Về Lịch Sử, Kinh Nghiệm Phát Triển Nhà Ở Xã Hội


5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Có sự công bằng trong tiếp cận chính sách nhà ở xã hội giữa các nhóm xã hội không?

- Đặc điểm và những yếu tố tác động đến quá trình tiếp cận thông tin, tiếp cận chính sách và nguồn vốn vay mua NƠXH tại Hà Nội?

- Đặc điểm và những yếu tố tác động đến sở hữu NƠXH?

- Đánh giá của người thu nhập thấp về chất lượng nhà ở, tiếp cập các dịch vụ xã hội cơ bản, quản lý vận hành nhà ở xã hội trong quá trình khi sử dụng NƠXH.

5.2.Giả thuyết nghiên cứu

- Chính sách về nhà ở xã hội còn thiếu công bằng trong tiếp cận đối với nhóm làm việc ở khu vực phi chính thức.

- Đa số người dân tiếp cận thông tin về NƠXH qua những kênh phi chính thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

- Khả năng tiếp cận NƠXH của người dân bị hạn chế bởi các rào cản về thủ tục hành chính.

- Yếu tố nghề nghiệp, tình hình kinh tế tại thời điểm mua nhà, kênh tiếp cận thông tin có ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận và sở hữu NƠXH.

Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay - 3

- Người dân đang sở hữu NƠXH chỉ hài lòng một phần về chất lượng của NƠXH.


6. Khung phân tích


Tiếp cận vốn vay

Tiếp cận thông tin

Tiếp cận chính sách

Hình thức sở hữu

Thực trạng sử dụng


-Đặc điểm nhân khẩu xã hội: Nghề nghiệp; Tình trạng nhà ở trước khi sở hữu nhà ở xã hội; Khu vực địa lý NƠXH;

-Đặc trưng hộ gia đình: Đặc điểm quy mô hộ; Kinh tế hộ

- Kênh thông tin tiếp cận NƠXH.

Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội

Chính sách nhà ở, nhà ở xã hội của TW và Tp. Hà Nội

Môi trường kinh tế - xã hội

Của Tp. Hà Nội

14


Mô tả các biến số trong khung phân tích

- Biến độc lập ao g m:

+ Đặc điểm quy mô hộ;

+ Tình trạng kinh tế tại thời điểm mua nhà;

+ Tình trạng nhà ở trước khi sở hữu NƠXH;

+ Khu vực địa lý NƠXH

+ Nghề nghiệp;

+ Thu nhập (hộ);

+ Kênh thông tin tiếp cận NƠXH.

- Biến phụ thuộc: Tiếp cận và sở hữu NƠXH trong đó:

+ Tiếp cận chính sách: được thể hiện qua việc người dân hiểu biết và thụ hưởng những chính sách về NƠXH như thế nào trong giai đoạn hiện nay.

+ Tiếp cận vốn vay: quá trình vay vốn ưu đãi trong mua NƠXH.

+ Tiếp cận thông tin: các kênh thông tin chủ yếu để người dân tiếp cận được thông tin các dự án NƠXH, thông tin về chính sách…

+ Sở hữu NƠXH: tập trung phân tích làm rõ quá trình và đặc điểm của sở hữu NƠXH theo hai hình thức là mua và mua trả chậm ( thuê – mua)

+ Sử dụng NƠXH: làm rõ quá trình sử dụng nhà ở với đánh giá của người dân về chất lượng nhà ở, các dịch vụ xã hội, quản lý, vận hành NƠXH…

- Khung phân tích còn thể hiện các yếu tố về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội và Chính sách về NƠXH trong giai đoạn hiện nay. Đây là bối cảnh của nghiên cứu, có tác động đến quá trình tiếp cận và sở hữu NƠXH của người dân hiện nay. Nghiên cứu tập trung xem xét các mối quan hệ giữa biến số nhân khẩu xã hội có liên quan đến quá trình tiếp cận thông tin, tiếp cận chính sách, tiếp cận vốn vay và quá trình sở hữu NƠXH của người dân.

Mối quan hệ giữa các iến số

- Biến độc lập với vai trò là các yếu tố tác động đến biến phụ thuộc, cụ thể là các yếu tố về đặc điểm quy mô hộ, tình trạng kinh tế tại thời điểm mua nhà,


tình trạng nhà ở, nghề nghiệp, thu nhập, kênh tiếp cận thông tin NƠXH... sẽ có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thể hiện qua khả năng tiếp cận chính sách, thông tin, vốn vay và sở hữu NƠXH.

- Yếu tố về chính sách NƠXH và bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đóng vai trò làm cơ sở thực tiễn và yếu tố hỗ trợ giải thích cho các vấn đề nghiên cứu.

7. Đóng góp và hạn chế của luận án

Nghiên cứu về NƠXH là một chủ đề khá mới hiện nay, có tính thời sự trong bối cảnh Nhà nước đang đẩy mạnh phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh những nghiên cứu về NƠXH dưới góc độ khoa học chính sách, luật học, thì luận án là một trong số ít nghiên cứu xã hội học tiến hành khảo sát và nghiên cứu có tính hệ thống về lý luận và thực tiễn liên quan tiếp cận và sở hữu NƠXH tại Hà Nội hiện nay. Nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ thực trạng tiếp cận và quá trình sở hữu nhà ở tại Hà Nội hiện nay đồng thời chỉ ra một số rào cản tác động đến quá trình này.

Mặc dù tác giả đã rất nỗ lực triển khai nghiên cứu đề tài, song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên luận án không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót:

Thứ nhất, mẫu nghiên cứu của luận án chỉ tập trung tại 3 khu NƠXH tại Hà Nội, nơi mà người dân đã mua được NƠXH mà chưa tiếp cận được nhiều người dân đang có nhu cầu mua NƠXH (luận án chỉ PVS 3 trường hợp). Nếu có thể mở rộng hơn mẫu nghiên cứu tới nhóm đối tượng này, tác giả sẽ có những so sánh, đối chứng làm sáng tỏ hơn khả năng tiếp cận chính sách NƠXH của người dân. Mẫu nghiên cứu trong luận án cũng được lựa chọn theo cách thức ngẫu nhiên đơn giản tại các khu NƠXH (352 đại diện hộ gia đình trả lời bảng hỏi) và 03 phỏng vấn sâu với người dân có nhu cầu về nhà ở nên kết quả nghiên cứu không có khả năng suy rộng cho tổng thể và giới hạn trong phạm vi thành phố Hà Nội.


Thứ hai, tác giả đã cố gắng thu thập số liệu qua các báo cáo của Bộ Xây dựng, sở Xây dựng Hà Nội cũng như các báo cáo, nghiên cứu có liên quan để đưa ra được bức tranh tổng quát về NƠXH hiện nay. Tuy nhiên do số liệu cũng chưa được đầy đủ và các mốc thời gian nghiên cứu cũng không đồng đều, có những nghiên cứu ở thời điểm khá xa nên khó so sánh với thời điểm hiện tại.

8. Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận luận án gồm 4 chương:


Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng tiếp cận nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay Chương 4: Sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI

Dẫn nhập

NƠXH cho người thu nhập thấp đã và đang trở thành chủ đề được quan tâm của cư dân ở những thành phố lớn, đô thị mới ở nước ta hiện nay do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa. Giải quyết tốt vấn đề nhu cầu nhà ở cho một số lượng lớn dân cư có thu nhập thấp sẽ góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Chính sách nhà ở cũng đồng thời giải quyết những thách thức mới đang nổi lên như: vấn đề già hóa dân số (số lượng người cao tuổi sống một mình tăng), xu hướng gia đình hạt nhân tăng, tỷ lệ sinh giảm, và số lượng các hộ gia đình nhập cư, người đơn thân, hoặc hộ phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ... Ở Việt Nam, trong những năm gần đây Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển NƠXH, nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên trên thực tế triển khai cũng gặp không ít khó khăn vướng mắc. Tổng quan kết quả của các nghiên cứu đã có trong và ngoài nước, Chương I sẽ tổng quan: 1) Các nghiên cứu về tiếp cận NƠXH (Lịch sử, kinh nghiệm phát triển NƠXH, tiếp cận thông tin NƠXH, tiếp cận chính sách NƠXH, tiếp cận vốn vay ưu đãi, hệ thống hỗ trợ tài chính mua nhà ở xã hội).

2) Các nghiên cứu về sở hữu NƠXH (Các hình thức sở hữu NƠXH , sử dụng NƠXH và những vấn đề xã hội đặt ra). Qua đó, chỉ ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về tiếp cận và sở hữu NƠXH tại Hà Nội hiện nay.

1.1. Các nghiên cứu về tiếp cận nhà ở xã hội

1.1.1. Về lịch sử, kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội

- Về lịch sử phát triển nhà ở xã hội

Vấn đề NƠXH cần được xem xét trong cách nhìn lịch sử về những thay đổi cấu trúc xã hội đô thị có gắn với bối cảnh chuyển đổi kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Thời kì trước Đổi mới, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, bao cấp


trong lĩnh vực phát triển nhà ở tại đô thị trong một thời gian dài và giảm dần cho tới đầu những năm 1990. Mô hình nhà tập thể cao từ 2-5 tầng với khu phụ, hành lang, lối đi chung đã xuất hiện vào khoảng những năm 1965 và phát triển mạnh mẽ trong gần 20 năm cho tới những năm 1980. Thời điểm đó, ngân sách Nhà nước eo hẹp cùng với nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng cao chính là nguyên nhân của quá trình chuyển giao dần vai trò nâng cấp, tu tạo nhà sang cho những người trực tiếp sử dụng. Sự hạn chế về ngân sách Nhà nước cộng với những mâu thuẫn nội tại của hệ thống đã tạo nên sức ép mạnh mẽ, dẫn đến sự chuyển hướng trong chính sách vào cuối những năm 1980 cùng với tiến trình thực hiện đường lối Đổi mới. Phương thức quản lý mới với sự kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân dần từng bước được nới rộng, những dự án đầu tiên được đưa vào thực hiện thử nghiệm, góp phần cải thiện bộ mặt đô thị. [Trịnh Duy Luân, 1996]

Trong giai đoạn chuyển đổi, phát triển NƠXH đã được các tác giả đề cập như là một trong những điểm quan trọng của phát triển đô thị. Trịnh Duy Luân (1993) nhận xét cơ cấu đô thị, sự phân tầng xã hội trong thời kỳ chuyển đổi đã tác động lên khu vực nhà ở và sự phát triển của đô thị Việt Nam. Những thay đổi trong cơ cấu thành phần của nền kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu xã hội hội ở các đô thị. Nền kinh tế nhiều thành phần sẽ tạo ra một cơ cấu xã hội phức tạp hơn, bao gồm nhiều giai tầng xã hội mới, hay theo cách nói của các nhà xã hội học: sẽ hình thành nên các nhóm xã hội và những quan hệ xã hội mới.

Nhìn lại vấn đề nhà ở trong thời kỳ xã hội bao cấp, Đàm Trung Phường (1993) đã nhận xét thời kỳ bao cấp nhà ở cho cán bộ công nhân viên đã sớm bộc lộ những hạn chế của nó. Nhà nước cung ứng nhà ở có chất lượng thấp, bên cạnh đó nhà nước lại thiếu khả năng bắt kịp với tốc độ gia tăng dân số đô thị và thiếu khả năng cung ứng nhà ở phù hợp nhu cầu đa dạng của người sử


dụng. Trong những năm đầu thời kỳ chuyển đổi cơ chế thị trường, một bộ phận dân cư đã tự giải quyết xây dựng nhà ở theo pháp lệnh Nhà ở. Cũng trong thời gian đó, phần lớn những người nghèo, thu nhập thấp đang phải sinh sống trong những khu nhà lụp xụp, ổ chuột và thiếu tiện nghi cơ bản nhất.

Nguyễn Xuân Mai (2002), trong bài viết “Một số ý kiến về kiểu nhà chung cư từ góc độ xã hội học”, tác giả đã đưa ra nhân định nhà chung cư (kiểu mới) là một mô hình thích hợp cho bộ phận lớn dân cư có thu nhập ở mức trung bình trở xuống. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, hầu hết các chung cư đều được xây dựng ở các khu trung tâm để làm tăng giá trị đất và do đó nó chỉ phù hợp với những người có thu nhập cao thay vì đáp ứng nhu cầu cho những đối tượng có thu nhập trung bình hoặc thấp.

Tại thành phố Hồ Chí Minh – đô thị lớn nhất cả nước, vấn đề nhà ở cũng được Văn Thị Ngọc Lan (2006) đã chỉ ra trong mối liên hệ các dòng di cư đến thành phố này, bao gốm di chuyển từ trung tâm ra khu vực ngoại vi và từ các tỉnh khác vào thành phố. Quá trình đô thị hóa đã đem lại sự thay đổi đáng kể trong sự biến đổi của cấu trúc nhà tại đây: trong vòng 7 năm các ngôi nhà được kiên cố hóa kể từ sau lần khảo sát thứ nhất năm 1998, điều này chứng tỏ cho sự cải thiện đáng kể về đời sống các hộ dân. Tuy nhiên, trái ngược với bức tranh những ngôi nhà kiên cố hóa thì những khu nhà tạm bợ, lụp xụp phục vụ cho kinh doanh, buôn bán hay cho thuê vẫn mọc lên ở thành phố này. Cùng với sự gia tăng dân số và ngày càng phức tạp của các loại hình cư trú đã đã đòi hỏi các giải pháp đồng bộ và thích hợp trong vấn đề nhà ở, kiến trúc và quy hoạch đô thị.

Những năm sau đó, nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã chú ý đến chiến lược phát triển NƠXH. Nghiên cứu của Michael Waibel và các cộng sự (2007) xem xét khu vực nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh như là một ví dụ về sự phát triển đô thị trong giai đoạn chuyển đổi. Trong giai đoạn này, thành

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023