Thực Tiễn Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại Ubnd Huyện Bắc Tân


hành chính thấp nhất, gần gũi với người dân nhất thì những hậu quả từ việc tranh chấp đất đai sẽ bị hạn chế, tình đoàn kết trong nội bộ quần chúng nhân dân được đảm bảo, các bên không tốn thời gian và tiền bạc để theo đuổi những vụ khiếu kiện kéo dài.


Uyên

2.3.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND huyện Bắc Tân


Cơ quan hành chính Nhà nước cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh

chấp đất đai là UBND huyện Bắc Tân Uyên. Chủ tịch UBND huyện Bắc Tân Uyên giải quyết “các tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau mà đương sự không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 và lựa chọn UBND giải quyết tranh chấp”51. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương hoặc khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện Bắc Tân Uyên được thực hiện theo quy định Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ) như đã trình bày tại chương 1 và Bộ thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 1801/QĐ-UBND ngày 02/7/2018 của UBND tỉnh Bình Dương về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyện và Môi trường, UBND cấp huyện và UBND cấp xã. Tại Bộ thủ tục hành chính do UBND tỉnh Bình Dương ban hành đã quy định về thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện như sau52:



51 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013.

52 Bộ thủ tục hành chính ban ban hành kèm theo Quyết định số 1801/QĐ-UBND ngày 02/7/2018 của UBND tỉnh Bình Dương về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyện và Môi trường, UBND cấp huyện và UBND cấp xã, tr.833.


- Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời hạn tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp đơn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

- Thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời hạn thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

Từ những quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính Nhà nước cho thấy việc quy định thẩm quyền này chỉ mang tính “quá độ” khi Nhà nước chưa cấp xong GCNQSDĐ, tiến tới việc giao thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cho cơ quan tư pháp là TAND. Hiện nay, UBND huyện Bắc Tân Uyên vẫn đang rà soát, thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất53.

Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019, UBND huyện Bắc Tân Uyên đã tiếp nhận 02 đơn tranh chấp đất đai54, trong đó: 01 trường hợp rút đơn và 01 trường hợp hòa giải thành. Qua đó, nhận thấy số lượng đơn tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân gửi UBND huyện Bắc Tân Uyên không nhiều, chỉ 02 đơn trong 04 năm, tỷ lệ hòa thành và rút đơn chiếm 100% số vụ việc.


Uyên

2.3.3. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND huyện Bắc Tân


Cùng với huyện Bắc Tân Uyên, TAND huyện Bắc Tân Uyên được thành lập

và đi vào hoạt động từ ngày 01/4/2014. Đơn vị có trụ sở tại ấp Suối Sâu, xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, là một trong chín Tòa án cấp huyện tại tỉnh Bình Dương. Tòa án xét xử các loại án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình,



53Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2019 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 của UBND huyện Bắc Tân Uyên, tr.5.

54 Báo cáo tình hình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016, năm 2017, năm 2018, năm 2019 của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Tân Uyên.


lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết các loại vụ việc khác theo quy định của pháp luật.

Về cơ cấu tổ chức, TAND huyện Bắc Tân Uyên hiện có 10 biên chế gồm 06 Thẩm phán, 04 Thư ký. Ngoài số lượng CBCC đang công tác tại đơn vị thì đơn vị còn có 05 nhân viên hợp đồng, gồm: 03 hợp đồng trong định biên (Kế toán, Bảo vệ, tạp vụ) và 02 hợp đồng ngoài định biên (Nhân viên văn phòng)55.

Bảng 2.3. Thống kê tình hình thụ lý, giải quyết các loại vụ việc (Từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/11/2019)


Năm

2016

2017

2018

2019

Thụ lý

419

458

511

521

Giải quyết

369

430

465

470

Tỷ lệ giải quyết

92,6%

93,9%

90,8%

90,2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai - Thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị - 8

Nguồn: Sổ thụ lý, giải quyết vụ việc tại TAND huyện Bắc Tân Uyên từ năm 2016 đến năm 2019.

Từ bảng số liệu thống kê tình hình thụ lý, giải quyết các loại án của TAND huyện Bắc Tân Uyên đã cho thấy số lượng thụ lý, giải quyết tất cả các loại án ở TAND huyện Bắc Tân Uyên không nhiều, bình quân mỗi Thẩm phán giải quyết từ 05 – 07 vụ/tháng. Tuy nhiên, nhìn vào bảng thống kê trên có thể nhận thấy, số lượng án ngày càng tăng qua các năm, điều này phù hợp với điều kiện phát triển và dự báo phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Qua thống kê qua các năm từ 2016 đến 2019 tại TAND huyện Bắc Tân Uyên56 cho thấy số vụ tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai tại đơn



55 Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 của TAND huyện Bắc Tân Uyên, tr.1.

56 Xem phụ lục số 03.


vị chiếm hơn 50% vụ việc dân sự được thụ lý tại TAND huyện Bắc Tân Uyên và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm.

Bảng 2.4. Thống kê số lượng án hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán tại TAND huyện Bắc Tân Uyên (Từ 01/10/2015 đến 30/11/2019)



Năm


Tổng các loại án


Tổng án dân sự


Án hủy


Tỷ lệ

%/tổng án


Tỷ lệ

%/án dân sự


Án sửa


Tỷ lệ

%/tổng án

Tỷ lệ

%/án dân

sự

2016

369

93

4

1,08

4,3

8

0,99

8,6

2017

430

157

3

0,7

1,9

2

0,47

1,27

2018

465

105

4

0,85

3,8

2,5

0,53

2,38

2019

470

163

2,5

0,54

1,53

0,5

0,1

0,3

Nguồn: Sổ thụ lý, giải quyết các loại án tại TAND huyện Bắc Tân Uyên từ năm 2016 đến năm 2019.

Qua bảng thống kê số lượng án hủy, sửa về án dân sư do lỗi chủ quan của Thẩm phán vẫn trong giới hạn quy định của TAND tối cao (Hủy là 1,17%, sửa là 3%), tuy nhiên, số lượng án bị hủy, sửa so với số án giải quyết án dân sự vẫn chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân các vụ án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán xuất phát chủ yếu từ những nguyên nhân: Một là do xác định sai tư cách tố tụng hoặc đưa thiếu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng; hai là do thu thập chứng cứ không đầy đủ; ba là việc đánh giá chứng cứ không toàn diện, khách quan. Ví dụ vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn bà Trương Thị Tuyết và bị đơn ông Nguyễn Văn Hinh57 bị TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh hủy án vì lý do không có văn bản hỏi ý kiến của UBND cấp huyện. Lý do hủy của vụ án này là hoàn toàn thuyết phục bởi lẽ đối với vụ án tranh chấp đất đai, việc



57 Xem phụ lục số 04.


thu thập tài liệu, chứng cứ về quá trình quản lý, sử dụng đất là chứng cứ “cốt lõi” làm cơ sở giải quyết vụ án. Do vậy, khi giải quyết vụ án tranh chấp đất đai bắt buộc phải thu thập ý kiến của UBND cấp huyện là cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương về đất tranh chấp.

Các tranh chấp đất đai được giải quyết tại TAND huyện Bắc Tân Uyên có đặc điểm mang tính đặc thù của địa phương như sau:

Thứ nhất, phong phú về nội dung, loại tranh chấp, trong đó có cả tranh chấp mà đương sự có GCNQSDĐ và cả tranh chấp mà các bên không có GCNQSDĐ hoặc một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013. Theo thống kê của TAND huyện Bắc Tân Uyên năm 2019, trong 57 vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất thụ lý năm 2019 thì có 05 vụ mà đương sự chưa được cấp GCNQSDĐ còn lại 52 vụ đã cấp GCNQSDĐ. Số liệu này đã phản ánh được việc mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của TAND theo Luật Đất đai năm 2013 so với Luật Đất đai năm 2003.

Thứ hai, tất cả các vụ án tranh chấp đất đai đều phải tiến hành đo đạc, thẩm định tại chỗ tài sản tranh chấp. Bởi lẽ, đất đai ở Bắc Tân Uyên còn mang nét “nông thôn”, giữa các thửa đất không có ranh giới, hoặc chỉ là cây rừng, bờ mương làm ranh và đặc thù của địa phương là việc cấp GCNQSDĐ trước đây cấp theo hình thức cấp đất đại trà, không qua đo đạc thực tế mà chỉ sử dụng bản đồ địa chính chụp không ảnh nên khi xảy ra tranh chấp, đo đạc không chỉ xác định diện tích, vị trí đất tranh chấp mà còn xác định chính xác đương sự có liên quan. Kết quả đo đạc tranh chấp đất đai ở huyện Bắc Tân Uyên rất phức tạp vừa thể hiện hình thể khu đất theo GCNQSDĐ vừa thể hiện hình thể theo thực tế sử dụng nên thời gian ban hành bản vẽ đo đạc mất nhiều thời gian dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết.

Thứ ba, các vụ án tranh chấp đương sự đều có số lượng đương sự tham gia lớn. Do có sự sai lệch diện tích được cấp sổ với diện tích đất sử dụng thực tế nên khi xảy ra tranh chấp thường phát sinh liên quan với các chủ đất giáp ranh và Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên


quan. Hiện nay, GCNQSDĐ chủ yếu vẫn còn cấp cho hộ gia đình, kể từ thời điểm có hiệu lực của BLDS năm 2015 thì chủ hộ gia đình không còn là đại diện của hộ gia đình nữa. Do đó, khi Tòa án đưa tất cả các thành viên trong hộ tại thời điểm cấp sổ vào tham gia tố tụng thì họ ở nhiều nơi, nhiều trường hợp đã tách hộ và cả trường hợp đã chết phải làm thủ tục đưa người thừa kế vào tham gia tố tụng khiến vụ án càng phức tạp, kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp.

2.3.4. Đánh giá chung việc giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bắc Tân Uyên

Qua tình hình thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bắc Tân Uyên cũng như quá trình làm việc thực tiễn, tác giả đưa ra một số đánh giá chung về công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại huyện Bắc Tân Uyên như sau:

Những kết quả đạt được trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên thể hiện ở các mặt như sau:

Thứ nhất, tỷ lệ hòa giải thành tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã qua các năm đều tăng58, góp phần giải quyết được mâu thuẫn, xích mích trong nội bộ quần chúng nhân dân, giữ gìn trật tự xã hội ở địa phương và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân.

Thứ hai, các vụ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của UBND huyện Bắc Tân Uyên đã được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ. Kết quả giải quyết các vụ tranh chấp đất đai đều đạt được sự đồng thuận, chấp hành từ phía người dân, không để xảy ra trường hợp kiến nghị giải quyết lên cấp tỉnh, người dân tự nguyện thi hành quyết định, không phải thực hiện cưỡng chế thi hành.

Thứ ba, đối với việc giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND huyện Bắc Tân Uyên, số lượng vụ án thụ lý và được giải quyết qua các năm đều có xu hướng gia



58 Xem phụ lục 01.


tăng. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được TAND huyện Bắc Tân Uyên thực hiện đúng theo quy định của BLTTDS. Các vụ việc được giải quyết đúng thời hạn luật định, từ khi thành lập đến nay đơn vị không có án quá hạn, các trường hợp tạm đình chỉ có căn cứ và đúng quy định. Khi tiến hành giải quyết thì TAND huyện Bắc Tân Uyên kiên trì hòa giải, luôn duy trì ở tỷ lệ hòa giải thành cao trên 60%, đã tạo điều kiện cho các bên nhằm giải quyết tranh chấp một cách có hiệu quả, giúp cho việc giải quyết nhanh chóng, các bên giải quyết mâu thuẫn và giữ được tinh thần đoàn kết trong nội bộ quần chúng nhân dân. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu hòa giải thành tranh chấp đất đai tại TAND huyện Bắc Tân Uyên từ năm 2016 đến năm 2019.

Bảng 2.5. Thống kê hòa giải thành trong giải quyết tranh chấp đất đai

Năm

2016

2017

2018

2019

Giải quyết

59

62

55

61

Hòa giải thành

29

53

39

50

Tỷ lệ hòa giải thành

49,15%

85,48%

70,91%

82%

Nguồn: Sổ thụ lý, giải quyết các vụ việc tại TAND huyện Bắc Tân Uyên từ năm 2016 đến năm 2019.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế như sau:


Thứ nhất, công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên có tỷ lệ hòa giải cao, nhưng trên thực tế những vụ việc hòa giải được mang tính đơn giản, những tranh chấp nhỏ trong cuộc sống còn các vụ việc không hòa giải thành là vụ phức tạp, diện tích tranh chấp lớn. Trình độ chuyên môn của thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp xã còn chưa cao.

Thứ hai, số lượng vụ việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện Bắc Tân Uyên còn ít nên khi phát sinh tranh chấp cán bộ được phân công nhiệm vụ tham mưu giúp việc còn bỡ ngỡ, hơn nữa không có trình độ chuyên môn phù hợp nên công tác tham mưu gặp nhiều khó khăn.


Thứ ba, tỷ lệ giải quyết các loại án tại TAND huyện Bắc Tân Uyên hàng năm luôn đạt tỷ lệ theo quy định của TAND tối cao, tuy nhiên, tỷ lệ giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai còn thấp. Nhiều vụ án thụ lý nhiều năm nhưng chưa được giải quyết, điển hình là vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn ông Ngô Văn Định và ông Ngô Văn Trung được thụ lý từ ngày 14/10/2015 đến nay chưa giải quyết59.

Nguyên nhân khiến việc giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai bị kéo dài tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên là do trước đây việc cấp đất theo diện kê khai, đăng ký đại trà của người dân, cấp theo bản đồ không ảnh mà không đo đạc thực tế nên phần lớn người dân có đất trên địa bàn sử dụng đất không đúng vị trí, không đúng ranh. Ví dụ như vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Nguyễn Thiện Dân và bà Trần Thị Tuyết Nhung phần đất tranh chấp được thể hiện tại Mảnh trích lục địa chính có đo đạc của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Bắc Tân Uyên ngày 29/12/201560. Sau khi đo đạc đất thực tế, phát sinh nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Toà án phải thu thập chứng cứ nhiều nơi để làm rõ, xác định phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của đương sự.

Thứ tư, nhiều vụ việc tạm đình chỉ thời gian đã lâu nhưng chưa được phục hồi giải quyết. Một phần là do ở địa bàn huyện Bắc Tân Uyên có một số vụ án tranh chấp đất đai có nguồn gốc từ đất lâm phần (Đất thuộc quyền quản lý của Lâm trường Chiến Khu Đ, Đất Nông trường Cao su Phước Hòa do người dân lấn chiếm sử dụng nhiều năm) không thể giải quyết và phải tạm đình chỉ do phải chờ kết quả đo đạc, phân loại đất theo Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ do UBND huyện Bắc Tân Uyên và Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương đang phối hợp thực hiện đang tiếp tục được rà soát, phân nhóm xử lý61. Như vụ án tranh chấp quyền sử




Dương.

59 Sổ thụ lý, giải quyết các vụ án dân sự năm 2020 của TAND huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình


60 Xem phụ lục số 05.

61Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2019 và một số nhiệm vụ

trọng tâm năm 2019 của UBND huyện Bắc Tân Uyên, tr.5.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2023