Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển - 2

2.3 Khung phân tích 49

2.3.1 Khung phân tích tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến FDI tại các quốc gia đang phát triển 49

2.3.2 Khung phân tích ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở tính thuế tại các quốc gia đang phát triển 50

2.4 Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan 50

2.4.1 Tác động của thuế TNDN đến FDI 50

2.4.2 Ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở tính thuế tại các quốc gia đang phát triển 62

2.5 Khoảng trống nghiên cứu 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 76

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 3 76

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

3.1 Quy trình nghiên cứu 76

3.2 Giả thuyết nghiên cứu 77

3.2.1 Giả thuyết nghiên cứu thứ nhất 77

3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu thứ hai 78

3.2.3 Giả thuyết nghiên cứu thứ ba 78

3.2.4 Giả thuyết nghiên cứu thứ tư 79

3.3 Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 80

3.3.1 Mô hình tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đối với FDI 80

3.3.2 Mô hình ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến xói mòn cơ sở thuế 82

3.4 Phương pháp nghiên cứu 83

3.4.1 Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) 83

3.4.2 Ước lượng với biến công cụ 84

3.4.3 Ước lượng GMM Arellano-Bond sai phân hai bước 85

3.4.4 Kiểm định quan hệ nhân quả giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI 88

3.4.5 Kiểm định hiệu ứng phi tuyến giữa thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI

............................................................................................................................ 92

3.5 Dữ liệu nghiên cứu 93

3.5.1 Dữ liệu 93

3.5.2 Mô tả các biến 94

3.5.3 Thống kê mô tả các biến 100

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 103

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 104

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 4 104

4.1 Thực trạng thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI tại các quốc gia đang phát triển

....................................................................................................................... 105

4.1.1 Tình hình chung về FDI tại các quốc gia đang phát triển 105

4.1.2 Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển 107

4.1.3 Thực trạng FDI thông qua các OFC, thiên đường thuế và vấn đề về BEPS 109

4.2 Thực trạng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI tại VN 114

4.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 117

4.3.1 Mối quan hệ nhân quả giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI 117

4.3.2 Tác động của chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến FDI 120

4.3.3 Ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế thu nhập doanh nghiệp 127

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 131

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 133

GIỚI THIỆU CHƯƠNG 5 133

5.1 Tổng kết nghiên cứu 133

5.2 Hàm ý chính sách 135

5.2.1 Về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp 135

5.2.2 Về thu hút FDI 142

5.2.3 Về chính sách kinh tế vĩ mô 143

5.2.4 Khuyến nghị về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp và thu hút FDI tại Việt Nam 145

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 148

5.3.1 Hạn chế của đề tài 148

5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO 149

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới trong nhiều năm qua và là một chủ đề quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Trong quá trình toàn cầu hóa, FDI được xem là công cụ quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới (Wang, 2009); FDI có thể giúp vượt qua sự trì trệ trong phát triển kinh tế và giải quyết nạn đói nghèo (Brooks & ctg, 2010). Bwalya (2006) cho rằng FDI có thể hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua 3 kênh: (i) hỗ trợ vốn (không liên quan đến vay mượn) nhằm tài trợ đầu tư cho nước thu hút; (ii) nâng cao trình độ kỹ thuật của nước thu hút và (iii) chuyển giao công nghệ mới cho các doanh nghiệp trong các nước này. Tầm quan trọng đối với việc gia tăng lượng vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế và xã hội đã dẫn đến sự cạnh tranh lớn giữa các nước, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển trong quá trình hội nhập với nhu cầu mở rộng vốn đẩu tư, chuyển giao công nghệ và giải quyết việc làm. Điều này đã đặt ra vấn đề cho chính phủ mỗi quốc gia đang phát triển phải ra sức đẩy mạnh thu hút FDI tùy thuộc điều kiện và thời gian thực hiện của mỗi quốc gia.

Trên phạm vi quốc gia, để thu hút FDI một cách hiệu quả, hầu hết các nước phải điều chỉnh chính sách thuế và pháp luật thuế, nổi bật với xu hướng cạnh tranh về thuế với các nước láng giềng, hoặc các quốc gia cùng điều kiện phát triển về kinh tế, xã hội. Trong đó, so với các loại thuế khác, thuế TNDN là loại thuế trực thu, có cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp, nên có ý nghĩa điều tiết rất nhạy cảm, có tác động sâu rộng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả doanh nghiệp FDI. Mặt khác, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt, thuế TNDN được các nước quan tâm nhiều hơn, trong đó thuế suất thuế TNDN thể hiện sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, vì thuế TNDN không những tác động đến môi trường kinh doanh trong nước mà còn ảnh hưởng đến việc cạnh tranh quốc tế về thu hút đầu tư nước ngoài. Nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã giảm mức thuế TNDN nhằm thực hiện ưu đãi trên diện rộng cho cả nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh quốc gia trong thu hút đầu tư.

Từ những năm 1980, khi các nước bắt đầu đẩy mạnh thu hút FDI, các nghiên cứu thực nghiệm đa dạng đã phân tích các chính sách đối với FDI, tập trung đặc biệt vào tác động của các chính sách thuế, đặc biệt là thuế TNDN đối với FDI. Nhiều nghiên cứu kết luận rằng sự lựa chọn vị trí đầu tư FDI thực sự bị ảnh hưởng bởi thuế thu nhập trong giai đoạn này như: Swenson (1994), Devereux (1995), Devereux & Griffith (1998), Billington (1999). Vì vậy, các quốc gia đang phát triển luôn xem trọng vai trò điều chỉnh chính sách thuế nhằm thu hút FDI trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư của mình.

Sau đó, các quốc gia chứng kiến cuộc cạnh tranh về thuế để thu hút FDI, thậm chí tạo ra một cuộc “cạnh tranh về đáy” của thuế suất làm giảm chi tiêu của Chính phủ và các khoản thu thuế xuống mức không hiệu quả (Rendon-Garza, 2006). Sự hỗ trợ thực nghiệm cho lý thuyết này đã được Wilson (1986) và Zodrow (1986) tiên phong thực hiện thông qua các mô hình dựa trên lý thuyết cạnh tranh thuế của Oates (1972). Sato (2012) cho rằng FDI và thuế TNDN có mối quan hệ ngược chiều, nghĩa là khi một quốc gia thực hiện chính sách thu hút FDI sẽ làm giảm số thuế TNDN. Ngoài ra, điều đáng ngại là cuộc đua cắt giảm thuế để thu hút FDI có nguy cơ làm xói mòn nghiêm trọng cơ sở thuế của các nước, đặc biệt đối với thuế thu TNDN, là loại thuế được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất và được hưởng lợi ích nhiều nhất khi đầu tư vào các quốc gia đang phát triển. Xói mòn thuế, ngược lại, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu ngân sách, chi tiêu của chính phủ, cũng như việc thực hiện các chính sách phúc lợi và kiểm soát nợ công của nhiều nước (UNCTAD 2015).

Bên cạnh đó, dòng FDI thường được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia, với đặc điểm nổi bật là dịch chuyển lợi nhuận giữa công ty mẹ và các công ty thành viên từ các quốc gia có thuế suất cao đến quốc gia có thuế suất thấp nhằm tối thiểu chi phí thuế TNDN. Ngày nay có một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ áp dụng mức thuế suất rất thấp, thậm chí không đánh thuế thu nhập được chuyển từ nơi khác về đó, và được coi đây là những nơi trú ẩn thuế hay còn gọi là thiên đường thuế (tax havens). Thiên đường thuế trở thành nơi hấp dẫn các MNCs tìm đến để thực hiện các kế hoạch trốn/tránh thuế, và cũng là nguyên nhân của hiện tượng dịch chuyển lợi nhuận. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS). Do đó, việc xác định tổn thất số thu thuế do BEPS gây ra trở thành vấn đề nghiên cứu của nhiều công trình nghiên cứu về chính sách thuế và FDI hiện nay. Các nhà nghiên cứu kinh tế

lớn của IMF là Crivelli, Keen và Mooij (2015) đã cho rằng các vấn đề xói mòn cơ sở là khá lớn ở các nước đang phát triển, và cả ở các nước OECD. Tính toán của họ cho thấy tổn thất số thu thuế lớn từ xói mòn cơ sở do thay đổi lợi nhuận doanh nghiệp. Keightly & Stupak (2015) cho rằng ngày càng gia tăng hiện tượng xói mòn cơ sở và dịch chuyển lợi nhuận ở Hoa Kỳ và các nơi khác. Huizinga & Laeven (2008) nghiên cứu về ước tính BEPS cho quốc gia châu Âu và kết luận nếu lợi nhuận dịch chuyển sang các quốc gia khác thì độ xói mòn cơ sở thuế sẽ tăng lên (thất thu thuế càng lớn). Tổ chức OECD từ năm 2012 đã nghiên cứu về vấn đề FDI gây nên tình trạng xói mòn cơ sở thuế do sự dịch chuyển lợi nhuận của FDI sang những nước và vùng lãnh thổ có mức thuế suất thấp (BEPS). Tuy nhiên, những nghiên cứu về BEPS hiện nay còn bị hạn chế về cách đánh giá và sử dụng các phương pháp định lượng. Việc tham gia triển khai BEPS hiện nay cũng hoàn toàn chỉ dựa vào kinh nghiệm các nước, và sự hợp tác của tổ chức OECD, và cũng chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm rõ ràng về BEPS, đặc biệt đối với khu vực thu hút FDI năng động nhất thế giới hiện nay là các quốc gia đang phát triển.

Như vậy, chính sách thuế được sử dụng như một công cụ hữu hiệu thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển, nhưng ngược lại, dễ gây xói mòn thuế ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu ngân sách. Hơn nữa, xu thế dòng FDI vào các quốc gia đang phát triển ngày càng tăng, đặc biệt FDI từ các thiên đường thuế, vậy điều này có là nguyên nhân gây xói mòn cơ sở thuế? Mặt khác, khi cạnh tranh thuế “về đáy” tại các quốc gia đang phát triển, trở nên “bảo hòa” thuế suất như nhau giữa các quốc gia, thì chính sách thuế nên được điều chỉnh như thế nào để có thể tạo ra lực hút đối với FDI và vẫn bảo toàn nguồn thu ngân sách cho các quốc gia đang phát triển? Với tất cả những vấn đề trên, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài: “THUẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN” để phân tích và đánh giá thực nghiệm, cũng như hàm ý chính sách về mối quan hệ giữa thuế và FDI trong luận án tiến sĩ của mình.

Vấn đề nghiên cứu của luận án được thể hiện thông qua sơ đồ sau:

Nguồn Tác giả tổng hợp Hình 1 1 Mối quan hệ giữa thuế và đầu tư trực 1


Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 1-1: Mối quan hệ giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Từ những vấn đề nghiên cứu đã đặt ra, luận án hướng đến mục tiêu chính là đánh giá mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa chính sách thuế TNDN và dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009 -2019. Từ đó, luận án xác định các mục tiêu cụ thể như sau:

Mục tiêu cụ thể thứ nhất: đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN đến dòng vốn FDI tại các quốc gia đang phát triển một cách toàn diện bởi các yếu tố của chính sách thuế TNDN gồm: thuế suất thuế TNDN theo luật định, thuế suất thuế TNDN hiệu quả và số thu thuế TNDN. Bên cạnh đó, luận án đồng thời xem xét mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất thuế TNDN và FDI để có kết luận về cuộc cạnh tranh về đáy thuế suất TNDN trong thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển.

Mục tiêu cụ thể thứ hai: xem xét ảnh hưởng của FDI đến cơ sở thuế TNDN. Luận án đánh giá tác động của dòng vốn FDI từ thiên đường thuế đến lợi nhuận FDI tại các quốc gia đang phát triển, đồng thời, xác định cơ sở TNDN bị xói mòn và số thuế TNDN tổn thất do BEPS gây ra, nhằm nêu ra những hàm ý chính sách phù hợp để hạn chế tình trạng xói mòn thuế TNDN tại các quốc gia đang phát triển.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu

sau:

(1) Mối quan hệ nhân quả giữa thuế và FDI tại các quốc gia đang phát triển có tồn tại bằng kết quả nghiên cứu thực nghiệm không?

(2) Thuế suất thuế TNDN (gồm thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả) và số thu thuế TNDN tác động đến FDI như thế nào? Qua đó, có tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất thuế TNDN và FDI không? Và các quốc gia đang phát triển có nên tiếp tục theo đuổi cuộc cạnh tranh về đáy thuế suất thuế TNDN hay không?

(3) FDI từ thiên đường thuế ảnh hưởng như thế nào đến cơ sở thuế TNDN tại các quốc gia đang phát triển? Xác định xói mòn cơ sở thuế TNDN và tổn thất thuế TNDN do FDI gây ra cụ thể như thế nào?

Mục tiêu cuối cùng, từ kết quả của các nghiên cứu trên, luận án đưa ra hàm ý chính sách giúp các nước đang phát triển thực hiện chính sách thuế TNDN hiệu quả để thu hút FDI, đồng thời triển khai các giải pháp ngăn chặn hiện tượng BEPS, giúp bảo vệ nguồn thu và cơ sở thuế TNDN.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là mối quan hệ giữa thuế và FDI của các quốc gia đang phát triển. Cụ thể gồm:

• Tác động của thuế TNDN đến FDI tại các quốc gia đang phát triển. Trong đó, thuế TNDN gồm những yếu tố: thuế suất thuế TNDN luật định, thuế suất thuế thu nhập hiệu quả, và số thu thuế TNDN.

• Ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở thuế TNDN tại các quốc gia đang phát triển.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Gồm 32 quốc gia đang phát triển theo tiêu chuẩn của UNTAD 2018.

Các quốc gia thiên đường thuế: gồm 34 quốc gia trong danh mục là thiên đường thuế và các khu vực có mục đích đặc biệt (SPES) của tổ chức UNCTAD (2012).

Phạm vi nghiên cứu về chính sách thuế: so với các loại thuế khác, thuế TNDN là loại thuế trực thu, có ý nghĩa điều tiết nhạy cảm hơn các loại thuế khác, có tác động sâu rộng đến doanh nghiệp FDI. Trong đó, thuế suất thuế TNDN thể hiện sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, được các nhà đầu tư quan tâm để quyết định vị trí đầu tư. Bên cạnh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023