khoảng 8.000 người. Số đồng.
tiền thu được sẽ là: 8.000 x 100.000 (đồng) = 800 triệu
=> Tổng lợi ích thu được đến năm 2011 sẽ là: 16,85 tỷ đồng.
Từ những số liệu trên, cho được bảng lợi ích và chi phí để tính Hiện giá lợi ích ròng (NPV) của dự án.
Bảng 4.8. Bảng Lợi Ích và Chi Phí Từ Hoạt Động Du Lịch
Chi Phí | Lợi ích | Lợi ích ròng | Hệ số chiết khấu | Hiện giá lợi ích ròng | |
0 | 35,1 | -35,1 | 1 | -35,1 | |
1 | 24 | -24 | 0,909091 | -21,8182 | |
2 | 16,85 | 16,85 | 0,826446 | 13,92562 | |
3 | 16,85 | 16,85 | 0,751315 | 12,65965 | |
4 | 16,85 | 16,85 | 0,683013 | 11,50878 | |
5 | 16,85 | 16,85 | 0,620921 | 10,46252 | |
6 | 16,85 | 16,85 | 0,564474 | 9,511386 | |
7 | 16,85 | 16,85 | 0,513158 | 8,646714 | |
8 | 16,85 | 16,85 | 0,466507 | 7,860649 | |
9 | 16,85 | 16,85 | 0,424098 | 7,146045 | |
10 | 16,85 | 16,85 | 0,385543 | 6,496404 | |
11 | 16,85 | 16,85 | 0,350494 | 5,905822 | |
12 | 16,85 | 16,85 | 0,318631 | 5,368929 | |
13 | 16,85 | 16,85 | 0,289664 | 4,880845 | |
14 | 16,85 | 16,85 | 0,263331 | 4,437132 | |
15 | 10 | 16,85 | 6,85 | 0,239392 | 1,639836 |
16 | 16,85 | 16,85 | 0,217629 | 3,667051 | |
17 | 16,85 | 16,85 | 0,197845 | 3,333683 | |
18 | 16,85 | 16,85 | 0,179859 | 3,030621 | |
19 | 16,85 | 16,85 | 0,163508 | 2,75511 | |
20 | 16,85 | 16,85 | 0,148644 | 2,504645 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Đoạn Thị Trường Dựa Trên Các Yếu Tố Kinh Tế - Xã Hội
- Một Số Giải Pháp Giúp Đẩy Mạnh Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại V Núi Chúa
- Quy Định Trách Nhiệm Và Nhiệm Vụ Của Các Cơ Quan Liên Quan Đến Hoạt Động Du Lịch Tại Vqg Núi Chúa.
- Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận - Nguyễn Đình Ngọc - 11
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
Từ bảng trên, đã tính được NPV = 68,823, với suất chiết khấu là 10%. Với NPV dương cho thấy việc đầu tư cho hoạt động DLST tại VQG Núi Chúa là hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Mặt khác, khi hoạt động DLST được đẩy mạnh tại VQG Núi Chúa sẽ góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong vùng. Qua đó, phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, đường xá sẽ tăng lên đáng kể do ngành du lịch mang lại. Hoạt động DLST tại đây phát triển mạnh sẽ làm tăng sự liên kết khai thác tiềm năng du lịch theo cụm
du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt. Đồng thời khu vực nghiên cứu là một điểm du lịch quan trọng trong hệ thống tài nguyên du lịch chính của tỉnh.
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
VQG Núi Chúa có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận. Quá trình nghiên cứu đề tài đã nêu bật lên được những hình ảnh, điểm mạnh, cơ hội của Núi Chúa: vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên DLST phong phú, khả năng phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn. Đây là những thế mạnh trong việc thu hút du khách, các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thời gian qua, tiềm năng DLST ở đây vẫn chưa được khai thác đúng mức, nhiều nguồn tài nguyên vẫn chưa có khả năng phát huy tác dụng.
Đa dạng sinh học ở VQG Núi Chúa và đa dạng văn hóa là một tiềm năng
DLST và du lịch thiên nhiên lớn. Tính bền vững của du lịch phụ thuộc vào sự phát triển đầy đủ của nó và cần phải được xem xét song song với ưu tiên số một là bảo tồn. Cần xây dựng một chiến lược lâu dài cho khu vực nhằm mục đích này và chiến
lược này được thực hiện thông qua các kế hoạch hành động cho từng địa điểm.
Trong bất kỳ trường hợp nào, các nhóm xã hội khác nhau cũng cần được tham gia vào quá trình lập kế hoạch.
Phát triển DLST chắc chắn sẽ là một chính sách bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý VQG hiệu quả hơn. Yêu cầu tiến hành nghiên cứu tác động môi trường cần phải được mở rộng tới tất cả các công trình xây dựng có thể ảnh hưởng tới VQG hay sự phát triển DLST.
Dựa vào những điểm mạnh đã phân tích ở trên và những hạn chế trong quá trình phát triển, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho chiến lược cho hoạt động du lịch tại địa phương như: nhanh chóng hoàn thiện CSHT – CSVC, nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý VQG, hướng dẫn viên du lịch sinh thái xây dựng và
quảng bá hình ảnh của Núi Chúa qua các kênh tiếp thị của tỉnh Ninh Thuận, int ernet, các t ạp chí chuyên ngành du lịch trong và ngoài nước.
Quản lý DLST và du lịch thiên nhiên phải được hiểu là một lĩnh vực quản lý của khu vực và chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo tính hiệu quả và đảm bảo thực hiện được mục tiêu chính của nó, đó là nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
5.2. Đề nghị
Cần khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình lập kế hoạch, các chương trình hành động và dịch tư vấn, giữa công tác quản lý VQG, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội liên quan tới phát triển du lịch.
Cần đề phòng những tác động tiêu cực do du lịch gây ra, do đó:
VQG Núi Chúa cần được chia thành các vùng, luôn coi việc sử dụng vì mục đích công cộng là một biến số tại mọi thời điểm và nó phải được xem xét cùng với những yêu cầu về bảo tồn.
Cần thực hiện các chương trình thích hợp nhằm xác định khả năng phát triển
DLST, và nếu có thể
thì xem cần tổ
chức hoạt động nào. Cũng cần phải có các
phương pháp tính sức chứa khách tham quan.
Cần xây dựng các qui định / qui chế dành cho khách tham quan và các công ty điều hành du lịch.
Cần thực hiện các chương trình chuẩn để giám sát các nguồn tài nguyên của
VQG.
Cần xây dựng những hướng dẫn nhằm giảm thiểu tác động của nhà nghỉ
DLST với thiết kế kiến trúc hòa hợp thiên nhiên, sử dụng nguồn năng lượng, nước cũng như quản lý chất thải hợp lý.
Bằng mọi cách khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia phát triển DLST, đem lại lợi ích cho họ và tránh những rủi ro có thể hay những tác động tiêu cực.
Cần chú ý tới chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Cụ thể là cần có chương trình đào tạo cụ thể đối với cán bộ làm việc trong ngành du lịch và cần có hệ thống chứng nhận và quản lý chât lượng.
Cần tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi tiến hành dự án DLST. Các chương trình này cần được thực hiện với các kỹ thuật tiếp thị một cách thống nhất.
Phải đảm bảo an toàn cho du khách về sinh mạng, của cải và tài sản bằng cách tổ chức đội ngũ bảo vệ an ninh cho từng khu vực.
Trong quá trình phát triển DLST, cần phải chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và cảnh quan nguyên sơ của vùng này. Đặc biệt phải giữ được mối quan hệ thân thiện giữa người dân địa phương và khách du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tôn Thất Đào, Môn Dự Án Đầu T ư, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, 2006.
Lê Xuân Nhật, 2006. Báo Cáo Điều Tra Khảo Sát Kinh Tế - Xã Hội Ba Xã Vùng Đệm: Vĩnh Hải, Nhơn Hải và Tri Hải thuộc Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận
Cẩm Nang Quản Lý và Phát Triển Du Lịch Sinh Thái ở Các Khu Bảo Tồn Thiên
Nhiên Phía Bắc Việt Nam. AECI và Fundesco, 2004.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án khu du lịch Bình Tiên, Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường Ninh Thuận.
TS. Lê Xuân Cảnh, Báo cáo Kết quả khảo sát khu hệ động vật Khu bảo tồn thiên nhiên rừng khô hạn Núi Chúa,Tỉnh Ninh Thuận, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật Hà Nội.
Đỗ Thị Tuyết Thanh, 2007. Nghiên cứu chiến lược marketing địa phương trong ngành du lịch tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
TS.KTS Lê Trọng Bình, 2005. QuyHoạc khu Du Lịch Khu Du Lịch Chuyên Đề Ninh Chữ Vĩnh Hy hoạch khu du lịch chuyên đề Ninh Chữ - Vĩnh, Viện nghiên cứu phát triển du lịch.
Báo Cáo Đánh Giá Tác Động MôiTrường Dự Án Khu Du Lịch Sinh Thái Vĩnh Hy.
Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường Ninh Thuận, Sở Tài Nguyên Môi Trường Ninh Thuận.
TUOITRE ONLINE, Thứ Hai, 29/10/2007, 17:26
Phòng thống kê UBND huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Sở Thương Mại và Du Lịch Ninh Thuận
http://www.nea.gov.vn/html/DDSH/dulieu1/khainiem/khai_niem_da_ dang_sinh_hoc.htm
http://www.nea.gov.vn/html/DDSH/dulieu1/khainiem/khai_niem_da_dang
_sinh_hoc.htm. http://www.ninhthuantourist.com.vn/ThangCanh.asp?id=30e5
Phụ Luc 1. Phiếu Phỏng Vấn Du Khách
PHIẾU LẤY THÔNG TIN VỀ KHÁCH DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA
Núi Chúa, ngày…….tháng .......năm 2008
Kính thưa quý du khách đã đến với VQG Núi Chúa, Tôi là Nguyễn Đình Ngọc – Sinh viên Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh. Hiện tại, tôi đang tiến hành thu thập dữ liệu về du lịch để thực hiện Luận văn Cử nhân Kinh tế với chủ đề: "Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Qua Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận”.
1. Các thông tin chung về người được phỏng vấn
a. Họ và tên:....................................................................................................
b. Tuổi…………………………………………………………………… c. Nghề nghiệp:………………………………………………………….. d. Giới tính:……………………………………………………………... e. Trình độ học vấn…………………………………………………….
f. Mức thu nhập bình quân……………………………………….(đồng/ tháng)
g. Ông bà đến đây từ tỉnh thành nào?……………………………….........
h. Trong chuyến du lịch này ông bà còn đến địa điểm nào khác ngoài điểm du lịch này? Nếu có, đó là ………………….
2. Trước đây ông / bà đã từng đến địa điểm du lịch này lần nào chưa?
Chưa
3 lần
1lần
4 lần
2 lần
Khác
3. Mục đích của ông / bà đến điểm du lịch này là:
Vui chơi giải trí
Nghiên cứu khoa học
Công việc
Trải nghiệm cuộc sống mới và khác lạ
Khác
4. Ông / bà tới địa điểm du lịch này là:
Đi một mình
Đi theo đoàn gồm............................. người
5. Ông / bà dự định ở lại địa điểm du lịch này bao lâu?..................................( ngày)
6. Ông / bà đến với VQG Núi Chúa thông qua kênh truyền thông nào?
Sách, báo, tạp chí Truyền miệng
Internet, ti vi Trung tâm lữ hành
Tờ rơi
Câu lạc bộ thanh niên
Sách nhỏ quảng cáo du lịch
Bạn bè
Phim Khác……….
7. Các điểm thu hút khách du lịch đến VQG Núi Chúa
Rừng khô hạn tự nhiên
Khu vực hoang sơ
Cây và hoa
Ngắm động vật hoang dã
Các bãi san hô
Nền văn hóa bản địa
Di tích lịch sử
8. Tại điểm du lịch này ông / bà thích nhất hoạt động nào trong các hoạt động dưới đây:
Đi bộ
Tìm hiểu về
thiên nhiên
Tìm hiểu văn hóa bản địa
Ngắm san hô
Xem động vật hoang dã
9. Trong điểm du lịch này ông bà muốn đến những nơi nào nhất: ....................................................................................................................................
.......