Hình Ảnh Con Người Miền Núi Trong Tiểu Thuyết Đoàn Hữu Nam

Cái khát vọng đứng đầu thiên hạ của một trăm đời trước dồn tụ, cái hy vọng dẫn dắt thiên hạ của một trăm đời sau loe lóe từ phía hừng Đông.” [25, tr. 35-36].

Có thể nói, bằng hình tượng nghệ thuật, bằng sự am hiểu và với tâm thế của người nhập cuộc, Đoàn Hữu Nam đã dựng lên một lễ cấp sắc khá đầy đủ. Đặc biệt theo dõi hơn 90 trang sách mở đầu của tiểu thuyết viết về lễ cấp sắc và xung quanh lễ cấp sắc ta thấy hiện lên cả mảng tối, mảng sáng của vùng người Dao trước ngày nổi phỉ và hứa hẹn những kịch tính khiến người xem hồi hộp theo dõi.

Ngay trong Tình rừng, cuốn tiểu thuyết đầu tay, thông qua buổi lễ cúng nối duyên giữa người em trai với người chị dâu (vợ của người anh trai đã mất) ông đã dựng nên hình tượng lạ: “Ông Hảng dúi vội cho Phù cái áo cũ cậu chưa kịp giặt, Phù cầm cái áo bần thần một lúc rồi thẫn thờ tung lên. Cái áo màu đen bay lơ lửng như con quạ đen chới với rồi chụp xuống đầu Say. Say bàng hoàng sụp xuống như chịu một tai ách trên đời.” [22, tr. 36]. Với sự khởi đầu bằng mấy dòng ngắn ngủi Đoàn Hữu Nam đã khái quát được một tập tục lạc hậu, không muốn mất thêm người, mất của, không để con dâu ra khỏi nhà khi người anh mất, gia chủ ghép đôi cho người em (giống như tục nối dây của đồng bào Tây Nguyên), và cũng từ sự khởi đầu oan nghiệt này mà hai người bị ép duyên sau đó phải vùng vẫy đến “sầy da tróc vẩy” mới thoát được để làm cánh chim tự do.

Tóm lại, phong tục tập quán của mỗi dân tộc chính là thể hiện tâm hồn, lối sống, nét văn hoá của dân tộc đó. Trong tiểu thuyết cảu Đoàn Hữu Nam, người đọc đã được tiếp cận với nhiều phong tục độc đáo, tiêu biểu như dân tộc Giáy (qua trang phục, cách hứa hôn), đặc biệt là lễ cấp sắc của dân tộc Dao. Qua đây tác giả cũng muốn gửi gắm ý thức gìn giữ bảo tồn những truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa văn hoá của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền núi vốn đang bị mai một dần theo thời gian.

2.1.3. Thiên nhiên miền núi hoang dã, lãng mạn

Thế giới thiên nhiên của núi rừng bí ẩn, hoang dã với vẻ đẹp lãng mạn luôn là một đề tài hấp dẫn đối với các cây bút viết về dân tộc, miền núi. Đó có thể là một thế giới ghê rợn của ma quỷ và các loài mãnh thú, là một xứ xa xôi, tăm tối mà trong đó con người thật bé nhỏ và dường như hoàn toàn chìm khuất giữa hoang vu. Hay là xứ sở rừng xanh hoang dã đầy bí ẩn, là nơi diễn ra những cuộc xung đột quyết liệt giữa con người với con người để tranh giành sự sống, là nơi rừng thiêng nước độc đầy hiểm hoạ khôn lường.

Bên cạnh đó, cũng có khi thiên nhiên, núi rừng trong tác phẩm của họ lại rất thơ mộng, thi vị giống như chốn yên bình, nơi giải toả những ẩn ức cuộc sống đô thị xô bồ và giả dối. Thiên nhiên đó thật trữ tình thuần khiết tạo nên một vẻ đẹp trong lành, tinh khôi, tự nhiên. Thiên nhiên ấy chính là nguồn cảm hứng lớn đối với một số cây bút lãng mạn có nhu cầu khám phá những vùng xứ lạ, phương xa.

Thiên nhiên miền núi được hiện lên thật chân thực và cũng đầy lãng mạn với sắc màu rực rỡ và âm thanh vang dội. Đó là âm thanh của tiếng chim kêu, gió thổi, rừng cây xào xạc, của sông, suối, mưa nguồn, thác đổ. Bên cạnh những âm thanh kì diệu ấy là những gam màu xanh lục và sặc sỡ của cỏ cây hoa lá, là ánh sáng lúc bình minh, khi chiều tà, lúc trăng xế, khi sao khuya. Sự đổi thay của thiên nhiên qua bốn mùa tạo nên những khoảnh khắc thần tiên với một tấm áo màu rực rỡ mang vẻ đẹp khoẻ khoắn, trẻ trung vốn có từ ngàn đời của núi non. Vẻ đẹp muôn hình ngàn dạng ấy đã làm đắm say lòng người, vẻ đẹp trong sáng tràn đầy sức sống làm ấm lòng người. Có những lúc thiên nhiên miền núi hiện lên với dáng vẻ hoang sơ, kì ảo, in đậm màu sắc bí hiểm của miền sơn cước với sức sống mãnh liệt của cây rừng và muông thú. Cũng có khi khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, trong trẻo, chứa chan thi vị - một thiên nhiên tràn ngập sắc màu và âm thanh, thơ mộng và lãng mạn. Nhưng đôi

khi thiên nhiên ấy lại khắc nghiệt dữ dội, đầy hiểm hoạ với rừng thẳm âm u lũ nguồn, bão núi đe doạ đời sống con người.

Ở từng vùng miền khác nhau, thiên nhiên miền núi lại mang những dạng vẻ khác nhau, có những nét độc đáo riêng biệt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam thiên nhiên miền núi cũng mang những đặc trưng rất riêng. Cũng là rừng núi, nhưng là “rừng rú Đoàn Hữu Nam”: Vừa âm u, hoang dã, cũ kỹ, mòn mỏi vừa lung linh, sáng rỡ, đẹp huyền hoặc. Bạn đọc dễ dàng tiếp cận với những hình ảnh như hang đá tối tăm ẩm thấp, vòi rồng gây tai họa khủng khiếp, bầy rắn độc, thuốc phiện lả lướt ma mị…Hoặc thú vị hơn nữa là đến mùa hổ động dục, sinh đẻ, các loại bẫy thú rừng…vv, vừa hoang dã, phong phú, vừa lãng mạn, sinh động. Nhà văn đã tạo ra những chất liệu ấy xây dựng một không gian nghệ thuật đặc sắc cho các nhân vật hoạt động, bộc lộ tính cách. Và có một loại nhân vật đặc biệt là thổ phỉ, chỉ có thể bị quẳng vào không gian nghệ thuật ấy thì mới ra hồn thổ phỉ. Một không gian nghệ thuật đặc sắc, không gian khác biệt ấy tất yếu sẽ sinh ra, nuôi dưỡng tính cách con người và tạo các nhân vật khác biệt.

Khi miêu tả thiên nhiên, nhà văn đặc biệt chú ý tạo ra một lớp màn linh thiêng bao trùm toàn bộ bối cảnh không khí của tác phẩm tạo nên một màu sắc riêng cho những tiểu thuyết viết về dân tộc và miền núi của mình. Nó phảng phất trong hình sông thế núi của những địa danh miền núi nơi đồng bào dân tộc thiểu số quần tụ. Suối Hoa được coi là vùng đất “địa lợi”- nơi hội tụ của khí thiêng trời đất. “Ở nơi này, trời đất đóng kín bằng vòng vây núi non, song lại mở ra cho nó một tiểu vũ trụ, một sự cân bằng như sắp đặt”[24, tr. 11]… Màu đất ở Suối Hoa cũng không giống những nơi khác mà “vàng tươi như ai đó lấy đỗ xanh xát vỏ, đồ thành xôi rồi rải ra khắp đồi khắp ruộng”. [24, tr. 11]. Rồi “những phiến đá đen nhẵn lỳ như đá mài, được giời đất xếp chồng lên nhau, tạo thành những cái tháp kì vĩ, huyền bí.. hội tụ đủ cả

Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam - 7

âm dương ngũ hành” [24, tr. 11]. Ngay cả nguồn nước người dân Phòng Tô

dùng để cúng trời đất tổ tiên cũng là nước thiêng được lấy từ “mỏ nước tận trên thượng nguồn, nơi ngọn núi chúa vồng ra như bộ ngực. Từ bộ ngực ấy hai dòng nước một nóng, một lạnh ngày đêm tuôn ra như hai dòng sữa. Nơi hai dòng sữa hợp nhau chính là mỏ nước thiêng của cả vùng” [24, tr. 119-120].

Mưa gió cũng được miêu tả lạ lùng, kì quái: “trong một đêm mưa gió, lưỡi tầm sét bất ngờ chụp xuống thiêu rụi cả nhà cửa, cây cối. Trong trận giời vật ấy, chín con người cùng của cải gom góp bao nhiêu năm của bẩy nhà trong xóm bị biến thành than” [24, tr. 6]. Trong đám tang của Sần Quang, mưa gió thật rùng rợn, kinh dị: “phía núi Rồng nghe một tiếng ục âm âm, rồi tiếp theo là tiếng nước đổ, tiếng đá lở, cây gẫy át cả tiếng sấm chớp, mưa gió. Tiếng khóc hờn căm tức tưởi hoà với tiếng thét của trời đất đã kéo theo cả loạt tiếng khóc tiếp theo như dây chuyền, khiến cho ai cũng có cảm tưởng như mình đang cùng trời đất xả hết nỗi thống khổ với thế gian” [24, tr. 18]. Sự đồng cảm của đất trời trước nỗi đau của lòng người hay sự hận thù của dòng họ Sần trước tai vạ mà dòng họ Hồ reo rắc đã tạo nên sự cộng cảm giữa con người và thiên nhiên ? Mưa gió như điềm báo về sự bất bình của lòng trời và lòng người.

Chi tiết về đàn kiến dưới sự nổi giận của vua kiến đã tạo ra hai cuộc thảm sát khiến người đọc không thể xác định được các sự kiện đang diễn ra trong thế giới thực hay trong phạm vi cái siêu nhiên. Nó mang đậm tính chất ma mị, ghê rợn. Đoàn Hữu Nam đã miêu tả sinh động, chi tiết cái kết cục của cuộc tương tàn hổ - kiến: “Sau một buổi đàn hổ không còn, những con vật biết cựa quậy không còn, rừng núi rã rời, tan hoang để rồi mãi mãi trở thành vùng đất chết” [25, tr. 69]. Cuộc nổi giận của vua kiến khi con người chiến tranh với nhau dẫn đến thảm cảnh: “Xác kiến, xác người, xác động vật, cây cối, phân gio bốc lên khét lẹt, gây như nướng cả rừng người. Cả hai bản bị xoá sổ từ vết máu đến ống xương mà vẫn chưa thoả mãn những hàm răng đói khát của những đàn kiến” [25, tr. 70].

Hay thảm hoạ dữ dội của vòi rồng miền núi, khiến con người lâm vào tình cảnh dở sống dở chết: “Pham sợ hãi vọt ra sau nhà, lập cập mở cửa chui tọt vào hang tránh thần Rồng. Cùng lao vào với cô cơ man là rắn. Con đỏ, con xanh, con đen, con trắng, con to như bắp tay, con bé như đầu đũa, tất cả rào rào chen nhau, ngơ ngác. Bình thường loài săn mồi máu lạnh này luôn là mối nguy hiểm của các loài vật biết đi, biết bò, biết bay trên mặt đất, nhưng trước cơn thịnh nộ của thần Rồng, trước sống chết liền kề thì sợ hãi làm chúng cụp đầu, tá hoả, nọc độc từ những răng chuyên giết mồi tan ra, toát hết ra vẩy, ra cứt đái, chúng rào rào lao theo nhau tìm chỗ ẩn nấp" [25, tr.130]. Bạn đọc kinh hoàng trước hiện thực mà nhân vật phải đối mặt. Trên mặt đất thì vòi rồng đang cuốn theo tất cả những gì nó đặt chân đến, trong hầm trú ẩn thì cái chết cũng đang đe doạ cận kề với những con rắn độc!

Bên cạnh đó, phong cảnh thiên nhiên miền núi phía Tây Bắc được tác giả Đoàn Hữu Nam khắc họa một cách tinh tế, đẹp đẽ, sinh động và rõ nét trong tiểu thuyết của mình. Thiên nhiên trong con mắt nhà văn hiện lên thật trù phú, là nơi reo mầm sự sống và sinh tồn của muôn vật và con người.

Thiên nhiên trong lành và tinh khôi mang vẻ đẹp thật dịu dàng, yên bình giống như một câu chuyện cổ tích với “bình minh tinh khiết tràn ngập khắp vùng rừng núi mênh mông, khiến cả bầu trời, mặt đất trong veo. Trên những cây Pơ mu sù sì, gân guốc, đám khỉ đang đuổi nhau chí choé. Mấy con dê rừng ăn lẻ, bốn chân dính như nhựa vào vách núi.” [24, tr. 187].

Đọc tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam người đọc thường bắt bặp hình ảnh buổi sáng tinh khôi của núi rừng: “Buổi sáng trên cao nguyên dịu dàng như cô dâu trong ngày cưới. Cái màu tha thiết mà trời đất ban tặng cứ trải đều, nhuộm hồng từ những chiếc lá non tơ đến những mảng đất màu nâu thẫm” [24, tr. 119].

Hoặc cảnh sắc trữ tình của rừng núi với hoa, hương và mật ngọt đầy

quyến rũ, mê hoặc: “Trên cánh đồng ấy đơm đầy những cây dẻ cổ thụ. Những chùm phong lan thả từ các cành cây, ngọn cây xuống, khiến cây lá bồng

bềnh, hư ảo. Ẩn hiện dưới những tán cây, bạnh cây là những tổ ong đủ loại. Trong ảo mờ sương phủ lưu cữu, hương lan, hương dẻ, hương mật quyện lại, cô đọng, khiến cho không khí như được ướp trong mùi hương đậm đặc. Đi trong tiếng âm u của rừng, tiếng vo vo của những đàn ong, tiếng róc rách của suối thiêng, hít thở mùi hương đặc biệt chỉ nơi này mới có, mọi mệt nhọc dường như tan biến, con người lâng lâng thoát tục, càng đi, càng cảm thấy mình tới gần cõi tiên, cõi phật” [24, tr. 120]

Đó không phải là cảnh thực, mà là chốn của bồng lai tiên cảnh: “Dưới nước, đàn cá láng cỡ ngón tay đang trổ tài lách ngược, vô tư phơi ra những vẩy bạc lấp lánh trên dòng suối. Dọc theo bờ, lau sậy ken một bức tường thành dài tới ngút tầm mắt. Trên triền đồi, những cây trúc thẳng tắp như những chiếc đũa chen nhau mọc. Màu xanh của lá, màu thẫm của cây, của những cành óng ả cứ chao đi, chao lại trong gió… Trời đất không náo nức, rạo rực như cây cối mùa xuân, không nồng nàn day dứt với cái nắng chói chang, mưa dầm thối đất như đang mùa hạ, không lặng lẽ thu mình vào chiêm nghiệm như những cụ già, mà nó có cái hao hao ngòn ngọt của phút giao thời”[24, tr. 93].

Sa Pa - Lào Cai là xứ sở của loài lan - một loài hoa được mênh danh là hoàng hậu của hoa rừng. Lan đẹp một vẻ đẹp tinh tế, mộc mạc nhưng rất đậm đà và quyến rũ từ màu sắc, hình dáng đến mùi hương. Trong khung cảnh của núi rừng, vẻ đẹp của hoa lan hiện lên thật quyến rũ: “Những tán lá xòa ra, đan nhau kết thành thảm xanh dày đặc khiến cho cả khu rừng thành mái nhà khổng lồ, mưa xuyên khó thấu, nắng khó dọi qua. Dưới gầm mái nhà màu lục là phong lan. Phong lan nhiều vô kể. Lan thả trên cây xuống. Lan bám vào vách đá vươn ra. Lan chui lên từ mùn đất. Các mầu tím, vàng, trắng của hoa như những cô gái dậy thì, vừa cố giữ vẻ e ấp, thẹn thùng, vừa hong hóng phơi bày vẻ đẹp giời cho trong mây, trong gió.” [25, Tr. 55-56].

Đặc biệt nhà văn rất tinh tế khi chú ý miêu tả từng biến thái nhỏ của thiên nhiên với sự biến hoá kì diệu và sức sống mãnh liệt của cây cối khi mùa xuân vừa chạm gót: “Mùa xuân đang từ từ đến với từng cánh rừng, xóm ngõ. Bắt đầu từ những cây mận rừng khô sắt mọc đầy các hốc đá. Mùa đông, cây âm thầm chuyển nhựa vào thân và trút tới cái lá cuối cùng. Khi những ngọn gió mang hơi ấm từ phương Nam về thoa nhẹ lên núi rừng, đó là cũng là lúc các mắt cây cựa quậy rồi bật ra những nụ hoa. Qua mấy ngày, nụ hoa đã biến cái cây khẳng khiu thành những lùm hoa, cây hoa trắng xoá”[24, tr. 118].

Không chỉ có hoa cỏ, chim chóc cũng ríu rít hoà vào nhịp biến chuyển của đất trời: “Cùng với sự chuyển động của cây, sau những ngày tránh rét lũ én trở về. Chúng thích thú chui vào những cái tổ bám vào mái nhà vẫn còn lưu giữ hơi hướng của mình, rồi vui mừng chào đón nhau bằng cách dệt những cánh võng trên bầu trời trời.”[24, tr. 118].

Không chỉ mang đến cảnh đẹp để thưởng ngoạn, thiên nhiên còn mang lại nguồn lợi lớn cho con người. Trong con mắt tên thổ ty khôn ngoan, mưu mẹo Hồ Hằm, mảnh đất Suối Hoa là nơi thiên thời địa lợi, để họ Hồ có thể phát triển, lập nghiệp, là cái kho của rừng chứa đầy lợi lộc với “những dãy rừng già bạt ngàn nằm im lìm trong sương sớm. Tấm thảm xanh, vàng lốm đốm nối nhau này hàng năm cho lão mấy trăm thồ nấm hương, mộc nhĩ, thảo quả, hàng nghìn súc gỗ, cùng vô số thịt thú rừng, một mối lợi khổng lồ mà lão không cần bỏ vốn. Con đập ấy đã làm cái hồ nở rộng và đẻ ra hơn trăm ngọn đèn thắp sáng cho cả đồn binh lẫn lâu đài, rồi cái chợ Suối Thầu- con gà sòn sòn đẻ ra trứng vàng mỗi ngày...” [24, tr. 78].

Có thể nói, thiên nhiên miền núi hiện ra dưới ngòi bút của nhà tiểu thuyết họ Đoàn vừa khắc nghiệt dữ dằn những cũng rất giầu có, đặc biệt là đẹp một vẻ đẹp lãng mạn, tự nhiên, mộc mạc nguyên sơ do cỏ cây hoa lá của núi rừng tạo nên. Bạn đọc bắt gặp niềm tự hào, yêu mền của tác giả về miền quê sơn

cước nơi địa đầu biên cương của tổ quốc qua lời văn miêu tả thiên nhiên của Đoàn Hữu Nam.

2.2. Hình ảnh con người miền núi trong tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam

Mỗi nhà văn nói chung, đều thông qua thế giới nghệ thuật của mình để gửi gắm một quan niệm nhất định về hiện thực đời sống và tâm điểm của bức tranh hiện thực ấy chính là số phận con người trước những thử thách và bi kịch của đời thường hay trong những trận cuồng phong của lịch sử.

Trước năm 1975, hòa vào dòng chung của văn học dân tộc, văn xuôi dân tộc miền núi đã chú ý đến việc phản ánh cuộc đấu tranh cứu quốc vĩ đại của dân tộc, tuyên truyền cách mạng, ca ngợi non sông đất nước tươi đẹp… Chúng ta có thể kể tới những sáng tác của Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Nông Quốc Chấn, Y Điêng… Sau khi hòa bình thống nhất đất nước, chúng ta phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thử thách, văn xuôi viết về miền núi đã phản ánh bức tranh muôn màu sắc về cuộc sống đương thời của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Cũng như một số nhà văn viết về đề tài miền núi, Đoàn Hữu Nam cũng đặc biệt quan tâm tới những con người với nét đẹp trong truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc miền núi. Nét đẹp đó rất chân thực, mộc mạc và đáng yêu, đáng mến.

Trong tiểu thuyết của mình nhà văn Đoàn Hữu Nam đã đề cập rất nhiều về vẻ đẹp con người miền núi với tất cả niềm yêu mến và sự chân thành của mình đối với đồng bào dân tộc và con người vùng núi. Họ là linh hồn và lẽ sống của ông. Họ và ông trở thành huyết mạch bởi lẽ ông đã từng gắn bó khăng khít với mảnh đất đẹp đẽ này. Khi viết về con người miền núi, ông đã viết bằng sự dồn nén, tâm huyết và cả tấm lòng của mình. Mặc dù không được sinh ra ở Lào Cai nhưng nơi đây đã trở thành quê hương thứ hai của ông bởi nó gắn bó với ông trong suốt hành trang của cuộc đời và mặc nhiên ông rất

yêu mến con người và mảnh đất nơi này. Trong tiểu thuyết của Đoàn Hữu

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí