Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Điều kiện tiếp cận NƠXH giai đoạn 2005-2016 88

Bảng 3.2. Nhu cầu về NƠXH tính đến 2020 91

Bảng 3.3: Một số đặc điểm của người mua NƠXH 95

Bảng 3.4: Đánh giá về điều kiện tham gia NƠXH 100

Bảng 3.5: Tiêu chí chấm điểm hồ sơ mua NƠXH 105

Bảng 3.6: Nguồn cung cấp thông tin và tư vấn NƠXH 111

Bảng 3.7: Khó khăn khi tìm thông tin về NƠXH giữa các nhóm nghề nghiệp ... 118 Bảng 3.8: Chi tiết về mức vay và lãi suất vay vốn để mua NƠXH hội của người thu nhập thấp 127

Bảng 3.9: Tương quan giữa hình thức sở hữu NƠXH với các nguồn vay ... 129 Bảng 3.10: Đánh giá về việc tiếp cận các gói vay mua NƠXH 132

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Bảng 3.11: Khó khăn khi tiếp cận gói vay mua NƠXH 133

Bảng 3.12: Đánh giá quy định về thời gian trả các gói vay ưu đãi mua NƠXH

Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay - 2

....................................................................................................................... 135

Bảng 3.13: Đánh giá về gói vay ưu đãi mua NƠXH 136

Bảng 3.14. Mô hình hồi quy logistic các yếu tố tác động đến khả năng vay gói 30.000 tỷ để mua NƠXH 138

Bảng 4.1: Các điều kiện chính thức để mua NƠXH 145

Bảng 4.2: Khó khăn trong hoàn thiện hồ sơ mua NƠXH 146

Bảng 4.3: Thời gian người mua NƠXH được cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản 148

Bảng 4.4: Đánh giá về quá trình hoàn thiện thủ tục cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản tại 2 Khu nhà ở NƠXH 149

Bảng 4.5. Bất cập, khó khăn khi sở hữu NƠXH 150

Bảng 4.6: Đánh giá về cách bố trí căn hộ tại 3 khu NƠXH 161

Bảng 4.7: Mức độ hài lòng của người mua NƠXH về chỗ ở hiện tại 163

Bảng 4.8: Đánh giá của cha mẹ về điều kiện học hành của con cái tại khu vực NƠXH 168

Bảng 4.9: Đánh giá về các cơ sở khám chữa bệnh gần khu NƠXH của người dân 170

Bảng 4.10: Khoảng cách từ nhà tới các địa điểm dịch vụ công cộng 171

Bảng 4.11: Đánh giá của người sở hữu NƠXH về chợ dân sinh gần nhà .. 173 Bảng 4.12: Các vấn đề gặp phải trong quá trình vận hành nhà ở của người dân sở hữu NƠXH 180

Bảng 4.13: Mức độ hài lòng của người sở hữu NƠXH về việc sửa chữa ... 181


DANH MỤC BIỂU/HỘP

Biểu 3.1: Nhận định về tình hình kinh tế của người mua NƠXH 97

Hộp 3.1: Trình tự, thủ tục mua NƠXH 99

Biểu 3.2: Điều kiện khó khăn nhất để mua NƠXH 102

Biểu 3.3: Đánh giá sự phù hợp của tiêu chí chấm điểm 107

Hộp 3.2: Website Sở Xây dựng Hà Nội, chuyên mục NƠXH 113

Biểu 3.4: Khó khăn khi tìm kiếm thông tin về NƠXH 116

Biểu 3.5: Tỷ lệ các nguồn vay khi mua NƠXH 126

Biểu 3.6: Tương quan nghề nghiệp với tỷ lệ vay vốn ngân hàng khi mua NƠXH 131

Biểu 4.1. Quyết định sở hữu nhà sau khi kết thúc hợp đồng thuê mua NƠXH 155

Biểu 4.2: Thời gian sống tại khu NƠXH 158

Biểu 4.3: Đánh giá về chất lượng NƠXH hiện tại 159

Biểu 4.4: Nhận định về mối quan hệ với hàng xóm xung quanh 164

Biểu 4.5: Đánh giá mức độ an ninh trật tự tại khu nhà ở xã hội 174

Biểu 4.6. Đánh giá mức độ an toàn tại 3 khu NƠXH 176

Biểu 4.7: Đánh giá của người dân về Ban quản trị NƠXH 178


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy phát triển thị trường nhà ở, đồng thời có chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội, người có thu nhập thấp và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với dân số hơn 96 triệu người trong đó dân số đô thị hiện chiếm hơn 33 triệu người và tăng trưởng dự kiến hàng năm vào khoảng 850-950 nghìn người trong thập niên tới (Tổng cục thống kê, 2019). Theo một dự báo Ngân hàng Thế giới (WB) đến năm 2050 cả nước sẽ có hơn 65,8 triệu dân sống ở các đô thị, với tỷ lệ đô thị hoá là 59% (WB, 2011). Do vậy, vấn đề nhà ở cho người dân tại các thành phố của nước ta đang ngày cảng trở nên bức thiết, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Trước thực tế đó, năm 2011 đánh dấu bước đột phá về giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân đô thị. Đó là Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Điểm nổi bật trong mục tiêu của Chiến lược này là diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 22m2 sàn/người, trong đó tại đô thị đạt 26m2 sàn/người và nông thôn đạt 19m2 sàn/người. Riêng về NƠXH, mục tiêu của Chiến lược đến năm 2020 cần xây dựng thêm ít nhất 22,5 triệu m2 sàn NƠXH hướng tới tầng lớp dân cư có mức thu nhập thấp tại các khu vực đô thị.

Thực tế sau hơn 6 năm từ khi Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được phê duyệt, việc triển khai, thực hiện tại các tỉnh thành, các địa phương đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh đã đạt được một số


kết quả nhất định. Tính đến hết 2017, cả nước hoàn thành 184 dự án NƠXH cho người lao động tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, trong đó có 84 dự án cho người thu nhập thấp (khoảng 33.400 căn hộ); 100 dự án nhà ở công nhân (khoảng 41.000 căn hộ); 89 dự án nhà ở cho sinh viên. Một số dự án NƠXH có quy mô lớn ở Hà Nội, mô hình tốt như: Dự án NƠXH Đặng Xá của Tổng Công ty Viglacera, dự án NƠXH Đông Ngạc của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thủ đô... Hiện nay, các địa phương trên cả nước tiếp tục triển khai 207 dự án cho người lao động tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, trong đó có 135 dự án cho người thu nhập thấp (khoảng 81.000 căn hộ). Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành 30 dự án NƠXH cho người lao động tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, trong đó có 12 dự án cho người thu nhập thấp (khoảng 3.800 căn hộ). [Bộ Xây dựng, 2017]

Bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn nhiều bất cập, khó khăn. Về tổng quát, các hộ gia đình có thu nhập thấp đang chiếm đa số trong dân cư thành phố, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong đó khoảng 50% số hộ công nhân viên chức thành phố) không có khả năng tích lũy từ thu nhập tiền lương của mình để mua nhà hoặc xây nhà mới cho mình nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài [Nguyễn Minh Phong, 2008]. Cùng với sự gia tăng dân số và tách hộ do lấy vợ, lấy chồng, cũng như do nhu cầu nhà cho giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đô thị hóa và phát triển kinh tế, và do sự xuống cấp của Quỹ nhà hiện có thì nhu cầu về nhà ở sẽ càng trở nên gay gắt hơn cho những người dân đô thị.

Các dự án NƠXH sẽ được xây dựng với số lượng lớn từ nay cho đến năm 2030, vấn đề đặt ra với những người có nhu cầu thực sự, là đối tượng theo quy định được mua NƠXH nhưng lại khó tiếp cận được với các dự án nhà ở này. Những khó khăn chính được đề cập đến như tiếp cận thông tin, tiếp cận chính sách, nguồn vốn vay... Trong quá trình sở hữu nhà ở xã hội,


vẫn còn những vấn đề phát sinh khiến người dân chưa hài lòng như chất lượng nhà ở, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, quyền sở hữu…Để giải quyết cho vấn đề nghiên cứu này, luận án tập trung vào tìm hiểu quá trình tiếp cận và sở hữu NƠXH với nhóm đang sống tại các khu NƠXH và một số người có nhu cầu về nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận và sở hữu NƠXH. Với cách đặt vấn đề như trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Tiếp cận và sở hữu nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay” là để tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ chuyên ngành xã hội học.

2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.1. Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu về NƠXH được triển khai dưới nhiều góc độ như lịch sử vấn đề nhà ở, NƠXH, nghiên cứu về chính sách NƠXH qua các giai đoạn và các vấn đề xã hội liên quan. Tuy nhiên, còn chưa có nhiều nghiên cứu về quá trình tiếp cận và sở hữu NƠXH. Thông qua tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề NƠXH, phân tích những chính sách phát triển NƠXH hiện nay và một số nước trong khu vực cũng như thực trạng tiếp cận thông tin về NƠXH, tác giả luận án hy vọng sẽ đóng góp những tri thức mới cho việc nhận diện và luận giải về thực trạng tiếp cận và sở hữu nhà ở cũng như các yếu tố tác động tới quá trình này. Qua đó, gợi mở thêm các hướng nghiên cứu tiếp theo NƠXH nói chung và về việc tiếp cận và sở hữu NƠXH nói riêng.

Luận án tìm hiểu và phân tích về khả năng tiếp cận NƠXH qua việc phân tích các kênh tiếp cận thông tin tiếp cận, tiếp cận vốn vay và những yếu tố tác động. Đồng thời tìm hiểu quy trình hoàn thiện hồ sơ, sở hữu nhà ở và quá trình sử dụng…, đây cũng là những vấn đề được xã hội quan tâm song còn ít có những nghiên cứu, phân tích về các yếu tố tác động về mặt xã hội.


2.2. Ý nghĩa thực tiễn


Luận án đánh giá thực trạng tiếp cận và sở hữu NƠXH của người dân tại Hà Nội, với những đặc trưng khác nhau về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, khu vực sinh sống. Đồng thời, luận án còn chỉ ra thực trạng và yếu tố tác động quá trình tiếp cận thông tin, chính sách, vốn vay cũng như quá trình hoàn thiện hồ sơ mua/thuê mua nhà và quá trình sử dụng NƠXH. Qua đó, cung cấp những bằng chứng khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách NƠXH trong thời gian tới, góp phần cung cấp dữ liệu cho Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Qua kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp về mô hình tổ chức ở và quản lý về NƠXH, đáp ứng được nhu cầu của đa dạng người dân Hà Nội hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể là tư liệu hữu ích cho việc giảng dạy các bộ môn xã hội học đô thị, xã hội học về nhà ở và đô thị, xã hội học chính sách, xã hội học quản lý,…

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng tiếp cận thông tin, chính sách NƠXH, vốn vay ưu đãi, hình thức sở hữu NƠXH, mức độ hài lòng của người dân trong quá trình sử dụng NƠXH và những rào cản từ thực tiễn đối với quá trình này. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận, sở hữu NƠXH của người dân thu nhập thấp tại Hà Nội hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề NƠXH, chính sách phát triển nhà ở đô thị ở Việt Nam hiện nay và một số nước trong khu vực.


- Rà soát, phân tích những văn bản chính sách, pháp luật về NƠXH của Việt Nam, tập trung giai đoạn từ năm 2005.

- Tìm hiểu quy trình pháp lý và quá trình thực tế người dân tiếp cận thông tin NƠXH, chính sách NƠXH và vay vốn ngân hàng khi mua NƠXH.

- Tìm hiểu về các hình thức sở hữu NƠXH và đánh giá của người dân trong quá trình sử dụng.

- Đề xuất một số khuyến nghị chính sách và giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận và sở hữu NƠXH ở Hà Nội hiện nay.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tiếp cận và sở hữu NƠXH của người dân tại Hà Nội hiện nay

4.2. Khách thể nghiên cứu

- Người dân đang sống tại các khu NƠXH;

- Người dân có nhu cầu mua NƠXH;

- Đại diện ban quản lý/quản trị khu NƠXH;

- Cán bộ quản lý lĩnh vực xây dựng;

- Cán bộ tín dụng ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội.

4.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: tại thành phố Hà Nội với 03 khu NƠXH.

+ Khu nhà ở cho người thu nhập thấp thuộc khu chức năng đô thị Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

+ Khu NƠXH Rice City Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội

+ Khu NƠXH Hưng Thịnh, Hà Đông, Hà Nội

- Giới hạn nghiên cứu:

Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2014-2018.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2023