Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


QLNN HĐDL KT-XH KCHT CSVC-KT ATXH UBTV UBND CHDCND HĐND MTTQ HCSN MTNQ CNTT

VHTT&DL DNNN

CBCC

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

:

Quản lý nhà nước Hoạt động du lịch Kinh tế - xã hội Kết cấu hạ tầng

Cơ sở vật chất - kỹ thuật An toàn xã hội

Ủy ban thường vụ Ủy ban nhân dân

Cộng hòa dân chủ nhân dân Hội đồng nhân dân

Mặt trận tổ quốc Hành chính sự nghiệp Mục tiêu nghị quyết Công nghệ thông tin

Văn hóa thể thao & du lịch Doanh nghiệp nhà nước

Cán bộ công chức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU‌

Bảng 3.1: Địa điểm du lịch chính tại tỉnh Điện Biên 47

Bảng 3.2: Lượng khách và số ngày lưu trú của khách du lịch tại Điện Biên qua các năm 51

Bảng 3.3: Doanh thu bình quân từ lĩnh vực du lịch của Điện Biên 53

Bảng 3.4: Quy hoạch công trình, dự án du lịch theo phân kỳ thực hiện 54

Bảng 3.5: Một số Nghị định, chính sách quan trọng của TW và tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2017-2019 59

Bảng 3.6: Các hoạt động du lịch quan trọng thường niên tại tỉnh Điện Biên... ..

..............................................................................................................65

Bảng 3.7: Thực trạng về điều kiện các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn..

......................................................................................................................... 67

Bảng 3.8: Số lượng phòng và giường cho khách lưu trú tại địa bàn tỉnh Điện Biên 69

Bảng 3.9: Tổ chức bộ máy cán bộ công chức phụ trách về du lịch tại Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên 70

Bảng 3.10: Tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên.

................. ........................................................................................................ 73

Bảng 3.11: Công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực do Sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch tỉnh tổ chức 75

Bảng 3.12: Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Điện Biên năm 2019.

..............................................................................................................77

Bảng 3.13: Một số hoạt động tuyên truyền du lịch nổi bật đã được triển khai thực hiện từ năm 2012 đến 2019 79

Bảng 3.14: Thực trạng xử lý vi phạm một số hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh 83

Bảng 4.1: Định hướng thị trường mục tiêu phát triển du lịch Điện Biên 103

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và phạm vi lớn nhất trên thế giới hiện nay, góp phần quan trọng vào sự phát triển thịnh vượng của nhiều quốc gia. Theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), năm 2018, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế thế giới, đóng góp hàng nghìn tỷ USD cho GDP toàn cầu mỗi năm. Cũng theo tổ chức này, hoạt động du lịch có tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Trải qua các biến cố, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, du lịch được xác định là ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất. Các nước phát triển hàng đầu như Đức, Pháp, Nhật coi du lịch là động lực cho tăng trưởng kinh tế, còn đối với các nước đang phát triển thì du lịch là công cụ xóa đói, giảm nghèo, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.

Ở Việt Nam, ngành du lịch cũng được chú trọng phát triển. Nhờ đó, du lịch đóng góp ngày càng tăng trong nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tính đến hết năm 2019 du khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 15,6 triệu lượt và lượng khách du lịch nội địa được ước tính khoảng 80 triệu lượt. Điện Biên là một tỉnh miền núi phía Bắc với điều kiện tự nhiên và lịch sử thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Điện Biên đã có những bước phát, tỉnh đã có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý du lịch, tạo lập môi trường, điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh du lịch. Hoạt động du lịch trên địa bàn đã có những bước khởi sắc và đạt được một số thành tựu nhất định. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, doanh thu du lịch và lượt khách lưu trú ngày càng tăng.

Tính đến hết năm 2019 số lượng thống kê về lượng khách du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt khoảng 700 ngàn lượt khách. Trong đó khách quốc tế đạt hơn


150.000 lượt, số ngày bình quân lưu trú của khách đạt 2,5 ngày. Tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt trên 1.155 tỷ đồng. Điện Biên hiện có 145 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, 5 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Du lịch tạo việc làm cho hơn 13.000 lao động trên địa bàn tỉnh, trong đó hơn 5.000 lao động trực tiếp. Mặc dù những kết quả đạt được trong thời gian qua là đáng khích lệ, tuy nhiên quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế như thiếu tầm nhìn tổng thể, sản phẩm du lịch còn đơn điệu chưa mang tính bản sắc rõ nét. Quản lý và quy hoạch du lịch chưa thực sự hiệu quả, vấn đề liên kết cho việc phát triển du lịch chưa được chú ý. Bên cạnh đó những hạn chế về hạ tầng du lịch, đội ngũ nhân lực du lịch cũng như việc xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh là những khó khăn cho ngành du lịch của tỉnh. Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay làm thế nào để có thể thúc đẩy phát triển ngành du lịch của tỉnh trong thời gian tới thì vai trò của quản lý Nhà nước là rất quan trọng. Xuất phát từ thực trạng đó việc thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nhằm đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch tỉnh Điện Biên.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh.

- Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về du lịch của Điện Biên, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế trong QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Đánh giá một số nhân tố ảnh hưởng tới quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.


- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường trong QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

- Thời gian: Nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017 - 2019.

- Nội dung: Nội dung của đề tài là đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

4. Đóng góp mới của luận văn

Đề tài nghiên cứu được thực hiện, dự kiến sẽ có những đóng góp sau:

- Về cơ sở khoa học: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh.

- Về cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Từ đó, chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những điểm còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong QLNN về du lịch tại tỉnh Điện Biên.

5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý Nhà nước về du lịch cấp tỉnh.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Chương 4: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và quản lý Nhà nước về du lịch

1.1.1. Du lịch, thị trường du lịch, phát triển du lịch và các nhân tố tác động tới hoạt động du lịch

1.1.1.1. Một số khái niệm

Khái niệm

Du lịch đã và đang ngày càng trở thành hoạt động khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Khái niệm du lịch đã được sử dụng rộng rãi trên sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, qua mỗi thời kỳ phát triển, khái niệm về du lịch cũng mang những nét đặc trưng khác nhau và được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn. Khái niệm du lịch có thể được được định nghĩa theo quan niệm sản phẩm - dịch vụ du lịch hoặc theo HĐDL.

Theo UNWTO: Du lịch là một hiện tượng xã hội, văn hóa và kinh tế phát sinh do sự di chuyển tới các quốc gia hay điểm đến ngoài nơi cư trú thường xuyên của con người với các mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn. Ở Việt Nam, Luật Du lịch 2018 tại Điều 3 định nghĩa: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.

Những quan niệm nêu trên mới nhìn nhận du lịch từ góc độ thay đổi/dịch chuyển không gian cư trú tạm thời từ phía du khách cùng với mục tiêu hưởng thụ các nhu cầu khác nhau của họ, mà chưa đề cập đến góc độ kinh tế - du lịch gắn chặt với hoạt động kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách ta có hàng loạt các hoạt động kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, quán ăn, cửa hàng, tiệm giải khát, môi giới, hướng dẫn du lịch, vui chơi… để phục vụ nhu cầu này.


Khác với các quan niệm trên, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp tại Rome - Italia (1963), các chuyên gia quốc tế đưa ra quan niệm: Du lịch là cả một quy trình gồm tất cả các hoạt động của du khách từ lúc dự trù chuyến đi cho đến lúc di chuyển và đến nơi cư trú, ăn ở, mua sắm, giải trí, giao tiếp, nghỉ ngơi đến lúc trở về nhà và hồi tưởng. Như vậy, du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Từ các quan niệm về du lịch như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu du lịch theo hai nghĩa cơ bản sau: thứ nhất, du lịch là nói đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, thỏa mãn các nhu cầu giải trí; thứ hai, du lịch là tổng hợp các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ tiêu thụ một số giá trị kinh tế, văn hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú.

Hoạt động du lịch

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Du lịch 2018: "Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch".

HĐDL là tổng hợp các hoạt động tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích cá nhân, hoặc do nhu cầu công việc, chuyên môn, tìm kiếm việc làm, thực hiện thăm viếng thường xuyên, thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần, nghỉ ngơi, tiêu khiển, giải trí cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người. Như vậy, HĐDL là một hoạt động đặc thù, gồm nhiều đối tượng tham gia vào đó là du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương nơi đón


du khách và dân cư sở tại. HĐDL có mối quan hệ kết hợp và tương tác giữa các đối tượng trên. Đối với du khách là cuộc hành trình và lưu trú ở một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần. Đối với nhà cung ứng dịch vụ du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện sản xuất dịch vụ phục vụ du khách để đạt lợi nhuận. Đối với chính quyền địa phương đó là quản lý, tổ chức các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật để phục vụ du khách; tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ việc lưu trú, hành trình du lịch của du khách; tổ chức tiêu thụ sản phẩm địa phương, nâng cao mức sống dân cư; bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội. Đối với dân cư là tham gia HĐDL địa phương nhằm tăng thêm lợi ích kinh tế, đồng thời tham gia giám sát, bảo đảm tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực và rủi ro của du lịch đối với môi trường, truyền thống văn hóa và điều kiện sống của dân cư địa phương. HĐDL gồm nhiều hoạt động tham gia vào để phục vụ nhu cầu của du khách trong một chuyến du lịch, nhu cầu từ mục đích chính của chuyến đi như tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, học tập và các nhu cầu khác như ăn, ngủ, đi lại, mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, đổi tiền, gọi điện, gửi thư, vui chơi. Do đó, tham gia vào HĐDL gồm tổng hợp các hoạt động như sản xuất, kinh doanh, giao thông, bưu chính viễn thông.

HĐDL tồn tại dưới các loại hoạt động phổ biến sau: lữ hành, lưu trú, vận chuyển du khách và các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch khác. Hoạt động lữ hành là thực hiện một chuyến đi theo kế hoạch, lộ trình và chương trình định trước; hoạt động lưu trú là hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách; hoạt động vận chuyển du khách là hoạt động nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi lưu trú của mình đến điểm du lịch cũng như dịch chuyển tại điểm du lịch; hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch khác như ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền, quảng cáo du lịch, tư vấn đầu tư du lịch.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 11/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí