Các Quy Định Về Quản Lý Và Sử Dụng Đất Nông Nghiệp

Trong nền kinh tế nông nghiệp, tổng giá trị sản xuất hàng hóa trong GDP chiếm 80%, số lao động nông nghiệp cũng tương ứng 90 – 95%. Khi chuyển sang nền kinh tế công nghiệp, tổng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong GDP là 90% hoặc hơn và số lao động nông nghiệp chỉ còn lại khoảng 10 – 15% [2].

Vì vậy, để chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp cần phải thực hiện như sau:

- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, một phần đất đai có vị trí phù hợp phải chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, đô thị. Dịch vụ, thương mại và hạ tầng kĩ thuật, đồng thời tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp để giảm lao động và tăng năng suất sản xuất nông nghiệp.

- Tăng tỷ trọng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kinh tế công nghiệp và dịch vụ.

- Chuyển đổi phần lớn lao động nông nghiệp thông qua đào tạo sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế là một quá trình phức tạp, cần có sự tác động trực tiếp của nhà nước để quá trình diễn ra đúng kế hoạch và kiểm soát được. Nếu không cân đối được giữa chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động sẽ dẫn đến dư thừa đất đai, dư thừa lao động (thất nghiệp) hoặc mất những diện tích đất phù hợp với sản xuất nông nghiệp [2].

Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp đóng góp vốn trực tiếp cho đầu tư trong giai đoạn đầu tư thực hiện công nghiệp hóa.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước đang pháp triển trên thế giới, muốn công nghiệp hóa nhanh và phát triển kinh tế thành công, trước hết phải có một nền nông nghiệp mạnh mới đảm bảo được công bằng xã hội, ổn định và phát triển kinh tế nông nghiệp, đủ điều kiện để chuẩn bị hạ tầng cho công nghiệp hóa. Chính vì lý do này mà các nước đang phát triển đều thực hiện cải cách ruộng đất.

Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II đã thực hiện cải cách ruộng đất tới 2 lần để ổn định mặt bằng kinh tế nông nghiệp, là nước đầu tiên lấy vốn từ nông nghiệp để đầu tư phát triển kinh tế chung và hiện nay đã trở thành một cường quốc công nghiệp trên thế giới. Đài Loan là một vùng lãnh thổ tiến hành cải cách ruộng đất thành công với chính sách chuyển được vốn đầu tư vào nông nghiệp của giai cấp địa chủ sang đầu tư vào công nghiệp.

Ở Nhật Bản, trong giai đoạn 1880 –1892 sản xuất nông nghiệp được cung cấp 86% số tiền thuế thu được, trong khi kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm hơn nửa sản phẩm quốc gia thuần túy. Trong giai đoạn 1913 –1917, thuế nông nghiệp chiếm 54% thu thập của kho bạc nhà nước trong khi phần đóng góp của kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm 32% trong tổng giá trị sản phẩm quốc gia [18].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Quá trình công nghiệp hóa dẫn tới việc hình thành các khu công nghiệp tập trung với khối lượng lớn công nhân làm việc, từ đây kéo theo quá trình đô thị hóa và sự phát triển của các nghành dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của cộng đồng dân cư đô thị.

Trong khung cảnh này, thị trường bất động sản đã hình thành với tư cách huy động tiềm năng đầu tư trên đất để đáp ứng phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp và đô thị. Đây là một thị trường nhiều tiềm năng, thu lợi nhuận lớn.

Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập lụt và hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh biến đổi khí hậu - 5

Nhiều nước đã coi kinh doanh bất động sản như một ngành kinh tế mũi nhọn. Ví dụ, ở Australia kinh doanh bất động sản chiếm 30% GDP, công nghiệp chiếm 40% GDP, dịch vụ chiếm 20%, nông nghiệp chỉ chiếm 10%. Thị trường bất động sản đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh tế của các vùng đô thị là những trung tâm thu hút lớn của thế giới như Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Monaco [18].

Trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, đối với chiến lược phát triển bền vững, thị trường bất động sản từ chỗ là thị trường của hàng hóa không gian đã mở rộng thành thị trường hàng hóa phức hợp và tiếp tục phát triển trong mối liên quan tổng thể và hàng hóa với hàng loạt nhân tố kinh tế, xã hội, pháp lý,... như quyền về đất đai, quyền về tài nguyên thiên nhiên, quyền về biển, quyền về nước, việc ủy thác thương mại, xử lý rác thải,…

1.1.1.7. Các quy định về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp

Đã có nhiều quy định về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta, cụ thể là:

- Nghị định 126/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Nghị quyết 49/2013/QH về kéo dài thời hạn sự dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân.

- Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.

- Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước (ngày 27/12/2016).

- Nghị quyết 1126/2007/NQ-UBTVQH11 về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

1.1.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất

1.1.2.1. Khái niệm biến đổi khí hậu

Theo Công ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc UNFCC thì biến đổi khí hậu (BĐKH) là một sự thay đổi trong khí hậu do tác động trực tiếp hay gián tiếp của các hoạt động con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu, bên cạnh sự biến động của khí hậu tự nhiên, được quan sát qua nhiều thời kỳ [109].

Theo chương trình mục tiêu quốc gia về Ứng phó với biến đổi khí hậu thì BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.

BĐKH là sự biến đổi của trạng thái khí hậu do các hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của con người gây ra sự thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và nó được thêm vào sự BĐKH tự nhiên quan sát được trong các thời kỳ có thể so sánh được.

Theo Hội đồng liên chính phủ về BĐKH (IPCC), BĐKH là một biến thể có nghĩa thống kê trong một thời gian dài, thường thập kỷ hoặc lâu hơn, nó bao gồm các thay đổi về tần suất và cường độ của các sự kiện thời tiết không bình thường và sự gia tăng liên tục (chậm) về nhiệt độ trung bình của bề mặt toàn cầu. BĐKH còn được gọi là sự nóng lên toàn cầu. Đó là do trực tiếp hoặc gián tiếp bởi hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển [96].

BĐKH trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. BĐKH có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn địa cầu.

BĐKH là một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng hạn hán ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây [28].

Trên dải đồng bằng Duyên hải Miền Trung các kỉ lục về lượng mưa ngày, lượng mưa tháng và lượng mưa năm chắc chắn được nâng cao song tình trạng hạn hán lại trở nên khốc liệt hơn, đặc biệt vào mùa khô, khi chỉ số khô hạn gia tăng do sự gia tăng lượng bốc hơi trong các thập kỉ tới. Dòng chảy vào mùa kiệt suy giảm rõ rệt nên hiện tượng hạn thủy văn sẽ gia tăng trên các con sông ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ... gây nhiều thiệt hại về môi trường và KTXH.

1.1.2.2. Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sử dụng đất

a. Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất

Với sự tăng lên của nhiệt độ trung bình về mặt trái đất, ranh giới các đới khí hậu tự nhiên theo chiều ngang và chiều thẳng đứng sẽ bị thay đổi. Trung bình, khi nhiệt độ tăng lên 100C, ranh giới khí hậu tự nhiên sẽ xê dịch về phía vi độ cao 100 – 200 km kéo theo nhiều thay đổi về điều kiện sử dụng đất đai ở các vùng.

Viên khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2010) [56], đánh giá sự thay đổi về sử dụng đất đai ở các vùng như sau:

Vùng miền núi và Trung du Bắc Bộ: ranh giới củ cây trồng nhiệt đới tiến về phía

vùng núi cao hơn, phạm vi phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới điển hình mở rộng hơn, phạm vi phát triển cây trồng á nhiệt đới ngày càng thu hẹp. Sản xuất nông nghiệp phải có nhiều thay đổi để thích ứng với tình trạng nhiệt độ cao hơn, mùa lạnh ngắn đi và mùa mưa nóng dài thêm, mùa mưa thất thường, hạn hán và ngập lụtgia tăng. Tác động tiêu cực đến thế mạnh khiai thác chế biến khoáng sản và thủy điện.

Vùng đồng bằng sông Hồng: thời gian thích nghi của một số loài cây trồng á nhiệt đới rút ngắn lại và do đó, vai trò của vụ đông trở nên mờ nhạt dần; cơ cấu cây trồng, thời vụ, biện pháp thâm canh san xuất đều phải chỉnh. Chi phí sản xuất tăng lên. Diện tích rừng ngập nặm bị thu hẹp, tăng khó khăn cho nghề là muối và nuôi trồng thủy sản, đe dọa các công trình giao thông, cầu cảng ven biển và trên các đảo, chi phí cao hơn các công trình xây dựng, các hoạt động công nghiệp, các hoạt động du lịch biển.

Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ: cơ cấu cây trồng và thời vụ thay đổi do tình trạng nắng nóng, hạn hán dài hơn, khốc liệt hơn. Chi phí cho sản xuất nông nghiệp tăng lên. Diện tích rừng ngập mặn thu hẹp, xói lở gia tăng và gây nhiều khó khăn cho nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển kinh tế biển. Nguồn nước suy giảm gây nhiều khó khăn cho cuộc sống, góp phần gia tăng dịch bệnh. Các khu công nghiệp ven biển và nhiều công trình giao thông gặp nhiều rủi ro trước nguy cơ nước biển dâng, cường độ mưa và ngập lụt.

Vùng Tây Nguyên: sản xuất cây công nghiệp gặp nhiều khó khăn do khô hạn. Rừng nhiệt đới có thể mất đi một phần diện tích đáng kể, giảm đi về chất lượng do sự dịch chuyển vành đai á nhiệt đới về phía đai cao hơn. Các cây nhiệt đới điển hình, nhất là cây công nghiệp có khả năng phát triển trên cả những nơi hiện có điều kiện nhiệt ít nhiều thấp hơn tiêu chuẩn nhiệt đới. Diện tích và chất lượng rừng nhiệt đới và cả động vật có giá trị cao sẽ ngày càng suy giảm, nguy cơ cháy rừng, khai phá rừng ngày càng trở nên hiện hữu.

Vùng Đông Nam Bộ: gia tăng hạn hán, làm giảm năng suất cũng như chất lượng cây trồng, ảnh hưởng xấu đến các loài thực vật quý hiếm ở vườn quốc gia Cát Tiên và khu dự trử sinh quyển Cần Giời. ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất khu công nghiệp, các dàn khoan, cầu cản và hoạt động sản xuất khai thác dầu mỏ ngoài bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu, cư dân thành phố phải đối phó với thời tiết khắc nghiệt hơn, thiên tai nhiều hơn, ngập lụt gia tăng và thời tiết cực đoan.

Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: ngập mặn xảy ra nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước trở nên kém bền vững hơn, một số sinh vật có thể bị tiêu diệt, tăng lượng nước nhiểm mặn và các chất ô nhiểm công nghiệp gây suy thoái đất trên các đồng bằng. Nước mặn lấn sâu vào nội địa vừa làm mất địa bàn sinh sống của một số loài thủy sản nước ngọt vừa làm giảm lượng nước sinh hoạt của người dân cũng như lượng nước tưới cho cây trồng đặc biệt là các cây ăn quả, ảnh hưởng tiêu cực đên môi trường đô thị, thời tiết khắc nghiệt hơn, hạn hán, ngập lụt gia tăng góp phần tăng đáng kể dịch bệnh [19].

Như vậy, biến đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất ở Việt Nam, tác động của biến đổi khi hậu đến các loại hình sử dụng đất như sau:

Đất nông nghiệp: có thể giảm do biến đổi khí hậu, một phần sẽ không sử dụng được do ngập úng, nhiểm mặn, khô hạn,… Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có thể thay đổi, như: đất trồng lúa có thể chuyển sang đất nuôi trông thủy sản do ngập và mặn, chuyển sang đất trồng cây hàng năm do hạn hán,… Đất Lâm Nghiệp có thể bị thu hẹp do cháy rừng, xói mòn bờ biển… Vì vậy, V.V. Dacutraep đã viết: “Đất và khí hậu là những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của nông nghiệp, đó là những điều kiện ban đầu và không thể thiếu được của mùa màng” [59].

Đất phi nông nghiệp: biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn,… gây khó khăn cho việc sử dụng đất ở, đất giáo thông, đất thủy lợi, đất y tế… do mất đất và khó khăn trong quá trình xây dựng các công trình.

b. Tác động của việc sử dụng đất đến biến đổi khí hậu

Theo Tổng cục quản lý đất đai (2014), lượng phát thải khí nhà kính do sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến sự nóng lên toàn cầu ở Việt Nam. Trong đó, chặt phá rừng dẫn đến suy thoái rừng là nguồn chính. Rừng và cây xanh có vai trò rất quan trọng trong sự điều tiết hàm lượng CO2. Hàng năm, trên trái đất nhờ sự quang hợp của thực vật đã tạo ra 150 tỷ tấn chất hữu cơ, tiêu thụ 300 tỷ tấn CO2 và phát thải 200 tỷ tấn O2. Năng suất quang hợp của rừng phụ thuộc nhiều vào kiểu rừng và loài cây. Ở rừng kín rậm ôn đới khả năng hấp thụ CO2 khoản 20 – 25 tấn/ha/năm và thải ra 15 – 18 tấn O2/ha/ năm, tạo ra 14 – 18 tấn/ ha/ năm chất hữu cơ. Rừng mưa nhiệt đới thường xanh ở Việt Nam có mức hấp thụ CO2 khoảng 150 tấn/ha/năm, thải 110 tấn O2/ha/năm, chất hữu cơ. Tình trạng phá rừng và khai thác gỗ thiếu bền vững là nguyên nhân tạo ra hơn 20% phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Việc mất diện tích đất rừng, suy thoái rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam ước tính làm phát thải 19,38 triệu tấn CO2, chiếm gần 18,7% tổng lượng khí phát thải của cả nước. Mất rừng ngập mặn sẽ đẩy nhanh quá trình xâm nhập mặn vào đất liền, thúc đẩy quá trình xói lỡ, gây ô nhiểm đất và nguồn nước, lượng mưa giảm, không khí nóng bức hơn, bầu không khí ô nhiểm do lượng khí CO2 tăng [38].

Sản xuất lúa gạo là nguồn chính phát thải khí mêtan. Mức độ của mêtan thải ra phụ thuộc nhiều yếu tố. Lúa nước thải ra khí mêtan trong khi lúa nương không thải ra khí mêtan. Bón phân (hữu cơ hoặc hóa học) cũng ảnh hưởng lớn đến khí mêtan tạo ra, cũng như cách thức mà trong đó dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được xử lý. Các giống lúa cũng ảnh hưởng đến sản xuất mêtan. Phương pháp hiệu quả nhất để giảm lượng phát thải khí mêtan phải được coi như một chiến lược giảm phát thải kết hợp với nhu cầu cấp bách hơn đễ nân cao hiệu quả và tính bề vững của sản xuất lúa gạo [38].

Như vậy, biến đổi khí hậu và sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buột với nhau, không chỉ sử dụng đất phụ thuộc vào khí hậu mà trái lại khí hậu cũng phụ thuộc

lớn vào sử dụng đất dưới hai góc độ thuận lợi và bất lợi. Do đó, V.V. Dacutraep đã nói: “Trong thiên nhiên tất cả đều đẹp đẽ, ngay cả một số nhân tố bất lợi, kẻ thù của sản xuất nông nghiệp như gió lớn, mưa to, hạn hán, gió khô nóng, bao, lốc, tố,… sở dĩ là đáng sợ, vì chúng ta chưa hiểu biết nó và chưa biết khống chế hay né tránh nó. Nó không hung dữ và chỉ cần chúng ta nghiên cứu biết được cánh phòng tránh thì lúc đó nó sẽ có lợi cho chúng ta” [59].

1.1.3. Tổng quan về ngập lụt

1.1.3.1. Định nghĩa ngập lụt

Ngập lụt xảy ra khi lũ trong sông quá lớn, nước lũ tràn qua bờ sông chảy vào các vùng thấp ven sông, thậm chí có khi lũ lớn gây ra vỡ đê cũng làm cho một vùng rộng lớn ở hai bên bờ sông ngập chìm trong nước lũ. Lũ càng lớn, nguy cơ nước lũ tràn đê và gây ra vỡ đê càng lớn và do đó ngập lụt cũng sẽ trầm trọng hơn. Mức độ tác hại của ngập lụt tùy thuộc vào phạm vi độ sâu và thời gian ngập lụt [62].

Ngập lụt là một hiện tượng tự nhiên, gần như xảy ra hàng năm. Lũ do nước sông dâng cao trong mùa mưa. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một con sông ở mức tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần trong năm. Khi nước sông dâng lên cao (do mưa lớn hoặc/và triều cao), vượt qua khỏi bờ, chảy tràn vào các vùng trũng và gây ra ngập trên một diện rộng trong một khoảng thời gian nào đó gọi là ngập lụt. Ngập lụt được gọi là lớn và đặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn và kéo dài về người và của cải [19].

Cấp báo động lũ: Cấp báo động lũ là độ cao mực nước lũ quy định cho từng vị trí trên sông, suối. Mực nước ở mỗi cấp báo động lũ cho biết mức độ nguy hiểm của nước lũ trong sông, suối cũng như mức ngập lụt do nước lũ gây ra [62]. Theo quy định mức nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông theo Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg quy định mức nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 20/03/2020 [8] như sau:

+ Mức báo động I: Ngập một số vùng ven sông.

+ Mức báo động II: Mực nước dâng lên, ngập đường sá vùng thấp, các bãi hao màu, nhà cửa ven sông bị đe dọa, nhà cửa ngập sâu trên diện rộng.

+ Mức báo động III: Nước ngập các trục đường giao thông chính từng đoạn, ngập các kho tàng biển bãi, trường học, nhà cửa, đe dọa tính mạng con người.

1.1.3.2. Các đặc trưng cơ bản của ngập lụt

- Mực nước: là độ cao của mặt nước trong sông tính từ một độ cao chuẩn nào đó (thường là mặt nước biển hoặc theo cao độ quốc gia), thường được biểu thị bằng kí hiệu H và đơn vị là cm.

- Lưu lượng nước: là lượng nước chảy qua một mặt cắt ngang sông trong một đơn vị thời gian, thường biểu thị bằng kí hiệu và có đơn vị là m3/s hoặc l/s.

- Chân lũ lên: là lũ bắt đầu lên (mực nước bắt đầu dâng cao (H1) hay lưu lượng nước bắt đầu lên).

- Đỉnh lũ: là mực nước hay lưu lượng nước cao nhất trong một trận lũ. Một trận lũ có thể có 1 đỉnh (lũ đơn) hoặc 2, 3 đỉnh (lũ kép).

- Chân lũ xuống: là lũ rút xuống thấp nhất, xấp xỉ bằng lúc bắt đầu lên.

- Thời gian lũ lên: thời gian từ thời điểm chân lũ lên đến đỉnh lũ.

- Thời gian lũ xuống: thời gian từ đỉnh lũ đến thời điểm chân lũ xuống.

- Thời gian trận lũ: là khoảng thời gian từ chân lũ lên đến chân lũ xuống

- Cường suất lũ: là sự biến đổi của mực nước trong một đơn vị thời gian, thường lấy đơn vị là cm/h hoặc m/ngày đêm.

- Lượng lũ: là lượng nước do mưa sinh ra trong một trận lũ hoặc trong một đơn vị thời gian nào đó (W, m3) của trận lũ.

- Mô đun đỉnh lũ: là lượng nước lũ lớn nhất (lưu lượng đỉnh lũ, Qmax, m3/s) được sinh ra trên một đơn vị diện tích lưu vực sông trong một đơn vị thời gian, thường có đơn vị là l/s.km2 hoặc m3/s.km2 [32].

1.1.3.3. Nguyên nhân hình thành ngập lụt

Mưa lớn và kéo dài (do bão lớn) là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, ngoài ra ở vùng đồng bằng của sông tiếp giáp với biển, triều cường là một nhân tố làm ngập lụt trầm trọng hơn. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện lũ lớn và bất thường:

- Lưu vực càng rộng thì nước lũ lên chậm nhưng cũng sẽ rút chậm, ngược lại lưu vực hẹp và dài sẽ làm nước lên nhanh, một số trường hợp sẽ hình thành lũ quét, lũ ống…

- Hiện tượng El Nino (do sự nóng lên của vùng biển xích đạo vùng Nam Mỹ Thái Bình Dương) và LA Nina (do sự lạnh lên của vùng biển xích đạo Đông Thái Bình Dương) đã gây ra hiện tượng ngập lụtvà hạn hán trên nhiều vùng khác nhau.

- Rừng bị tàn phá cũng là một trong các nguyên nhân gây nên ngập lụt và xói mòn đất.

1.1.3.4. Phương pháp tiếp cận trong công tác phân vùng ngập lụt

Nghiên cứu tham khảo phương pháp phân vùng lũ theo Trần Như Hối [19], đã phân vùng ngập với các kiểu ngập như sau:

- Ngập do lũ: nguồn nước từ thượng nguồn theo sông gây ngập trên diện rộng. Đặc điểm ngập lũ thường ngập sâu (từ 1m ở vùng ngập nông đến 3,5m ở vùng ngập sâu) và ngập kéo dài liên tục (từ 2 tháng ở vùng ngập nông đến hơn 4 tháng ở vùng ngập sâu)

- Ngập do mưa: một dạng ngập cục bộ không liên tục và phân bố rãi rác khó xác định về diện tích ngập và độ sâu ngập.

- Ngập do triều: bao gồm các vùng ven biển Đông là vùng trũng thấp xen kẽ các giồng cát cao ven biển hay các vùng đất mới lấn ra biển ở các cửa sông.

- Ngập chủ động do canh tác: bao gồm ao nuôi thủy sản, ruộng lúa nước, rừng ngập mặn, vùng canh tác lúa-tôm nước mặn

Sử dụng chỉ số thực vật (NDVI) từ các ảnh vệ tinh cho vùng đất bị ngập qua ở các giai đoạn khác nhau để phân tích. Khu vực đất bị ngập nước có thể được phát hiện bằng cách sử dụng một hoặc hai kênh ảnh viễn thám. Do đó, thuật toán NDVI làm nổi bật các lớp phủ thực vật ở vùng bị ngập.

Ảnh chỉ số thực vật NDVI là dạng đặc biệt của ảnh tỷ số được đề xuất đầu tiên bởi Rouse và các cộng sự năm 1973, nhằm nhấn mạnh vùng thực phủ trên ảnh. Chỉ số NDVI là một thước đo của sự khác biệt trong phản xạ giữa các bước sóng dao động. Đối với ảnh Landsat. NDVI có giá trị giữa -1 và 1, với giá trị 0 - 0,5 là vùng có thảm thực vật thưa, 0,5 -1 cho thấy thảm thực vật dày đặc và các giá trị <0 cho thấy không có thảm thực vật. NDVI của thảm thực vật dày đặc tán và mây sẽ có xu hướng có các giá trị tích cực (0,3-0,8).

Nước (ví dụ là đại dương, biển, hồ và sông) có một phản xạ khá thấp trong cả hai kênh phổ (ít nhất là xa từ bờ biển) và do đó dẫn đến giá trị NDVI rất thấp hoặc khá thấp. Đất thường biểu hiện một phản xạ quang phổ cận hồng ngoại có phần lớn hơn so với các màu đỏ, và do đó có xu hướng tạo ra giá trị NDVI tích cực khá nhỏ (0,1-0,2). Giá trị rất thấp của NDVI (0,1 và bên dưới) tương ứng với khu vực cằn cỗi của đá, cát, hoặc tuyết theo kết quả nghiên cứu của Sunil Narumalani, Donald C. Rundquist, Jill Maeder, Stephen Payton [140].

Chỉ số nước bề mặt (Land Surface Water Index – LSWI): LSWI là chỉ số biểu thị mức độ thay đổi hàm lượng nước của lớp phủ bề mặt, theo cách tiếp cận mới của của Dong, Z. và cộng (2014); Sakamoto et al. (2007); A. S. Islam et al. (2009) để xác định về mặt không gian và thời gian của ngập lụt theo hướng phân loại các chỉ số EVI, LSWI và DVEL cho 4 nhóm đối tượng gồm vùng không ngập, vùng ngập lũ (không lẫn thực vật), vùng hỗn hợp (ngập lẫn thực vật) và vùng ngập nước dài hạn. Tác giả kế thừa có chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện ở khu vực nghiên cứu, trong đó số ngày ngập liên tục để phân biệt giữa ngập lũ và ngập dài hạn (sông, hồ) [80]; [65].

1.1.3.5. Vai trò của loại hình sử dụng đất đối với ngập lụt

Vai trò của loại hình sử dụng đất trong nghiên cứu dòng chảy và lũ rất quan trọng. Trong tự nhiên khả năng điều tiết nước của các loại đất là khác nhau, tuy nhiên trong khai thác đất cho phát triển kinh tế do tác động của con người, mỗi loại hình sử dụng đất cho một năng lực điều tiết nước khác nhau, nước mưa rơi xuống mặt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022