Mô Hình Tập Đoàn Dịch Vụ Tài Chính


xảy ra rủi ro. Qua đó, gia tăng cơ hội bán chéo các sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng với nhau.


Sản phẩm của ngân hàng

Thẻ tín dụng

Quản lý dòng tiền

Vay

thế chấp

Các món vay độc lập

Cho vay cá nhân

Sản phâm bảo hiểm

Sản phẩm bảo hiểm

mất thẻ tín dụng

Bảo hiểm tín dụng nhân thọ

Bảo hiểm cho các

tài sản dùng thế chấp

Bảo hiểm món vay cho cá nhân

Bảo hiểm tín dụng cá nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurane vào thị trường bảo hiểm Việt Nam - 9


Hiện nay, NHTMCP Kỹ thương (Techcombank) liên kết với Bảo Việt cho ra sản phẩm “Tích lũy Bảo gia”, “Tiết kiệm Giáo dục”, “Bảo hiểm Tín dụng cho Nhà mới và Ô tô xịn”, “Bảo hiểm An tâm Tiêu dùng”. Tài khoản Tích lũy Bảo gia là hình thức tài khoản tiền gửi VND có kỳ hạn, hàng tháng khách hàng có thể nộp một số tiền nhất định để hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn cho cuộc sống để đảm bảo cho khách hàng “An tâm tận hưởng cuộc sống”. Tham gia sản phẩm này, ngoài việc được hưởng lãi suất tiết kiệm ưu đãi, khách hàng sẽ được tặng bảo hiểm theo sản phẩm An Tâm Tiết Kiệm của Bảo Việt Nhân thọ. Tài khoản Tích lũy Bảo gia được khách hàng sử dụng với tổng số tiền huy động từ loại hình tiết kiệm này là hơn 45 tỷ đồng. Kể từ khi triển khai, đã có gần 2.000 khách hàng sử dụng tài khoản “Tiết kiệm Giáo dục”, với tổng số tiền huy động từ loại hình tiết kiệm này là hơn 38 tỷ đồng. Các khách hàng tham gia


chương trình “Tín dụng Nhà mới và Ô tô xịn” cũng đã tham gia bảo hiểm “An tâm Bảo tín” với hơn 15 tỷ dư nợ tín dụng.

Bên cạnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) và công ty Prudential liên kết cho sản phẩm: Phú Bảo Tín, Phúc An Mỹ Thành Tài. Phú Bảo Tín là sản phẩm bảo hiểm của Prudential Việt Nam chỉ dành cho khách hàng vay tín dụng trung và dài hạn của ACB. Đặc điểm của sản phẩm tín dụng này là nếu người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn, người thụ hưởng (do người mua chỉ định) sẽ nhận được bảo hiểm từ Prudential. Số tiền được nhận từ công ty bảo hiểm sẽ tương ứng với số dư nợ cần phải trả cho Ngân hàng. Như vậy, khi tham gia Phú Bảo Tín, khách hàng sẽ yên tâm khi xảy ra rủi ro đối với bản thân, gia đình họ vẫn có khả năng hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng mà không phải mất tài sản thế chấp. Hay nói cách khác, khi khách hàng mua bảo hiểm tín dụng gặp rủi ro không thể trả nợ được Ngân hàng thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán hộ cho khách hàng đó. Riêng với Prudential và ACB, trong những năm qua đã có trên 2.800 hợp đồng bảo hiểm được bán ra với giá trị trên 20 tỷ đồng.

Ngoài ra, Ngân hàng HSBC đã ký hợp đồng với Công ty Bảo hiểm quốc tế AIA để trở thành Ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam cung cấp sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng của mình. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã tiến hành một thỏa thuận hợp tác với công ty AIA và Prudential về cung cấp dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm về thu phí và thanh toán bảo hiểm. Qua đó, Vietcombank là đại lý chính thức của các công ty bảo hiểm về thu phí và thanh toán bảo hiểm qua hệ thống ATM, hỗ trợ tư vấn bảo hiểm, cung cấp dịch vụ ngân hàng và chứng khoán cho công ty bảo hiểm. Như vậy, khách hàng của bảo hiểm chỉ cần giao dịch trên một tài khoản chuyên thu phí bảo hiểm


mở tại Vietcombank mà không cần phải chịu bất kỳ chi phí nào khác, trong khi đó vẫn được hưởng các tiện ích của Ngân hàng về thanh toán trực tuyến.

Tại Việt Nam, việc liên kết với các công ty bảo hiểm để thực hiện bán các sản phẩm bảo hiểm được các ngân hàng sử dụng chủ yếu bởi vì các ngân hàng thường không muốn tập trung quá nhiều nguồn lực, với chi phí cơ hội cao… việc thành lập một công ty bảo hiểm trực thuộc ngân hàng khi chưa có đủ kinh nghiệm và mạng lưới hoạt động trong khi việc liên kết với các công ty bảo hiểm có sẵn nhiều kinh nghiệm, mạng lưới trong nước và quốc tế sẽ thuận lợi và tiết kiệm chi phí với doanh thu chênh lệch lớn. Một số sản phẩm bảo hiểm của các công ty bảo hiểm có hình thức tương tự với một số sản phẩm của ngân hàng (Tiết kiệm tích lũy, Tiết kiệm định kỳ…). Vì vậy, nếu không xây dựng được phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm có thể ngân hàng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh thu hút khách hàng với các công ty bảo hiểm (đối tác của ngân hàng).

2.2. Mô hình liên doanh

Trong mô hình liên doanh, ngân hàng và công ty bảo hiểm cùng sở hữu về sản phẩm và khách hàng, cùng chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng, đồng thời đòi hỏi phải có sự cam kết mạnh mẽ và dài hạn từ hai phía về chiến lược phân phối sản phẩm, về cơ sở vật chất… Đặc điểm chung của mô hình này là ngân hàng góp vốn cùng các tổ chức, các công ty và các nhà đầu tư khác để cùng thành lập một công ty kinh doanh bảo hiểm độc lập. Với hình thức liên doanh này, các ngân hàng và công ty bảo hiểm ngoài các điều khoản ràng buộc về vốn góp, còn có những thỏa thuận cụ thể trong việc cung cấp các thông tin có lợi cho liên doanh. Và hầu như là các ngân hàng sẽ chiếm quyền điều khiển liên doanh. Các


bên tham gia liên doanh thường thỏa thuận mục đích của liên doanh ngân hàng bảo hiểm mà họ thành lập sẽ hoạt động để tạo thêm nguồn vốn và tạo lập giá trị cổ đông.

Sự hình thành các mối liên kết giữa ngân hàng và bảo hiểm đã manh nha từ một số năm trước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã từng phối hợp với tập đoàn Bảo hiểm quốc tế QBE của Úc thàn lập Công ty liên doanh Bảo hiểm Việt – Australia (BIDV – QBE) với vốn điều lệ 4 triệu USD. Năm 2006, thông qua việc mua lại phần vốn góp của tập đoàn Bảo hiểm quốc tế QBE trong liên doanh Bảo hiểm Việt Úc, BIDV thành lập Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC).

Cuối năm 2003, thị trường Bancassurance bắt đầu tăng tốc. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) liên doanh với Công ty Bảo hiểm Châu Á Singapore thành lập Công ty liên doanh Bảo hiểm Châu Á – Ngân hàng Công thương (IAI), với tỷ lệ vốn góp 50/50, có thời gian hoạt động 30 năm, tổng số vốn điều lệ là 6 triệu USD. IAI được phép khai thách và nhận bảo hiểm tất cả các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ. Ngoài ra công ty cũng được phép nhượng và nhận tái bảo hiểm, quản lý rủi ro, giám định tổn thất, xét bồi thường, đòi người thứ 3 bồi hoàn, tham gia đầu tư và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Ngoài kinh nghiệm và uy tín của cả hai bên đối tác,mạng lưới 600 văn phòng, chi nhánh giao dịch và quỹ tiết kiệm trên toàn quốc của Ngân hàng Công thương cũng như mạng lưới kinh doanh bảo hiểm rộng khắp khu vực Đông Nam Á của công ty bảo hiểm Châu Á cho thấy IAI sẽ là mô hình hợp tác hiệu quả và có một tiềm năng phát triển lớn. Chẳng hạn, IAI thực hiện bảo hiểm cho chủ thẻ ATM của Vietinbank, góp phần gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ.


Do cùng mạng lưới đại lý bảo hiểm là các chi nhánh rộng khắp cả nước của ICB, IAI đã nhanh chóng mở rộng quan hệ với khách hàng.

Riêng tại khu vực phía Nam, đã phục vụ hàng trăm khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân vay vốn Vietinbank hoạt động trong các ngành công nghiệp, dệt may, cơ khí, sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, dịch vụ… Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp các nước trong khu vực tham gia bảo hiểm, như: Việt Nam Flour Mills, Công ty Bao bì Ngaimee, Khách sạn Amara, Khách sạn Duxton… IAI cũng đã thực hiện chính sách hợp tác với các công ty bảo hiểm khác để chia sẻ dịch vụ bảo hiểm đối với các dự án đồng tài trợ và các công ty môi giới để phục vụ tốt khách hàng. Tỷ trọng phí bảo hiểm của IAI khai thác từ nguồn khách hàng Vietinbank chiếm 34% tổng phí bảo hiểm với các loại sản phẩm gắn với hoạt động cho vay tín dụng như bảo hiểm tài sản, thiết bịmasy móc, xây dựng, lắp đặt, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu… được hình thành từ nguồn vốn vay.

Hiện nay đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Công thương (Vietinsco) trên cơ sở Ngân hàng Công thương mua lại toàn bộ vốn góp của đối tác nước ngoàì. Vietinsco là công ty trực thuộc hạch toán độc lập 100% vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Năm 2009 là năm hoạt động đầu tiên của Vietinsco sau khi đổi từ mô hình sở hữu công ty liên doanh với Singapore sang 100% vốn của Vietinbank.

Một liên doanh khác nữa giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đông Nam Á (SeAbank) với Công ty BNP Paribas Assurance (Cardif) đã thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ Vietcombank Cardif (VCLI), với quy mô vốn 140 tỷ đồng. VCLI gồm 45% vốn góp của Vietcombank, 43% vốn Cardif và 12% vốn SeAbank. VCLI đi vào hoạt động


chính thức từ tháng 6/2009 và hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ; đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất, giám định tổn thất, quản lý quỹ và đầu tư vốn và các lĩnh vực khác liên quan đến BHNT. VCLI sẽ là công ty chuyên nghiệp đầu tiên của lĩnh vực bảo hiểm kết hợp với ngân hàng tại Việt Nam, phân phối sản phẩm Bancassurance một cách bài bản, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm và ngân hàng thông qua kênh phân phối chung cho cùng một cơ sở khách hàng. Việc bán hàng sẽ thông qua mạng lưới của các ngân hàng (trước mắt là Vietcombank và SeAbank), công ty tài chính, chứ không phải là đội ngũ đại lý đồ sộ như nhiều công ty BHNT hiện nay.

Việc thành lập VCLI sẽ giúp các ngân hàng trong nước nhanh chóng nắm bắt thời cơ để góp mặt trong đội ngũ những ngân hàng chuyên nghiệp triển khai loại hình bảo hiểm nhân thọ kết hợp với sản phẩm của ngân hàng. VCLI sẽ mang đến cho thị trường bảo hiểm Việt Nam một bức tranh toàn diện hơn, đầy đủ hơn và hiệu quả hơn cho lĩnh vực Bancassurance vốn vẫn còn đang bỏ ngỏ.

2.3. Mô hình tập đoàn dịch vụ tài chính

Hiện nay, mô hình này có công ty bảo hiểm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), tiền thân là công ty liên doanh bảo hiểm Việt – Úc (là Công ty liên doanh bảo hiểm giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Bảo hiểm quốc tế QBE của Úc; bắt đầu hoạt động tại thị trường Việt Nam từ giữa năm 1999).

BIC được thành lập theo Quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu từ và Phát triển Việt Nam có vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc lập, BIC đã chính thức đi vào hoạt


động với tên gọi mới này từ 01/01/2006. Ngày 10/04/2006, Bộ Tài chính đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số 11GP/KDBH cho BIC với thời hạn hoạt động 89 năm. BIC hoạt động trên các lĩnh vực chính là: Bảo hiểm phi nhân thọ; Tái bảo hiểm; Đầu tư tài chính và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Năm 2008, với chiến lược mở rộng hoạt động sang thị trường các nước Đông Dương, BIC hợp tác với Ngân hàng Lào – Việt và Ngân hàng Ngoại thương Lào thành lập Công ty Bảo hiểm Lào – Việt (LVI). Tháng 9/2009, với việc hỗ trợ thành lập và bổ nhiệm cán bộ làm thành viên Ban Giám đốc Công ty Bảo hiểm Campuchia – Việt Nam, BIC trở thành công ty bảo hiểm đầu tiên có mạng lưới hoạt động trên cả 3 nước Đông Dương (Việt Nam – Lào – Campuchia).

Ngoài kênh khai thác bảo hiểm truyền thống, từ năm 2007 BIC bắt đầu triển khai kênh bán hàng mới – Bancassurance – khai thác bảo hiểm qua ngân hàng. Như đã biết, Bancassurance là kênh bán hàng đã rất thành công trên thế giới. Bancassurance được BIC đầu tư mạnh mẽ và được xác định là kênh bán hàng chiến lược tạo nên sự khác biệt của BIC. Khi khách hàng mua các sản phẩm bảo hiểm của BIC qua kênh Bancassurance, họ được đảm bảo chắc chắn những quyền lợi sau:

- Được sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính “Trọn gói” qua “Một cửa” với chất lượng cao và giá cạnh tranh; có cơ hội để lựa chọn nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính một cách thuận tiện từ ngân hàng. Các nhu cầu tài chính lâu dài và bền vững được quản lý tại cùng một tổ chức.

- Được bảo hiểm hai lần: tức là không những được bảo hiểm tổn thất tài sản, thương tật và trách nhiệm mà còn tạo sự yên tâm trong việc mua bảo


hiểm khi ngân hàng chính là người “Bảo lãnh uy tín”. Các sản phẩm bảo hiểm đã được Ngân hàng xem xét đánh giá trước khi giới thiệu đến khách hàng.

- Thuận tiện trong việc trả phí bảo hiểm cũng như được nhận tiền bồi thường trong trường hợp có tổn thất. Việc thanh toán này đều được thực hiện qua ngân hàng.

- Hợp đồng bảo hiểm được tái tục tự động và dễ dàng.

Kết quả triển khai trong năm 2007 của BIC – Bảo An, sản phẩm đầu tiên trong chuỗi sản phẩm Bancassurance mà BIC triển khai qua BIDV: Tổng số chi nhánh BIDV triển khai là 90/103 chi nhánh; Tổng số Giấy chứng nhận bảo hiểm (Tai nạn 24/24) cấp cho khách hàng là 74.041 Giấy chứng nhận; Tổng mức giới hạn trách nhiệm của BIC là 1.375 tỷ đồng. Điểm mấu chốt trong thành công này là chương trình phần mềm quản lý bán hàng qua ngân hàng của BIC mà thông qua đó sản phẩm bảo hiểm được triển khai phân phối tại tất cả các điểm giao dịch của BIDV trong toàn quốc. Thành công bước đầu tạo tiền đề cho BIC tiếp tục phát triển mạnh mẽ các sản phẩm bán lẻ khác trong kênh Bancassurance và mở rộng kênh bán hàng này với các ngân hàng khác như: NHTMCP Techcombank, NHTMCP Đại Á (DAIABANK), NH Liên doanh Việt – Nga (VRB).

Sản phẩm Bancassurance của BIC đã được bình chọn là một trong 149 sản phẩm dịch vụ xuất sắc nhất năm 2008 của Việt Nam. Bên cạnh đó, trong năm 2008 cũng là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của kênh Bancassurance với việc lần đầu tiên BIC triển khai bán chéo 4 sản phẩm qua kênh Bancassurance (Bảo hiểm ô tô, Bảo hiểm xe máy, Bảo hiểm tai nạn con người 24/24, Bảo hiểm nhà tư nhân) tại 500 điểm giao dịch của BIDV trong toàn quốc.

Tính đến ngày 31/12/2009, tổng doanh thu toàn Công ty đạt 548,99 tỷ

đồng, tăng trưởng 50% so với năm 2008. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 30/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí