đuốc” [24, tr.178]. Cô bị cộng đồng ghét bỏ, gọi là ma cà rồng chuyên gây tai hoạ cho cả bản. Người con gái xinh đẹp đáng lẽ được hưởng hạnh phúc như biết bao người phụ nữ khác bị đẩy vào rừng sống lầm lũi như một bóng ma, chính “những tin đồn cùng những cái vô tình chết người đã bứt cô ra khỏi đồng tộc, làng bản, khiến cô như con thú bị săn đuổi đến cùng đường” [24, tr. 179]. Nhưng rồi đời cô đã thay đổi, cô không còn bị

ám ảnh về thân phận, về căn bệnh lạ của mình nữa khi cô gặp anh Hoàng – cán bộ cách mạng. Chính Dỉ đã cứu Hoàng khi anh mê man bất tỉnh trong hang đá lạnh sau lần đụng đầu với thổ phỉ. Hoàng không chỉ mang đến cho cô cảm nhận hạnh phúc của một người đàn bà được yêu thực sự mà quan trọng hơn nữa, anh đã chỉ cho cô chân lý chỉ đi theo cách mạng mới có thể thay đổi cuộc đời của mình.

Trong Thổ phỉ, Đàu cũng là một nhân vật khá sinh động. Đàu như “đám mây của giời vô tư, trong sáng, mũm mĩm như bắp ngô căng sữa” [25]. Đàu yêu Vương – chắt cụ giáo Choong, họ là điển hình cho tuổi trẻ, sức sống của núi rừng hoang dã. Đoàn Hữu Nam đã xây dựng một lâu đài tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, hoang sơ để Vương và Đàu trú ngụ, để thổi bừng sức sống, tươi mởn, xanh non vào vùng đất chết chóc, đói nghèo Phòng Tô luôn sống trong bần cùng, nơm nớp sợ hãi. Tình yêu tràn đầy lãng mạn của Vương và Đàu là điểm sáng lung linh, đẹp. Nhưng, sống trong sợ hãi giữa một không gian làng bản, núi rừng bất ổn bởi nòng súng, lưỡi lê thì số phận Đàu cũng bất hạnh như nhiều cô gái khác. Đàu bị ba tên phỉ thay nhau hiếp. Sống một cuộc sống bẽ bàng, hoảng loạn, lê lết, câm lặng. Một cây non xanh bị phạt gốc. Một mầm sống bị bầm rập. Một sức sống bị đốn phạt. Nhưng trên tất cả mầm sống ấy đã không gục ngã khi tiếp cận với cuộc đời mới. Đàu cùng Vương - người mà cô yêu thương tha thiết đã cùng nhau đi theo cách mạng, giải phóng bản làng khỏi nạn thổ phỉ.

Nhân vật văn học mà không có số phận thì hình ảnh rất mờ nhạt, thiếu sức sống và không ám ảnh. Trong Thổ phỉ nhân vật mang số phận bi đát, thê thảm nhất có lẽ là Pham. Pham là hiện thân cho nỗi khổ đau tận cùng của người đàn bà miền núi. Vốn là một cô gái dân tộc Dao xinh đẹp “sinh ra giữa rừng, được ánh trăng nhuộm thỏa thuê từ lúc chui ra khỏi bụng mẹ nên Pham được thừa hưởng khá nhiều lộc của chị Hằng Nga’ [25, tr. 127]. Cô là kết quả của hạnh phúc, niềm ước mong gửi gắm của cha mẹ. „Ngày Pham được sinh

60

ra, bố Pham lặn lội lên tận đầu con suối thiêng mang về hai ống bương nước. Từng gáo nước thiêng cùng với lời khẩn cầu của người cha thấm vào, tan chảy trong da thịt Pham” [25, tr. 127]. Lời nguyện cầu thành tâm của người cha như đã được thần linh thấu hiểu và cho thoả nguyện, Pham lớn lên „xinh đẹp như người giời. Da dẻ cô mát rượi như da rắn, trắng như vớt ra từ thùng bột gạo nếp. Đôi mắt cô lúc nào cũng lọc hết bụi bặm, cực nhọc, trong veo như sương mai. Mái tóc đen mượt thả dài tới khoeo bồng bềnh như dòng suối chảy giữa rừng thưa. Chạm tuổi mười ba các chàng trai quanh vùng đã bu lấy cô như ong bu hoa, kiến bu mật” [25, tr. 128]. Người con gái xinh đẹp của núi rừng ấy đã không được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Cô lấy chồng nhưng bố chồng, và chồng suốt ngày u mê chìm trong khói thuốc phiện ma mị. Mãi cô cũng không có con. Hoàn cảnh trớ trêu, sắp đặt hay vô tình, đùa giỡn con người đến mức bố chồng và Pham bị “ném” vào một nơi đầy rắn rết trong sự tàn phá khủng khiếp của vòi rồng miền núi. Con dâu đang tắm khỏa thân chạy bão giông gặp bố chồng nghiện ngập đóng khố cũng chạy trốn giông bão trong hang tránh vòi rồng chật chội, tăm tối. Và điều khủng khiếp nhất trong đời cô đã xảy ra. Không đủ sức để chống lại sự thèm khát bản năng từ lão bố chồng u tối, vô học và thất thần khi đã giết chết hàng trăm con rắn độc cô đã bị cưỡng bức đến trụy thai - đứa con mà cô đang ao ước mong mỏi và hi vọng là sợi dây nối cô với gia đình. Không có con thân phận cô càng là con trâu, con chó trong nhà chồng.

Cô lấy chồng nhưng chưa một lần biết đến vị ngọt của tình yêu. Sau lần được cứu sống khi tự tử ở dòng suối, Pham đã yêu anh Bắc cán bộ bằng tất cả trái tim cuồng nhiệt của người đàn bà chưa một lần được yêu. Nhưng mối tình vụng trộm đầy khao khát, được sống đúng mình ấy cũng tan vỡ nhanh chóng và rơi vào bi kịch vì Bắc bị thổ phỉ giết. Pham không còn nơi nương tựa tinh thần, vật vờ như ngọn gió lang thang… là điển hình cho phụ nữ vùng cao thụ

động, bị coi thường, khinh rẻ như đồ vật, không có quyền làm người.

Điều đáng nói là, nhà văn không chỉ dừng lại ở việc kể về thân phận đau khổ của Pham, mà nhân vật còn được đẩy lên tận cùng của thử thách khi tác giả đặt ra tình huống bi kịch. Cô chạy trốn gã bố chồng không xong. Lão và con trai theo phỉ vào rừng sống, đến lúc bị bộ đội truy sát gắt gao, không có gì để ăn, ốm đau, đói rét lại lần đường trở về. Đến lúc chết gã vẫn còn cố lết đến chỗ Pham ở để hành hạ cô lần cuối cùng. Nhìn thấy cái thây ma của bố chồng ở ngay cửa nhà mình “tự nhiên Pham muốn điên lên, muốn đốt nhà, muốn bóp nát, muốn ỉa đái lên con rắn thối tha kia cho hả. “Chết ở đâu không chết lại quay về chết ngay trước cửa nhà bà”. Cô rít lên, người ngợm như chui vào đống lửa. Hai hàm răng nghiến chặt, bọt mép sùi ra, cô ném cây đuốc ra sân rồi gồng mình lôi cái xác bố chồng ra cạnh hố phân lợn, quay lại nhặt ngọn đuốc leo lét, luồn qua háng chín lần rồi ném vụt ra vườn”.[25,tr.386 - 387] Nỗi uất ức đau đớn bao lâu tưởng có thể vùi lấp trong tim nay lại trỗi dậy mãnh liệt khi cái thây ma kia án ngữ tại nhà. Cô đã muốn trút tất cả nỗi đau đớn giận dữ cả một đời vào cái thây của “con rắn độc” khốn nạn đã làm hại đời cô và giết chết đứa con cô đang ấp ủ cho bớt đau khổ, hờn căm. Nhưng cuối cùng, Pham vẫn lê lết lần hồi từng nhà người Dao cầu xin họ làm ma cho gã bố chồng khốn nạn, nhưng tất cả đều quay lưng, vì nhà nào cũng đóng cửa im ỉm đi theo phỉ hết hoặc đói rách sống vật vờ như những hồn ma. Cô đã nghĩ đến bộ đội, cách mạng rồi chạy đến cậy nhờ chính quyền cách mạng đưa gã xuống lòng đất an nghỉ. Đây chính là tình huống nghệ thuật đắt giá để nhà văn cởi nút thắt xung đột.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Pham đã hỏi Bí thư châu ủy Đoàn Văn Long: “Tại sao con người cứ làm khổ nhau mãi thế này, anh ơi?”. Một câu hỏi đầy ý nghĩa, thức tỉnh và đau nhói lòng người. Nó là tiếng kêu trời của người cùng đường bất lực, là tiếng tự vấn của nỗi lòng người phụ nữ miền núi đau khổ nhưng đầy nhân ái, vị tha và cũng là câu hỏi dành cho đồng bào của chị - những kẻ đang nổi phỉ - chỉ

biết chém giết. Pham đã không còn là người phụ nữ thụ động nữa, cô có nét

Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam - 9

nào đó giống Mị (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) khi biết hướng tới cách mạng để tìm ra lẽ sống cho mình. Nhưng Đoàn Hữu Nam còn muốn nhấn mạnh tới tính nhân văn của nhân vật. Nếu Mị biết thương mình và từ thương mình đến thương người để tự giải thoát và giải thoát cho người khác thì Pham lại yêu thương và nhân ái với cả kẻ làm hại đời mình đến thê thảm. Chôn gã bố chồng trong hoàn cảnh ấy là đề cao tính nhân văn của nhân vật, lòng nhân ái vị tha trong tâm hồn đã thắng những oán hận cá nhân. Nhìn từ khía cạnh này, có ý kiến cho rằng “nhân vật của Đoàn Hữu Nam đã đi qua nỗi bất hạnh thê thảm để vụt lớn” [Sương Nguyệt Minh].

Nhà văn Đoàn Hữu Nam đã để những người phụ nữ thống khổ không bằng con giun con dế như Pham, Đàu, Lin, Dỉ đi theo cách mạng, làm lại cuộc đời. Đây là một hướng nhìn truyền thống và tích cực về con người miền núi.

Tiểu kết chương 2:

Qua tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam ta thấy nhà văn đã tập trung khắc họa bức tranh hiện thực sống động về thiên nhiên vùng núi Tây Bắc, con người và bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà, những phong tục tập quán phong phú, đẹp đẽ và mang đậm sắc màu của núi rừng. Người đọc cũng được tiếp cận với hiện thực về cuộc đấu tranh tiễu phỉ của đồng bào dân tộc miền núi đầy hào hùng, kiên cường và mạnh mẽ. Ở đó ta thấy được những người con dân tộc thiểu số miền núi với những vẻ đẹp mộc mạc chân chất nhưng ẩn chứa trong họ là tinh thần thượng võ, là khí chất hào hùng và tình yêu quê hương đất nước tha thiết.

Chương 3

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN HỮU NAM

Cái khó nhất trong sáng tác văn chương là tạo ra dấu ấn riêng cho mình. Nó đòi hỏi người sáng tạo nghệ thuật phải có tài năng cũng như sự nỗ lực không mệt mỏi trong suốt chặng đường. Với Đoàn Hữu Nam thành công ở thể loại tiểu thuyết là cả một quá trình phấn đấu kiên cường và bền bỉ khi định hướng viết về dân tộc và con người miền núi. Để có được sự thành công ấy, nhà văn đã không ngừng nỗ lực và sáng tạo về các phương diện nghệ thuật từ cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật cho đến ngôn ngữ nghệ thuật.

3.1. Cốt truyện


Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện đóng một vai trò hết sức quan trọng. Theo định nghĩa của tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” thì cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [6, tr. 99].

Theo Lê Huy Bắc “cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất cứ hình thức tự sự nào. Loại bỏ cốt truyện, văn bản tự sự lập tức chuyển sang dạng văn bản khác… Cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm ngặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng, chủ đề và tạo được sức hấp dẫn tối đa cho người đọc”.

Như vậy sức hấp dẫn, lôi cuốn của cốt truyện sẽ góp phần tạo nên sức thuyết phục của chủ đề tư tưởng tác phẩm và thể hiện được cuộc đời, số phận

nhân vật. Một cốt truyện hấp dẫn phải thể hiện rõ kịch tính, tức là nó phải được kết cấu theo một trình tự kịch như xung đột kịch (có mở đầu, cao trào,

giải quyết vấn đề và kết thúc). Nếu như văn học giai đoạn năm 1945 - 1975 với lối kết cấu sự kiện đơn tuyến, cốt truyện có một vị trí quan trọng tạo thành một cái khung cố định, sắp xếp tổ chức xâu chuỗi mạch lạc và chặt chẽ thì sau 1986 cốt truyện bị đẩy xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ cho những dòng chảy bất tận của tâm trạng con người. Cốt truyện vẫn còn tồn tại song song bắt đầu bị biến dạng và phân rã. Thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính, sự tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính. Truyện không theo trật tự thông thường, từng mảnh đời nhân vật bị chia ra, bị phân tán vào ký ức lôn xộn, khắp nơi, rời rạc của nhân vật chính. Cốt truyện là một bức tranh lắp ghép mà các mảng ghép bị đảo lộn, xáo trộn về hình thức logic thông thường. Trong sáng tác của các tác giả miền núi hiện đại, hầu hết đều có cốt truyện đơn giản hoặc lỏng lẻo, mơ hồ, khó nắm bắt, khó kể lại. Các yếu tố sự kiện, tình tiết nhân vật chủ yếu triển khai theo mạch cảm xúc, suy nghĩ. Nhân vật của họ sống ít với thời gian của các biến cố, sự kiện dồn ép như con người trong văn học cách mạng. Con người miền núi hôm nay không sống với không gian đời tư, không gian sinh hoạt và trong dòng chảy hồi ức – hiện đại – tương lai đan cài phức tạp.

Khảo sát tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam, chúng tôi nhận thấy, cốt truyện chủ yếu được viết theo kiểu cốt truyện gắn với sự kiện lịch sử và kiểu cốt truyện gắn với sự kiện đời tư.

3.1.1. Kiểu cốt truyện lịch sử

Trước hết, cốt truyện dù liên quan đến bất cứ đề tài gì thì cũng vẫn là hư cấu nghệ thuật. Chỉ có điều, có những sự hư cấu tạo ra cảm giác như thật cho người đọc. Đó là do tài năng, và cũng là do mục đích của tác giả. Kiểu cốt truyện lịch sử là những cốt truyện có liên quan đến các sự kiện lịch sử, để thông qua đó nhà văn truyền tải những thông điệp nghệ thuật của mình một cách thích hợp nhất. Nghĩa là, cốt truyện lịch sử chỉ mượn đề tài lịch sử như một phương tiện, chứ không nhất thiết là sự thật lịch sử.

Một số nhà văn đương đại khi xây dựng cốt truyện cho mình thường viết kiểu cốt truyện mang tính lịch sử đó là tái hiện về cuộc chiến tranh oanh liệt hào hùng đã đi qua của dân tộc, cuộc chiến tranh cứu quốc vĩ đại của dân tộc. Trong tiểu thuyết, Đoàn Hữu Nam dựa trên sự kiện có thật của lịch sử để xây dựng cốt truyện mang đậm màu sắc lịch sử, đó là những trang viết dựa trên những câu chuyện có thật để tái hiện về một thời kỳ đấu tranh kiên cường của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trong công cuộc bảo vệ làng bản, giữ gìn cuộc sống bình yên cho con em mình.

Trên đỉnh đèo giông bão là tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng. Tiểu thuyết có bối cảnh xảy ra tại vùng miền núi – nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống, khoảng những năm 1945 – 1948. Đó là thời kỳ chúng ta vừa giành được độc lập từ tay thực dân Pháp, nhưng ở một số vùng miền núi xa xôi hẻo lánh cách mạng còn non trẻ nên các thổ ty bản địa đã làm mưa làm gió ở đất này.

Từ cuộc tranh giành, thù hận của hai nhà họ Sần và họ Hồ, tác phẩm tái hiện lại lịch sử Lão Nhai (tên cũ của Lào Cai) trong giai đoạn Việt Minh tiến đánh Quốc dân đảng, giải phóng các vùng, chống Pháp trở lại xâm lược. Trong bối cảnh tranh tối tranh sáng sự quyết đấu của hai họ đang dẫn đến cảnh một mất một còn thì vùng rừng được bộ đội vào giải phóng.

Trên danh nghĩa được tự do song cả vùng đời nọ sang đời kia bị ràng buộc chặt vào thổ ty, vào luật tục và sự nghèo đói nên ánh sáng của Việt Minh không soi rọi được tới người dân ở đất này. Để thu phục được lòng dân buộc những người cách mạng phải lăn lộn, “ba cùng” với dân bản, chịu nhiều hy sinh mất mát.

Sau biết bao chông gai, đối địch, với sự thất thế của thổ ty, sự ngộ ra của đồng bào những cố gắng của người cách mạng đã phần nào được đền đáp, những người dân dần ngả theo cách mạng, những người cách mạng đã có chỗ

đứng trong bản làng. Các thế lực phản động theo đuôi thực dân Pháp bị đánh

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí