Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm

trò chính của FDI thông qua các OFC trong mạng lưới FDI toàn cầu, từ 30% tổng vốn FDI song phương lên đến gần 50%. Nghiên cứu cũng đo lường mối liên hệ giữa FDI và thuế, tính toán tác động kinh tế của việc tránh thuế do FDI tạo ra. Phân tích định lượng cho sự dịch chuyển lợi nhuận có liên quan đến thiên đường thuế, dẫn đến thiệt hại số thu thuế ước tính khoảng 100 tỷ đô la mỗi năm cho các nước đang phát triển (và 200 tỷ đô la trên toàn cầu).

Bên cạnh chính sách thuế, một môi trường kinh doanh thuận lợi là một thành phần quan trọng để thu hút FDI. Đặc biệt, do tính chất dài hạn của FDI, các nhà đầu tư luôn mong muốn được đảm bảo thuận lợi về sự ổn định kinh tế, và chất lượng thể chế, chính trị của nước chủ nhà, chẳng hạn:

Vijayakumar & ctg (2010) sử dụng dữ liệu bảng trong giai đoạn 1975 - 2007 để nghiên cứu các nhân tố quyết định dòng vốn FDI của các nước BRICS (Brasil, Nga, Ấn độ, Trung quốc và Nam Phi). Bằng các phương pháp ước lượng pooled OLS, các tác động cố định và các tác động ngẫu nhiên, tác giả chỉ ra rằng các nhân tố quy mô thị trường, chi phí lao động, cơ sở hạ tầng, giá trị đồng nội tệ và tổng vốn đầu tư là những nhân tố quyết định có ý nghĩa của các dòng vốn FDI ở các nước BRICS trong khi ổn định kinh tế, trong khi đó triển vọng tăng trưởng và độ mở thương mại không có tác động ý nghĩa. Tuy nhiên, Jaspersen &ctg (2000) khi nghiên cứu tại các quốc gia Châu Phi trong giai đoạn 1990-1996, cho kết quả rằng tăng trưởng kinh tế dường như cũng không đóng vai trò thúc đấy FDI cho các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu tài nguyên hoặc nhiên liệu.

Shahmoradi & Baghbanyan (2011) nghiên cứu các yếu tố quyết định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dựa trên mẫu dữ liệu bảng về 25 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1990-2007, kết quả cho thấy độ mở của nền kinh tế, quy mô thị trường, lực lượng lao động sẵn có, công nghệ có tác động tích cực đến dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số cao là một trở ngại cho FDI ở các nước đang phát triển vì chi phí của nó gây áp lực cho chính phủ đặc biệt là trong khi phẩm chất của những nhóm dân số này là thấp ở các nước đang phát triển.

Khachoo & Khan (2012) đã sử dụng dữ liệu bảng của 32 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1982 – 2008 để nghiên cứu tác động của quy mô thị trường, tổng lượng dự trữ, cơ sở hạ tầng, chi phí lao động và độ mở thương mại lên dòng vốn FDI. Tuy nhiên, tác động của tỷ lệ tiền lương đối với dòng vốn nước ngoài được cho là tiêu cực

và đáng kể. Điều này ngụ ý rằng chi phí lao động cao hơn sẽ không khuyến khích dòng vốn FDI. Nói cách khác, các quốc gia có sẵn nguồn lao động giá rẻ là những điểm đến ưa thích của FDI. Mối quan hệ nghịch đảo giữa chi phí lao động và FDI đặc biệt cho đầu tư nước ngoài vào các ngành sử dụng nhiều lao động và cho các công ty con định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cho thấy rằng độ mở kinh tế tác động ngược chiều, ngụ ý rằng các nhà đầu tư nước ngoài không quá coi trọng sự cởi mở về kinh tế của nước sở tại khi quyết định chọn địa điểm thực hiện các dự án của họ ở các nước đang phát triển. Điều này cũng phù hợp với giả thuyết cho rằng FDI vào các nước đang phát triển chỉ nhằm tìm kiếm thị trường do đó ít bị ảnh hưởng bởi các hạn chế thương mại.

Castro & Nunes (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến FDI tại 73 quốc gia có nền kinh tế mới nổi, đang phát triển và phát triển giai đoạn 1998-2008, cho thấy FDI chịu sự tác động của các yếu tố tham nhũng, tăng trưởng GDP thực, vốn con người, độ mở thương mại, lạm phát, tự do kinh tế và ổn định chính trị. Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng tự do kinh tế có tác động tiêu cực đối với việc thu hút FDI, và được lý giải là các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu tìm kiếm các lợi thế như nhân công giá rẻ, và khai khoáng tại các quốc gia đang phát triển hơn là môi trường kinh doanh.

Khoury & Peng (2011) nghiên cứu 18 quốc gia Mỹ Latinh và Caribe trong 14 năm, tập trung vào vấn đề cải cách thể chế đối với quyền sở hữu trí tuệ các nước đang phát triển. Phát hiện của tác giả chỉ ra rằng hệ thống pháp luật mạnh mẽ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có liên quan tích cực và đáng kể đến FDI. Các thể chế pháp lý mạnh mẽ làm giảm chi phí giao dịch cho các MNE, bảo vệ các MNE và cho phép cạnh tranh nước ngoài bằng cách giải quyết các thất bại của thị trường, làm tăng hiệu quả FDI và cuối cùng là cải thiện lợi nhuận. Tuy nhiên, các tác giả Egger & Winner (2005) và Rock & Bonnett (2004) cho rằng việc Chính phủ ở các quốc gia thiếu minh bạch thường xuyên tạo ra những thuận lợi đầu tư đối với các doanh nghiệp hối lộ cho họ bằng cách nới lỏng các rào cản đầu tư, tham nhũng cũng có thể đóng vai trò “bôi trơn” bánh xe thương mại ở quốc gia có thể chế yếu kém (Heckelman & Powell, 2010).

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của FDI đến thuế TNDN, đặc biệt ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở thuế TNDN, theo lược khảo của tác giả hầu như chưa có công trình công bố cụ thể, ngoài một vài công

trình xem số thu thuế như một trong các biến chịu ảnh hưởng của FDI, hoặc chỉ đề cập đến vấn đề lý luận và thực trạng của hiện tượng xói mòn thuế, chẳng hạn:

Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014) xem xét tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế địa phương ở Việt Nam, đã tiến hành kiểm tra mối tương quan giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở cấp độ địa phương với dữ liệu bảng của 43 tỉnh thành trong khoảng thời gian 1997- 2012, kết quả nghiên cứu phát hiện vốn FDI có quan hệ Granger với các biến đầu tư tư nhân, nguồn lao động, nguồn thu thuế, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại và chênh lệch công nghệ.

Lê Hoàng Phong và Nguyễn Ngọc Sơn (2015) đã xem xét ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến số thu thuế của Việt Nam trong giai đoạn 1990 -2014, kết quả kiểm định cho thấy cả trong ngắn hạn và dài hạn, xuất khẩu và FDI đều có tác động tiêu cực đến số thu thuế.

Trần Trung Kiên và Huỳnh Văn Mười Một (2019) phân tích tác động của xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) đến nguồn thu thuế tại các quốc gia ở Đông Nam Á giai đoạn 2012 – 2017. Theo đó, việc đo lường tác động của BEPS đến nguồn thu thuế các quốc gia ở Đông Nam Á là rất cần thiết và cấp bách. Cụ thể, bài viết đo lường BEPS bằng chỉ số offshore theo phương pháp tiếp cận ma trận đầu tư nước ngoài (Offshore Investment Matrix) được đề xuất bởi UNCTAD (2015). Theo cách tiếp cận này, khoảng 3,6% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sáu quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 20122017 có nguồn gốc từ các thiên đường thuế. Kết quả mô phỏng cho thấy, các tác động của BEPS làm nguồn thu thuế của các quốc gia ở Đông Nam Á bị tổn thất khoảng 2,195 tỉ USD năm 2017.

Nguyễn Quang Tiến (2018), cho rằng xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận là một thách thức lớn đối với chính phủ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhiều nước đã xây dựng các chuẩn mực mới để bảo vệ cơ sở tính thuế và nguồn thu ngân sách, đồng thời cũng tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế thực hiện các giải pháp chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận.

Bảng 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm



NGHIÊN CỨU


PHẠM VI NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU


KẾT QUẢ CHÍNH

1. Mối quan hệ nhân quả giữa thuế và FDI


Aslam (2015)

FDI vào Sri Lanka (1990 -2013)

Kiểm định quan hệ đồng

liên kết

Cả hai biến thuế và FDI có mối quan hệ lâu dài giữa

chúng


Bayar & Ozturk (2018)


33 quốc gia OECD (1995-2014)

Kiểm định đồng liên kết và quan hệ nhân quả cho dữ liệu bảng

Có mối quan hệ nhân quả từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tổng thu thuế


Wong & ctg (2019)


Các quốc gia ASEAN+4 (1995 -2015)

Phân tích dựa trên thử nghiệm gốc đơn vị bảng, và kiểm tra đồng liên kết cho dữ liệu

bảng


Chứng minh mối quan hệ nhân quả dài hạn giữa số thu thuế và FDI

2. Tác động của thuế đến FDI

2.1 Thuế suất luật định (STR)


Billington (1999)


Các nước G7 (1986-1993)

OLS cho dữ liệu bảng, biến đại diện thuế:

STR

Thuế suất luật định ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến FDI


Razin & ctg (2005)


FDI 24 QG trong OECD (1981-1998)

OLS cho dữ liệu bảng, biến đại diện thuế:

STR

Thuế suất luật định có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến FDI dòng vào.


Bénassy-Quéré & Lahrèche- Révil (2005)


11 quốc gia OECD (1984-2000)

GMM cho dữ liệu bảng, xem xét điểm ngưỡng của thu nhập chịu thuế của FDI, sử đụng bốn thước đo thuế suất

doanh nghiệp


Dòng vốn FDI phản ứng với bốn loại thuế suất TNDN theo cách phi tuyến tính


Demekas & ctg (2007)


16 quốc gia thuộc Trung và Đông Âu (CEEC) 1995 –

2003

GMM cho dữ liệu bảng, xem xét điểm ngưỡng của thu

nhập chịu thuế của FDI


Thuế suất luật định tăng 1% thì dòng vốn FDI giảm 2%.


Mooij & Ederveen (2008, 2015)


Tổng hợp 6 nghiên cứu về thuế và FDI

OLS cho dữ liệu bảng, biến đại diện thuế: STR


Thuế suất luật định có độ co giãn với FDI cao nhất (là - 1.2).


Egger & ctg (2009)

Các nước OECD từ năm 1991 đến 2002

GMM cho dữ liệu bảng

Gánh nặng thuế của nước

chủ nhà liên quan tích cực đến FDI, tuy nhiên thuế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển - 10



suất hiệu dụng song phương liên quan tiêu cực với FDI


Farah & ctg (2021)

Gồm 13.468 công ty con của MNE tại 78 quốc gia (1990–

2013)

OLS cho dữ liệu bảng, biến đại diện thuế:

STR

Thuế TNDN giảm một độ lệch chuẩn (7,7%) làm tăng số lượng của công ty con

FDI lên 33%.


Becker & ctg (2012)


Công ty đa quốc gia ở 22 nước Châu Âu (giai đoạn

2000-2006)


OLS cho dữ liệu bảng, biến đại diện thuế: STR

Thuế doanh nghiệp tác động mạnh hơn đối với các mức thuế suất lớn hơn, hệ số tác động có dạng phi tuyến tính đối với lợi nhuận trước thuế của công ty liên kết được

xác định với 1,52


Azémar & Delios (2008)


Công ty đa quốc gia ở Nhật Bản (giai đoạn 1990-

2000)


OLS cho dữ liệu bảng, biến đại diện thuế: STR

Thuế suất luật định tác động tiêu cực đến FDI tại các quốc gia đang phát triển (thuế suất tăng 1 điểm làm FDI giảm 1,9 điểm), tuy nhiên không tìm thấy tác

động của thuế đến FDI tại các nước phát triển

2.2 Thuế suất hiệu quả (ETR, EATR)


Devereux & ctg (2002)

7 nước OECD trong giai đoạn 1985-1989


GMM cho dữ liệu bảng

Ưu đãi về thuế thu nhập sẽ làm tăng vốn FDI cho các quốc gia do thuế suất hiệu

quả giảm.


Wei (2000)

45 nước chủ nhà (gồm Châu Á và

châu Mỹ) trong giai đoạn 1995 -1999


GMM cho dữ liệu bảng

Thuế suất hiệu quả tăng tương ứng 50 điểm, và khi

đó sẽ giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài


Buettner (2002)


Quốc gia khối EU (1991 - 1998)

OLS cho dữ liệu bảng, biến đại diện thuế: STR, EATR

STR ảnh hưởng tiêu cực, trong khi thuế suất trung bình hiệu quả (EATR) ảnh hưởng tích cực trong việc xác định FDI


Wijeweera (2007)

OECD từ 9 quốc gia đầu tư vào Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ năm 1982 đến năm 2000

OLS cho dữ liệu bảng, biến đại diện thuế: STR, EATR

STR ảnh hưởng tiêu cực, trong khi thuế suất trung bình hiệu quả (EATR) ít ảnh hưởng FDI


Bellak & Leibrecht (2009)

Các quốc gia Trung Đông từ 1990 đến 2000

OLS cho dữ liệu bảng, biến đại diện thuế:

STR, ETR

Độ co giãn theo thuế suất luật định là 9,3 và 5,9 khi sử dụng thuế suất hiệu quả đối

với FDI


Sato (2012),


30 quốc gia OECD (từ năm 1985 đến năm 2007)

GMM cho dữ liệu bảng, biến đại diện thuế: EATR

Thuế suất hiệu dụng trung bình hoặc thuế suất hiệu dụng cận biên có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.


Esteller-Moré & Secomandi, (2020)


Các nước không thuộc nhóm OECD


GMM cho dữ liệu bảng, biến đại diện thuế: EATR

Việc tăng thuế suất hiệu quả trong năm đầu tiên thêm 10 phần trăm sẽ làm giảm dòng vốn FDI từ 3,4 phần trăm

xuống 1,9 phần trăm ở các nước ngoài nhóm OECD

2.3 Số thu thuế TNDN


Gropp, R., & Kostial, K. (2001)


Các quốc gia trong nhóm OECD (1988

-1997)

OLS cho dữ liệu bảng, biến: tỷ lệ trung bình giữa thuế

TNDN trên GDP


Số thu từ thuế doanh nghiệp giảm nhanh do thu hút FDI


Devereux & ctg (2004)


Vương quốc Anh (1980 - 2004)

OLS cho dữ liệu bảng, biến: tỷ lệ trung bình giữa thuế

TNDN trên GDP

Chính phủ giảm thuế suất theo luật định của doanh nghiệp để thu hút FDI nhưng số thu thuế TNDN vẫn tăng


Clausing (2007)


29 quốc gia thuộc OECD (1979–

2002)

OLS cho dữ liệu bảng, biến: tỷ lệ trung bình giữa thuế TNDN trên

GDP

Số thu thuế tăng nhiều hơn với quốc gia có thuế suất thấp và số thu thuế giảm ở quốc gia có thuế suất cao khi tác động đến FDI


Hristu-Varsakelis & ctg (2011)


Mẫu 12 quốc gia OECD (1982-2005)

Xem xét quan hệ phi tuyến tính giữa thuế suất doanh

nghiệp và thu nhập FDI


Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thay đổi do ảnh hưởng của sự thay đổi số thu thuế TNDN


Li (2006)


52 quốc gia đang phát triển


Sử dụng biến: ưu đãi thuế

Các quốc gia có nền pháp quyền tốt hơn cung cấp các mức ưu đãi thuế thấp hơn và hiệu quả sẽ thu hút FDI mạnh mẽ hơn


Azémar & Dharmapala (2019)

113 nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi trong giai đoạn 2002–

2012.


Sử dụng biến: cắt giảm thuế thuế


Các thỏa thuận tiết kiệm thuế có liên quan đến FDI cao hơn tới 97%.

3. Ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế TNDN


Cobham (2014)


Cơ sở dữ liệu Orbis và Amadeus (1995

-2000)

So sánh việc phân phối lợi nhuận giữa công ty mẹ và các chi nhánh

Việc phân bổ lợi nhuận giữa các công ty đa quốc gia sẽ làm giảm cơ sở thuế tổn thất tổng thể khoảng 12%.


Zucman (2014)


Các tập đoàn Hoa Kỳ (1980 - 1995)


Tính toán thuế suất hiệu dụng

Các tập đoàn Hoa Kỳ vẫn ghi nhận 20% lợi nhuận của họ tại các thiên đường thuế, tăng gấp 10 lần kể từ năm 1980


Johannesen & Pirttilä (2016)


cơ sở dữ liệu Orbis và Amadeus (2003

-2011)

So sánh việc phân phối lợi nhuận giữa công ty mẹ và các chi nhánh

Việc chuyển lợi nhuận quốc tế giữa các công ty sẽ làm giảm đáng kể cơ sở thuế doanh nghiệp hơn 10%.


Clausing (2016)

Các tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ (1983-2012)

OLS cho dữ liệu, biến đại diện thuế: STR

Việc dịch chuyển lợi nhuận có thể khiến chính phủ Hoa Kỳ thất thoát 77 đến 111 tỷ

đô la số thu thuế TNDN


Cobham (2017)

Các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ (1983 -

2012)

OLS cho dữ liệu, biến đại diện thuế: STR

Thiệt hại số thu thuế toàn cầu trong khoảng từ 130 tỷ USD đến khoảng 200 tỷ

USD


Crivelli & ctg (2015)


173 quốc gia (1980

-2013)

OLS cho dữ liệu bảng, biến

đại diện thuế: STR

ước tính thiệt hại số thu thuế toàn cầu vào khoảng 650 tỷ đô la Mỹ hàng năm


Cobham & Gibson (2016)


120 quốc gia (1980

-2013)

OLS cho dữ liệu bảng, biến đại diện thuế: số thu thuế/GDP

Tỷ lệ thu ngân sách bị tổn thất: khoảng 2–3% tổng thu thuế ở các nước OECD, nhưng đến 6–13% ở những quốc gia đang phát triển.


Bolwijn & ctg (2018)

72 quốc gia phát triển và đang phát triển, giai đoạn 2009-2012, và 34

thiên đường thuế

GMM, biến đại diện cơ sở thuế TNDN: lợi nhuận FDI từ thiên đường

thuế

Thiệt hại số thu thuế ước tính khoảng 100 tỷ đô la mỗi năm cho các nước đang phát triển (và 200 tỷ đô la trên toàn cầu).


Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.5 Khoảng trống nghiên cứu

Như vậy, sau khi lược khảo các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thuế và FDI tại các quốc gia đang phát triển, tác giả nhận định khoảng trống nghiên cứu (research gap) cho luận án như sau:

Các nghiên cứu chỉ tập trung phân tích một chiều tác động của thuế TNDN đến FDI, hoặc ảnh hưởng của FDI đến thuế TNDN trong cùng một mẫu nghiên cứu và thời gian nghiên cứu. Theo lược khảo của tác giả, trong giai đoạn đầu thu hút FDI mạnh mẽ (trước khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008) các tác giả phần lớn chỉ tập trung đánh giá tác động một chiều của thuế TNDN đến FDI. Giai đoạn sau khi quá trình thu hút FDI bảo hòa (từ năm 2000 đến nay) bắt đầu xuất hiện các nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế TNDN. Do đó, tác giả nhận thấy trong cùng một mẫu nghiên cứu, các tác giả chưa làm rõ mối quan hệ hai chiều giữa thuế và FDI bởi vì việc phân tích đồng thời mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cùng một mẫu nghiên cứu và trong cùng một giai đoạn, sẽ cho kết quả và nhận định ý nghĩa hơn về mối quan hệ này.

Các nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách thuế TNDN đến FDI chỉ tập trung sử dụng biến thuế suất thuế TNDN (mặc dù một số tác giả phân tích cụ thể các loại thuế suất khác nhau như thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả…), hoặc chỉ sử dụng biến tỷ trọng số thu thuế TNDN trên GDP. Do vậy, kết quả nghiên cứu chưa phản ảnh hết tính tổng quát về tác động của chính sách thuế TNDN đến FDI một cách rõ ràng.

Trong khi đó, hàm ý chính sách thuế là bao gồm nhiều yếu tố cấu thành của loại thuế đó, nên việc đánh giá tác động của thuế TNDN đến FDI nên sử dụng đồng thời các biến đại diện về thuế gồm: suất thuế TNDN (gồm thuế suất luật định và thuế suất hiệu quả), và tỷ trọng số thu thuế TNDN để kết quả đánh giá tác động của thuế TNDN đến FDI mang tính tổng quát, từ đó các hàm ý chính sách thuế TNDN đến sẽ đầy đủ và toàn diện hơn.

Về chính sách thuế TNDN thu hút FDI theo chủ trương cuộc đua “cạnh tranh về đáy” của thuế suất luật định tại các nước, theo lược khảo của tác giả, có nhiều ý kiến không ủng hộ giảm thuế suất thuế TNDN về đáy như Azémar & Delios (2008), Bénassy- Quéré & ctg (2003)... Tuy nhiên, các tác giả lại không chứng minh bằng thực nghiêm, cũng như rất ít đề cập đến mối quan hệ phi tuyến giữa thuế suất thuế TNDN và FDI tại các quốc gia đang phát triển (đặc biệt giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế) do chủ trương cuộc đua “cạnh tranh về đáy” của thuế suất luật định tại các nước. Do đó, rất cần thiết để xem xét đến việc phát hiện giá trị của điểm ngưỡng (điểm chuyển) của thuế suất luật định đến FDI vì ý nghĩa thực tiễn về hàm ý chính sách thuế TNDN trong thu hút FDI tại các quốc gia đang phát triển. Để giải quyết khoảng trống nghiên cứu này, luận án đánh giá tác động của thuế suất TNDN luật định đến FDI, đồng thời luận án xem xét đến giá trị của điểm ngưỡng (điểm chuyển) của thuế suất thuế TNDN nhằm có kết luận về nhận định: không ủng hộ cuộc cạnh tranh về đáy của thuế suất thuế TNDN để thu hút FDI.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế TNDN, được khởi xướng từ nghiên cứu của tổ chức UNCTAD (2012), sau đó được các tác giả khác tiếp tục mở rộng nghiên cứu về dữ liệu và thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, theo lược khảo của tác giả, vấn đề xói mòn thuế TNDN của các nghiên cứu chưa đặt trong mối quan hệ giữa thuế và FDI mà chỉ tập trung xem xét ảnh hưởng một chiều về phân tích vai trò FDI từ các thiên đường thuế đến xói mòn cơ sở thuế TNDN (BEPS). Theo nhận định của tác giả, cần đánh giá ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế TNDN trong mối quan hệ quan hệ nhân quả hai chiều giữa thuế TNDN và FDI tại các quốc gia đang phát triển. Như vậy, luận án giải quyết khoảng trống nghiên cứu này qua việc tiếp tục xác định mức độ ảnh hưởng của FDI đến xói mòn thuế TNDN, đồng thời xác định số thuế TNDN tổn thất do FDI gây ra, điều này góp phần gợi ý cho các quốc gia đang phát triển trong việc hạn chế thất thu thuế TNDN trong quá trinh thu hút FDI.

Khi đề cập đến mối quan hệ giữa thuế và FDI, tác giả nhận thấy nghiên cứu thực

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí