Kinh Nghiệm Phát Triển Thị Trường Bảo Hiểm Nhân Thọ Một


của bên nước ngoài trong các công ty liên doanh BHNT (từ 30% tới tối đa là 50%). Còn ở Thái Lan, để bảo hộ thị trường BHNT trong nước, họ đã đưa ra rất nhiều hạn chế đối với các công ty BHNT nước ngoài hoạt động kinh doanh trên đất Thái, như: quy định mức góp vốn, ký quỹ, tuyển dụng lao động, hoạt động đầu tư. v.v... Ngay cả Nhật Bản và một số nước thành viên EU cũng mở cửa hạn chế thị trường BHNT chỉ vì không muốn chia sẻ thị phần BHNT trong nước và các doanh nghiệp BHNT nước ngoài.

- Hai là, mở cửa triệt để thị trường. Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đứng trước tình trạng yếu kém về năng lực quản lý, về nguồn vốn, đồng thời lại chịu sức ép của các nước phát triển nên đã có hàng loạt nước mở cửa triệt để thị trường BHNT từ những năm 80 của thế kỷ XX. Thậm chí sau mở cửa, một số nước còn phải giành cho các công ty BHNT nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi về việc mở chi nhánh ở các vùng, các địa phương, về tuyển dụng lao động, về hoạt động đầu tư quỹ nhàn rỗi. v.v... Chẳng hạn, Chi Lê và Nam Phi đã mở cửa triệt để thị trường BHNT của mình từ năm 1984. Đài Loan bắt đầu mở cửa triệt để từ năm 1986. Hồng Kông, chính quyền đã ủng hộ tuyệt đối nền kinh tế thị trường tự do, cho nên ngành bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng đã thực sự được quốc tế hóa từ những năm 1991 v.v...

Qua thực tế mở cửa và tự do hóa thị trường BHNT dù ở cấp độ nào đều cho thấy, đây là một xu hướng tất yếu. Bởi vì, tự do hóa làm cho sức cạnh tranh trên thị trường mạnh mẽ hơn bao giờ hết, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp BHNT phải luôn có sự đổi mới về mọi phương diện: sản phẩm, giá cả, chất lượng phục vụ v.v... Từ đó, đã tích cực góp phần kích cầu trên thị trường BHNT.

1.2.3. Phân loại thị trường bảo hiểm nhân thọ

Thị trường bảo hiểm rất đa dạng và phong phú, người ta có thể đưa ra các tiêu thức khác nhau để phân loại thị trường tùy theo mục đích nghiên cứu. Song điều cốt lõi của phân loại thị trường là nhằm phục vụ cho việc khai thác, thâm


nhập thị trường, thu hút khách hàng để nâng cao thị phần, đạt hiệu quả trong

kinh doanh. Thị trường BHNT thường được phân loại theo các tiêu thức sau đây.

1.2.3.1. Phân loại theo địa lý

Cách phân loại này là chia thị trường theo các đơn vị địa lý khác nhau như thị trường BHNT trong nước, thị trường BHNT quốc tế. Ngay thị trường BHNT quốc tế cũng có thể chia thành thị trường bảo hiểm khu vực như châu á, Đông Nam á, Châu âu, Bắc Mỹ... Hay thị trường bảo hiểm trong nước cũng có thể chia ra thị trường vùng, tỉnh...

1.2.3.2. Phân loại theo nhân khẩu học

Đây là phương pháp phân loại thị trường tiên tiến và tổng hợp. Phương pháp này dựa trên cơ sở về tuổi, giới tính, quy mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ văn hóa hay tôn giáo, dân tộc... Những yếu tố này là cơ sở thông dụng nhất để phân biệt nhóm khách hàng này với nhóm khách hàng khác, bởi vì nhu cầu, mong muốn và mức độ sử dụng một loại sản phẩm của các nhóm có sự khác nhau. Chẳng hạn, nữ giới luôn có ý thức tiết kiệm và quan tâm rất nhiều đến việc giáo dục con cái, vì vậy sản phẩm BHNT an sinh giáo dục là rất phù hợp với họ. Hoặc những người có thu nhập cao, họ rất quan tâm đến các sản phẩm BHNT trọn đời, bởi đây là những sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu giữ gìn tài sản và khởi nghiệp kinh doanh của con em họ.

1.2.3.3. Phân loại theo tâm lý người tiêu dùng

Cách phân loại này là dựa vào đặc tính của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Tầng lớp xã hội là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu và sở thích trong tiêu dùng sản phẩm. Vì vậy, trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường quan tâm đến thiết kế sản phẩm và dịch vụ hướng theo nhu cầu của từng tầng lớp, tạo ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của từng tầng lớp trong xã hội để thu hút khách hàng. Chẳng hạn, tâm lý của những người cao tuổi là không muốn sống phụ thuộc vào con cái và phúc lợi xã hội nên các sản phẩm niên kim nhân thọ là rất phù hợp với họ. Hoặc những người có thu nhập rất cao, họ luôn mong muốn được bảo vệ, được an toàn khi phải đối mặt


với những bệnh hiểm nghèo như: Ung thư, thần kinh, tim mạch v.v…Chính vì thế, các nhà BHNT nên khéo léo đa dạng hóa sản phẩm bằng các điều khoản bổ sung sẽ đáp ứng được nhu cầu của họ.

1.2.3.4. Phân loại theo hành vi người tiêu dùng

Theo cách phân loại này thì khách hàng được chia thành các nhóm dựa trên kiến thức, thái độ, mức độ sử dụng và phản ứng của họ đối với một loại sản phẩm. Căn cứ vào hành vi người tiêu dùng sẽ biết được sản phẩm nào được khách hàng ưu chuộng, sản phẩm nào cần phải cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.

Tóm lại, phân loại thị trường rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh BHNT nói riêng. Việc phân loại thị trường sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trên từng loại thị trường. Quyết định tập trung vào thị trường nào phải căn cứ vào quy mô, tốc độ tăng trưởng của thị trường, mức độ hấp dẫn của thị trường và mục tiêu cũng như tiềm lực của công ty. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải lựa chọn thị trường phù hợp với khả năng và tiềm lực của mình, mặt khác phải tận dụng lợi thế so sánh, phải xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý để chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt mục đích trong kinh doanh.

1.2.4. Kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ một

số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.2.4.1. Khái quát chung về thị trường bảo hiểm nhân thọ thế giới

Lịch sử phát triển của BHNT cho thấy vào ngày 18 tháng 6 năm 1536, một nhóm các nhà bảo hiểm hàng hải của Luân Đôn đã phát hành hợp đồng BHNT đầu tiên cho một công dân nước Anh - ông William Gybbons. Đây là đơn BHNT tử kỳ, thời hạn 1 năm với số tiền bảo hiểm là 400 bảng Anh. Thật không may, ngay trong năm đó ông Gybbons qua đời và những nhà bảo hiểm đã phải trả 400 bảng Anh cho thân nhân người quá cố.

Mặc dù hợp đồng BHNT đầu tiên đã được ký kết tại Luân Đôn vào năm 1536 nhưng phải sau đó hơn 100 năm – khi Edmund Halley xây dựng


được Bảng tỷ lệ tử vong vào năm 1693, công ty BHNT đầu tiên mới ra đời tại Luân Đôn vào năm 1699 với tên gọi là “Society for the Assurance of Widows and Orphans” (Hội bảo hiểm trẻ mồ côi và góa phụ). Công ty BHNT đầu tiên này và một số công ty BHNT khác sau đó đều đưa ra mức phí BHNT như nhau cho tất cả những người tham gia bảo hiểm và đã không thành công. Vào năm 1762, công ty “Equitable Society for the Assurance of Life and Survivorship” (Hội bằng hữu bảo hiểm sinh mạng và cuộc sống) đã đưa ra các hợp đồng BHNT với mức phí bảo hiểm thay đổi theo độ tuổi của người được bảo hiểm và công ty này ngay lập tức đã thành công [10, tr.47]. Như vậy ngành BHNT thế giới đã có bề dày lịch sử gần 250 năm.

Trên thế giới, từ năm 1980 trở lại đây, BHNT đã phát triển mạnh mẽ và có những bước tiến hơn hẳn so với bảo hiểm phi nhân thọ. Sự phát triển bùng nổ của BHNT không chỉ do lãi suất suy giảm, mà còn do tầm quan trọng của BHNT cá nhân trong các chính sách hưu trí quốc gia.

Năm 1999, thị trường BHNT thế giới “cất cánh”. Các công ty bảo hiểm trên thế giới đã khai thác được tổng số phí là 2.324 tỷ USD (Bảng 1.1), trong đó doanh thu phí BHNT là 1.412 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 60,8%. Các công ty BHNT đã có thuận lợi do lãi suất năm 1999 nhìn chung là thấp. Các nước công nghiệp phát triển vẫn là những nước chiếm ưu thế trong thị trường BHNT thế giới (gần 91% thị phần phí BHNT thế giới), trong khi chỉ chiếm 15% dân số thế giới. Cộng đồng châu Âu chiếm 30% tổng phí BHNT toàn thế giới. Nhật Bản và Mỹ là hai nước có vai trò quan trọng nhất trên thị trường BHNT thế giới (chiếm trên 50% doanh thu phí); tiếp theo là 4 quốc gia Tây Âu (Anh, Đức, Pháp, Italia). Bình quân 1 người dân ở các nước công nghiệp phát triển đã chi khoảng 1.408,6 USD cho BHNT. Riêng ở Nhật Bản, bình quân 1 người dân đã chi 3.103 USD cho BHNT - đứng đầu thế giới. Bình quân 1 người dân ở các thị trường mới nổi chi 23,4 USD cho BHNT; còn ở khối ASEAN, bình quân 1 người dân đã chi 17,0 USD cho BHNT.

Bảng 1.1: Doanh thu phí BHNT năm 1999 theo khu vực và theo nhóm


nước [6]



Khu vực, nhóm nước


Doanh thu phí BH phi nhân thọ (tỷ USD)


Doanh thu phí BHNT (tỷ USD)

Thị phần thế giới theo doanh thu phí BHNT

(%)


Doanh thu phí BHNT trên GDP (%)

Doanh thu phí BHNT bình quân đầu người

(USD)

1. Châu Mỹ

447,111

425,629

30,14

3,63

530,1

- Bắc Mỹ

422,713

414,357

29,34

4,17

1.369,0

- Mỹ Latinh và Caribê

24,398

11,272

0,80

0,63

22,5

2. Châu Âu

297,601

464,044

32,86

4,69

576,3

- Tây Âu

287,131

459,487

32,53

4,97

995,0

- Trung và Đông Âu

10,47

4,558

0,33

0,72

13,5

3. Châu á

144,434

476,769

33,76

5,66

133,3

- Nhật Bản

101,977

392,908

27,82

8,87

3.103,4

- Đông và Nam á

34,531

80,274

5,68

2,46

25,2

- Trung á

7,926

3,587

0,26

0,49

13,6

4. Châu Phi

6,674

19,535

1,39

3,42

24,1

5. Châu Đại Dương

15,848

26,329

1,86

5,75

900,7

Toàn thế giới

911,722

1.412,207

100

4,57

235,4

Các nước công

nghiệp phát triển

827,630

1.293,031

91,55

5,37

1.408,6

Các thị trường mới nổi

84,092

119,176

8,45

1,71

23,4

Khối OECD

-

-

94,48

5,29

1.199,0

Khối G7

-

-

80,58

5,54

1.656,3

Khối EU

-

-

30,73

5,03

1.136,0

Khối NAFTA

-

-

29,62

4,01

1.049,8

Khối ASEAN

-

-

0,55

0,99

17,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 4

Trong năm 1999, ở các thị trường mới nổi như khu vực Trung và Đông Âu, khu vực Đông và Nam á, khu vực châu Mỹ La tinh, doanh thu phí BHNT tăng trưởng mạnh. Cụ thể, khu vực Trung và Đông Âu, doanh thu phí tăng trung bình 32,5%. Nhu cầu rất lớn về sản phẩm BHNT gắn với đầu tư đã đóng góp tỷ lệ tăng trưởng cao cho thị trường BHNT Ba Lan. Thị trường BHNT Hungary cũng tương tự như vậy. Tỷ lệ tăng trưởng của BHNT Nga đạt 54%. Tuy nhiên nhiều đơn BHNT ở Nga được bán ra duy nhất với mục đích trốn thuế [6].

Thị trường BHNT Đông và Nam á mới phục hồi một phần sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Do nhận thức về sự cần thiết của bảo hiểm tăng lên sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, doanh thu phí BHNT ở khu vực Đông Nam á đã tăng lên rất mạnh - đặc biệt ở Singapore và Indonesia. Thị trường BHNT Trung quốc, Hồng Kông và Đài Loan đều đạt


mức tăng trưởng 2 con số. Thị trường BHNT Hàn Quốc, doanh thu phí năm 1999 đã giảm 11% và trên thị trường này diễn ra xu hướng từ bỏ các sản phẩm tiết kiệm và quan tâm đến các sản phẩm BHNT tử kỳ.

Năm 2002, doanh thu phí bảo hiểm của toàn thế giới là 2.627 tỷ USD (xem Bảng 1.2) trong đó BHNT là 1.536 tỷ USD. Như vậy, so với năm 2001, doanh thu phí BHNT thị trường toàn cầu đã tăng 3%. Tại các nước công nghiệp phát triển, doanh thu phí BHNT tăng 1,9%; còn tại các nước đang phát triển, tỷ lệ này là 12,7%. Sự tăng trưởng này có sự đóng góp đáng kể của sự tăng trưởng doanh thu phí BHNT ở Trung quốc, ấn độ và nhiều nước tại châu Mỹ Latinh - đặc biệt là Brazil và Mêxicô. Doanh thu phí trong hầu hết các thị trường này tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của GDP.

Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về doanh thu phí bảo hiểm khai thác nói chung và ngành BHNT Mỹ cũng đã vươn lên đứng đầu thế giới. Doanh thu phí BHNT năm 2002 của Mỹ là 480,452 tỷ USD, chiếm 31,28% thị phần thế giới. Bình quân một người dân Mỹ đã chi khoảng 1.662 USD cho BHNT và doanh thu phí BHNT đã đóng góp 4,59 % vào GDP của Mỹ.

Bảng 1.2: 10 quốc gia đứng đầu thị trường BHNT thế giới năm 2002 [7]



Quốc gia


Doanh thu phí BHNT (tỷ USD)


Thị phần thế giới (%)


Dân số (triệu người)

Doanh thu phí BHNT bình quân đầu người

(USD)


GDP (tỷ USD)

Doanh thu phí BHNT trên GDP (%)

1. Mỹ

480,452

31,28

289

1.662,46

10.446

4,59

2. Nhật Bản

354,553

23,08

127,4

2.782,99

4.102

8,64

3. Anh

159,656

10,39

59,6

2.678,79

1.567

10,18

4. Pháp

80,411

5,23

59,5

1.351,44

1.432

5,61

5. Đức

60,86

3,96

82,5

737,69

1.987

8,25

6. Italia

52,444

3,41

57,5

912,06

1.185

4,42

7. Hàn Quốc

39,272

2,56

47,8

821,58

477

8,23

8. Trung Quốc

25,054

1,63

1.284,5

19,50

1.237

2,02

9. Tây Ban Nha

23,840

1,55

40,5

588,64

653

3,65

10. Thụy Điển

22,566

1,47

8,9

2.535,50

241

9,36

ở khu vực châu á, mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế những năm sau khủng hoảng, nhưng chính


cuộc khủng hoảng đã thôi thúc các nhà quản lý tự do hóa thị trường bảo hiểm khu vực. Điều này được coi là nhân tố chính giúp thị trường BHNT Châu á phát triển trong những năm kế tiếp [12]. Vào năm 2002, châu á chiếm trên 1/4 doanh thu phí BHNT của toàn thế giới, (riêng Nhật Bản đã chiếm đến 80% doanh thu phí BHNT của khu vực Châu á). Trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2002, doanh thu phí BHNT của khu vực châu á (không tính đến Nhật Bản) đã tăng trung bình 5,5%.

Nhật Bản gặp khó khăn trong kinh doanh BHNT do sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, do lãi suất thấp kéo dài và do nhu cầu thị trường giảm. Tháng 4 năm 1998, công ty BHNT tương hỗ Nissan đã sụp đổ, theo sau đó là 6 công ty BHNT khác. Mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã có quy định về việc giảm lãi chia cho các hợp đồng BHNT đang tồn tại nhưng qui định này vẫn chưa đủ để cứu nguy cho các công ty BHNT.

Ngoại trừ Nhật Bản, hầu hết các nhà bảo hiểm đều đánh giá cao sự phát triển của thị trường BHNT Châu á trong tương lai. Điều hấp dẫn các nhà quản trị của các công ty bảo hiểm chính là dân số đông của khu vực Châu á - chiếm gần nửa dân số thế giới. Dân số tại ấn Độ và các nước Đông Nam á tương đối trẻ, còn tại Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore dân số đang già đi rất nhanh. Tại những thị trường dân số trẻ và đang phát triển, sự bảo vệ mạng sống và tích lũy là 2 nhu cầu hàng đầu của dân chúng. Các sản phẩm bảo hiểm kết hợp đầu tư cũng được chấp nhận ngày càng tăng lên. Tại những thị trường chín mùi và dân số già thì ngược lại, sẽ có nhu cầu lớn hơn về những khoản lợi tức lúc còn sống và phí chăm sóc y tế lúc về già.

Việc các chương trình hưu trí của Nhà nước chưa đảm bảo được đời sống đồng nghĩa với việc các cá nhân phải tự lo lương hưu cho mình cũng là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của BHNT. Đây cũng là một vấn đề lớn tại Nhật Bản, quỹ lương hưu do chính phủ tài trợ không đủ để


trang trải các chi phí khi về già của những người hưởng lương hưu - đặc biệt

là khi mức sống đang tăng lên và chi phí chăm sóc sức khỏe tăng đột biến.

Mức tiết kiệm cao của các gia đình tại Châu á cũng được đánh giá là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của BHNT ở khu vực này. Phân phối qua ngân hàng cũng là một nhân tố góp phần phát triển thị trường BHNT Châu á.

1.2.4.2. Kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Thị trường bảo hiểm nhân thọ tại các nước có ngành bảo hiểm phát triển:

Thị trường BHNT Mỹ:

Tại Mỹ, ngành bảo hiểm được xây dựng trên mô hình bảo hiểm của Anh. Công ty BHNT đầu tiên ở Mỹ được thành lập vào năm 1759 - chỉ sau 7 năm kể từ ngày công ty bảo hiểm hỏa hoạn tương hỗ của Benjamin Franklin được thành lập. Đây là công ty bảo hiểm cổ phần có tên gọi là “The Corporation for Relief of Poor and Distressed Presbyterian Ministers and the Poor and Distressed Widows and Children of Presbyterian Ministers” (Công ty Cứu tế các mục sư tôn giáo nghèo khổ, khốn cùng và các góa phụ nghèo khổ, khốn cùng và con cái của các mục sư tôn giáo). Công ty này được Hội nghị Giáo hội Trưởng lão Philadenphia bảo trợ, hoạt động vì mục đích của các mục sư và tín đồ. Ngày 22 tháng 5 năm 1761, công ty BHNT này đã ký hợp đồng BHNT đầu tiên với công chúng Mỹ. Công ty bảo hiểm này hiện nay vẫn còn hoạt động (chỉ bảo hiểm cho các tăng lữ) và là công ty BHNT lâu đời nhất trên thế giới.

Từ một vài công ty ban đầu, ngành bảo hiểm của Mỹ đã trở thành một ngành qui mô lớn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Mỹ trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về kinh doanh bảo hiểm nói chung, BHNT nói riêng. Để thấy rõ hơn, chúng ta sẽ đi vào xem xét cụ thể một số khía cạnh của thị trường BHNT Mỹ như qui mô thị trường về doanh thu phí BHNT khai thác, các sản phẩm trên thị trường.

+ Doanh thu phí BHNT:

Vào năm 1993, ở Mỹ có 6.200 công ty bảo hiểm tiến hành kinh doanh

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí