Đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu tiếp theo về tham gia BHXHTN đối với NLĐ.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả đặt ra hai câu hỏi xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đó là:
Câu hỏi 1: Việc tham gia BHXHTN hiện nay của NLĐ ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đang diễn ra như thế nào?
Câu hỏi 2: Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia BHXHTN hiện nay của NLĐ ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Tương ứng với hai câu hỏi nghiên cứu là hai giả thuyết nghiên cứu giả định trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trong đề tài, nội dung cụ thể của từng giả thuyết như sau:
Giả thuyết 1: Số lượng NLĐ tham gia BHXHTN trên địa bàn huyện Đoan Hùng vẫn còn rất thấp.
Giả thuyết 2: Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXHTN của NLĐ ở huyện Đoan Hùng, có thể kể đến 4 nhóm nhân tố chính như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 1
- Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 2
- Đối Tượng, Khách Thể Và Phạm Vi Nghiên Cứu
- Quy Định Cơ Bản Về Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Nguyên Tắc Của Bảo Hiểm Xã Hội, Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Mức Độ Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Trên Địa Bàn Huyện Đoan Hùng
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
Một là: Đặc điểm cá nhân người tham gia (giới tính, tuổi, học vấn, thu nhập) có ảnh hưởng không nhỏ tới việc nhận thức, lựa chọn tham gia BHXHTN.
Hai là: Nhận thức của NLĐ về mức độ cần thiết và lợi ích khi tham gia BHXHTN chưa đầy đủ.
Ba là: Chính sách BHXHTN còn bộc lộ nhiều bất cập về quyền lợi so với BHXHBB, mức hỗ trợ của Nhà nước còn thấp, thời gian đóng BHXHTN còn dài.
Bốn là: Công tác truyền thông trong việc tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BHXHTN đến NLĐ và Nhân dân còn nhiều bất cập, hạn chế.
9. Khung phân tích
- Đặc điểm cá nhân người tham gia (giới tính, tuổi, học vấn, thu nhập) tham gia.
- Nhận thức, hiểu biết của NLĐ về chính sách BHXHTN.
- Chính sách của BHXHTN (chế độ hưởng, mức hưởng, thời gian đóng, hỗ trợ đóng BHXHTN).
- Truyền thông về BHXHTN.
- Mức độ tham gia BHXHTN của NLĐ.
- Thời gian, phương thức, mức đóng và đối tượng tham gia BHXHTN.
- Mục đích, lợi ích tham gia BHXHTN.
- Mức độ cần thiết và nhu cầu tham gia BHXHTN.
Bối cảnh xã hội cụ thể hiện nay
Biến độc lập
Biến phụ thuộc
10. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị; danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tham gia BHXHTN của NLĐ Chương 2. Thực trạng tham gia BHXHTN hiện nay của NLĐ ở huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Chương 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXHTN hiện nay của NLĐ ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Bảo hiểm
Ngày nay, ở hầu khắp các nơi trên thế giới, ngành bảo hiểm đã chiếm chỗ đứng và vị thế lớn trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và khẳng định vai trò không thể thiếu được đối với nền kinh tế của đất nước. Bởi vì, bảo hiểm có tác dụng rất lớn cả về kinh tế lẫn xã hội. Ông Henny Ford đã viết: “New York không phải là nơi sinh ra loài người nhưng lại là nơi sinh ra các nhà bảo hiểm. Không có bảo hiểm, sẽ không có các tòa nhà chọc trời bởi không một công nhân nào sẽ chấp nhận làm việc ở độ cao như vậy và có nguy cơ bị rơi xuống chết người để lại gia đình khốn khổ. Không có bảo hiểm sẽ không có nhà tư bản nào giám đầu tư hàng trăm triệu đôla để xây dựng các tòa nhà lớn, bởi một tàn thuốc lá có thể biến một tòa nhà ấy thành tro dễ dàng. Không có bảo hiểm, không có ai giám lái xe hơi qua các phố. Một người lái xe giỏi vẫn có ý thức rằng anh ta có thể đâm vào người đi bộ bất cứ lúc nào”[37, tr.11].
Mặc dù đã ra đời và hình thành từ khá sớm, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về bảo hiểm. Ở từng góc độ tiếp cận khác nhau thì khái niệm bảo hiểm được hiểu theo một nghĩa khác nhau. Có thể ghi nhận khái niệm bảo hiểm dưới 3 góc độ tiếp cận như sau:
- Dưới góc độ tài chính“Bảo hiểm là quá trình lập quỹ dự phòng bằng tiền nhằm phân phối lại những chi phí, mất mát không mong đợi” [45, tr.11].
- Dưới góc độ pháp lý “Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường hoặc chi trả về mặt kinh tế, trong đó người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm phải đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm đã quy định. Ngược lại, người bảo hiểm có trách nhiệm
bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro, sự cố bảo hiểm”[45, tr.11].
- Trên phương diện thống kê toán, người ta định nghĩa “Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường (theo quy luật thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia bảo hiểm nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc người thứ ba” [45, tr.11]. Đây được coi là định nghĩa mang tính chung nhất của bảo hiểm, bởi khi người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm.
1.1.2. Bảo hiểm xã hội
Sự ra đời của hệ thống BHXH là một trong những sáng tạo sáng chói của loài người trong lịch sử phát triển xã hội. BHXH luôn là chính sách cốt lõi của hệ thống chính sách ASXH của bất kỳ quốc gia, hệ thống xã hội nào. BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hóa đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước Châu Âu. Từ năm 1883, ở nước Phổ (Cộng hòa liên bang Đức ngày nay) đã ban hành luật BHYT. Một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ mãi đến cuối năm 1920 mới có đạo luật về BHXH [37, tr.29].
Tuy đã ra đời lâu như vậy, nhưng khái niệm về BHXH vẫn chưa có sự thống nhất.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1999): “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con” [46].
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, (tập 1): “BHXH (chính trị, kinh tế), sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất; dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm đảo bảo an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội” [39, tr.150].
Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng đưa ra được khá nhiều cách hiểu khác nhau về BHXH:
- Dưới góc độ pháp luật: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [13, tr.49].
- Dưới góc độ tài chính: “BHXH là quá trình san sẻ rủi ro và san sẻ tài chính giữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật” [13, tr.49].
Có quan điểm lại cho rằng: “BHXH là sự đảm bảo đời sống vật chất cho NLĐ và gia đình họ khi có nguy cơ mất an toàn về kinh tế do bị giảm hoặc mất khả năng lao động thông qua sử dụng nguồn quỹ huy động từ người tham gia và sự tài trợ của Nhà nước” [37, tr.12].
Như vậy, có rất nhiều các định nghĩa, khái niệm khác nhau về BHXH. Ở Việt Nam, khái niệm BHXH được quy định thống nhất trong Luật BHXH, 2014. Đây là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu liên quan đến chính sách BHXH ở Việt Nam. Định nghĩa như sau: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [33, tr.2]. Từ khái niệm cho ta thấy, BHXH có vai trò rất quan trọng, là trụ cột
cơ bản, là “xương sống” của hệ thống ASXH quốc gia. BHXH có tác dụng góp phần đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi NLĐ bị giảm hoặc bị mất thu nhập do các yếu tố như (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi hết tuổi lao động hoặc chết). Ở nước ta hiện nay, BHXH cơ bản bao gồm BHXHBB và BHXHTN.
1.1.3. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
BHXHBB là loại hình được áp dụng cho những người có quan hệ lao động (QHLĐ), làm việc trong khu vực Nhà nước hoặc doanh nghiệp thì phải đóng BHXHBB, trong đó có cả phần của doanh nghiệp và NLĐ. Khi tham gia BHXHBB thì NLĐ được hưởng 5 chế độ (ngắn hạn: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp) và dài hạn (hưu trí và tử tuất).
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật BHXH 2014 thì “BHXHBB là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và người sử dụng lao động phải tham gia” [33, tr.2].
Như vậy ta thấy, đối với loại hình này, cả hai bên trong QHLĐ (NLĐ và người sử dụng lao động) đều có trách nhiệm tham gia đóng góp để tạo dựng quỹ BHXH.
1.1.4. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Ở Việt Nam BHXHTN là một trong những chính sách ASXH của Đảng và Nhà nước, mang tính nhân văn nhân đạo sâu sắc, là loại hình dịch vụ công, hoạt động phi lợi nhuận, lấy hiệu quả xã hội làm mục đích. Đây là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức. Ngày 29/06/2006, Quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua Luật BHXH. Đây là sự kiện pháp lý quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách BHXH, mở rộng đối tượng tham gia, thụ hưởng BHXH đến khu vực lao động PCT, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền lợi của người tham gia BHXH. Với sự kiện ra đời của Luật BHXH số 71/2006/QH11 đã quy định chính sách BHXHTN cho NLĐ và được thực hiện kể từ ngày 01/01/2008. Lần đầu tiên trong Lịch sử Việt Nam mọi NLĐ (nông
dân, lao động khu vực PCT) có cơ hội được tham gia BHXHTN. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện chính sách ASXH cho NLĐ và Nhân dân. Sau 07 năm thực hiện (2008 – 2014), ngày 20/11/2014 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật BHXH số 58/2014/QH13 thay thế Luật BHXH số 71/2006/QH11 nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng, tiếp tục mở rộng diện bao phủ BHXH, đảm bảo quyền lợi của người tham gia ngày một tốt hơn. Tại Điều 3 nêu rõ “BHXHTN là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất”[33, tr.2].
Nội hàm của khái niệm đã cho thấy toàn bộ nội dung để thực hiện chính sách BHXHTN cho NLĐ. Thứ nhất, khi nói đến BHXHTN điều đầu tiên chúng ta thấy, đây là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và được Nhà nước bảo hộ. Nhà nước ban hành ra chính sách để mọi NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHXHBB đều có thể tham gia vào loại hình BHXHTN này. Nhà nước tổ chức ra thì đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ quản lý và có chính sách vận động, tuyên truyền để NLĐ tham gia vào loại hình BHXHTN với mục đích là giúp NLĐ có cuộc sống ổn định khi hết tuổi lao động, giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước, cho cộng đồng, gia đình và góp phần đảm bảo công bằng trong xã hội. Thứ hai, đây là loại hình BHXHTN, chính vì vậy NLĐ có quyền quyết định tham gia hay không tham gia là do bản thân NLĐ quyết định. Nhà nước không ép buộc NLĐ phải tham gia, Nhà nước chỉ khuyến khích, vận động NLĐ tham gia để phục vụ lợi ích cho chính bản thân và gia đình NLĐ. Thứ ba, khi NLĐ tham gia BHXHTN thì NLĐ có quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng sao cho phù hợp với thu nhập của NLĐ và đảm bảo nguyên tắc có đóng – có hưởng, đóng cao hưởng cao và đóng thấp hưởng thấp. Thứ tư, khi tham gia BHXHTN thì người tham gia còn được sự hỗ trợ của Nhà nước, người tham gia BHXHTN chỉ cần đóng phần trách
nhiệm đóng của mình. Đây là chính sách rất nhân văn của Đảng và Nhà nước ta. Thứ năm, khác với BHXHBB, BHXHTN chỉ được hưởng 2 chế độ cơ bản đó là hưu trí và tử tuất. Nhà nước chỉ thực hiện 2 chế độ dài hạn này đối với NLĐ tham gia BHXHTN.
1.1.5. Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tham gia BHXHTN là tiết kiệm cho tương lai. Khi tham gia BHXHTN NLĐ được hưởng lương hưu hàng tháng, được cấp thẻ BHYT miễn phí để chăm sóc sức khỏe, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất… Đây là một trong những lợi ích thiết thực mang lại đối với người tham gia BHXHTN. Vậy tham gia BHXHTN là gì? Ít có nghiên cứu đề cập cụ thể đến khái niệm này, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích, tác giả nhận thấy: Tham gia BHXHTN là người tham gia hoàn toàn được tự nguyện lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với khả năng thu nhập của mình và gia đình để đóng vào quỹ BHXH với mục đích cuối cùng là đảm bảo ASXH cho người tham gia khi hết tuổi lao động, về già sẽ được hưởng hưu trí và tử tuất.
1.1.6. Người lao động
Khi đề cập đến khái niệm NLĐ, ở mỗi quốc gia lại có quan điểm khác nhau. Ở Việt Nam, khái niệm NLĐ thường được nhìn nhận dưới góc độ pháp luật. Tuy nhiên, khái niệm NLĐ không phải lúc nào cũng bất di bất dịch không thay đổi mà nó luôn thay đổi cho phù hợp với từng thời kỳ, quá trình phát triển của đất nước.
Bộ Luật Lao động (1994) tại Điều 6 ghi nhận “NLĐ là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ)” [30, tr.1].
Bộ Luật Lao động (2012) tại Khoản 1, Điều 3 nêu “NLĐ là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động” [31, tr.1].
Mới nhất, ngày 20/11/2019 Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 8 đã ban hành Bộ Luật Lao động. Khoản 1, Điều 3 nêu rõ “NLĐ là người làm việc cho