Ết Quả Thực Hiện Nhóm Tiêu Chí Văn Hoá – Xã Hội – Môi Trường Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Các Tỉnh Nam Trung Bộ Giai Đoạn 2014 - 2019‌


d/ Về văn hoá – xã hội – môi trường

Trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì nhóm văn hoá – xã hội – môi trường bao gồm các tiêu chí số 14; 15; 16 và 17. Đến cuối năm 2019, các tiêu chí về giáo dục, y tế và văn hoá đều có tỷ lệ cao hơn 80%, vượt chỉ tiêu đến năm 2020. Riêng tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm của vùng vẫn còn thấp chỉ đạt 60,8% vào năm 2019, chưa đạt mục tiêu kế hoạch 1600, thấp hơn so với bình quân chung của cả nước (61,1%) và chỉ cao hơn Miền núi Phía Bắc và Tây Nguyên (Bảng 2.2). Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp (5,1% năm 2010) nhưng đến năm 2019, tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm đạt tỷ lệ 60,8%. Điều này cho thấy các tỉnh trong vùng đã ưu tiên nguồn lực để thực hiện công tác môi trường nông thôn, xử lý rác thải, cải tạo cảnh quan nông thôn. Một số địa phương tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư công trình xử lý chất thải rắn quy mô cấp huyện và liên huyện, bước đầu đạt hiệu quả như Quảng Nam, Phú Yên. Nhiều mô hình cải tạo cảnh quan ở thôn đã được các địa phương áp dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế, như: mô hình “đường hoa thay cỏ dại”, trồng hoa xoá tụ điểm rác thải, mô hình con đường bích hoạ của tỉnh Quảng Nam đã góp phần tạo diện mạo mới ở nông thôn.

Phân tích cụ thể từng tỉnh trong vùng, có thể thấy, Quảng Ngãi và Bình Thuận là hai địa phương có tỷ lệ đạt các tiêu chí của nhóm văn hoá – xã hội – môi trường thấp nhất trong đó tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm của tỉnh Bình Thuận chỉ đạt 35,1% so với kế hoạch đề ra (bảng 2.7).

Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng nông thôn mới của vùng cũng tiềm ẩn nguy cơ và sức ép đối với tính bền vững về môi trường. Ô nhiễm môi trường nông thôn gây ra những thiệt hại về KT - XH và tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân nông thôn, tạo những xung đột về môi trường. Xung đột chủ yếu giữa cộng đồng làm nghề và không làm nghề, sản xuất làm phát thải ô nhiễm và người dân sống trong vùng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm. Hoạt động sản xuất của các làng nghề, ngành nghề nông thôn của vùng được khuyến khích phát triển để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần xây dựng nông thôn mới nhưng phần lớn lại mang tính


tự phát, manh mún, sản xuất theo phương pháp thủ công, truyền thống, theo quy mô hộ gia đình, tập trung ở khu dân cư sẽ gây ra ô nhiễm môi trường. Mặc khác, trong vùng chưa có điểm bị ô nhiễm nặng, nhưng tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt còn thấp; tính chủ động của nhiều địa phương trong tìm kiếm, lựa chọn công nghệ, thu hút nhà đầu tư xây dựng các công trình xử lý rác thải còn chưa cao; việc phát động nhân dân trồng cây xanh, trồng hoa chưa phát triển thành phong trào sâu rộng; việc tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác tham gia phân loại rác tại nguồn mới chỉ được một vài địa phương thực hiện; nhiều nơi, tiêu chí môi trường tuy đã đạt, nhưng chưa thực sự bền vững hoặc đi vào chiều sâu.

95


Bảng 2.7: ết quả thực hiện nhóm tiêu chí Văn hoá – xã hội – môi trường trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019‌

Đơn vị tính: xã; %


Nhóm tiêu chí Văn hoá- xã hội – môi trường

Đà Nẵng

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hoà

Ninh Thuận

Bình Thuận

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với KH

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với KH

Giáo dục

11

11

100

163

174

107

149

130

87,2

103

102

99

86

79

91,9

80

72

90

43

44

102

80

65

81,25

Y tế

11

11

100

163

175

107

146

122

83,6

103

107

104

86

70

81,4

66

68

103

40

37

92,5

85

72

84,7

Văn hoá

11

11

100

153

150

98

164

147

89,6

103

97

94,2

82

77

93,9

61

87

143

40

39

97,5

87

77

88,5

MT&ATTP

11

11

100

143

115

80,4

123

86

69,9

79

78

98,7

75

59

78,7

80

53

66,3

30

31

103

77

27

35,1

số xã

11

11

100

204

204

100

164

164

100

121

121

100

88

88

100

94

94

100

47

47

100

96

96

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Tín dụng ngân hàng góp phần xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ - 14

Nguồn: Báo cáo tổng kết XDNTM các tỉnh Nam Trung Bộ


e/ Về hệ thống chính trị

Nội dung của chỉ tiêu này gồm hai tiêu chí là hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật (tiêu chí số 18); tiêu chí số 19 là Quốc phòng và an ninh. Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị cùng với sự đồng thuận của nhân dân, nhiều địa phương trong cả nước nói chung, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng đã kiến tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn, dần từng bước hiện đại hoá nông nghiệp và nâng cao thu nhập, chất lượng sống cho nông dân. Theo số liệu báo cáo từ Văn Phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, đến nay, cả nước đã có 78,4% số xã đạt tiêu chí về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Đối với vùng Nam Trung Bộ là 68% năm 2019 tăng 36,7% so với thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện (năm 2010) và tăng 4,8% so với năm 2015. Nếu so với các vùng khác thì tỷ lệ này không cao (cao hơn Tây Nguyên (62,4%); miền núi Phía Bắc (66,3%) và thấp hơn các vùng còn lại trong cả nước: Đông Nam Bộ (93,3%); Đồng bằng Sông Cửu Long (78,7%); Đồng bằng Sông Hồng (94,5%); Bắc Trung Bộ (86,9%); thấp hơn bình quân chung của cả nước) (Bảng 2.2).

Tiêu chí số 19 về Quốc phòng và an ninh là tiêu chí cuối cùng trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đây là một tiêu chí hết sức quan trọng và có tính phức hợp, vừa có nhiệm vụ bảo đảm đời sống, an sinh xã hội cho nhân dân trên địa bàn nông thôn, vừa làm cơ sở để thực hiện tốt các tiêu chí còn lại. Thực tế sau 9 năm thực hiện, vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã có 752 xã (91,2%) đạt tiêu chí số 19. So với các tiêu chí còn lại, đây là một trong số tiêu chí thuộc nhóm đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên với các vùng trong cả nước, tiêu chí này vẫn còn chưa cao chỉ hơn Tây Nguyên (84,3%) và miền núi Phía Bắc (91,1%) (Bảng 2.2).

Xét cụ thể từng tỉnh trong vùng có thể thấy, mức độ thực tế đạt được của hai tiêu chí 18 và 19 so với kế hoạch đề ra của từng tỉnh là chưa đạt yêu cầu, ngoại trừ Thành phố Đà Nẵng (đạt cả 2 tiêu chí); Bình Định có tiêu chí quốc phòng và an ninh vượt kế hoạch (đạt 103%), (Bảng 2.8).

Để có được những thành tựu về hệ thống chính trị cũng như quốc phòng và an ninh trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của các tỉnh Nam Trung Bộ trong


thời gian qua là nhờ vào sự chuyển biến tích cực của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng NTM. Xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước, thực sự là một phong trào quần chúng và qua đó đã góp phần huy động được nhiều nguồn lực cho công cuộc này. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư. Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh; cấp ủy, HĐND, UBND các huyện, thành phố và các xã đã kịp thời ban hành các nghị quyết, quyết định quan trọng về xây dựng NTM, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện. 100% địa phương hoàn thành công tác kiện toàn, thành lập bộ máy tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp tổ chức quản lý và triển khai Chương trình. Các cơ quan truyền thông đại chúng cũng đã kịp thời tuyên truyền các sự kiện thời sự, điển hình tiên tiến về xây dựng NTM. Các hội đoàn thể như Mặt trận, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ; Liên minh HTX, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi... thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức khác nhau, thu hút ngày càng nhiều các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia thực hiện Chương trình. Từ đó tạo được sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng NTM bằng các công việc cụ thể như: Hiến đất làm đường, làm kênh mương thủy lợi, xây dựng các công trình công cộng, chặt phá cây cối, hoa màu để mở rộng đường giao thông, góp sức để cứng hóa đường thôn ngõ xóm, thắp sáng đường quê, làm vệ sinh môi trường xanh-sạch-đẹp...

Sau thời gian triển khai xây dựng nông thôn mới, hầu hết các tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn các địa phương trong vùng đã được nâng cao về chất lượng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Một số địa phương như Quảng Ngãi, Phú Yên đã có đề án luận chuyển cán bộ có trình độ, năng lực về xã; các tỉnh như Quảng Nam, Bình Định có chính sách thu hút cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ chuyên môn về xã tạo sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã cũng như thực hiện tốt mục tiêu nông thôn mới.

Lãnh đạo một số địa phương đã quan tâm đến việc vận động doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, phát triển hợp tác xã, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản của địa


phương, điển hình như Quảng Nam, Ninh Thuận.

Tuy nhiên, tình hình an ninh, trật tự ở nông thôn của các tỉnh, thành phố mặc dù cơ bản ổn định, nhưng đã để xảy ra hiện tượng kích động, lôi kéo người dân tham gia hoạt động trái pháp luật (Bình Thuận); tình trạng di dân tự do vẫn còn diễn ra ở một số nơi, vừa gây khó khăn cho công tác quản lý nhân khẩu, vừa gây ra nạn phá rừng, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và môi trường.

99


Bảng 2.8: ết quả thực hiện nhóm tiêu chí Hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới các tỉnh Nam Trung Bộ giai đoạn 2014 - 2019‌

Đơn vị tính: xã; %


Nhóm tiêu chí Văn hoá- xã hội – môi trường

Đà Nẵng

Quảng Nam

Quảng Ngãi

Bình Định

Phú Yên

Khánh Hoà

Ninh Thuận

Bình Thuận

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với

KH

KH

TT

% TT

so với KH

HTCT&TCPL

11

11

100

194

150

77,3

157

117

74,5

109

82

75,2

87

75

86,2

94

49

52,1

45

32

71,1

72

45

62,5

QP&AN

11

11

100

200

191

95,5

164

146

89,0

115

118

103

82

80

97,6

94

84

89,4

47

39

83,0

88

77

87,5

số xã

11

11

100

204

204

100

164

164

100

121

121

100

88

88

100

94

94

100

47

47

100

96

96

100

Nguồn: Báo cáo tổng kết XDNTM các tỉnh Nam Trung B


2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN 2014 - 2019

2.2.1. Tình hình cấp tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại các tổ chức tín dụng khu vực Nam Trung Bộ

2.2.1.1. Khái quát về các tổ chức cung cấp tín dụng nông nghiệp, nông thôn khu vực Nam Trung Bộ

Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và các tỉnh Nam Trung Bộ nói riêng, nông nghiệp được coi là nền móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, trong đó phát triển thị trường tài chính nông thôn là rất quan trọng với những bước phát triển đột phá đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn để chuyển đổi cơ cấu. Trong các sản phẩm tài chính được cung cấp bởi thị trường tài chính nông thôn thì hoạt động tín dụng nông thôn giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn cho khu vực và cả nước.

Trong bối cảnh cả nước đang chung tay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, với sự ra đời của hàng loạt các chính sách hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng, cùng với sự đóng góp của các tổ chức tín dụng trong việc đảm bảo nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh đã góp phần mở rộng và phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn, từng bước cải thiện và nâng cao mức sống của người dân nông thôn.

Trải qua nhiều giai đoạn cải cách và đổi mới với mốc lịch sử là năm 1986 với các hợp tác xã tín dụng truyền thống, là đơn vị thực hiện các giao dịch tài chính ở khu vực nông thôn. Đến nay, bên cung cấp tài chính nông thôn tại Việt Nam và khu vực Nam Trung Bộ bao gồm 3 nhóm tổ chức như sau:

Bảng 2.9: Các tổ chức cung cấp tín dụng nông nghiệp, nông thôn khu vực Nam Trung Bộ

Các tổ chức

chính thức

Các tổ chức

bán chính thức

Các tổ chức

phi chính thức

- NHNo&PTNT

- NHCSXH

- NH HTX & QTDND

- NH Tiết kiệm Bưu điện Liên Việt

- NH Phát triển VN

- Các NHTM khác

- Trung tâm phát triển vì người nghèo

- Các tổ chức NGO quốc tế cung cấp DV TCVM

- Hụi, họ, hiệp hội tín dụng tiết kiệm tự phát hay nhóm tiết kiệm cho vay luân phiên

- Bạn bè, người thân

- Người cho vay tư nhân

Nguồn: Tác giả tổng hợp(2019)

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí