Hành Trình Sáng Tạo Nghệ Thuật Của Nhà Văn Đoàn Hữu Nam

những phong tục tập quán, bởi những biểu tượng văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.

Trong sự phát triển chung của đất nước, cuộc sống của các đồng bào dân tộc thiểu số đã có những bước phát triển và đổi mới về mọi mặt. Chính vì thế cho nên đời sống văn chương cũng đã xuất hiện khá nhiều tác phẩm viết về công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi. Ví dụ: tiểu thuyếtGió hoang của Ma Trường Nguyên, tập bút ký Cao Nguyên Trắng của Mã A Lềnh và các tuyển tập khác của Sa Phong Ba… Phạm vi phản ánh hiện thực trong các tác phẩm cũng được mở rộng hơn nhờ không khí dân chủ, đổi mới của văn học nói chung. Những vấn đề nhạy cảm, những mảng tối, những mặt trái của hiện thực trước đây từng bị né tránh nay cũng đã được đề cập tới nhiều hơn. Trong những năm 90, các tiểu thuyết của Vi Hồng đã được dư luận quan tâm bởi ông đã chạm vào những vấn đề có tính thời sự như: sự băng hoại đạo đức của một số là trí thức có địa vị xã hội khá cao, nhưng lại ham tiền tài, danh vọng quên đi những điều tốt đẹp trong quan hệ giữa con người với con người nên đã bị xã hội phê phán, lên án (Người trong ống, Gã ngược đời); hoặc một số sai lầm của mô hình hợp tác xã nông nghiệp, sự ấu trĩ của việc ngăn cấm cá nhân làm giàu (Chồng thật vợ giả, Thung lũng đá rơi…).

Tuy nhiên, so với khoảng thời gian mấy chục năm đổi mới, văn xuôi dân tộc thiểu số miền núi vẫn còn những hạn chế nhất định khi phản ánh hiện thực của đời sống muôn mặt trong quá trình vận động, phát triển của nó ở khu vực miền núi. Dường như bộ phận văn học này còn ít chạm đến đề tài chiến tranh cách mạng – Một hiện thực lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của các dân tộc miền núi. Phần lớn các nhà văn mới chỉ tập trung ngòi bút của mình vào việc phản ánh công cuộc xây dựng đời sống mới ở vùng nông thôn miền núi mà chưa dụng công tái hiện cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng anh dũng ngoan cường của nhân dân các dân tộc miền núi ở cả hai cuộc đấu tranh chống Pháp và chống Mĩ xâm lược (ở mảng đề tài này lại phải nhờ đến những

cây bút văn xuôi của người kinh phản ánh). Về quy mô tác phẩm, văn học dân tộc miền núi vẫn còn vắng bóng các tác phẩm có số lượng tầm vóc (từ 500 trang trở lên) để đủ sức khái quát được những vấn đề trung tâm của dân tộc – miền núi trong thời kỳ hiện đại như: quá trình chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở khu vực miền núi… Một số vấn đề mang tính“thời sự” ở các vùng miền núi như an ninh, quốc phòng… vùng núi cao biên giới cũng chưa được phản ánh một cách sâu sắc. Những hiện tượng phức tạp về tôn giáo, về thực trạng đói nghèo, thất học, mù chữ hoặc tái mù chữ ở nhiều nơi… cũng mới chỉ được đề cập tới ở một số ít truyện ngắn. Đội ngũ sáng tác cũng là điều đáng lo ngại, sự kế tục của thế hệ người viết trẻ của các dân tộc thiểu số chưa thực sự đảm bảo. Đây cũng là một trong những vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứu quan ngại khi nhìn vào tương lai phát triển của văn xuôi dân tộc thiểu số trong thời kỳ hiện đại hóa, thời kỳ hội nhập quốc tế.

1.1.2. Những thành tựu tiêu biểu

Trải qua hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, văn xuôi viết về miền núi đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho nền văn học hiện đại nước nhà. Nó đã dựng nên bức tranh hiện thực lớn lao về cuộc sống về con người miền núi trong cuộc cách mạng, trong kháng chiến và trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là những thành tựu rất đáng kể và ở mảng đề tài này, nó thể hiện ở cả đội ngũ sáng tác cũng như sự kết tinh giá trị ở rất nhiều tác phẩm. Trong giai đoạn này, đã có không ít những nhà văn dành phần lớn công sức và tâm huyết cho đề tài miền núi. Họ cũng là những cây bút chủ lực trong nền văn học nước nhà như: Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng... Họ là lớp người đi tiên phong, đặt nền móng, xây dựng và phát triển cho nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, tinh tế và trở thành món ăn lạ, hấp dẫn và là “đặc sản” vùng núi cao.

Để có những thành tựu đó chúng ta phải kể đến đóng góp của những cây bút văn xuôi viết về đề tài dân tộc như: Vi Hồng (dân tộc Tày) – ông là người có nhiều đóng góp tiêu biểu cho nền cho sự phát triển của nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Việc thể hiện sinh động và rõ nét bản sắc dân tộc trong tác phẩm – chính là một trong những phương diện tạo nên thành công trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Có thể nói văn hóa Tày đã thấm sâu vào tận đáy tâm hồn và trái tim của nhà văn, vì thế bản sắc Tày đã thấm đượm từ cảm hứng sáng tác đến hệ thống nhân vật, đến ngôn ngữ nghệ thuật… trong tác phẩm của ông… Ngoài Vi Hồng ra còn rất nhiều nhà văn đã có những đóng góp cho văn xuôi văn học dân tộc thiểu số như: Lan Khai là một trong những nhà văn người Kinh tiêu biểu thời kì này. Ông được mệnh danh là “nhà nghệ sĩ của rừng rú” “đã mở lối cho nghệ thuật bước vào một thế giới lạ lùng đầy rẫy những hình tượng nhiệm màu, đột thú. Trong phạm vi ấy ông vẫn chiếm địa vị đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát” (Trương Tửu). Trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Lan Khai là người đầu tiên đi sâu vào việc tái tạo thế giới thiên nhiên, phong tục tập quán và con người dân tộc, miền núi. Tiếp đó là lớp nhà văn mới, họ tiếp bước các nhà văn đi trước, xây dựng cho mình phong cách sáng tác có cá tính và độc đáo riêng… Họ không chỉ góp phần công sức của mình trong việc xây dựng ngôi nhà văn học Việt Nam mà là những “chiến sĩ” trong mặt trận văn hóa các dân tộc và khơi nguồn cảm hứng bất tận cho kho tàng văn học dân gian các dân tộc trở lên mới mẻ và đầy sức quyến rũ. Họ đưa tiếng nói, giá trị văn hóa của dân tộc mình lên một tầm cao mới có tính thẩm mĩ, không những thế mà họ còn là những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số, không ngừng tìm tòi và sáng tạo… Họ là những người cứu cánh, khôi phục những giá trị văn hóa tinh thần và là những người đưa văn học các dân tộc thiểu số trở thành một bộ phận không thể thiếu được của nền văn học

Việt Nam hiện đại.

Như vậy, ta có thể khẳng định rằng: văn học dân tộc miền núi Việt Nam thời kì hiện đại là bộ phận khăng khít cấu thành của nền văn học Việt Nam. Trong đời sống văn học nước nhà, bên cạnh đội ngũ sáng tác người Kinh còn có một đội ngũ các tác giả người dân tộc thiểu số. Lực lượng này ngày càng đông đảo, số lượng tác phẩm ngày càng nhiều, chất lượng nghệ thuật ngày càng cao. Điều này chứng tỏ rằng văn học dân tộc miền núi trong hơn nửa thế kỉ qua đã góp phần bổ sung thêm một tiếng nói mới trong đời sống văn học Việt Nam với bao màu sắc lạ, nhưng rất đậm đà bản sắc dân tộc (trên tất cả các phương diện, từ nội dung phản ánh đến nghệ thuật thể hiện…). Chính vì thế mà văn học dân tộc miền núi Việt Nam ngày càng thu hút được đông đảo người đọc, thu hút được nhiều sự quan tâm và trở thành đối tượng nghiên cứu của giới nghiên cứu, lý luận, phê bình nói chung, trong đó có các cây bút nghiên cứu, lý luận, phê bình là người dân tộc thiểu số nói riêng.

Điều đó chứng tỏ rằng các nhà văn dân tộc miền núi đã góp phần chắp cánh ước mơ và thể hiện tiếng nói của dân tộc mình - những người con dân tộc Việt xây lên tòa lâu đài văn học Việt Nam ngày càng rực rỡ sắc màu. Họ đã khoác lên bộ trang phục “thổ cẩm” rực rỡ sắc màu núi rừng, lung linh, huyền ảo và đầy bí ẩn; họ đã mang bản sắc văn hóa dân gian, những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình một cách rất tự nhiên để cất lên tiếng nói nói về những suy nghĩ, những niềm vui, nỗi buồn, những khát vọng cháy bỏng với lòng tự hào tự tôn dân tộc và ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Ta có thể thấy được điều đó qua những trang văn của họ, đó là chất dân tộc luôn thấm đẫm trong cả nội dung phản ánh cũng như trong nghệ thuật thể hiện. Vẻ đẹp ấy vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa đậm đà hương vị sắc màu vùng cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Mặc dù nền văn học dân tộc thiểu số phát triển trong thời gian không được dài nhưng đã có những bước đi và thành tựu đáng nể. Đó là một trong những thành quả của sự vận động và phát triển không ngừng ở tất cả mọi

phương diện từ thể loại cho đến nội dung và hình thức nghệ thuật thể hiện.

Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam - 4

Thành tựu ấy đã góp phần quan trọng cho rừng hoa muôn sắc văn học Việt Nam hiện đại… Trong khoảng thời gian ấy, văn học dân tộc miền núi đã có những đóng góp tiêu biểu và làm nên một diện mạo mới mẻ cho văn học nước nhà. Những thành tựu ấy là một kết quả nỗ lực không ngừng của các nhà văn, nhà thơ viết về đề tài dân tộc và con người miền núi. Họ là những người có những đóng góp lớn cho sự phát triển của văn học và là một bộ phận không thể thiếu của văn học hiện đại Việt Nam.

1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Đoàn Hữu Nam

1.2.1. Vài nét về tiểu sử và con người

Đoàn Hữu Nam sinh ngày 16 tháng 5 năm 1957 tại làng Nội, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Sinh ra và lớn lên ở nơi được coi là cái rốn của vùng chiêm trũng Bắc Bộ, lại gặp cảnh bố mẹ ốm bệnh đau yếu nên từ nhỏ ông đã phải gồng mình lên lo cái ăn cái mặc cho gia đình. Vào cái tuổi ăn chưa no, sức chưa lớn ông đã nhập vào đội thủy lợi 202, đã phải để cho “những tảng đất hình chóp nón/ trèo qua cái tuổi mười lăm”.

Năm 1975, khi chớm tuổi 18, đang học dở dang cấp ba trường huyện ông nhập vào đội quân giao thông lên phá đá mở đường tận vùng Bảo Hà – Văn Bàn, Lào Cai đầy lam sơn chướng khí. Cuộc sống miền núi đã tạo nên ở Đoàn Hữu Nam một con người chân chất, mộc mạc, mạnh mẽ mà cũng đằm thắm sâu sắc.

Ông từng tham gia các Hội chuyên ngành TW: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội nhà báo Việt Nam. Hiện ông là Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai, Tổng biên tập Tạp chí Phan Shi Păng.

1.2.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Đoàn Hữu Nam

Đoàn Hữu Nam bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng thơ. Thơ ông phóng khoáng, mộc mạc, chân chất, hòa quyện khá nhuyễn giữa bản chất của con người đồng bằng Bắc Bộ với tính cách con người miền núi.

Ơn nghĩa chữ nghĩa thơ văn được ông tôn thờ, theo đuổi đến mê muội. Nó canh cánh theo ông suốt một thời bao cấp đói khổ, gian nan giúp ông đủ sức trụ được với cái nghề quanh năm khoác đèn chiếu đi phục vụ khắp 24 xã của huyện Bắc Hà, khiến ông thâu đêm bên bếp lửa với các cụ già người Mông, người Dao, người Phù Lá... Trong lời kết của tập thơ “Đêm không em”, ông bộc bạch: “Từ khi sinh ra, cái khó nhọc cuộc đời theo sát tôi từng bước. Tôi chẻ nhỏ cái thường ngày đó ra cột vào từng con chữ rồi dắt đi lang thang khắp nẻo đường đời. Có may mắn phù du. Có ngã ba ngã bẩy. Có những cộng trừ nhân chia khiến đời người như chỉ rối. Trong hành trình ấy, bao câu thơ lặng lẽ bỏ đi, cái còn lại sù sì, gân guốc, cười có, khóc có, khẳng định có, dự cảm có, rồi lại hoang mang trước gặt hái mùa màng”.

Đoàn Hữu Nam sáng tác không nhiều nhưng các tác phẩm của ông khá thành công và được đánh giá cao trong các cuộc Hội thảo về Văn học dân tộc. Niềm đam mê văn thơ canh cánh trong ông từng ngày, từng giờ và nó đã ăn sâu vào huyết mạch ông… Song văn chương là con đường gập ghềnh, với Đoàn Hữu Nam càng gập ghềnh. Việc học từ thủa bé đã gặp nhiều trở ngại, ông là người sớm chịu nhiều thiệt thòi trước khi bước vào nghiệp văn sau này. Những tháng ngày “trần lưng vác đá” vá víu bù đắp những lỗ hổng kiến thức khiến ông luôn phải vượt lên chính mình. Với bản thân ông luôn gắng học hỏi, gắng bộc lộ đúng khả năng. Với định kiến của nhiều người ông như con nhím xù lông để bảo vệ mục đích của mình. Nhà văn bộc bạch: “Cuộc đời của tôi vốn không được suôn sẻ, bài bản. Sự không suôn sẻ, bài bản không hợp với máy móc, định kiến, mà máy móc, định kiến thường chung đường với hẹp hòi, coi thường, nhìn nhận phiền diện, việc này đánh mạnh vào lòng tự ái của lòng tự trọng, bắt tôi phải vượt lên.” Ông còn chia sẻ: “Không đi, không thâm nhập, am hiểu cuộc sống, am hiểu nhân tình thế thái không có chất liệu để sáng tác. Không đọc sẽ không tạo nên niềm say mê, không biết được thế giới muôn loài qua lăng

kính của các nhà văn. Không học không nắm bắt được những kiến thức cơ bản, những cách làm hay, làm giở của những người đi trước để tự tin bước vào trang viết. Không nuôi chí, không phiêu lưu, mạo hiểm thì chất sáng tạo bị bó khuôn, đông cứng, nhà văn chỉ là người sao chép lại ý tưởng của người khác... Tóm lại, nhà văn muốn khẳng định mình bằng tác phẩm là cả một chặng đường đổ mồ hôi, sôi máu mắt, ngoài đòi hỏi tài năng, cầu thị, lòng kiên trì và buộc phải đeo bám ý nghĩ vượt lên chính mình, lấy tác phẩm làm mục tiêu, làm thước đo sự cống hiến cho xã hội”.

Với niềm đam mê khám phá nghệ thuật văn chương, Đoàn Hữu Nam đã thử sức mình sang một lĩnh vực mới, đó là văn xuôi. Đây là một trong những lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với ông. Vậy là ông lại bắt tay vào từng con chữ, mày mò đầy nhiệt huyết. Lúc bấy giờ thực trạng văn xuôi Lào Cai còn rất mỏng cả về số lượng tác giả lẫn chất lượng tác phẩm. Mỏng đến nỗi trong Đại hội Văn học nghệ thuật Lào Cai lần thứ ba (tháng 9/1992) nhà văn Mã A Lềnh đã phải thốt lên: “Văn xuôi Lào Cai tái lập chưa có nhiều để mà nói”, tạp chí Văn nghệ Lào Cai lúc đó ra ba tháng 1 kỳ mà có tới 2/3 trang văn xuôi là của bè bạn trong cả nước. Do lòng tự trọng nghề nghiệp, do không thể để tình trạng tạp chí mình đang góp sức ăn đong mãi ông đành gác thơ sang một bên quyết tâm cùng một số cây bút mới, cây bút có bề dày sáng tác của Lào Cai làm một cuộc bộ hành không mệt mỏi trên lĩnh vực văn xuôi.

Làm văn, viết văn xuôi đâu phải là dễ! Bắt đầu viết từ đâu? Viết như thế nào? Viết về ai và về cái gì? Truyện ngắn đầu tay của Đoàn Hữu Nam là một thất bại, thất bại thảm hại. Từ câu chuyện kể về một mánh khóe của bọn buôn đồ cổ nghe lỏm được trên tàu ông ra sức mày mò chế biến thành truyện “Chiếc bình cổ”. Trong khi háo hức chuẩn bị cho ra mắt bạn đọc Chiếc bình cổ mà ông tình cờ phát hiện câu chuyện được rút ra từ một truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng. Thất bại trong khởi đầu làm ông thất vọng, bẽ bàng

song cũng bài học đắt giá để ông đi tiếp đường văn.

Văn chương là vậy, có vấp ngã mới vực tiếp được và nhất là viết về đề tài dân tộc – một trong những đề tài khó viết bởi tính đặc thù về bản sắc văn hóa vùng miền. Viết cho đúng, trúng về đề tài miền núi và dân tộc là một việc vô cùng khó khăn. Ngoài những thao tác bắt buộc như kết cấu tác phẩm, bút pháp, vấn đề cần giải quyết còn là: để bắt kịp với văn chương hiện đại thì nhà văn miền núi còn phải dựng cho ra hình ra nét vùng đất, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu của con người, miền đất mình đề cập. Muốn vậy nhà văn buộc phải thâm nhập, phải hiểu cặn kẽ phong tục, tập quán, phương thức canh tác, cách sống, cách nghĩ cho đến đất đá, khí hậu, cây cỏ, tức là trước khi thành nhà văn nhà văn buộc phải là nhà nghiên cứu văn hóa. Trong tham luận của một cuộc Hội thảo về đề tài Miền núi, dân tộc ông đã phát biểu: “Đã qua lâu rồi cái thời động nói, động viết đến dân tộc và miền núi là động đến ngô nghê, cái tao, cái mày, cái lạc hậu (đây là tôi nói cái chung, thành thật xin lỗi nhà văn suốt đời tâm huyết và thành công trong đề tài này), đã đến lúc nhà văn phải nhìn nhận khách quan, tổng thể về lịch sử, văn hóa, nhân cách, tính cách của người miền núi. Lấy tác phong, lối sống hiện đại mà ta gọi là văn minh, là tiến bộ gò ép vào cách nghĩ, cách sống, văn hóa người miền núi là sai lầm không thể dung thứ, là “ngươi viết ngươi đọc, ta có thế nào ta sống thế.”.

Với sự nỗ lực và quyết tâm đúng hướng, Đoàn Hữu Nam đã thành công ở mảng văn xuôi. Song song với các tập thơ Đêm không em – NXB Văn hóa dân tộc (1994), Trường ca Luân Hồi – Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai (1997), Dấu nối thênh thang – Nhà xuất bản Hội Nhà văn (2006), ông lần lượt xuất bản các tập truyện, tiểu thuyết: Ý nguyện - Tập truyện ngắn – Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc (1994), Đi tìm bố - Truyện thiếu nhi - NXB Kim Đồng (1998), Tình rừng - Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (2000), Hằng Nga đưa cuội về giời – Nhà xuất bản Kim Đồng (2000), Dốc người – Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Công an nhân dân (2001), Trên đỉnh đèo

giông bão – Tiểu thuyết – Nhà xuất bản Quân đội nhân dân (2004), Nhà xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023