Thực Trạng Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Và Fdi Tại Các Quốc Gia Đang Phát Triển

ngành công nghiệp cần nhiều lao động, đặc biệt với các quốc gia đang phát triển có chi phí lao động thấp. Các tác giả Vijayakumar & ctg (2010), Shahmoradi & ctg (2011), Castro & ctg (2013) đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa dòng vốn FDI và lực lượng lao động. Trên những nhận định đó, biến LABOR được tính logarit và thu thập theo nguồn dữ liệu sẵn có của World Bank công bố trong giai đoạn 2009 -2019.

Biến tỷ lệ lạm phát của quốc gia (INFLAT): Biến tỷ lệ lạm phát của quốc gia được tính bằng phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng. Biến này đại diện thể chế chính sách tài chính của chính phủ. Các nghiên cứu như Sayek (2009), Nnadi & Soobaroyen (2015) và Emenuga (2019) nhận thấy rằng lạm phát không chắc chắn ở nước sở tại có liên quan tiêu cực đến dòng vốn FDI. Biến INFLAT được thu thập theo nguồn dữ liệu sẵn có của World Bank công bố trong giai đoạn 2009 -2019.

Chỉ số minh bạch quốc gia (GOINTEG): Biến chỉ số minh bạch quốc gia được đưa vào các mô hình nhằm đánh giá việc minh bạch của Chính phủ ảnh hưởng đến thu hút FDI. Yếu tố này được cũng được xem là yếu tố có tác động lớn đến dòng vốn FDI bởi vì vốn đầu tư sẽ không được đầu tư hiệu quả nếu như luôn phải chi ra một phần cho việc hối lộ. Ngoài ra, Chính phủ hoạt động minh bạch mới tạo điều kiện tốt và thuận lợi trong đầu tư và các hoạt động kinh tế. Biến GOINTEG được thu thập theo các tiêu chí công bố xếp hạng của tổ chức The Heritage Foundation (Index of Economic Freedom, nhóm chỉ số Pháp quyền) trong giai đoạn 2009 -2019. Chỉ số này được đo lường theo điểm từ 0 đến 100, theo đó quốc gia nào có điểm càng cao thì chính phủ càng minh bạch và ngược lại.

Chỉ số quyền tài sản của mỗi quốc gia (PROPRI): Quyền tài sản là yếu tố cơ bản trong việc tích lũy vốn để sản xuất và đầu tư cho các doanh nghiệp. Chỉ số quyền tài sản ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào một quốc gia, việc bảo vệ quyền sở hữu càng cao thì càng nhận được nhiều vốn FDI. Biến PropRi được thu thập theo các tiêu chí công bố xếp hạng của tổ chức The Heritage Foundation (Index of Economic Freedom, nhóm chỉ số Pháp quyền) trong giai đoạn 2009 -2019. Chỉ số này được đo lường theo điểm từ 0 đến 100, theo đó quốc gia nào có điểm càng cao thì đảm bảo quyền tài sản cho doanh nghiệp càng tốt và ngược lại.

Các biến GOINTEG và PROPRI được sử dụng trong nghiên cứu của các tác giả: Khoury & ctg (2011), Buchanan & ctg (2012), Bailey (2018), Sabir & ctg (2019) để đo

lường ảnh hưởng của chỉ số Pháp quyền (Rule of law) đến dòng vốn FDI vào một quốc gia.

Độ mở thương mại (TRADE): Việc giao thương và hội nhập quốc tế giúp cho các nước có điều kiện tiếp cận được nguồn vốn quốc tế. Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng đầu tư vào các nước đang phát triển ảnh hưởng tích cực bởi mức độ mở cửa của nền kinh tế chủ nhà như Khachoo & ctg (2012), Anyanwu (2012), Saini & Singhania (2018). Biến này có thể đo lường bằng nhiều cách, tuy nhiên phổ biến nhất là được tính toán theo tỷ trọng thương mại, tức là phép tính: [(xuất khẩu cộng với nhập khẩu) / GDP] của mỗi nền kinh tế chủ nhà theo Al-Sadig (2013), Omri (2014), Chen & ctg (2017). Do đó, biến TRARE được luận án đo lường theo cách tính này, dựa trên dữ liệu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu và GDP mỗi quốc gia của World Bank công bố trong giai đoạn 2009

-2019.

Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình


BIẾN

ĐO LƯỜNG

NGUỒN

DẤU KỲ VỌNG

TÁC GIẢ

1. Các biến về FDI

LGFDI

Logarit của vốn FDI tiếp nhận hàng năm

IFS, BOP

Biến phụ thuộc

Shang-Jin, Wei. (1997),

Choe (2003),

Schneider (2005),

Demekas (2007),

Bayer & Ozturk (2016), Bayer & Marius (2018)

RINCOME

Tỷ lệ thu nhập của FDI trên dòng FDI vào

CDIS, BOP của IMF

Biến phụ thuộc

Huizinga & Laeven (2008), Dharmapala (2014), Johannesen & ctg (2017)

RHAVE

Tỷ trọng FDI từ thiên đường thuế vào các quốc

CDIS, BOP của IMF

_

Haberly (2014)

Bolwijn &ctg (2018)

2. Các biến về thuế TNDN

TAXPRO

Tỷ lệ số thuế thu nhập đã nộp trên thu nhập doanh nghiệp.

World Bank

_

Devereux & Griffith (2003), Hajkova (2006)

Egger (2008),

Sato (2012)

RTAXINC

Thuế suất thuế thu nhập theo luật định

Tax Foundation

_

Wei (2000),

Bellak & Leibrecht (2009) Sato (2012)

Sasana, H. (2017)

TAXINCOME

Tỷ lệ thuế TNDN /GDP

IMF

_

Buettner (2002),

Clausing (2007), Becker & ctg (2012)

2. Các biến kiểm soát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển - 14

Tỷ lệ % tăng GDP hàng năm

World Bank

+

Castro & Nunes (2013), Reenu & Kumar (2017),

Neha & Monica (2018)

LABOR

Số người trong độ tuổi lao động, lấy Logarit

World Bank

+

Vijayakumar &ctg. (2010), Shahmorad & Baghbanyan (2011),

Castro & Nunes (2013)

POPULA

Dân số quốc gia, lấy Logarit

World Bank

+

Schneider (1985),

Apergis &ctg (2006) Khachoo & Khan (2012)

GoInteg

Chỉ số minh bạch chính phủ

Heritage

+

Khoury & Peng (2011), Buchanan & ctg (2012), Bailey (2018),

Sabir & ctg (2019)

PropRi

Chỉ số quyền tài sản

Heritage

+

Khoury & Peng (2011), Buchanan & ctg (2012), Bailey (2018),

Sabir & Abbas (2019)

TRADE

(Giá trị xuất khẩu cộng với nhập khẩu) /

GDP

World Bank

+

Khachoo & Khan (2012), Anyanwu (2012),

Castro & Nunes (2013), Saini & Singhania (2018)

INFLAT

Chỉ số giá tiêu dùng

World Bank

-

Nnadi & Soobaroyen (2015),

Xaypanya & ctg (2015) Emenuga (2019)

GDP

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.5.3 Thống kê mô tả các biến

Luận án thống kê mô tả các biến trên cơ sở dữ liệu của 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009 – 2019. Dữ liệu cho nghiên cứu là dữ liệu bảng cân đối bao gồm 352 quan sát. Kết quả thống kê mô tả gồm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị bé nhất của các biến. Luận án trình bày thống kê mô tả theo vai trò của các biến trong mô hình nghiên cứu gồm: các biến về FDI, các biến về thuế, và nhóm các biến kinh tế vĩ mô.

Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến


BIẾN

SỐ QUAN SÁT

TRUNG BÌNH

ĐỘ LỆCH CHUẨN

NHỎ NHẤT

LỚN NHẤT

Các biến về FDI






LGFDI

352

10.07337

0.6638686

8.580301

11.25022

RHAVEN

352

0.1826136

0.1482375

0

0.82

RINCOME

352

0.1598202

0.1449247

-0.2481274

1.285169

Các biến về thuế






RTAXINC

352

0.2155028

0.0670843

0.09

0.35

TAXPRO

352

15.49119

7.332452

0

31.3

TAXINCOME

352

3.203774

1.61143

0.3812212

8.651549

SỐ QUAN SÁT

TRUNG BÌNH

ĐỘ LỆCH CHUẨN

NHỎ NHẤT

LỚN NHẤT

Các biến kinh tế vĩ mô

GDP

352

3.570655

3.69838

-14.81416

17.29078

LABOR

352

6.711008

0.5626741

5.382527

7.758645

POPULA

352

0.6545852

0.0422262

0.5260851

0.7420425

INFLAT

352

5.239268

5.950295

-9.729898

52.98898

PROPRI

352

44.44716

16.83293

10

90

GOINTEG

352

38.51847

13.24292

12.8

73

TRADE

352

93.04315

34.724

32.24

210.4

BIẾN

Nguồn: Phần mềm định lượng Stata Kết quả thống kê mô tả các biến về FDI cho thấy, biến FDI sau khi sử dụng hàm logarit có giá trị trung bình là 10,07. Dữ liệu cho thấy, Hungari là quốc gia có mức độ thu hút vốn FDI lớn nhất trong mẫu với trung bình 142 tỷ USD/năm trong giai đoạn nghiên cứu, tiếp theo là các nước: Thái Lan, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, Armenia là quốc gia thu hút ít FDI nhất trong khu vực với giá trị trung bình 1,79 tỷ USD/năm. Bên cạnh đó, tỷ trọng của dòng FDI từ thiên đường thuế vào các quốc gia đang phát triển (RHAVE) giai đoạn sau khủng hoảng cho thấy có sự gia tăng đáng kể, có tỷ lệ trung bình là 18,26%. Các nước: Chile, Elsalvado có tỷ trọng dòng FDI từ thiên đường thuế vào rất cao (trên 50%). Tuy nhiên, các quốc gia có giá trị dòng FDI từ thiên đường thuế vào thấp nhấp trong mẫu gồm: Campodia, Lithuania. Tỷ trọng RHAVE có xu hướng tăng ở các quốc gia như: Acmenia, Paragua, Việt Nam, đòi hỏi các quốc gia cần lưu ý đến chính sách thu hút FDI thích hợp. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận RINCOME của FDI vào trung bình của mẫu là 15,98%. Tromg đó, Paraguay có tỷ lệ RINCOME cao nhất trong mẫu (128%), ngoài ra còn có Honduras, Boswana (hơn 50%) cho thấy hiệu quả hoạt động tốt nhất của dòng FDI vào các nước này, và ngược lại, một số quốc gia có RINCOME rất thấp, chẳng hạn như Việt Nam (từ 1% đến 2%), thậm chí thua lỗ

như: Armenia, Ghana, Lithuania (nhỏ hơn 0%).

Thống kê mô tả các biến về thuế phản ánh việc áp dụng chính sách thuế tại các quốc gia đang phát triển. Rõ ràng nhất là thuế suất TNDN theo luật định, trung bình của mẫu là 21,55% trong giai đoạn nghiên cứu. Nam Phi và Honduras áp dụng thuế suất cao nhất là 35%, trong khi Hungary áp dụng mức thuế suất luật định thấp nhất là 9%. Điều này, cũng cho thấy sự phù hợp với chính sách cạnh tranh thuế của Hungary nhằm thu hút FDI nhiều nhất trong mẫu. Bên cạnh đó, thuế suất hiệu quả (TAXPRO) cho thấy tỷ

lệ số thuế thu nhập đã nộp trên thu nhập kinh doanh trung bình của mẫu là 15,49%. Trong đó, Honduras có tỷ lệ TAXPRO 31,3% cao nhất trong mẫu, cho thấy sự phù hợp khi Honduras áp dụng thuế suất thuế TNDN cao nhất (35%). Các quốc gia có TAXPRO thấp là Bolivia, Moldova (0,1% đến 0,3%). Chính sách thuế TNDN các nước cũng thể hiện qua kết quả thu thuế TNDN, tỷ trọng TAXINCOME có tỷ lệ trung bình là 3,2% cho các quốc gia và không có sự chênh lệch quá lớn trong mẫu. Trong đó, các quốc gia có tỷ trọng TAXINCOME cao trong mẫu như Maylasia và Kazakhstan (6%-8%), cũng là những quốc gia có chính sách thu thuế tốt hơn.

Thống kê các biến kinh tế vĩ mô cho thấy:

Tăng trưởng kinh tế GDP (%) có sự chênh lệch giữa các nước đang phát triển (độ lệch chuẩn là 3,69), trong đó quốc gia có tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao như Thái lan, Paraguay (trên 7,5%/ năm), tuy nhiên giai đoạn này cũng có quốc gia còn dư âm của cuộc khủng hoảng thế giới 2008 nên GDP âm (Mongolia, Chile, Acmenia). Tuy nhiên, ngoài quy mô thị trường, việc thu hút nguồn vốn FDI còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như dân số và lao động vì giúp các quốc gia này gia tăng năng suất, sản lượng và tạo nhiều việc làm. Với lợi thế đông dân, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15 -64 khá cao (trung bình của mẫu là 65,45%) và thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, các quốc gia này là điểm đến lý tưởng cho các dòng vốn FDI trên thế giới. Các quốc gia có lợi thế về dân số trong mẫu gồm: Moldova, Thái Lan, Việt Nam. Bên cạnh đó, các quốc gia đang phát triển cũng có lợi thế về số lao động tham gia vào hoạt động kinh tế như: Moldova, Thái Lan, Việt Nam, với tỷ lệ cao nhất lên đến 7,78% số người trong tuổi lao động.

Các chỉ số liên quan đến hoạt động của chính phủ nhằm tạo diều kiện thuận lợi cho FDI như: Chỉ số minh bạch chính phủ (GOINTEG) có điểm trung bình là 38,5 và chỉ số quyền tài sản (PROPRI) có điểm trung bình là có 44,4 điểm trên thang điểm 100. Nhìn chung, các chỉ số về chất lượng thể chế của các quốc gia đang phát triển được đánh giá thấp, và cần được nổ lực cải thiện. Độ mở thương mại có giá trị trung bình là 93,04, cho thấy các quốc gia đang phát triển luôn mở rộng hoạt động thương mại trong quá trình toàn cầu hóa, đây cũng là giai đoạn có nhiều tổ chức thương mại ra đời nhiều nhất. Ngoài ra, tỷ lệ lạm phát (INFLAT) có giá trị trung bình dương là 5,23%, và có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với mục tiêu phân tích mối quan hệ của chính sách thuế TNDN và FDI của các quốc gia đang phát triển, Chương 4 của Luận án đã dựa vào khung lý thuyết được trình bày ở chương 2 và mô hình thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây để xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của thuế TNDN đến dòng vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển, đồng thời với mô hình xem xét ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở thuế TNDN. Chương này cũng đã trình bày một cách chi tiết các phương pháp ước lượng và kiểm định dành cho dữ liệu bảng gồm 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2009 -2019, cũng như đặt giả thuyết nghiên cứu ban đầu và mô tả các biến dữ liệu nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu của Luận án.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


GIỚI THIỆU CHƯƠNG 4

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án tiến hành thực nghiệm nhằm trả lời lần lượt các câu hỏi nghiên cứu. Trước hết, luận án kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa chính sách thuế và FDI, cụ thể giữa các biến số thu thuế TNDN và biến FDI vào các quốc gia, giữa biến tỷ suất lợi nhuận FDI và FDI từ thiên đường thuế. Tiếp theo, luận án tập trung đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN đến FDI vào các quốc gia đang phát triển qua các biến thuế suất luật định, thuế suất hiệu quả, và số thu thuế TNDN. Từ đó, luận án mở rộng phân tích mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất TNDN và FDI tại các quốc gia bằng cách đưa vào mô hình biến lập phương (x3) của biến thuế suất thuế TNDN để đi đến kết luận có nên chăng ủng hộ cuộc chạy đua xuống đáy của thuế suất nhằm thu hút FDI đang diễn ra tại các quốc gia đang phát triển. Sau đó, luận án tiếp tục phân tích ảnh hưởng của FDI đến xói mòn cơ sở thuế qua mô hình gồm biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận FDI (cũng là cơ sở thuế TNDN) và biến độc lập là dòng FDI từ 34 thiên đường thuế trên thế giới, cùng các biến kiểm soát vĩ mô khác. Bên cạnh đó, luận án xác định tổn thất thuế TNDN do sự dịch chuyển lợi nhuận của FDI sang các thiên đường thuế. Kết quả này của nghiên cứu cũng được so sánh với các nghiên cứu gần đây để cho thấy sự tương đồng trong kết quả của luận án. Để để đảm bảo tính vững cho các ước lượng, phương pháp GLS và 2SLS được sử dụng trong các kết quả ước lượng dành cho dữ liệu bảng cân bằng của 32 quốc gia, trong 11 năm (2009 -2019) tương ứng với 352 quan sát. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp GMM để xử lý hiện tượng nội sinh giữa các biến, phương sai thay đổi hoặc/và tương quan sai số của mô hình để đảm bảo tính vững của các mô hình nghiên cứu.

Cùng với kết quả nghiên cứu thực nghiệm, chương này cũng trình bày thực trạng chính sách thuế TNDN đối với FDI hiện nay tại các quốc gia đang phát triển, nhằm cho thấy mối liên hệ giữa các kết quả nghiên cứu và tình hình thực trạng tại các quốc gia.

4.1 Thực trạng thuế thu nhập doanh nghiệp và FDI tại các quốc gia đang phát triển

4.1.1 Tình hình chung về FDI tại các quốc gia đang phát triển

Giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế từ 2008 nhìn chung, thu hút FDI vẫn là một trong những mục tiêu chính sách quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Mặc dù dòng vốn FDI toàn cầu tăng nhẹ trong năm 2019, sau sự sụt giảm đáng kể trong năm 2017 và 2018, dòng vốn FDI vào các nền kinh tế đang phát triển đã giảm nhẹ, 2%, xuống còn 685 tỷ USD. Trước đó, kể từ năm 2010, dòng chảy đến các nền kinh tế đang phát triển tương đối ổn định, dao động trong phạm vi hẹp hơn nhiều so với dòng chảy vào các nước phát triển, trung bình là 674 tỷ USD trong vòng10 năm qua và giảm khoảng 25% so với giá trị đỉnh của năm 2015. Mức tăng tương đối khiêm tốn về vốn FDI toàn cầu trong cho năm 2019 là phù hợp với xu hướng tăng trưởng chậm lại trong những năm gần đây. Xu hướng đó - toàn bộ những biến động do các yếu tố xảy ra một lần như cải cách thuế, quy mô lớn và dòng tài chính biến động bao gồm FDI - đã cho thấy sự tăng trưởng thiếu ổn định kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các động lực chính cho sự suy giảm trong dài hạn của FDI bao gồm các yếu tố chính sách, kinh tế và kinh doanh.

Một số quốc gia nhận được dòng vốn đầu tư cao hơn vào năm 2019, tập trung ở các quốc gia đang phát triển Châu Á, và Mỹ latinh. Tại Châu Á, năm 2019 dòng vốn vào Việt Nam tăng nhẹ và đạt mức cao nhất mọi thời đại là 16 tỷ USD, với dòng vốn đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất. Trong đó, đầu tư mạnh mẽ từ Nhật Bản và Hàn Quốc và từ các nguồn trong khu vực đóng vai trò duy trì mức độ cao của dòng vốn. Việc các MNE chuyển đầu tư để tránh căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã giúp thúc đẩy FDI tại Việt Nam. Tương tự, Campuchia ghi nhận mức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cao nhất từ trước đến nay, 3,7 tỷ USD, nhờ đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Tuy nhiên, đầu tư vào các nước thành viên ASEAN khác (ví dụ như Myanmar, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Philippines và Thái Lan) giảm. Ngoài ASEAN, FDI cũng tăng ở Mông Cổ là 12%, đạt 2,4 tỷ đô la, chủ yếu là do các dự án khai thác lớn tiếp tục, đặc biệt là mỏ vàng đồng Oyu Tolgoi. Vốn chủ sở hữu và thu nhập tái đầu tư chiếm phần tăng trưởng nhanh nhất của dòng chảy này và tăng đến 23%. Ngược lại, dòng vốn FDI vào Kazakhstan giảm, mặc dù các dự án lớn đang diễn ra trong lĩnh vực khai thác kim loại. Dòng vốn FDI vào Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã giảm đáng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023