Yếu Tố Điều Kiện “Đẩy – Kéo” Của Fdi

nhuận cân biên không cao hơn. Lý thuyết chênh lệch lợi nhuận cận biên cũng cho thấy quốc gia nào mang lại lợi nhuận cận biên cao hơn sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư.

Lý thuyết kéo đẩy

Xuất phát từ quá trình thu thút FDI của các quốc gia, tổ chức UNCTAD (2005) cho rằng nguyên nhân tạo ra dòng chảy vốn ĐTNN được quy thành được quy thành 2 nhóm là nhóm các yếu tố đẩy (push factors) và nhóm các yếu tố kéo hay thu hút (pool factors). Các yếu tố đẩy thuộc về lợi thế so sánh của chủ đầu tư, của nền kinh tế có vốn đầu tư và của môi trường đầu tư toàn cầu. Các yếu tố kéo là những lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư như giá môi trường đầu tư để thu hút nhiều hơn FDI gồm: tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất. Cuối cùng tác động hỗ trợ từ cả hai phía hình thành những đặc điểm tiềm năng của dòng vốn FDI trong tương lai. Do đó, nhóm yếu tố “đẩy” và nhóm yếu tố “kéo” phải được xây dựng với sự cân nhắc và nghiên cứu đầy đủ nhằm thu hút tối ưu hóa số lượng và chất lượng FDI.

Bảng 2.1: Yếu tố điều kiện “Đẩy – Kéo” của FDI


Yếu tố

“Đẩy” - Nước chủ đầu tư

“Kéo” - Nước thu hút đầu tư

1.Thị trường và Thương mại

Thị trường nước chủ đầu tư hạn chế buộc công ty phải tìm kiếm

một thị trường mới.

Thị trường lớn và phát triển là điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư.

2.Chi phí sản xuất

Sự khan hiếm các yếu tố đầu vào như nguồn tài nguyên, chi phí lao động cao gây ra xu

hướng đầu tư ra nước ngoài.

Nguồn lực tài nguyên sẵn có, chi phí lao động thấp giúp giảm chi phí sản xuất nên sẽ hấp dẫn các nhà

đầu tư.

3.Doanh nghiệp địa phương

Xu hướng toàn cầu hóa và áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp địa phương là động lực tác động công ty tìm kiếm thị

trường nước ngoài.

Những Hiệp ước thương mại, Đầu tư song phương, đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho vốn đầu tư nước ngoài.

4.Thể chế

Chính sách hỗ trợ như cắt giảm chi phí, nâng cao các khả năng hoạt động doanh nghiệp.

Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như chính sách tự do hóa và tư nhân hóa, ổn định chính trị, quản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển - 5


trị minh bạch, đầu tư cơ sở hạ tầng,

quyền sở hữu, v.v…



sau:

(Nguồn: UNCTAD, 2005)

Bên cạnh đó, cũng xuất hiện các lý thuyết kinh tế vi mô để giải thích về FDI như

Lý thuyết chu kỳ sản phẩm (The Product Life Cycle theory)

Raymon Vernon (1966) giải hiện tượng FDI trên cơ sở phân tích các giai đoạn phát triển sản phẩm. Lý thuyết vòng đời chu kỳ của sản phẩm cho phép giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh của họ từ chỗ xuất khẩu sản phẩm sang thực hiện FDI. Lý thuyết cho rằng, đầu tiên các nhà sản xuất tại chính quốc đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ việc cho ra đời những sản phẩm mới, hoặc cải tiến những sản phẩm đang được sản xuất dành riêng cho thị trường nước họ. Trong thời kỳ đầu của vòng đời sản phẩm mới, sản xuất vẫn tiếp tục tập trung tại chính quốc ngay cả khi chi phí sản xuất ở nước ngoài có thể thấp hơn. Trong thời kỳ này để thâm nhập thị trường nước ngoài các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường đó. Tuy nhiên, khi sản phẩm đã trở nên chuẩn hoá trong thời kỳ tăng trưởng, các nhà sản xuất sẽ đầu tư khuyến khích ra nước ngoài nhằm tận dụng chi phí sản xuất thấp và quan trọng hơn là nhằm ngăn chặn khả năng để rơi thị trường vào tay các nhà sản xuất địa phương. Ngoài ra, để tránh lâm vào suy thoái và khai thác hiệu quả theo quy mô, các công ty tìm cách mở rộng xuất khẩu ra quốc tế nhưng gặp khó khăn về hàng rào thuế quan và cước phí. Do vậy, FDI là kết quả tự nhiên của chu kỳ phát triển sản phẩm.

Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ giải thích cho việc đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số doanh nghiệp theo nguyên lý vòng đời quốc tế của sản phẩm mà không giải thích cho việc tại sao các dạng thâm nhập thị trường khác lại không hiệu quả hoặc kém hiệu quả hơn.

Lý thuyết tổ chức công nghiệp (Industrial organization theory)

Hymer (1976) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên, tiên phong trong việc hệ thống hóa các nghiên cứu về FDI. Trong luận án tiến sĩ của mình, Hymer (1976) phát triển lý thuyết FDI theo cách tiếp cận từ các tổ chức công nghiệp. Ông cũng là người đầu tiên giải thích năng suất quốc tế trong khung phân tích thị trường không hoàn hảo, được ủng hộ cùng với các nghiên cứu khác của Lemfalussy (1961), Knickerbocker

(1973). Điểm trọng yếu của lý thuyết Hymer (1976) đó là các công ty vận hành từ nước ngoài phải cạnh tranh với các công ty trong nước có lợi thế cạnh tranh về vị trí, văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống pháp lý cũng như sự tin dùng của khách hàng. Hơn nữa, công ty nước ngoài phải đối mặt với rủi ro về mặt tỷ giá hối đoái. Những bất lợi này có thể làm mất đi sức mạnh thị trường trong việc tạo ra các khoản đầu tư quốc tế có thể sinh lợi. Các nguồn lực của sức mạnh thị trường là các lợi thế đặc trưng của doanh nghiệp hay lợi thế độc quyền là những hình thức bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu, lợi thế kinh tế theo quy mô hay tiếp cận các nguồn tài chính giá rẻ. Theo Hymer (1976), công nghệ cao là yếu tố vô cùng thuận lợi để tạo ra sản phẩm mới với nhiều đặc tính nổi bật. Hơn nữa, sở hữu các kiến thức sẽ giúp phát triển các kỹ năng khác như tiếp thị và cải thiện quy trình sản xuất. Đặc tính quan trọng của lý thuyết này đó là chỉ ra được các yếu tố thuận lợi có thể chuyển đổi linh hoạt giữa các đơn vị trong cùng một tổ chức bất kể các đơn vị ở nước này hay nước khác. Khi thị trường không hoàn hảo, doanh nghiệp có thể phát triển sức mạnh thị trường của mình dựa trên các lợi thế cạnh tranh để tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn FDI hay xuất khẩu ra nước ngoài. Các yếu tố này bao gồm: chính sách của chính quyền địa phương, điều kiện và quy mô cầu, phản ứng của các đối thủ, và rủi ro trong đầu tư (Hymer, 1976). Một trong những thuận lợi của FDI đó là cho phép khai thác toàn bộ lợi thế của doanh nghiệp ở nước sở tại và có thể khai thác đầy đủ công suất và tài sản thuê mướn tại nước sở tại. Tuy nhiên, có nhiều quan tâm cho rằng, doanh nghiệp sẽ mất dần kiểm soát thị trường và lợi thế cạnh tranh khi các bí mật về công nghệ rò rỉ ra thị trường nước sở tại. Lý thuyết FDI của Hymer là một sự chuyển đổi lý thuyết FDI từ lý thuyết tân cổ điển sang lý thuyết tổ chức công nghiệp. Tuy nhiên, lý thuyết của Hymer không giải thích đầy đủ cho FDI vì thiếu giải thích khi nào và nơi nào thì nên có FDI.

Lý thuyết nội bộ hoá (Internalization Theory)

Lý thuyết nội bộ hoá do Buckley và Casson đưa ra năm 1976, lý thuyết này dựa trên lý thuyết công ty của Coase (1937). Theo lý thuyết này, giao dịch bên trong công ty (Internal Transaction-IT) tốt hơn giao dịch bên ngoài công ty (Market Transaction- MT). IT tốt hơn MT khi thị trường không hoàn hảo: không hoàn hảo tự nhiên (khoảng cách giữa các quốc gia làm tăng chi phí vận tải), không hoàn hảo mang tính cơ cấu (rào cản thương mại như các tiêu chuẩn về sản phẩm, về môi trường; các yêu cầu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ). Khi thị trường không hoàn hảo như vậy, công ty

phải tự tạo ra thị trường bằng cách tạo ra Internal Market, sử dụng tài sản trong nội bộ công ty mẹ – con, con – con. Lợi ích của việc nội bộ hoá là tránh được độ trễ về thời gian, việc mặc cả khi mua bán và tình trạng thiếu thốn người mua. Nội bộ hoá phải có những lợi ích lớn hơn chi phí phát sinh khi thành lập mạng lưới công ty mẹ – con thì mới được sử dụng. Tuy nhiên lý thuyết này không giải thích lợi ích của nội bộ hoá là gì (là lợi thế độc quyền), và không đưa ra được các bằng chứng cụ thể và rất khó kiểm chứng.

Lý thuyết OLI (Ownership – Location – Internalization): Lý thuyết kết hợp giải thích về FDI

Mặc dù các lý thuyết giải thích FDI có thể dựa vào các yếu tố vĩ mô hoặc vi mô, tuy nhiên các lý thuyết trước đó chưa giải quyết được tất cả các khía cạnh của quá trình đầu tư và việc dịch chuyển đầu tư quốc tế, mỗi lý thuyết đều có những điểm mạnh và những hạn chế riêng. Do đó, một số lý thuyết về FDI về sau đã kế thừa, hoặc điều chỉnh cho phù hợp trong điều kiện nhất định của nền kinh tế xã hội. Các lý thuyết kết hợp giữa yếu tố vĩ mô và vi mô về FDI được sử dụng rộng rãi trong những nghiên cứu gần đây khi quá trình hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra sâu sắc. Nổi bật nhất là lý thuyết chiết trung (the Eclectic theory) của Dunning (1973, 1993, 1980, 2001, 2006) hay còn gọi là lý thuyết OLI (Ownership – Location – Internalization).

Theo Dunning (1980), ba động cơ chính để doanh nghiệp thực hiện FDI ra nước ngoài: (i), Lợi thế quyền sở hữu (ownership advantage - O) đặc biệt của các doanh nghiệp nước ngoài là độc quyền sở hữu tài sản: lợi thế tài sản để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước tiếp nhận vốn gồm: tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị …) và tài sản vô hình (quyền sở hữu công nghiệp, kỹ năng quản lý …); (ii), Lợi thế địa điểm (location advantage – L): Lợi thế địa điểm là một quốc gia hoặc một vùng địa lý sở hữu những lợi ích kinh tế như: quy mô thị trường, chi phí lao động thấp, chất lượng lao động cao, nguồn tài nguyên, chi phí sản xuất khác thấp …; các lợi thế về chính sách (bao gồm: các chính sách ưu đãi cho thu hút đầu tư từ nước ngoài của Chính phủ như giảm/miễn một số loại thuế, tỷ giá cạnh tranh, chính sách ưu đãi khi doanh nghiệp FDI sử dụng lao động địa phương, chính sách tự do hóa trong thương mại và các chính sách khuyến khích FDI khác). Lợi thế về địa điểm lý giải việc các MNCs quyết định đầu tư vào một nước xác định mà không phải là một nước khác; (iii), Lợi thế nội bộ hóa (internalisation adantage – I): giúp doanh nghiệp khai thác đầy đủ cả lợi thế về quyền

sở hữu và lợi thế về địa điểm. Doanh nghiệp có xu hướng mở rộng ra thị trường quốc tế để khai thác hết lợi thế riêng về công nghệ, kỹ thuật nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong khi thị trường sản phẩm trong nước bão hòa (khai thác lợi thế quyền sở hữu). Doanh nghiệp cân nhắc giữa sản xuất trong nước để xuất khẩu hoặc dịch chuyển sản xuất qua nước khác (FDI) phụ thuộc chủ yếu vào kết quả so sánh hiệu quả đầu tư vốn. Khi chi phí giao dịch thông qua FDI thấp hơn các hoạt động xuất khẩu hoặc theo hình thức hợp đồng đặc quyền thì các hãng có động lực lớn hơn đầu tư ra nước ngoài.

Do đó, theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên đều phải được thỏa mãn đối với các nước thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trước khi có FDI. Lý thuyết cho rằng: những yếu tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế sở hữu và lợi thế nội bộ hóa, còn lợi thế địa điểm tạo ra yếu tố “kéo” đối với FDI.

Theo Rugman and Verbeke (2001), mô hình OLI của Dunning được xem là khuôn khổ khái niệm hàng đầu trong phân tích các yếu tố quyết định vị trí FDI thông qua hai đóng góp quan trọng. Đóng góp đầu tiên, mô hình OLI cho rằng lợi thế cạnh tranh về vị trí của các nước là khác nhau. Đóng góp thứ hai của mô hình OLI cho phép xác định ba động cơ khác nhau của FDI: tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên, tìm kiếm thị trường, và tìm kiếm hiệu quả. (1) Tìm kiếm tài nguyên: đầu tư nước ngoài xảy ra khi các công ty xác định vị trí quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, ví dụ như khoáng sản, các sản phẩm nông nghiệp… (2) Tìm kiếm thị trường: các công ty đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nó có tác dụng thay thế nhập khẩu và hỗ trợ hoạt động thương mại trong nước. (3) Tìm kiếm hiệu quả: đầu tư nước ngoài được thực hiện để thúc đẩy chuyên môn hóa nguồn lực hiện có bao gồm lao động, tài sản ở trong nước và nước ngoài của các công ty đa quốc gia hiệu quả hơn. Đây là loại hình đầu tư nhằm hợp lý hóa hoạt động các công ty đa quốc gia và xu hướng chuyên môn hóa các chi nhánh trong mạng lưới nội bộ của các công ty này (Dunning, 2000; Rugman and Verbeke, 2001).

Đặc biệt, trên cơ sở khung lý thuyết OLI của Dunning, tổ chức UNCTAD đã đưa ra ba nhóm yếu tố ảnh hưởng môi trường đầu tư của nước sở tại, trong đó bao gồm: nhóm yếu tố khung chính sách cho đầu tư nước ngoài; nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố về tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi được thể hiện cụ thể trong hình 2.2.

Căn cứ vào ba nhóm yếu tố này tổ chức UNCTAD đã có các cuộc điều tra thường niên từ năm 1998 cho đến nay nhằm đánh giá, xếp điểm cạnh tranh giữa các quốc gia

trong thu hút FDI. Đây là cơ sở rất quan trọng được các nhà khoa học cũng như chính phủ các nước đánh giá cao trong việc sử dụng để đánh giá hiệu quả về cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI ở cấp độ quốc gia.

2.1.2.3 Các yếu tố thu hút FDI

Thu hút FDI là sự tác động có ý thức của các chủ thể trong một quốc gia (chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư) thông qua những hoạt động, những chính sách và những biện pháp (quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ, khuyến khích) các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh vào quốc gia đó. Bản chất thu hút vốn đầu tư là làm gia tăng sự chú ý, quan tâm của các nhà đầu tư để từ đó dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào địa phương hoặc ngành có nhu cầu. Ở phạm vi hẹp hơn, các chủ thể (chính quyền, doanh nghiệp, dân cư) của một quốc gia (nhóm quốc gia) tác động có ý thức (tạo ra lợi thế) hoặc vô thức (sẵn có lợi thế) vào sự chú ý của NĐTNN dẫn đến quyết định thực hiện FDI. Kết quả thu hút FDI là sự tăng lên về lượng vốn FDI và có thể dẫn đến sự cải thiện về chất lượng FDI. Nhưng nếu chỉ chú trọng tăng về quy mô nhưng thiếu đảm bảo về chất lượng trong thu hút FDI có thể tạo ra những tổn hại hoặc chi phí lớn hơn lợi ích thu được. Các quốc gia hiện nay thu hút FDI chú trọng theo cả hai tiêu chí tăng quy mô và đảm bảo chất lượng. Một số yếu tố cơ bản trong cạnh tranh thu hút FDI tại nhiều nền kinh tế đang phát triển như sau:

- Ổn định chính trị

Môi trường chính trị ổn định là điều kiện nền tảng cho mọi ý định và hành vi đầu tư. Sự đảm bảo chính trị và trật tự xã hội cho sự vận hành bình thường của đất nước; duy trì một cách thuận lợi dư luận và tâm lý xã hội chung và ủng hộ hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Ổn định chính trị là tiêu chí đầu tiên mà bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào cũng quan tâm để đảm bảo an toàn vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường.

- Chính sách của Nhà nước có liên quan đến khai thác lợi thế về địa điểm trong thu hút FDI

Các chính sách của Nhà nước quốc gia thu hút vốn đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sự lựa chọn của NĐT về quy mô và loại hình FDI. Chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược khi quyết định về FDI của doanh nghiệp (Brewer, 1993). Kể từ sau khủng hoảng nợ những năm 1980 và khủng hoảng tài chính những năm 1990, hầu hết các quốc gia đều chú trọng hơn đến cải thiện môi trường đầu

tư với nhiều chính sách khuyến khích thu hút FDI vào nền kinh tế. Ví dụ, Ireland và Singapore thực thi nhiều chính sách thuận lợi nhất cho NĐTNN thực hiện FDI. Tại một số nền kinh tế đang phát triển, việc dỡ bỏ các rào cản đầu tư có ý nghĩa tích cực trong thu hút FDI. Tại hầu hết nền kinh tế phát triển thì điểm nhấn trong cạnh tranh chính là các chính sách về phát triển các hoạt động đào tạo nhân sự, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các hoạt động nghiên cứu và phát triển (Basile & ctg, 2008). Chính sách mở cửa thương mại thúc đẩy thu hút FDI định hướng xuất khẩu hoặc FDI định hướng thị trường. Chính sách hội nhập vào cộng đồng kinh tế khu vực, tham gia ký kết hợp đồng thương mại song phương, đa phương; hoặc các cam kết đầu tư … giúp thúc đẩy FDI. Có thể thấy rằng, theo chiều thu hút FDI, Chính phủ có thể sử dụng nhiều chính sách khác nhau nhằm tạo ra chênh lệch lợi ích cao hơn so với các nước đối thủ cạnh tranh, từ đó, góp phần tăng cường thu hút FDI vào nền kinh tế.

- Quy mô thị trường và thu hút FDI

Quy mô thị trường lớn giúp NĐT mở rộng phạm vi sản xuất, tăng sản lượng tiêu thụ, không những tại thị trường bản địa mà còn tại thị trường xuất khẩu tiềm năng của quốc gia đó. Quy mô thị trường có vai trò quan trọng trong thu hút FDI vì các MNCs bị thu hút bởi các thị trường lớn nơi họ có thể thu lợi nhuận từ tiêu thụ hàng hóa tại chính nơi thiết lập doanh nghiệp (Agarwal, 1980). Quy mô thị trường ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI được khẳng định tại nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm (Chakrabarti & Scholnick, 2002), (JIN & ZANG, 2013) …

- Nguồn lao động và thu hút FDI

Chất lượng lao động tại quốc gia tiếp nhận vốn là yếu tố được các MNCs đặc biệt quan tâm từ thế kỷ XXI khi xây dựng giá trị chuỗi toàn cầu bằng cách chia nhỏ thành các quy trình sản xuất giản đơn về sản phẩm. Dòng FDI có xu hướng chuyển đến những thị trường có lao động chất lượng cao và thỏa mãn điều kiện sản xuất theo chuỗi của các MNCs. Các MNCs lựa chọn địa điểm chuyển giao tri thức phải là các quốc gia có kỹ năng lao động cao và đa dạng. Một quốc gia có kỹ năng làm việc của người lao động cao hơn sẽ có nhiều cơ hội thu hút FDI hơn. Sự sẵn có lực lượng lao động bán lành nghề hoặc kỹ năng cao và với mức chi phí tiền công hợp lý là địa điểm mà MNCs mong muốn. Các nhà đầu tư đến từ các nền kinh tế phát triển có động cơ tìm kiếm hiệu quả từ các thị trường nước ngoài chú trọng đặc biệt đến yếu tố này (Markusen, 1996); (Milner & Pentecost, 1996) … Về lý thuyết, chi phí nhân công tại cả quốc gia đầu tư và quốc

gia tiếp nhận đầu tư đều là yếu tố đầu vào quan trọng quyết định đến quy mô và loại hình FDI. Theo lý thuyết OLI của Dunning (1991, 2001), chi phí nhân công thấp giúp doanh nghiệp giảm chi phí và quyết định đến việc thực hiện sản xuất trong nước và xuất khẩu hay di chuyển sản xuất thông qua FDI tới những thị trường có chi phí đầu vào thấp hơn. Tuy nhiên, chi phí lao động thấp đi kèm với kỹ năng làm việc thấp và năng suất lao động thấp lại không thúc đẩy FDI (Caves, 1971). Tiền lương cao nên trả cho nguồn lao động chất lượng cao do đó mối quan hệ giữa chi phí lao động thấp và FDI không đúng cho mọi trường hợp (Moosa, 2002).

- Sự phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút FDI

Tăng cường phát triển và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng là cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế diễn ra. Trong lý thuyết chiết trung của Dunning (1993), chất lượng của cơ sở hạ tầng của một quốc gia là yếu tố thu hút FDI. Một quốc gia có cơ sở hạ tầng mức thấp, lạc hậu, năng suất lao động thấp sẽ kéo theo lợi nhuận trong đầu tư thấp dẫn đến không thúc đẩy FDI. Các MNCs khi mở chi nhánh hoặc thành lập doanh nghiệp FDI tại quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển giúp dễ dàng vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm đến nơi tập kết hoặc tiêu thụ. Nền tảng cơ sở hạ tầng đồng bộ liên quan đến nguồn cung ứng, giao thông thuận tiện, mạng lưới truyền thông rộng, hệ thống điện, nước … có sức thu hút FDI (Head & Ries, 1996). Cơ sở hạ tầng nền kinh tế phát triển, khả năng thu hút FDI càng cao.

- Độ mở kinh tế và thu hút FDI

Mối quan hệ của mở cửa thương mại và thu hút FDI xuất phát từ những rào cản bằng thuế quan hoặc phi thuế quan của Chính phủ đặt ra đối với hoạt động nhập khẩu nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước. Vì vậy, liên quan đến biến số này, khi Chính phủ đặt hàng rào thuế quan hoặc phi thuế quan ở mức cao sẽ cản trở FDI vào trong nước, ngược lại, độ mở thương mại lớn càng thu hút FDI (Chakrabartt, 2001).

- Lạm phát và thu hút FDI

Lạm phát cao đặt nền kinh tế vào trạng thái căng thẳng và phản ánh sự không thành công của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô nhằm ổn định thị trường (Schneider, 1985). Khi đối mặt rủi ro cao, NĐTNN thực hiện “né tránh rủi ro” bằng cách chuyển sang các thị trường khác. Sự biến động lớn về lạm phát tại quốc gia tiếp nhận vốn dẫn đến sự không chắc chắn và cản trở FDI vào trong nước bởi lạm phát cao hàm ý đồng tiền quốc gia đó mất giá và làm giảm thu nhập thực tế trong đầu tư vốn

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí