Tác Động Của Số Thu Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Đến Fdi

thuế kép, tác giả cho rằng không có kết luận rõ ràng về ảnh hưởng của thuế suất quốc gia đối với dòng vốn FDI. Sau đó, Wolff (2007), Razin & ctg (2005) theo cách tiếp cận thực nghiệm cho rằng thuế không tác động mạnh mẽ đến FDI. Tác giả sử dụng một dữ liệu bảng các dòng FDI song phương cho 27 quốc gia EU trong giai đoạn 1994 - 2003 và cho kết quả là ảnh hưởng của thuế đối với tổng vốn FDI và vốn chủ sở hữu không có tác động đáng kể.

2.4.1.3 Tác động của số thu thuế thu nhập doanh nghiệp đến FDI

Ngoài các loại thuế suất thuế TNDN (khá đa dạng về kỹ thuật xác định và ý nghĩa phân tích), các nghiên cứu thực nghiệm cũng tập trung vào đại diện là tổng số thu thuế để đánh giá tác động của thuế TNDN đến FDI, với lý do chủ yếu là sự thuận lợi và tương đồng của cơ sở dữ liệu.

Gropp & Kostial (2001) nghiên cứu thực nghiệm các quốc gia trong nhóm OECD (1988 -1997), cho thấy nhìn chung, sau khi thu hút FDI trong đầu những năm 1990 nguồn thu từ thuế doanh nghiệp giảm nhanh, tỷ lệ trung bình giữa thuế doanh nghiệp trên GDP ổn định, mặc dù quy mô của dòng vốn FDI đã tăng hơn nữa. Tuy nhiên, dữ liệu cho từng quốc gia lại cho thấy một xu hướng khác. Ví dụ, ở Nhật Bản và Đức - hai quốc gia có thuế suất doanh nghiệp tương đối cao, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thấp và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cao - sự sụt giảm của nguồn thu thuế doanh nghiệp dường như đã kéo dài. Ngược lại, Hoa Kỳ - vốn là một quốc gia có thuế suất thấp và là nước tiếp nhận dòng vốn FDI đáng kể - dường như đã có sự gia tăng ổn định trong số thu thuế doanh nghiệp. Cuối cùng, các quốc gia thu hút nhiều vốn FDI khi họ đầu tư ra nước ngoài, như Hà Lan và Vương quốc Anh, có tỷ lệ thuế doanh nghiệp trên GDP tương đối ổn định.

Devereux &ctg (2004) xem xét số thu thuế từ thuế doanh nghiệp của Vương quốc Anh từ năm 1980 đến năm 2004, tập trung vào việc giải thích vì sao chính phủ giảm thuế suất theo luật định của doanh nghiệp để thu hút FDI nhưng số thu thuế TNDN vẫn tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Họ kết luận rằng tình trạng này một phần là kết quả của các biện pháp làm tăng độ rộng của cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, quy mô ngày càng tăng và khả năng thích ứng của khu vực tài chính có thể làm tăng thu nhập chịu thuế do khu vực doanh nghiệp tạo ra.

Clausing (2007) nghiên cứu mẫu 29 quốc gia thuộc OECD trong giai đoạn 1979– 2002, bài báo chỉ ra rằng các quốc gia có tỷ lệ vốn FDI cao hơn so với GDP đều chịu

tác động của thuế suất và số thu thuế TNDN, đồng thời cho thấy mối quan hệ parabol dốc hơn giữa thuế suất và số thu thuế TNDN, nghĩa là số thu thuế tăng nhiều hơn với thuế suất thấp và giảm số thu thuế lớn hơn ở thuế suất cao. Kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ parabol giữa thuế suất và số thu thuế , ngụ ý thuế suất thu nhập doanh nghiệp tối đa hóa số thu thuế là 33% cho toàn bộ mẫu. Tỷ lệ tối đa hóa số thu thuế này được nhận thấy sẽ giảm khi các nền kinh tế nhỏ hơn và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, số thu thuế TNDN không chỉ phụ thuộc vào thuế suất luật định do các nhà lập pháp đặt ra, mà còn phụ thuộc vào bề rộng của cơ sở thuế (ví dụ: sự phổ biến của các lỗ hổng chính sách và các thỏa thuận đặc biệt), các cơ hội tránh thuế, sự quyết liệt của các nhà hoạch định thuế, các nỗ lực thực thi do cơ quan thuế của chính phủ thực hiện, các điều kiện kinh tế xác định lợi nhuận của các công ty và tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Hristu-Varsakelis &ctg (2011), xem xét mối quan hệ giữa số thu thuế TNDN (CIT), thuế suất (EART) và dòng vốn FDI cho mẫu 12 quốc gia OECD trong các năm 1982-2005. Tác giả ủng hộ lý thuyết đường cong Laffer (như các tác giả Clausing, 2007, Becker và Fuest, 2007) khi cho kết quả thực nghiệm: đường cong phản ứng số thu thuế doanh nghiệp hình parabol dưới dạng hàm của EATR (nâng lên lũy thừa thứ nhất và thứ hai) và FDI dòng vào. Do đó, tác giả cũng cho quan điểm rằng sự phi tuyến tính có thể phát sinh do phản ứng của cơ sở thuế doanh nghiệp đối với những thay đổi trong thuế suất doanh nghiệp. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể thay đổi do ảnh hưởng của sự thay đổi số thu thuế TNDN.

Số thu thuế TNDN cũng liên quan nhiều đến các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế, gia hạn thuế, điều chỉnh cơ sở thuế, nên được các nhà nghiên cứu quan tâm, chẳng hạn:

Bond & Samuelson (1986) nhận định rằng các nước chủ nhà có thể mất một số nguồn thu từ thuế trong thời gian ngắn nếu miễn thuế để thu hút FDI trong thời gian đầu. Số thu thuế có thể tăng trong dài hạn vì đầu tư nước ngoài sẽ không rút ra sau thời gian miễn thuế đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Mahmood & Chudhary (2013) cho rằng, nguồn thu từ thuế phụ thuộc vào chính sách của chính phủ, có thể nới lỏng thuế trực thu để thu hút đầu tư nước ngoài hoặc áp đặt thu, ví dụ như miễn thuế và tín dụng thuế đối với đầu tư nước ngoài mới và miễn thuế nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu thô và máy móc.

Li & Liu (2005) phân tích chính sách ưu đãi thuế nhằm thu hút FDI tính đến năm 2001 bằng một phân tích thống kê của 52 quốc gia đang phát triển. Ông phát hiện rằng các quốc gia có nền pháp quyền tốt hơn cung cấp các mức ưu đãi thuế thấp hơn và hiệu quả sẽ thu hút FDI mạnh mẽ hơn đối với các nước dân chủ. Trong các nền dân chủ, dòng vốn FDI có liên quan tiêu cực với mức độ khuyến khích thuế. Tác giả kết luận rằng, các ưu đãi thuế dường như là một phần của xu hướng toàn cầu hướng tới cắt giảm thuế doanh nghiệp, điều này chuyển gánh nặng thuế sang tầng lớp trung lưu và người nghèo, làm suy yếu quyền lực chính trị của các nhóm này và phá hoại nền quản trị dân chủ.

Thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia đang phát triển - 9

Azémar & Dharmapala (2019) phân tích tác động của các điều khoản cắt giảm thuế, sử dụng dữ liệu bảng về nguồn vốn FDI song phương từ 23 quốc gia OECD tại 113 nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi trong giai đoạn 2002–2012, tác giả nhận thấy rằng các thỏa thuận tiết kiệm thuế có liên quan đến FDI cao hơn tới 97%. Hiệu lực ước tính tập trung vào năm sau khi các hiệp định giảm thuế có hiệu lực, không có ảnh hưởng trong các năm trước và do đó phù hợp với cách giải thích nhân quả. Những kết quả này phù hợp với việc tiết kiệm thuế là một yếu tố quan trọng quyết định đến FDI ở các nước đang phát triển đối với các MNC từ cả quốc gia trên toàn thế giới và lãnh thổ.

Tuy nhiên, nếu như nhiều nghiên cứu thực nghiệm khẳng định về mối quan hệ tích cực giữa ưu đãi về thuế và thu hút FDI, thì ngược lại cũng có các nghiên cứu thực nghiệm cho rằng ưu đãi thuế thu nhập sẽ không làm tăng FDI, thậm chí gây ra nhiều tiêu cực đối với ngân sách chính phủ. Nổi bật là các nghiên cứu sau:

Easson & Zolt (2002) kết luận rằng kiến thức phổ biến rằng các ưu đãi thuế đối với FDI là cả xấu về lý thuyết và thực tế. Về mặt lý thuyết họ thấy ưu đãi thuế tiêu cực vì họ bóp méo quyết định đầu tư. Trên thực tế, các ưu đãi về thuế được coi là không hiệu quả và dễ bị tham nhũng, do đó kết luận rằng chúng là tiêu cực trong thu hút FDI (Easson & Zolt, 2002). Tuy nhiên, hầu hết tất cả các quốc gia tiếp tục sử dụng chúng vì một số lý do, trong đó chủ yếu là ưu đãi thuế.

Wilson (1999), Wilson (2004) và Fuest (2005), tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh thuế, cho thấy có sự tăng mạnh về cạnh tranh thuế trong những năm gần đây, và tập trung vào xem xét ảnh hưởng của thuế đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả cho rằng: Ưu đãi thuế chỉ cải thiện hiệu quả kinh tế nếu các chính phủ có khả năng quyết định các loại hình và phương tiện sản xuất tốt nhất cho một nền

kinh tế tốt hơn nhà đầu tư tư nhân, các ưu đãi về thuế được coi là không hiệu quả và dễ bị tham nhũng.

Về các công trình nghiên cứu trong nước về tác động của thuế TNDN đến FDI, tác giả cũng thực hiện lược khảo, tuy nhiên còn rất hạn chế vì chính sách thuế TNDN được lồng ghép vào các yếu tố thu hút FDI, chẳng hạn:

Cao Thị Hồng Vinh (2013) nghiên cứu tác động của việc gia nhập WTO đến dòng vốn FDI vào Việt Nam, cho thấy việc giảm thuế suất của Việt Nam cũng giúp thu hút FDI nhiều hơn và các nhà đầu tư còn quan tâm đến thể chế, ổn định chính trị, kiểm soát tham nhũng.

Đặng Văn Cường (2018) đánh giá tác động của gánh nặng thuế (GNT) và tham nhũng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại sáu nước đang phát triển trong khối ASEAN (Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) giai đoạn 1996–2014. Bằng việc sử dụng các phương pháp ước lượng GLS, 2SLS và GMM đối với dữ liệu bảng, kết quả thực nghiệm cho thấy, GNT có tác động nghịch chiều đến FDI, trong khi tham nhũng lại có tác động cùng chiều. Ngoài ra, các yếu tố kinh tế vĩ mô như GDP bình quân đầu người, tỷ lệ đầu tư trong nước và tỷ lệ lạm phát thấp cũng có tác động cùng chiều đến FDI. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý chính sách thu hút FDI.

Có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu mà tác giả thống kê đều kết luận tác động của chính sách thuế đối với FDI. Tuy nhiên, mức độ tác động của thuế là khác nhau, phụ thuộc vào nguồn dữ liệu, phương pháp nghiên cứu, và cả đặc điểm của quốc gia, hoặc nhóm quốc gia mà các tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu phần lớn thuế thu nhập có tác động mạnh mẽ đến dòng FDI, một số nghiên cứu chỉ cho rằng tác động đến một số ngành nghề của FDI, thậm chí có cả trường hợp kết luận ảnh hưởng của thuế đến FDI là không đáng kể.

Để bổ sung và giải thích cho khung lý thuyết về chính sách thuế thu hút FDI, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã ủng hộ cho giả thuyết: thuế TNDN tác động ngược chiều đến FDI, nghĩa là việc tăng thuế TNDN gây tiêu cực cho FDI, hoặc thuế TNDN sẽ không khuyến khích FDI. Nổi bật trong nhiều nghiên cứu chính sách thuế TNDN, các tác giả tập trung nhiều vào phân tích thuế suất thuế TNDN bởi vì sự rõ ràng và sự sẵn có nguồn dữ liệu, tuy nhiên, các tác giả cũng nghiên cứu các loại thuế suất thuế TNDN một cách rất chi tiết, bao gồm nhiều loại thuế suất thuế TNDN (Feld & ctg, 2009).

2.4.2 Ảnh hưởng của FDI từ thiên đường thuế đến cơ sở tính thuế tại các quốc gia đang phát triển

2.4.2.1 Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu vi mô của doanh nghiệp

Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu vi mô của doanh nghiệp tập trung vào việc sử dụng dữ liệu hạn chế trong bảng cân đối kế toán cấp công ty cho các nước đang phát triển, chủ yếu là cơ sở dữ liệu Orbis và Amadeus.

Cobham & Lortez (2014) sử dụng cơ sở dữ liệu Orbis và Amadeus, cơ sở dữ liệu hàng đầu về bảng cân đối kế toán của công ty (bao gồm cả chi nhánh) được cung cấp bởi Bureau van Dijk, là tập dữ liệu lên đến 211.360 công ty riêng lẻ trong 26.795 nhóm công ty để so sánh việc phân phối lợi nhuận giữa công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài đối với các nước đang phát triển. Tác giả nhận thấy rằng việc phân bổ lợi nhuận theo các thước đo của hoạt động kinh tế thực tế sẽ dẫn đến việc phân bổ lại cơ sở thuế. Việc phân bổ lợi nhuận giữa các công ty đa quốc gia sẽ làm giảm cơ sở thuế tổn thất tổng thể khoảng 12%. Vì vậy, việc dịch chuyển lợi nhuận quốc tế có động cơ thuế dẫn đến việc phân bổ sai lợi nhuận sẽ dẫn đến hiện tượng xói mòn thuế. Sau đó, sáng kiến Xói mòn cơ sở và Dịch chuyển lợi nhuận của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2015) ra đời nhằm mục đích đo lường và hạn chế điều này.

Dharmapala (2014) cho rằng sự dịch chuyển lợi nhuận trong các công ty đa quốc gia nhằm tránh thuế hiện đang là chủ đề của các cuộc thảo luận rộng rãi giữa các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt liên quan đến sáng kiến của OECD về 'Xói mòn cơ sở và chuyển dịch lợi nhuận' (BEPS). Tác giả đã tồng hợp tất cả các phương pháp đo lường BEPS của nhiều tác giả trước đây, kết quả cho thấy rằng việc tăng 10 điểm phần trăm chênh lệch thuế suất giữa một công ty liên kết và công ty mẹ của nó sẽ làm tăng thu nhập trước thuế mà công ty liên kết báo cáo thêm 8%.

Zucman (2014) đã đánh giá tầm quan trọng của việc trốn thuế doanh nghiệp và trốn thuế cá nhân thông qua các thiên đường thuế nước ngoài. Bất chấp các sáng kiến chính sách đầy tham vọng để ngăn chặn tình trạng chuyển lọi nhuận sang các thiên đường thuế, các tập đoàn Hoa Kỳ vẫn ghi nhận 20% lợi nhuận của họ tại các thiên đường thuế, tăng gấp 10 lần kể từ năm 1980; thuế suất hiệu dụng của họ đã giảm từ 30% xuống còn 20% trong 15 năm qua, và khoảng 2/3 sự sụt giảm này có thể là do tăng cường tránh thuế quốc tế. Trên toàn cầu, 8% của cải tài chính cá nhân trên thế giới được giữ ở nước ngoài, và các công ty thuộc sở hữu của Hoa Kỳ sẽ phải trả 200 tỷ đô la tiền thuế bổ sung

vào năm 2013 nếu mức thuế doanh nghiệp đã không giảm từ 30% xuống 20% trong giai đoạn 1998-2013.

Johannesen & Pirttilä (2016) sử dụng cơ sở dữ liệu thương mại lớn nhất về bảng cân đối kế toán của công ty là Orbis, được cung cấp bởi Bureau van Dijk ( sử dụng tập dữ liệu của 211.360 công ty riêng lẻ trong 26.795 nhóm công ty). Nghiên cứu cho thấy việc chuyển lợi nhuận quốc tế giữa các công ty, sẽ làm giảm đáng kể cơ sở thuế doanh nghiệp nói chung trong những năm 2003-2011 hơn 10%. Hơn nữa, cơ sở thuế doanh nghiệp giữa các quốc gia phụ thuộc các yếu tố khác nhau. Phát hiện rõ ràng nhất là cơ sở thuế doanh nghiệp bị hạn chế nghiêm trọng ở các nước đang phát triển, và ngày càng tăng đối với các nước có thu nhập thấp hơn.

Clausing (2016) ước tính ảnh hưởng của sự dịch chuyển lợi nhuận đối với sự xói mòn cơ sở thuế doanh nghiệp ở Hoa Kỳ. Tác giả sử dụng dữ liệu khảo sát của Cục Phân tích Kinh tế về các tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1983-2012, và phân tích ước tính mức độ ảnh hưởng của thu nhập nước ngoài đối với gánh nặng thuế của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn. Nghiên cứu cho thấy rằng thu nhập chịu thuế chịu ảnh hưởng rất nhạy cảm với thuế suất doanh nghiệp. Tác giả kết luận rằng việc dịch chuyển lợi nhuận có thể khiến chính phủ Hoa Kỳ phải trả từ 77 đến 111 tỷ đô la số thu thuế từ thuế doanh nghiệp vào năm 2012 và những khoản lỗ số thu thuế này đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Những phát hiện này phù hợp với thực tế về số lượng lớn thu nhập được ghi nhận trong các thiên đường thuế, và nhận thấy rằng sự xói mòn cơ sở thuế doanh nghiệp có thể là một vấn đề lớn ở các nước không có thuế suất thấp.

Tiếp theo hướng nghiên cứu của Clausing (2016), tác giả Cobham (2017), sử dụng dữ liệu khảo sát về hoạt động quốc tế của các tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ do Cục Phân tích Kinh tế (BEA) thực hiện để chỉ ra những sai lệch lớn về lợi nhuận. Một số lượng nhỏ 'thiên đường lợi nhuận' các khu vực pháp lý được coi là đã chiếm một tỷ lệ không cân đối trong tổng lợi nhuận, dẫn đến những bất lợi nghiêm trọng cho hầu hết các quốc gia, bất kể mức thu nhập. Vấn đề tránh thuế doanh nghiệp và các thiên đường thuế có tầm quan trọng hàng đầu đối với nền kinh tế thế giới. Theo tác giả, một phần tư lợi nhuận toàn cầu của các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ có thể được chuyển sang các địa điểm khác với nơi diễn ra hoạt động thực tế cơ bản. Con số ước tính này lên tới khoảng 660 tỷ đô la vào năm 2012, hay gần 1% GDP thế giới. Vì các nhà đầu tư Hoa Kỳ chịu trách nhiệm cho khoảng 1/5 tổng vốn FDI toàn cầu, nên quy mô chuyển

dịch lợi nhuận của tất cả các công ty đa quốc gia trên toàn thế giới có thể dẫn đến sự khác biệt trong dữ liệu đồng bộ toàn cầu. Ngoài ra, mức độ dịch chuyển lợi nhuận của các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ nhìn chung ổn định từ năm 2010 đến 2012 (sau khủng hoảng), và ở mức cao hơn đáng kể so với mức diễn ra trước khủng hoảng vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, các khoản thất thu thuế vẫn chưa được xác định chắc chắn do hạn chế về khả năng thu thập dữ liệu liên quan, một số trong số đó đang được giải quyết bởi các đề xuất Xói mòn cơ sở và Dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD (2015b).

Tuy nhiên, cả hai tác giả Clausing (2016), tác giả Cobham (2017) sử dụng cùng một bộ dữ liệu để ước tính thiệt hại số thu thuế toàn cầu trong khoảng từ 130 tỷ USD đến khoảng 200 tỷ USD. Cả hai nhóm tác giả đều nêu rõ những hạn chế của việc chỉ sử dụng dữ liệu về hoạt động của các công ty đa quốc gia từ một nền kinh tế lớn nhưng cho rằng điều này tốt hơn các lựa chọn thay thế hiện tại.

Tørsløv &ctg (2018) sử dụng dữ liệu Orbis để nhận thấy rằng sự dịch chuyển lợi nhuận đang phổ biến hơn ở các nước kém phát triển hơn. Họ cho rằng điều này có thể giải thích tại sao nhiều nước đang phát triển chọn thuế suất doanh nghiệp thấp bất chấp nhu cầu số thu thuế cấp bách và những hạn chế nghiêm trọng trong việc sử dụng các cơ sở tính thuế khác.

Các nhà nghiên cứu tại các tổ chức quốc tế cũng đã có những đóng góp quan trọng gần đây trong nghiên cứu về xói mòn thuế và dịch chuyển lợi nhuận. UNCTAD (2015) đã sử dụng dữ liệu cấp quốc gia về lợi tức đầu tư trực tiếp nước ngoài để ước tính quy mô tổn thất số thu thuế do chuyển lợi nhuận thông qua cơ quan tài phán đầu tư. Kết quả là các quốc gia có thu nhập thấp hơn bị phát hiện thua lỗ khoảng 100 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. OECD (2015) sử dụng dữ liệu Orbis cấp công ty, ước tính mức thiệt hại toàn cầu từ 100 tỷ USD đến 240 tỷ USD trong năm 2014, hoặc 4% đến 10% tổng số thu thuế TNDN (và lên tới 2,1 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2005–2014). Theo các kết quả nghiên cứu này, việc dữ liệu bảng cân đối kế toán đầy đủ với mức độ phù hợp tương đương ở các quốc gia, và dữ liệu của các 'thiên đường thuế' có thể mang lại ước tính chính xác cao hơn.

2.4.2.2 Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu vĩ mô

Mooij & ctg (2015) đã nghiên cứu toàn diện về ảnh hưởng của lợi nhuận FDI đến xói mòn thuế ở mức độ quy mô toàn cầu. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng cho 173 quốc

gia trong vòng 33 năm để đánh giá tác động của chính sách thuế trong từng khu vực tài chính sang những quốc gia khác. Các tác giả sử dụng dữ liệu về số thu thuế từ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế suất theo luật định từ dữ liệu riêng của Ban Tài chính của IMF, biến phụ thuộc là cơ sở thuế doanh nghiệp, và thuế suất doanh nghiệp của thiên đường thuế là một trong những biến số độc lập, để đánh giá mức độ của tác động của BPES đến số thất thu thuế. Sử dụng cách tiếp cận này, Crivelli ước tính thiệt hại số thu thuế toàn cầu vào khoảng 650 tỷ đô la Mỹ hàng năm, trong đó khoảng một phần ba liên quan đến các nước đang phát triển. Qua đó, Crivelli lập luận, về nguyên tắc, nên hạn chế hoặc không thu hút dòng FDI liên quan đến các thiên đường thuế.

Cobham & Gibson (2016) tổng hợp các dữ liệu và nghiên cứu của IMF về sự phụ thuộc của số thu thuế tương đối nhiều vào thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước đang phát triển để cho thấy rằng: Đối với sự dịch chuyển lợi nhuận doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu của IMF ước tính rằng số thuế tổn thất khoảng 1% GDP đối với các nước OECD và 1,3% đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, so sánh GDP không cho thấy sự khác biệt đầy đủ về mức độ tổn thất, vì các nước đang phát triển nói chung có thu nhập từ thuế thấp hơn: thường là 10–20% GDP, thay vì 30% trở lên ở các nước OECD. Do đó, tỷ lệ thu ngân sách bị tổn thất về cơ bản ở các nước đang phát triển lớn hơn đáng kể so với các nước OECD: thiệt hại ước tính vào khoảng 2–3% tổng thu thuế ở các nước OECD, nhưng đến 6–13% ở những quốc gia đang phát triển. Điều này là bằng chứng ủng hộ quan điểm rằng các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất về số thu thuế tổn thất do sự dịch chuyển lợi nhuận doanh nghiệp.

Reynolds & Wier (2016) mở rộng ước tính của họ đến số thu thuế nhưng chỉ đối với một quốc gia, Nam Phi, nhận thấy rằng việc chuyển dịch lợi nhuận làm giảm thuế - tỷ lệ GDP xuống 0,05 điểm phần trăm. Nếu chính xác, điều đó sẽ cho thấy Nam Phi thành công hơn Hoa Kỳ, chẳng hạn, trong việc ngăn chặn lạm dụng — hoặc cách khác, điều đó có thể chỉ ra rằng Nam Phi hoạt động như một trung tâm chuyển lợi nhuận từ nơi khác, giảm lỗ ròng xuống mức không đáng kể.

Bolwijn & ctg (2018) nhấn mạnh sự dịch chuyển nguồn vốn FDI thông qua các trung tâm đầu tư ra nước ngoài và trung tâm tài chính nước ngoài (OFC), đặc biệt là các thiên đường thuế, đã gây ra tình trạng xói mòn cơ sở thuế BEPS. Về bản chất, thông qua FDI có thể được coi là “động cơ” và chuyển dịch lợi nhuận là “nhiên liệu” của các chương trình tránh thuế của công ty đa quốc gia (MNE). Kết quả phân tích cho thấy vai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023