Giai Đoạn Từ Sau Năm 1975 Đến Nay

người từ khi sinh ra cho đến lúc chết, từ kiếp này sang kiếp khác, trùng điệp nỗi khổ như kiếp trâu ngựa tôi đòi “đời con, đời cháu bao giờ hết nợ thì thôi” (Vợ chồng A Phủ), để rồi tác giả đi tới cái nhận thức thật đau đớn và khó hiểu là làm sao con người có thể kéo dài kiếp sống lay lắt và mù mịt như thế và ý nghĩa cuộc đời con người hi sinh là gì? Trăn trở với những kiếp sống tôi đòi của con người vùng cao, nhất là thân phân của người phụ nữ miền núi dưới chế độ xưa, Tô Hoài đã thâu tóm cuộc đời người đàn bà miền núi trong những câu văn ám ảnh: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì gặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp và dù lúc đi hái củi, lúc xay ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm vẫn có lúc, đêm nó không được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm cả ngày”. Dưới sức mạnh của cường quyền và thần quyền, cuộc đời của con người vùng cao trở nên bi thảm hơn bao giờ hết. Tiêu biểu là nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài…

Cũng sau năm 1945, theo định hướng đường lối văn nghệ của Đảng, mảng Văn học dân tộc thiểu số đã được quan tâm tạo điều kiện phát triển và bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ngoài một số tác giả người Kinh viết về miền núi như Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Ngọc…, đã có một số tác phẩm của một số tác giả người dân tộc thiểu số đã xuất hiện, gia nhập vào dòng chảy của văn xuôi miền núi vốn trước đây chỉ là độc quyền của nhà văn dân tộc người Kinh. Một thế hệ nhà văn trẻ người dân tộc đã được hình thành trong những năm 50, 60 khi miền Nam đấu tranh chống Mĩ, miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Họ là những trí thức dân tộc, những người yêu mến và tự hào về mảnh đất và con người miền núi, thiết tha muốn đóng góp vào nền văn học nước nhà những tiếng nói tình cảm và tâm hồn của dân tộc mình. Đó là nhà văn Nông Viết Toại với tác phẩm: Boỏng tàng tập éo (1952), Nông Minh Châu với Ché Mèn được đi họp (1959), Y Điêng với Em chờ bộ đội

11

Awa Hồ (1960), Hoàng Hạc với Ké Nàm (1964), Triều Ân với Tiếng khèn A Pá (1968), Vi Thị Kim Bình với Những bông huệ (1968), Hoàng Hạc, Triều Ân với Tiếng hát rừng xa (1969)… Cách mạng, nhân dân, văn hóa văn học dân gian chính là ba nguồn mạch cảm hứng vô tận nuôi dưỡng các cây bút văn xuôi người dân tộc thiểu số trong những năm kháng chiến chống Pháp. Những sáng tác của họ luôn luôn bám sát công cuộc cách mạng dân tộc và thể hiện sâu sắc tình cảm, ý chí của người dân miền núi trong những tháng ngày đầy gian khổ, mất mát, hi sinh, nhưng cũng đầy oanh liệt, oai hùng của dân tộc. Thời kỳ này phạm vi phản ánh của văn học dân tộc ta khá rộng, các tác giả dân tộc thiểu số không chỉ viết về cuộc sống và con người miền núi, mà họ còn viết về miền xuôi, về miền Nam, thậm chí còn quan tâm tới cả những vấn đề có tính quốc tế. Tác phẩm của họ luôn hướng tới việc ca ngợi sự thay đổi lớn lao của đất nước, của nhân dân các dân tộc miền Bắc và cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Ở giai đoạn này, ý thức dân tộc được nâng cao trong từng cây bút dân tộc thiểu số. Họ háo hức, hồ hởi khám phá với tâm hồn “bừng nắng hạ”, với một trái tim cháy bỏng, hăng say, hăm hở, tràn đầy cảm hứng lãng mạn khi viết về quê hương vùng cao tươi đẹp, kì vĩ với con người miền núi khỏe mạnh, chân thật, hồn nhiên, yêu đời. Vậy là dường như chưa bao giờ người ta chưa bao giờ được thể hiện niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình đến thế…

Như vậy, với những đóng góp đáng kể của các tác giả miền núi thuộc nhiều dân tộc khác nhau, văn xuôi dân tộc và miền núi Việt Nam đã dần dần được định vị và góp phần xứng đáng vào công cuộc cách mạng, công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và xây dựng xã hội chủ nghĩa, trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền văn học Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1.1.1.3. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay

Trong bối cảnh hòa bình, thống nhất và phát triển đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng cuộc sống mới, văn xuôi dân tộc thiểu số

phát triển một bước mới. Và khoảng thời gian từ 1976 – 1986 được coi là chặng đường khởi động cho cao trào đổi mới. Văn xuôi miền núi cũng có đóng góp tích cực cho chặng đường này. Đội ngũ tác giả là người dân tộc thiểu số đông đảo hơn và thành tựu trong sáng tác cũng rực rỡ hơn. Ở thời kỳ này, văn xuôi dân tộc thiểu số phát triển mạnh về số lượng cũng như chất lượng, giúp chúng ta có thể nhận diện một cách rõ ràng, khẳng định nó như một thực thể riêng, độc đáo trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại.

Một đặc điểm rất dễ nhận diện trong văn học sau năm 1975 ở nước ta đó là dư âm của cuộc chiến tranh vẫn còn đọng nhiều trong từng trang viết và nhiều tác phẩm vẫn còn mang đậm chất sử thi với ý thức cộng đồng và cảm hứng anh hùng ca, cảm hứng ngợi ca. Hình tượng những anh hùng cách mạng, những con người mới, những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa đang cùng đồng bào miền núi xây dựng cuộc sống mới là trung tâm của nhiều tác phẩm. Những tiểu thuyếtĐồng bạc trắng hoa xòe (1979), Trăng non (1982), Vùng biên ải (1983) của Ma Văn Kháng, Rừng động của Mạc Phi… tiếp tục mở rộng và hoàn thiện bức tranh hiện thực miền núi với sự tái hiện trên quy mô lớn của quá trình cách mạng, những giai đoạn lịch sử hào hùng của các dân tộc ít người vùng địa đầu của Tổ quốc. Nghệ thuật xây dựng nhân vật con người miền núi trong văn xuôi giai đoạn này đã ghi nhận sự thành công của nghệ thuật điển hình hóa cao độ nhưng vẫn chịu sự chi phối khá lớn của khuynh hướng sử thi. Con người mới, con người tập thể vẫn là trung tâm của văn học và có sự thống nhất cao giữa ngoại hình và tính cách. Cũng ở giai đoạn này, đội ngũ sáng tác các nhà văn dân tộc thiểu số đã tăng lên đáng kể và cũng trưởng thành nhanh chóng. Nhà văn Vi Hồng tiếp tục đóng góp hàng loạt tác phẩm có giá trị như Đất Bằng (1980), Vãi Đàng (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), Thung lũng đá rơi (1985)… Bao trùm lên các sáng tác của ông là cảm hứng ca ngợi cái tốt đẹp và lên án những tội

ác mà bọn phong kiến đã gây ra cho người dân. Bên cạnh đó còn có Tiếng chim gô (1979) của Nông Minh Châu, Niềm vui (1979) của Vi Thị Kim Bình, Tiếng kèn A Pá (1980) của Triều Ân, Hạt giống mới (1983) và Sông gọi (1986) của Hoàng Hạc. Mỗi tác giả đều phản ánh hiện thực và con người miền núi theo cách riêng nhưng tựu chung lại họ đều tập trung phản ánh sự đổ mới của cuộc sống và con người miền núi nhờ có ánh sáng của cách mạng. Những thành quả từ hai nguồn tác phẩm của các nhà văn dân tộc Kinh và nhà văn dân tộc thiểu số cho thấy mười năm năm sau chiến tranh tuy không dài nhưng là giai đoạn phát triển đồng bộ và phong phú của văn xuôi miền núi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Sự đổi mới trong văn học đã xuất hiện ngay từ cuối thập niên 70 đến đầu thập kỉ 80 nhưng phải đến năm 1986 sự thay đổi mới thực sự thành phong trào rộng lớn, sâu sắc, làm xuất hiện loại hình nhân vật mới trong văn học. Văn xuôi miền núi cũng có những bước chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu mới mẻ. Lúc này các cây bút người Kinh vẫn cần mẫn cắm bản. Tô Hoài đánh dấu sự trở lại của mảng đề tài miền núi bằng tiểu thuyết Nhớ Mai Châu (1988). Ma Văn Kháng với nhiều truyện ngắn đặc sắc về vùng cao như Vệ sĩ của quan châu (1988), Bài ca trăng sáng (1992), Móng vuốt thời gian (2003) đã cho thấy những cách nhìn mới mẻ, sâu hơn về hiện thực và con người miền núi. Một trong những thành tựu đáng kể trong giai đoạn này đó là bộ ba tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe (1978), Vùng biên ải (1983), Gặp gỡ ở La Pán Tẩn (1999) của Ma Văn Kháng. Nguyễn Ngọc Thiện đã khái quát giá trị của các tiểu thuyết này ở vai trò “một cuốn sử biên niên” với những tri thức quý báu về lịch sử, xã hội, phong tục, tâm lí, ngôn ngữ,… của cộng đồng dân tộc Tây Bắc ở nước ta.

Ở vùng núi Việt Bắc và Tây Bắc – tác giả người Tày luôn chiếm số đông. Ngoài các nhà văn như Ma Trường Nguyên, Hà Lâm Kì, còn có Đoàn

Tiểu thuyết Đoàn Hữu Nam - 3

Lư, Hoàng Hữu Sang, Cao Duy Sơn…, trong đó đáng chú ý là nhà văn Vi Hồng. Từ năm 1980 – 1997, Vi Hồng đã cho ra đời 14 cuốn tiểu thuyết.

Trong khu vực miền Trung xuất hiện La Quán Miên (dân tộc Thái) với tập truyện Hai người trở về bản (1996), Kha Thị Thường với tập truyện Lũ núi (2003), Lang Quốc Khánh với tập kí Những miền thương nhớ (2005), Hà Thị Cẩm Anh (dân tộc Mường) với Gốc gội xù xì.

Trong khu vực Tây Nguyên có Hlinh Nie (dân tộc Êđê) với tập truyện ngắn Con rắn màu xanh da trời (1997) với tập kí Trăng Xí Thoại (1999), Kim Nhất (dân tộ Bana) với Hồn ma núi (2002) và Niê Thanh Mai (dân tộc Êđê) với tập truyện Về bên kia núi (2007)…

Khu vực các tỉnh phía Nam, lần đầu tiên xuất hiện văn xuôi của một số dân tộc như truyện kí Chân dung người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh (1994) của Lý Lan (dân tộc Hoa), tiểu thuyết Chân dung cát (2006) của Inrasara (dân tộc Chăm).

Trong những sáng tác trên, có những tác phẩm khá xuất sắc, thể hiện được bản sắc riêng của, dân tộc từ dựng cảnh, dựng người đến cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật và tư duy độc đáo. Nhiều tác phẩm đã kết hợp được với ngôn ngữ nghệ thuật và cách tư duy nghệ thuật độc đáo. Nhiều tác phẩm đã kết hợp được bút pháp tự sự theo kiểu truyền thống (ảnh hưởng từ các sử thi, truyện cổ, truyện thơ…) với bút pháp văn xuôi hiện đại, tạo ra sự đa dạng muôn hình muôn vẻ, nhiều giọng điệu và tạo thành “vườn hoa nhiều hương sắc”, làm phong phú bức tranh của đời sống văn học hiện đại nước nhà. Mã A Lềnh với bút kí Cao Nguyên trắngmang giọng điệu sôi nổi đã ghi lại những đổi mới trên quê hương trong thời kỳ kinh tế thị trường. Với một văn phong khá linh hoạt và hấp dẫn, ông đã tái hiện một bức tranh quê hương miền núi với những nét hoa văn khác nhau nhưng luôn có màu gam chủ đạo là rực rỡ, sôi động. Nhà văn Cao Duy Sơn với những tác phẩm Người lang thang, Cực lạc, Hoa mận đỏvà đặc biệt hơn cả là tác phẩm Đàn trời đã tái

hiện một bức tranh xã hội phong phú với những mảng đời, với những số phận và những lối sống khác nhau ở miền núi. Tác giả đã miêu tả những xung đột trong cuộc sống, trong tâm hồn mỗi cá nhân với một ngòi bút tinh tế, sinh động, đậm chất hiện thực, nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Kim Nhất (dân tộc Ba Na) thể hiện khá chân thật và phong phú những phong tục tập quán của dân tộc mình qua những tác phẩm Chuyện buôn làng, Nối dây, Phạt kơ điHlinh Niê đã biết kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa chất huyền thoại và sử thi khi viết về con người, cuộc sống ở Tây Nguyên. Tác giả giới thiệu kho tàng florklore độc đáo với những ngôi nhà rông, những hình hoa văn, chim thú rừng được lưu giữ trên nóc các nhà mồ; về nghệ thuật ẩm thực xứ Tây Nguyên…; miêu tả sắc nét lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng, những nét hoa văn thổ cẩm Tây Nguyên phối hợp hài hòa giữa các gam: xanh, vàng, đỏ để làm nổi bật hai màu chủ đạo là đen và trắng (Về đâu hỡi thổ cẩm Tây Nguyên, Trăng Xí Thoại). Người con của núi rừng tây Nguyên này không chỉ trăn trở trước những luật tục lạc hậu vẫn tồn tại, mà đau đớn xót xa trước những di sản văn hóa dang bị mai một dần khi: “hàng trăm các nghệ nhân theo dòng thời gian lặng lẽ nằm xuống. Hàng trăm cổ vật như có cánh bay, hàng trăm công trình sưu tầm, công sức và tâm huyết của bao người bị mối xông thành đất. Chiêng Gia Rai, Ê đê, Ba na chảy thành máu trong các lò nấu đồng”. Đây không chỉ là lời cảnh báo mà là một hiện thực nhức nhối về sự mất mát của các di sản văn hóa dân tộc trong thời buổi kinh tế thị trường, dưới sức tác động ghê gớm của đồng tiền.

Cũng như thơ, thành tựu về văn xuôi dân tộc miền núi sáu năm đầu thế kỷ XXI không nhiều. Nhưng điều đáng quý là đã xuất hiện các viết truyện ngắn, tiểu thuyết khác trước. Với giải A cuộc thi Báo Văn Nghệ - Hội nhà văn Việt Nam năm 2004 cho tác phẩm Gốc gội xù xì, Hà Thị Cẩm Anh là một cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số có lối kể chuyện chân mộc, giản dị, dễ hiểu

nhưng giàu biểu tượng, sâu sắc và hấp dẫn. Tác phẩm đã phân tích, lý giải

diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật một cách hợp lý. Có thể nói đây là một trong những truyện ngắn có ngôn ngữ chi tiết, kết cấu, cốt truyện chặt chẽ nhất của văn học dân tộc thiểu số từ trước đến nay. Bản sắc dân tộc được thể hiện rõ từ cách kể chuyện cho tới cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, hành động, việc làm của nhân vật. Ngoài truyện ngắn Gốc gội xù xì, Hà Thị Cẩm Anh còn có một số truyện ngắn thành công khác.

Về tiểu thuyết – Cao Duy Sơn vẫn là cây bút chủ lực và có nhiều thành tựu về thể loại này. Từ tiểu thuyết Người lang thang, Cực lạc, Hoa mận đỏ cho tới thiểu thuyết Đàn trời (xuất bản năm 2006) là một bước dài của Cao Duy Sơn nói riêng và tiểu thuyết dân tộc thiểu số nói chung. Với Đàn trời, lần đầu tiên bức tranh xã hội rộng lớn của miền núi được thể hiện rõ ràng và đầy đủ nhất, gần như có đủ các giai tầng, các ngành nghề; từ bí thư, chủ tịch tỉnh, chủ tịch xã, trưởng phố; từ giám đốc, phó giám đốc tới trưởng phòng, phó phòng, tổng biên tập, phó tổng biên tập tới phóng viên, nhà báo, kỹ sư, bác sĩ, công an; từ khách sạn, nhà hàng, tới doanh nghiệp, thương nhân; từ cô giáo đến học sinh, sinh viên; từ ông già thổi sáo, người nông dân lao động tới người buôn bán; từ bọn giặc cướp đến kẻ đâm thuê, chém mướn… Tác phẩm còn được mở rộng về không gian và thời gian, từ thành thị tới nông thôn, từ phố cũ đến phố mới, từ thị xã Bình Lãng, đến Long Châu, Hải Phòng, Hòn Gai, Lạng Sơn… Từ thời kháng chiến chống Pháp, hòa bình lập lại cho tới những năm đổi mới, cơ chế thị trường hiện nay. Cả một dung lượng rộng lớn đó được thể hiện trong một cuốn tiểu thuyết dày 682 trang. Với bút pháp hiện thực, tác giả đã phân tích, mổ xẻ những diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật cũng như những mâu thuẫn, xung đột gay gắt đang diễn ra trong cuộc sống, nhất là trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng và đang diễn ra ở một tỉnh miền núi. Cách xây dựng nhân vật của tác giả được chiếu dọi từ những góc độ khác nhau, làm cho tính cách nhân vật trở nên đa dạng,

sắc nét. Đó cũng là thành công trong cách viết của tác giả, mà từ trước tới nay

những tác phẩm văn xuôi viết về dân tộc và miền núi chưa có được (nó chỉ có trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao). Với việc phản ánh chân thực những nhân vật và sự kiện, tác phẩm Đàn trời của Cao Duy Sơn không những mang ý nghĩa phản ánh hiện thực phổ biến ở miền núi mà còn ở những nơi khác.

Ngoài Cao Duy Sơn, Hà Thị Cẩm Anh, còn có thể kể đến truyện ngắn của Bùi Thị Như Lan. Với tập truyện Tiếng chim kỷ giàng (xuất bản năm 2004), Bùi Thị Như Lan đã đề cập tới một mảng đề tài mà các nhà văn dân tộc thiểu số còn ít quan tâm, đó là các anh bộ đội người các dân tộc thiểu số. Đó là anh bộ đội hy sinh trong thời bình (Mùa mắc mật), anh thương binh trở về làng tham gia sản xuất (Hoa mía), những chiến sĩ trở về làng, vợ đã đi lấy chồng khác (Sau lời hát sli), anh bộ đội bị nhiễm chất độc màu da cam (Trăng mọc trong thung lũng, Gió hoang)… Như vậy, với cách cảm nhận riêng về con người, cuộc sống, thiên nhiên miền núi và sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa thiên nhiên và con người, tác giả đã khắc họa sâu đậm và cụ thể hơn những nét tính cách của nhân vật. Đó cũng là nét mới trong cách viết của văn xuôi dân tộc thiểu số.

Như vậy chúng ta có thể nói, mặc dù không có tài năng đặc biệt, xuất chúng, nhưng những cây bút người dân tộc thiểu số đã phần nào thực hiện được sứ mệnh cũng như sự khát khao cháy bỏng của những con người dân tộc thiểu số không quên cội nguồn – đó là nuôi giữ ngọn lửa văn chương nghệ thuật, nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc mình. Nếu không có sự hòa nhập máu thịt, sự cộng sinh giữa chủ thể và khách thể thì nhà văn dân tộc thiểu số sẽ không thể viết về con người, cuộc sống dân tộc mình một cách sâu sắc và đầy cảm xúc đến thế. Gần như hầu hết các nhà văn dân tộc thiểu số luôn có cảm xúc mãnh liệt, có tình cảm da diết đối với thiên nhiên, con người, cuộc sống của dân tộc mình, quê hương mình. Bởi lẽ những người cầm bút ấy có một thế mạnh riêng khi tâm thức của họ từ trong huyết thống đã được nuôi dưỡng bởi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023