?gái Mới” Trong Tiểu Thuyết Tự Lực Văn Đoàn - Hình Ảnh Mới Của Ý Thức Phái Tính Và Nữ Quyền Trong Văn Học Việt Nam

kiến, nay không những đã trở nên quen thuộc mà còn để lại nhiều dấu ấn nữ tính của mình trong đời sống văn hóa, văn học đương thời. Trong một thời gian dài đến 10 thế kỷ của quá khứ, nữ văn sĩ Việt Nam dường như nằm ngủ im lìm đằng sau những bức vách của luân lý, của định kiến giới; có chăng người ta chỉ bấm trên đầu ngón tay được một số nhà thơ nữ ở thời kỳ Nho học thoái trào như Hồ Xuân Hương. Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Ngọc Hân công chúa.

Văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX, bên cạnh những những cây bút nam có công mở đầu cho nền tiểu thuyết hiện đại nước nhà như Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Chánh Sắt, Bửu Đình, Phú Đức, Nguyễn Bửu Mọc, Lê Hoằng Mưu,… đã xuất hiện nhiều cây bút nữ như Phan Thị Bạch Vân, Huỳnh Thị Bảo Hòa, Trần Thị Như Mân, Ái Lan, Nguyễn Thị Manh Manh, Đạm Phương, Mộng Tuyết, Anh Thơ, Ngân Giang, Vân Đài, Hằng Phương,… Dù vậy, “tính đến năm 1930, văn học quốc ngữ Nam Kỳ có non 20 tác giả nữ còn để lại tác phẩm in thành sách” [34].

Trong số những người phụ nữ tâm huyết, tích cực, bền bỉ đứng trên văn đàn đấu tranh cho nữ quyền, người ta thường nhắc nhiều đến Sương Nguyệt Anh và Đạm Phương nữ sĩ.

Sương Nguyệt Anh thuộc thế hệ nhà thơ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, làm thơ bằng cả chữ Hán, chữ Nôm và quốc ngữ. Bà đồng thời là nữ chủ bút tờ báo Nữ giới chung (tiếng chuông của nữ giới) – tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam phát hành định kỳ vào ngày thứ Sáu hàng tuần. Có thể nói, Nữ giới chung là tờ báo đầu tiên ở nước ta chú trọng đến việc dạy nữ công, đức hạnh phụ nữ và phê phán luật lệ khắt khe đối với nữ giới thời đó; đồng thời chủ trương đấu tranh mạnh mẽ cho vấn đề bình đẳng nam – nữ. Suốt hơn hai chục số báo, Sương Nguyệt Anh dành trọn cả tâm huyết và tài năng của mình để góp phần chấn hưng tinh thần nữ giới nước nhà. Bà chẳng những có vai trò rất lớn trong việc làm thức tỉnh và cổ vũ các độc giả nữ trước thời thế mới, mà còn làm đa dạng, phong phú, hoàn thiện thêm nền báo chí non trẻ của Việt Nam khi đó, đồng thời tạo tiền đề tốt cho hàng loạt báo chí về phụ nữ sau này xuất hiện như Phụ nữ tân văn, Phụ nữ thời đàm…

Giống như Sương Nguyệt Anh, Đạm Phương nữ sĩ là một người luôn dành trọn tâm huyết của mình cho công việc làm thơ, viết văn, viết báo và hoạt động xã hội. Trong bài viết “Đạm Phương nữ sĩ và vấn đề vị thế của người phụ nữ trong sự nghiệp canh tân đất nước”, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đúc kết: “Để trở thành bậc nữ lưu tân tiến, Đạm Phương đã vượt qua “vũ môn” với ba thử thách”, đó là “Thiên kiến giai cấp và tư tưởng phong kiến”, “Sự ngự trị của tư tưởng nam quyền”, và cuối cùng là “Làm thế nào để công khai tư tưởng nữ quyền của mình trên các diễn đàn văn hóa”. Và Đạm Phương đã để lại dấu ấn của mình khi Bà liên tục xuất hiện trên những tờ báo lớn nhất lúc bấy giờ là Nam Phong, Phụ nữ thời đàm, Hữu thanh, Tiếng dân,… Đặc biệt hơn, chính Đạm Phương là người đã giữ mục Văn đàn bà trên Trung Bắc tân văn suốt một thời gian dài từ năm 1918 đến năm 1929. Điều đó cho thấy Đạm Phương tâm huyết với công việc của mình đến thế nào. Bà chính là người đã “tìm thấy chìa khóa giải phóng phụ nữ trong giáo dục và thông qua giáo dục”.

Trong cuốn Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu nhận định: “Một Anh Thơ chân tình mộc mạc, một Mộng Tuyết trong trẻo, hồn nhiên, một Ngân Giang tài hoa cổ kính, một Hằng Phương đằm thắm, ngọt ngào, một Vân Đài duyên dáng dịu nhẹ… và bấy nhiêu thôi cũng đủ góp phần cho cung đàn thơ ca Việt Nam thêm đa dạng về âm sắc và giọng điệu” [34, tr.463].

Mặc dù dấu ấn của nữ giới trong văn học miền Nam đầu thế kỷ XX có đậm nét hơn, mang nhiều âm sắc hơn, nhưng khi sánh với giá trị mà những cây bút nam sừng sững như những cây đại thụ đã tạo nên cả một thời đại thi ca như Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Vũ Đình Liên, Vũ Hoàng Chương,… thì tác phẩm của những cây bút nữ vẫn mờ nhạt bên cạnh vòng hào quang của Thơ mới.

Tuy vậy, việc người phụ nữ đứng dậy, bước ra từ chốn phòng the, xếp lại những bếp núc củi canh để đến với thế giới nghệ thuật vốn chỉ là chốn dành cho nam giới đã là một điều đáng ghi nhận.

2.4.1.3. “Gái mới” trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn - hình ảnh mới của ý thức phái tính và nữ quyền trong Văn học Việt Nam

Ngay từ khi ra đời, Tự lực văn đoàn đã đề ra tôn chỉ “lúc nào cũng trẻ, yêu đời”. Chống lại lễ giáo phong kiến hà khắc và đề cao hạnh phúc cá nhân luôn là mục đích mà các nhà văn Tự lực văn đoàn hướng đến. Và để đạt được mục đích sang tác của mình, Tự lực văn đoàn đã xây dựng hình ảnh những cô “gái mới” không chỉ đẹp về ngoại hình mà luôn mang trong mình mong muốn được sống thực là mình trong tình yêu và được hạnh phúc. Những cô “gái mới” trong Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn, Gia đình, Thoát ly, Thừa tự,… thể hiện rất rõ điều đó.[70].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

Tác phẩm của Tự lực văn đoàn chĩa mũi nhọn đả kích lễ giáo phong kiến và nếp sống của đại gia đình phong kiến một cách trực diện. Thông qua những xung đột trong tác phẩm, các nhà văn của Tự lực văn đoàn hô hào giải phóng phụ nữ khỏi cảnh mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng và cảnh thủ tiết của những người đàn bà trẻ góa bụa.

Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đòi quyền tự do yêu đương cho thanh niên, mà cụ thể là cho những cô “gái mới”. Tình yêu trong các tác phẩm này thì được miêu tả với muôn hình vạn trạng. Có lẽ, khi xây dựng nhân vật những cô gái mới như Mai, như Loan, Khái Hưng và Nhất Linh- những tác giả tiêu biểu của Tự lực văn đoàn, muốn xây dựng một nhân vật lý tưởng, một tình yêu lý tưởng. Ở Mai có cái cái thanh tao của cô gái giàu lòng tự trọng, còn ở Loan có sự cương quyết, dứt khoát của một cô gái dám “đoạn tuyệt” với quá khứ, đoạn tuyệt với một gia đình phong kiến điển hình mà cô vốn không bao giờ tìmđược tiếng nói chung. Tuy vậy, trước những lề thói phong kiến cổ hủ, Mai cũng chỉ biết đem cái chính nghĩa, cái thanh tao của mình ra để chống đỡ. Loan thì phải nhờ đến một vụ ngộ sát ngẫu nhiên để thoát khỏi gia đình bà Phán Lợi. Dường như, cả Khái Hưng và Nhất Linh đều cương quyết đưa nhân vật nữ của mình đến với bầu trời cao lồng lộng của tự

Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu - 8

do, nhưng phía sau những cuộc “dứt áo ra đi” đó thì kết cục số phận, cuộc đời những cô “gái mới” thế nào thì chính tác giả cũng chưa biết rõ.

Dù sao, hình ảnh những cô “gái mới” trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã thể hiện một bước trải nghiệm mới trong những bước chân tìm kiếm tự do chứ không phải chỉ biết ngồi than thân trách phận như những cuộc đời hồng nhan trong văn học Việt Nam truyền thống.

2.4.2. Ý thức phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975

2.4.2.1. Ý thức phái tính và nữ quyền trong văn học cách mạng 1945 - 1975

Cách mạng tháng Tám thành công mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời chấm dứt hơn 80 năm nô lệ dưới ách Pháp xâm lược. Song ngay từ khi mới giành được chính quyền, dân tộc Việt Nam đã phải bắt tay vào cuộc chiến đấu gay go, quyết liệt chống xâm lược Pháp và xâm lược Mĩ.

Ba mươi năm văn học 1945 – 1975 là thời kì phát triển rực rỡ nhất của văn học cách mạng Việt Nam. Nó xứng đáng ở vị trí tiên phong của những nền văn học chống đế quốc và giải phóng dân tộc. Văn học đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh thần thánh nhằm thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các nhà văn đã thành chiến sĩ, các tác phẩm đã thành vũ khí, phục vụ trực tiếp cho hai cuộc kháng chiến.

Đây là nền văn học mà âm hưởng, giọng điệu chính là cái anh hùng, cái phi thường, cái cao cả. Nó khẳng định tính cộng đồng, cái tôi chung tập thể, khẳng định dân tộc. Nó kêu gọi, động viên, khích lệ, phát huy vai trò của từng cá nhân trong sự nghiệp chung của dân tộc. Nó hướng con người tới ngay mai tươi sáng. Trong nhiều tác phẩm, người phụ nữ được hình dung như những anh hùng tiêu biểu cho vẻ đẹp của thời đại như chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi), chị Sứ (Hòn đất của Anh Đức), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu), Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam của Tố Hữu),… Và có lẽ vì thế, “đời sống

tinh thần của nữ giới mới được khai thác nhiều ở khía cạnh xã hội mà chưa chú ý nhiều đến đặc trưng về giới”. [18, tr.4].

Có thể nói văn học giai đoạn này đã ghi lại không khí và tâm trạng của cả một thời đại khi toàn dân tộc bước qua mọi thử thách để chiến đấu và chiến thắng. Sống trong không khí cộng đồng, con người cá nhân cũng nhường chỗ cho con người cộng đồng, vì cộng đồng. Vì vậy, hình tượng nhân vật được xây dựng trong văn học hầu hết là những hình tượng con người phi giới tính. Trong suốt cả giai đoạn văn học này, chúng tôi nhận thấy hiện tượng thơ Xuân Quỳnh là một hiện tượng hy hữu. Đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta có thể cảm nhận được một khát vọng tình yêu mang hơi hướng phái tính khá rõ nét với những Sóng, Thuyền và biển, Mùa hoa doi,.... Hay nói một cách cụ thể hơn, ý thức về bản thể người nữ được Xuân Quỳnh thể hiện một cách cuồng nhiệt không kém gì nam giới. Chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn điều này nếu đem so sánh Sóng của Xuân Quỳnh với Biển của Xuân Diệu. Với những bài thơ tình đúng nghĩa, với giọng thơ cất lên từ tiếng nói của cá nhân, đời tư, Xuân Quỳnh được xem như một “bông hoa lạ” trong nền thơ kháng chiến. Thơ Xuân Quỳnh có lẽ vì thế mà được độc giả thời ấy (và cả bây giờ) yêu mến, đọc nhiều, nhắc đến nhiều như một sự giải toả ẩn ức của cả một cộng đồng trong một thời kỳ lịch sử văn học đặc biệt.

2.4.2.2. Vấn đề về thân phận người phụ nữ trong văn xuôi đô thị miền Nam từ 1954 đến 1975

Trong một nghiên cứu mới đây về Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975, TS. Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng “Văn học đô thị miền Nam 1954 – 1975 là một bộ phận đặc biệt của văn học dân tộc. Đặc biệt bởi lẽ đây là nền văn học đặt dưới sự kiểm soát gắt gao của đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn. Theo bước chân xâm lược của Mỹ, văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Mỹ tràn và miền Nam. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng” [28, tr.1].

Xã hội đô thị miền Nam 1954 – 1975 thực tế là một xã hội vô cùng rối ren về chính trị. Tình hình chính trị xã hội ở miền Nam thời kỳ này luôn bất ổn không chỉ bởi chiến tranh bom đạn ngày càng khốc liệt mà ngay cả những cuộc đảo chính, lật đổ do sự mâu thuẫn ngấm ngầm ngay trong nội bộ chính quyền Sài Gòn cũng là những nguyên nhân khiến cục diện chính trị căng thẳng thêm. Trong bối cảnh chính trị phức tạp ấy, tâm trạng chung của con người là lo âu, căng thẳng và luôn cảm thấy bất an. Tâm lý của họ hoặc hoang mang sợ hãi, hoặc chán nản, bất cần. Trong nỗi lo âu và đau khổ chất chồng, con người dễ dàng tìm đến với triết học hiện sinh - một học thuyết về thân phận con người đã theo chân lính Mỹ đến Việt Nam ngay từ những năm đầu của cuộc chiến. Tư tưởng của triết học hiện sinh khi đã được những kiếp người luôn sống trong nơm nớp, bất an đón nhận thì một điều hiển nhiên là văn học hiện sinh cũng nhanh chóng được giới thiệu và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội cũng như đời sống văn học.

Văn học giai đoạn 1954 – 1975 chứng kiến sự “nở rộ” của tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ ca. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, chỉ trong khoảng thời gian 20 năm mà số tiểu thuyết ở miền Nam được xuất bản đã lên đến hàng nghìn cuốn. Văn học hiện sinh phương Tây khi du nhập vào miền Nam Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung tư tưởng và thậm chí cả nhan đề tiểu thuyết, truyện ngắn. Những tác giả tiêu biểu của văn học miền Nam giai đoạn này phải kể đến là Lưu Nghi, Minh Đức Hoài Trinh, Ngô Thế Vinh, Duyên Anh, Thanh Nam, Nguyễn Đình Toàn, Trần Nhật Tiến, Bình Nguyên, Nhã Ca, Trùng Dương, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, …

Là những nhà văn sinh sống trong thời kỳ xã hội đầy bất ổn và bất trắc như vậy, lại tiếp nhận tư tưởng văn học hiện sinh phương Tây mà điển hình là F. Kafka và A. Camus, các nhà văn đã tập trung miêu tả thân phận con người trong cuộc sống đầy rẫy những cảnh “phi lý” [28], trớ trêu trước sự nghiệt ngã của số phận. Hậu quả tất yếu của chiến tranh, của những rối ren chính trị, theo một quy luật bất định, chỉ là máu và nước mắt, là những mảnh đời đau khổ bơ vơ lạc lõng, không có

niềm tin và không còn cả ước mơ, nhất là với trẻ em và phụ nữ. Đi sâu tìm hiểu vấn đề thân phận của người phụ nữ trong văn học miền Nam thời kỳ này, chúng tôi cảm nhận sâu sắc về sự mất mát, đau đớn mà họ phải gánh chịu. Và qua những nhân vật nữ khổ đau của mình, tiếng nói bênh vực nữ quyền của các cây bút thời kỳ này không chỉ còn dừng ở việc lên án, tố cáo xã hội nữa, mà xa hơn thế, là sự phản đối chiến tranh.

Nhìn nhận vấn đề về thân phận người phụ nữ trong Văn xuôi đô thị miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975, chúng tôi nhận thấy những điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, các tác giả văn xuôi đô thị miền Nam dành khá nhiều trang viết về những đứa bé gái bị bỏ rơi, không nơi nương tựa.

Như chúng ta đều thấu hiểu, gia đình vốn là hình ảnh của xã hội thu nhỏ. Trong thời chiến, khi xã hội trở nên hỗn độn, khi những giá trị đạo đức không còn được quan tâm, khi con người luôn phải sống trong những nỗi bất an, những nỗi sợ hãi rình rập thì trong gia đình, mỗi cá nhân cũng mất đi sự nương tựa, sự chở che; những nụ cười và những ánh nhìn âu yếm cũng nhường chỗ cho sự ghẻ lạnh, sự hắt hủi và cùng với nó là nỗi cô đơn luôn ám ảnh, dày vò. “Trong văn học đô thị miền Nam 1954 – 1975, người ta tuyệt nhiên không thể tìm thấy mẫu nhân vật có cuộc sống gia đình êm ấm, đủ đầy” [28]. Những nhân vật bé gái bất hạnh xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm giai đoạn này là những bé gái bị bỏ rơi, tuổi thơ của các cô bé luôn chứa đựng những buồn tủi, cô độc, bơ vơ.

Trong tiểu thuyết Cho mượn cuộc đời của Thanh Nam, cô bé Phấn đến tận khi dấn thân sâu vào con đường làm điếm, vẫn không quên được ký ức về một tuổi thơ kinh hoàng sống bên người mẹ giang hồ: “mỗi lần con Phấn phạm tội gì, má nó không cần hỏi han đầu đuôi và cũng không cần nghe lời phân giải của nó, cứ cái chổi lông gà mà quất liên hồi lên người nó bất kể mặt mũi chân tay. Nếu Phấn biết điều, đứng yên chịu đòn thì trận đánh còn sớm chấm dứt chứ nếu nó mở miệng kêu khóc thì còn nguy hại hơn nữa. Má Tư sẽ trói Phấn lại và tiếp tục trận đòn cho tới chừng nào má mệt, không thể nào đánh được nữa” [28, tr.4]. Bé Phấn cô đơn, cô

đơn ngay cả ở trong ngôi nhà mình, và cô đơn ngay cả khi ở bên người thân yêu nhất là mẹ. Dường như trong cô bé, không còn chút khái niệm nào về tình yêu thương, về tình mẫu tử. Sống trong cuộc đời với những ngày dài ảm đạm đen tối như thế, việc cô bé dấn thân vào chốn bùn nhơ của xã hội là một hệ quả có thể dự báo trước.

Cô bé trong tiểu thuyết Con đường của Nguyễn Đình Toàn cũng là một cô bé bất hạnh. Cha chết sớm, mẹ bỏ đi lấy người khác, cô bé phải về ở với gia đình ông nội trong sự ghẻ lạnh, tàn nhẫn của những người cô, người thím, những người họ hàng. Tưởng đâu khi đến thăm mẹ thì cô bé sẽ được vỗ về, được thương yêu, nào ngờ cô lại vấp phải sự lạnh lùng, nhạt nhẽo của chính mẹ mình. Vì thế, “không có gì lạ khi trên đường trở về, cô đã trao thân cho một sĩ quan xa lạ, bởi anh ta là người duy nhất biết chăm sóc cô khi cô bị cảm bất ngờ. Cuộc tình chóng vánh đến phi lý ấy thể hiện sự bơ vơ của cô gái trong cuộc đời chỉ toàn những hững hờ” [28, tr.5].

Chuyện bé Phượng của Trần Nhật Tiến cũng là một câu chuyện viết về những đứa trẻ mồ côi từ nhỏ, không được sống dưới mái ấm gia đình. Cuộc sống của bé Phượng và của những người bạn khác của bé ở cô nhi viện là cuộc sống ảm đạm, buồn thảm, nặng nề giữa bốn bức tường lạnh lẽo. Khi bé Alice chết vì tai nạn trong khi chạy băng qua đường khiến mọi người tiếc thương thì với bé Phượng, cái chết đó lại được coi là một sự giải thoát. Nét u ẩn, đượm buồn trong đôi mắt những đứa trẻ còn trong sáng, thơ ngây như bé Phượng khiến người ta không khỏi thở dài, chạnh lòng thương cho số phận những bé gái sớm phải đối mặt với những nghiệt ngã của cuộc đời.

Cô bé Kim trong tiểu thuyết Cô hippy lạc loài của Nhã Ca cũng mang thân phận đáng thương và cuộc đời bi thảm. Mẹ mất sớm, Kim sống với cha, mẹ kế và hai đứa em cùng cha khác mẹ. Gia đình chính là địa ngục đối với Kim bởi sự tàn ác của mẹ kế. Người cha, khi chứng kiến con gái bị mẹ kế đánh đập tàn nhẫn cũng ngoảnh mặt làm ngơ. Cuối cùng, cô bé mười bốn tuổi phải bỏ nhà ra đi…

Xem tất cả 173 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí