hầu hết các thị trường Châu Á – TBD. Tuy nhiên, vị trí độc tôn của kênh phân phối này đã mất đi khi xuất hiện kênh phân phối thay thế như kênh ngân hàng – bảo hiểm (Bancassurance) với tầm quan trọng ngày càng lớn. Hơn nữa, ngày càng có nhiều hoạt động liên minh, liên doanh, mua lại và sáp nhập (M&A) giữa ngân hàng và bảo hiểm cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của Bancassurance. Trong thực tế, Bancassurance đang phát triển vào một mô hình phân phối riêng biệt.
Ở châu Á, mô hình Bancassurance không có mô hình hoạt động nào điển hình. Thay vào đó là một chuỗi các mô hình hoạt động của Bancassurance được hình thành theo mức độ liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm.
Các ngân hàng hoạt động như một đại lý để trở thành một hoặc một số hãng bảo hiểm thông qua những hiệp định thỏa thuận liên kết làm đại lý. Liên kết chặt hơn ở loại hình công ty cổ phần giữa ngân hàng và bảo hiểm và chặt chẽ hơn nữa là ở loại hình tự sở hữu với hình thức ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm hoặc ngân hàng cổ phần với các hãng bào hiểm đa năng. Tuy nhiên, ở một số nước châu Á, do hiện nay có những quy định hạn chế, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh, chưa tạo điều kiện cho Bancassurance phát triển đã khiến cho các ngân hàng hoạt động như các nhà phân phối cho hãng bảo hiểm. Hơn nữa, trong thời gian thiết lập các mối quan hệ ở châu Á, ngân hàng thường là bên giữ thế
chủ động trong các cuộc đàm phán, thỏa thuận và hầu như không có trường hợp ngoại lệ. Điều này phản ánh thực tế là nhiều hãng bảo hiểm để có được mong muốn tham gia vào liên doanh với ngân hàng. Nhiều ngân hàng châu Á chỉ đơn thuần mới đặt chân vào thị trường bảo hiểm, chưa có thể kích hoạt được mô hình hoạt động của Bancassurance, kết quả là mức độ liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm còn yếu.
Châu Á hiện nay có ít nhất 12 thị trường BHNT với các nền văn hóa, chính trị và chế độ pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, cái gì là điểm chung giữa các thị trường? Đó chính là sự quan tâm tới Bancassurance. Theo báo cáo của LIMRA (phát hành tháng 12/2009), thị phần Bancassurance đang tăng trưởng nhanh tại các nước châu Á và chiếm một vai trò quan trọng trong thị trường bảo hiểm. Ở một số nước, Bancassurance chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng phí BHNT như Malaysia 49% (2007), Hongkong 40% (2008), South Korea 31% (2008)…
Hai thị trường châu Á đang thu hút được nhiều sự quan tâm tới tiềm năng phát triển quy mô Bancassurance hiện nay đó là Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù thị trường bảo hiểm tương đối trẻ, nhưng thực sự Bancassurance đang phát triển mạnh mẽ ở cả hai quốc gia này. Ở Trung Quốc, tỷ lệ phí bảo hiểm thu qua kênh Bancassurance đã tăng vọt từ 3% trên tổng doanh thu phí vào năm 2001 lên tới 25% vào năm 2003. Đặc biệt tháng 4/2009, bốn ngân hàng nhà nước thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc. Đây là kết quả của việc cải tổ khung pháp lý cho phép các ngân hàng thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc mình. Ấn Độ mở cửa cho tư nhân cạnh tranh từ 10 năm trước, và cho đến nay Bancassurance phát triển rất mạnh mẽ. Ban đầu, hầu hết các công ty bảo hiểm hình thành mối quan hệ với các ngân hàng. Sau đó, từ các mối quan hệ đó dần dần thiết lập mối quan
hệ ấy ở mức cao hơn, liên kết trở thành các đối tác liên doanh. Hiện nay, chi
nhánh ngân hàng là một cách để mở rộng Bancassurance ở các nước có địa lý rộng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.
Ở Hàn Quốc, Bancassurance chỉ mới xuất hiện từ tháng 9/2003 nhưng nó đã giúp cho các tổ chức tài chính như ngân hàng, các công ty môi giới và công ty quản lý quỹ mà đã đáp ứng được những yêu cầu nhất định về mặt pháp lý, có thể bán các sản phẩm bảo hiểm. Từ ngày 1/9/2003 đến ngày 31/12/2004, phí BHNT thông qua kênh phân phối Bancassurance đã đạt tới 2,45 nghìn tỷ uôn, tương đương 7,7% tổng phí bảo hiểm thu được
Bảng 3: Tỷ lệ doanh thu khai thác mới thông qua kênh Bancassurance trong tổng doanh thu khai thách mới.
Phí BHNT năm 1998 | Phí BHNT năm 2005/2006 | |
Trung Quốc | Dưới 10% | 33.9% |
Hồng Kông | 15.1% | 33.1% |
Ấn Độ | Không đáng kể | 4.61% (15.4% trong khu vực tư nhân) |
Malaysia | 6% | 48% |
Singapore | 26% | 26% |
Đài Loan | 1% | 37.5% |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurane vào thị trường bảo hiểm Việt Nam - 3
- Thành Lập/ Mua Lại Các Đại Lý Hoặc Công Ty Môi Giới
- Thực Trạng Và Xu Hướng Phát Triển Của Mô Hình Bancassurance Trên Thế Giới
- Thực Trạng Vận Dụng Mô Hình Bancassurance Tại Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam
- Thực Trạng Triển Khai Mô Hình Bancassurance Tại Việt Nam
- Mô Hình Tập Đoàn Dịch Vụ Tài Chính
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Nguồn: Theo thống kê của HSBC.
Singapore và Hồng Kông đã chứng tỏ rõ nét là những quốc gia có nền kinh tế khá ổn định, có hệ thống luật pháp và hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ, cùng với quá trình phát triển ổn định trong thời gian dài. Cho nên, hoạt động của mô hình Bancassurance đem lại hiệu quả gần như tương đồng giống châu Âu. Đặc biệt, với thị trường Trung Quốc, rõ ràng đây là thị trường lớn, có nhiều cơ hội kinh doanh và chính phủ Trung Quốc cũng đã có những cải cách hợp lý, do đó theo dự đoán thì Trung Quốc có thể trở thành 1 trong 5 thị trường lớn về Bancassurance. Xu hướng trong tương lai Bancassurance sẽ là hình thức phân
phối bảo hiểm phát triển nhanh nhất và sẽ thay thế cho các kênh phân phối truyền thống và Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng chung này.
Bảng 4: Tỷ lệ % phân phối bảo hiểm qua kênh Bancassurance ở một số thị trường châu Á.
BHPNT | BHNT | |||||||
B | Đại lý | Môi giới | Khác * | B | Đại lý | Môi giới | Khác * | |
Nhật Bản | n.a | 92.9 | 0.2 | 7.0 | n.a | n.a | n.a | n.a |
Hàn Quốc | 4.0 | 49.7 | 0.9 | 45.4 | 8.5 | 91.5 | ||
Trung Quốc | n.a | 45.4 | 2.0 | 52.6 | 16.3 | 83.7 | ||
Đài Loan | n.a | 62.0 | 30.0 | 8.0 | 33.0 | 11.7 | 6.6 | 48.7 |
Malayxia | 10.0 | 40.0 | 23.0 | 27.0 | 45.3 | 49.4 | 2.4 | 2.9 |
Nguồn: Swiss Re, sigma No 5/2007. Số liệu các nước năm 2005, ngoại trừ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan năm 2004.
Mặc dù các hãng bảo hiểm đã rất hào hứng tham gia vào mối quan hệ với các ngân hàng, nhiều ngân hàng lại đưa ra quá nhiều yêu cầu về điều kiện tài chính và điều kiện hoạt động. Do vậy, có rất ít mối quan hệ được tạo ra giữa ngân hàng và bảo hiểm, còn trong những mối liên kết đã được tạo ra thì các bên tham gia lại cực kỳ căng thẳng khiến nhiều cuộc đàm phán cam kết các bên cùng có lợi không đi đến thỏa thuận cuối cùng. Do đó hạn chế cơ hội thành công của Bancassurance. Ngoài ra, một số mối quan hệ phát triển dựa trên những điều kiện tài chính hấp dẫn trước mắt hơn là tiềm năng tài chính dài hạn sau này. Kết quả là, chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ của hoạt động Bancassurance đang hoạt động ở châu Á thực sự thành công.
Bancassurance đã rất thành công ở châu Âu, và nó cũng phát triển rất nhanh ở châu Á trong những năm gần đây. Mặc dù có những biến động ảnh
hưởng khá lớn tới hoạt động của Bancassurance do những chính sách không hợp lý, tuy nhiên sau khi điều chỉnh và xóa bỏ những chính sách không hợp lý này, ngân hàng và bảo hiểm đã có những chiến lược hợp lý, thúc đẩy nhau để phát triển Bancassurance. Các công ty bảo hiểm ở châu Á đang đặc biệt quan tâm đến Bancassurance, đồng thời tiến hành thực hiện đa dạng hóa các kênh phân phối và hướng tới thị trường cấp cao hơn, với những khách hàng hiểu biết và khó tính hơn.
Thực tế cho thấy, với những cải tiến và chấp nhận Bancassurance ở châu Á, các công ty bảo hiểm nước ngoài kinh doanh tại châu Á đã nhanh chóng chứng minh kinh nghiệm trong việc phối hợp với ngân hàng phát triển mô hình Bancassurance. Các công ty mới thâm nhập vào thị trường tại châu Á cũng đã sẵn sàng xây dựng lực lượng Bancassurance để cạnh tranh với những đối thủ hiện tại. Hiện nay, các công ty bảo hiểm nước ngoài, với những kinh nghiệm phối hợp với các ngân hàng đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển Bancassurance ở châu Á cũng như các kênh phân phối khác. Tóm lại, các công ty nước ngoài, kinh doanh Bancassurance chiếm khoảng 3/4 . Trong khi đó, ngược lại các ngân hàng trong nước và liên doanh chiêm phần lớn trong thỏa thuận hợp tác Bancassurance, và các ngân hàng chỉ chiếm có 2% trong việc hợp tác này.
Có được thành công của Bancassurance như ở châu Âu là do có một sự so sánh về môi trường kinh doanh, những yếu tố mang tính quyết định ảnh hưởng đến kênh phân phối này ở cả hai khu vực để có thấy được những tiềm năng của thị trường Bancassurance ở châu Á.
3.3. Thị trường bảo hiểm tại Mỹ và châu Mỹ Latinh
Ở châu Mỹ Latinh, mô hình Bancassurance cũng khá phát triển. Mô hình hoạt động của Bancassurance hầu như được bắt đầu từ một ngân hàng trong nước liên doanh với một hãng bảo hiểm nước ngoài, ngân hàng mua toàn bộ
hoặc một phần công ty bảo hiểm nước ngoài trong các liên doanh hoặc thành lập
một công ty bảo hiểm mới. Do đó, các ngân hàng giữ vai trò chi phối trong thị trường bảo hiểm ở châu Mỹ Latinh. Tại Brazil, ngân hàng kiểm soát hơn 65% thị trường bảo hiểm. Các bên thường thực hiện liên doanh liên kết Bancassurance nhằm bổ sung vốn và làm tăng giá trị cổ đông.
Mô hình hoạt động của Bancassurance phổ biến hiện nay hình thức liên doanh giữa một ngân hàng và công ty bảo hiểm để có quyền sở hữu chung trong một công ty bảo hiểm liên doanh. Các công ty bảo hiểm nước ngoài thường trả ngay lập tức khoản tiền thưởng cho ngân hàng cộng với một khoản tiền thưởng trả chậm phụ thuộc vào doanh số và lợi nhuận đạt được. . Các khoản tiền thưởng trả ngay và trả chậm giúp tăng 25% trong thị trường vốn và tăng 32% trong vốn chủ sở hữu của các ngân hàng tại thời điểm khởi đầu của liên doanh. Ngân hàng, các nhân viên của ngân hàng, hay các đại lý cũng nhận được một khoản hoa hồng từ công ty bảo hiểm liên doanh.
Năm 1999, Mỹ thông qua Đạo luật Gramm – Leach Bliley[2], theo đó cho phép sử dụng nhiều kênh phân phối qua các ngân hàng và các công ty bảo hiểm. Trước đó, công ty bảo hiểm Travelers Group và ngân hàng Citticorp đã sáp nhập với nhau và tạo bước khởi đầu cho hoạt động Bancassurance. Thế nhưng chỉ từ khi Đạo luật Gramma – Leach Bliley ra đời và có hiệu lực thì liên kết ngân hàng
– bảo hiểm mới thực sự có động lực và cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, với ngành ngân hàng phát triển lớn mạnh, hệ thống ngân hàng qua Internet và hệ thống máy ATM có mặt hầu như ở khắp mọi nơi, nước Mỹ có những điều kiện thuận lợi để triển khai và phát triển mô hình Bancassurance.
[2] Đạo luật hiện đại hóa hệ thống Tài chính – một đạo luật cải cách toàn diện cơ cấu hoạt động tài chính.
Với việc dỡ bỏ các quy định đối với khu vực tài chính tại hầu hết các nước châu Mỹ Latinh mà các ngân hàng được phép bán các sản phẩm bảo hiểm. Các chuyên gia tài chính nhận định tiềm năng phát triển Bancassurance ở các nước châu Mỹ Latinh là rất lớn.
Tại Braxin, các ngân hàng đã nhanh chóng tham gia vào các hoạt động bảo hiểm từ những năm 1970. Điều này giải thích tại sao ngày nay các ngân hàng lại giữ vai trò chủ chốt trong việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm và chiếm hơn 25% tổng số phí bảo hiểm thu được thông qua kênh phân phối Bancassurance.
Bảng 5: Tỷ lệ % phân phối bảo hiểm qua Bancassurance ở một số thị trường châu Mỹ.
BHPNT | BHNT | |||||||
B | Đại lý | Môi giới | Khác* | B | Đại lý | Môi giới | Khác* | |
Mỹ | n.a | n.a | n.a | n.a | 2.0 | n.a | n.a | n.a |
Canada | - | 18.0 | 74.0 | 8.0 | 1.0 | 60.0 | 34.0 | 5.0 |
Braxin | 13.3 | n.a | 71.6 | n.a | 55.0 | n.a | 30.0 | n.a |
Mexico | 10.0 | 25.0 | 50.0 | 15.0 | 10.0 | 90 | ||
Chi Lê | 18.8 | 81.2 | 13.0 | 87.0 |
(*): Bao gồm cả kênh bán hàng trực tiếp. (-): Không đáng kể.
n.a: chưa có
Nguồn: Swiss Re, sigma No 5/2007. Số liệu các nước năm 2005, ngoại trừ Chi Lê năm 2003 (BHPNT).
Sự phát triển Bancassurance tại thị trường Mỹ Latinh nói chung có triển vọng phát triển mạnh trong thời gian tới. Hơn nữa, nhân khẩu học, khung pháp
lý, chính trị và lực lượng kinh tế đều tạo môi trường thuận lợi cho Bancassurance phát triển. Các công ty bảo hiểm đa quốc gia có chuyên môn giúp cho các ngân hàng tại Mỹ Latinh phát triển thành công hoạt động Bancassurance. Cơ hội này là rất lớn và các ngân hàng và công ty bảo hiểm đều đã sẵn sàng cho sự hợp tác sâu rộng này.