Tổng Phí Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Phi Nhân Thọ Toàn Thị Trường 2003 - 2009

kinh tế thế giới, đặc biệt là những nước phát triển. Một trong những lĩnh vực phát triển trông thấy nhờ sự kiện này đó là vận chuyển mà trong đó vận chuyển bằng đường biển đóng một vai trò quan trọng. Ngành vận tải biển của Việt Nam trong thời gian qua phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Điều này chứng minh qua sự lớn mạnh của đội tàu nước ta, không ngừng tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng.

Theo thống kê, nếu như đến đầu tháng 2 năm 2007, số lượng tàu biển treo cờ Việt Nam mới chỉ có 1.082 tàu với tổng trọng tải đạt 2.983.017 DWT (với 472 tàu dưới 10 tuổi và 310 tàu trên 20 tuổi, số tàu hoạt động tuyến quốc tế là 346 tàu với tổng trọng tải là 1.615.672 DWT) thì đến đầu tháng 2/2008, số tàu biển treo cờ Việt Nam đã đạt 1.274 tàu (tăng 17,74% so với cùng kỳ năm trước) với tổng trọng tải đạt 4.425.617 DWT (tăng 48,36%). Trong số này có 680 tàu dưới 10 tuổi (tăng 44% so với cùng kỳ năm trước), số tàu trên 20 tuổi giảm xuống còn 165 tàu (tương đương giảm 47% so với cùng kỳ). Số tàu hoạt động tuyến quốc tế là 402 tàu với tổng trọng tải đạt 2.455.546 DWT (chưa kể 42 tàu với tổng trọng tải 615.000 DWT do các chủ tàu Việt Nam mua nhưng treo cờ nước ngoài) (Nguồn: http://vietmarine.org/forum/bao- hiem-hang-hai/1660-tong-quan-chung-ve-bao-hiem-p-i.html, 20/2/2010). Cho đến hết tháng 12/2009, đội tàu biển Việt Nam gồm có 1.598 tàu với tổng trọng tải lên tới hơn 6,2 triệu DWT.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đội tàu, thị trường vận tải của đội tàu biển Việt Nam cũng đang dần được mở rộng. Trước đây, đội tàu của Việt Nam chủ yếu hoạt động trên tuyến Châu Á, Đông Âu, Trung Đông, bây giờ đã vươn tới Bắc Mỹ, châu Úc, Tây Âu, Tây Phi…

2. Các công ty bảo hiểm – Người bảo hiểm

Trong suốt 5 năm đầu từ năm 1989 tới năm 1993, thị trường bảo hiểm Việt Nam hoạt động với chỉ 1 doanh nghiệp bảo hiểm là Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Từ sau nghị định 100/NĐ – CP quy định việc hoạt

động kinh doanh bảo hiểm, xóa bỏ độc quyền trong ngành bảo hiểm một số doanh nghiệp bảo hiểm ngoài Bảo Việt mới được thành lập cũng bắt đầu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm và thị trường bảo hiểm Việt Nam không ngừng lớn mạnh cho tới nay, đặc biệt sau khi gia nhập WTO.

Một năm sau khi gia nhập WTO, năm 2006 thị trường Việt Nam có 25 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có tới 14 doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài (5 doanh nghiệp liên doanh, 9 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), trong 17 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có7 doanh nghiệp có vốn nước ngoài, 8 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có tới 7 doanh nghiệp có vốn nước ngoài (Nguồn: Phùng Đắc Lộc, Thị trường bảo hiểm việt nam khi gia nhập WTO). Tính đến cuối năm 2009, số doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường đã tăng lên con số 29, trong đó toàn bộ các doanh nghiệp mới đều hoạt động trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Thị trường bảo hiểm Việt Nam không chỉ gia tăng về số lượng mà giá trị thị trường cũng không ngừng tăng lên trong suốt thời kỳ từ năm 2003 – 2009. Dưới đây là biểu đồ về tổng phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ toàn thị trường 2003 – 2009

Hình 1: Tổng phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ toàn thị trường 2003 - 2009

Nguồn Vinare Qua thời kỳ 7 năm tổng phí bảo hiểm nhân thọ tăng lên khoảng 2 5 1

Nguồn: Vinare

Qua thời kỳ 7 năm, tổng phí bảo hiểm nhân thọ tăng lên khoảng 2,5 lần (từ 10.418 tỷ VNĐ năm 2003 lên 25.107 tỷ VNĐ năm 2009). Đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, con số này còn đáng ngạc nhiên hơn, tăng tới hơn 4 lần (từ 3.976 tỷ VNĐ năm 2003 lên 13.250 tỷ VNĐ năm 2009)

Những số liệu trên đã chứng minh được sự lớn mạnh của thị trường Việt Nam trong những năm qua và xu hướng trong tương lai thị trường bảo hiểm Việt nam còn có thể phát triển hơn nữa, đặc biệt là thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó có loại hình bảo hiểm hàng hải.

3. Thực trạng thị trường bảo hiểm P&I

Thị trường của cả người bảo hiểm và người được bảo hiểm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu P&I đều được mở rộng trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, điều này phần nào cho ta thấy một dấu hiệu thị trường P&I ngày càng phát triển, và được chứng minh rõ hơn qua những con số mô tả thực trạng thị trường bảo hiểm P&I Việt Nam trong những năm qua dưới đây.

Bảng 1: Thống kê kết quả hoạt động của thị trường bảo hiểm P&I từ năm 2005 đến năm 2009


Năm

Số lượng tàu

Khối lượng

Hội quốc tế tham gia bảo hiểm

Số Công ty bảo hiểm gốc

2005

284

1,758 triệu tấn

WOE, LSSO, GARD

8

2006

322

2,044 triệu tấn

WOE, LSSO, GARD

8

2007

370

2,874 triệu tấn

WOE, LSSO, GARD,

Steamship

10

2008

432

3,84 triệu tấn

WOE, LSSO, GARD,

Steamship

11

2009

484

4,2 triệu tấn

WOE, LSSO, GARD,

Steamship

11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Nguồn: tự tổng hợp

Trong năm 2005, số tàu tham gia bảo hiểm P&I đạt 284 tàu với 1,785triệu GT tăng 7,2% so với năm 2004.

Năm 2006 số tàu tham gia tăng lên đến 322 con tàu tham gia với 3 Hội, tăng 27 tàu so với năm 2005 với 2,044 triệu GT; trong đó 1,593 triệu GT tham gia với Hội WOE, 241 nghìn GT tham gia với Hội Gard; 210 nghìn GT tham gia với Hội London Steamship.

Xu hướng của các chủ tàu cũng như các Công ty bảo hiểm là chia các tàu tham gia ở các Hội khác nhau chính vì vậy mà thị phần của Hội WOE giảm từ 82,04% năm 2005 xuống còn 77,94% năm 2006. Ngược lại, thị phần của Hội Gard và LSSO đều tăng tương ứng là 11,78% và 10,27%. Đặc biệt là Hội LSSO thêm 8 tàu với 69.942 GT tăng 49,92% so với năm 2005, Hội Gard thêm 1 tàu với 53.829 GT tăng 28,78%so với năm 2005.

Hình 2: Thị phần tham gia bảo hiểm P&I tại các Hội năm 2006


Nguồn Vinare Năm 2007 là một năm sôi động của thị trường tàu biển Việt Nam 2


Nguồn: Vinare

Năm 2007 là một năm sôi động của thị trường tàu biển Việt Nam, rất nhiều tàu được mua từ nước ngoài và đóng mới trong nước. Đội tàu Việt Nam với nhiều tàu có trọng tải lớn, thiết bị hiện đại đã vươn xa đến những thị trường mới như Mỹ và Canada. Chính vì vậy thị trường bảo hiểm P&I cũng tăng trưởng rất mạnh. Cộng với sự gia tăng số Công ty tham gia khai thác P&I và Hội P&I làm cho thị trường bảo hiểm P&I cũng sôi động không kém.

Đến cuối năm 2007 số tàu tham gia bảo hiểm là 370 tàu tăng 26 tàu so với năm 2006 với số GT là 2,874 triệu tấn tăng gần 31% so với năm 2006. Tuy số lượng tàu tăng không nhiều nhưng số GT năm 2007 tăng đáng kể so với 2006 vì trong năm này các tàu cũ, nhỏ chuyển về chạy tuyến trong nước thay vào đó là khá nhiều tàu được đóng mới trong nước và mua từ nước ngoài.

Đầu năm 2007, có 8 Công ty bảo hiểm gốc tham gia vào khai thác thị trường P&I nhưng đến cuối năm đã có 10 Công ty trong đó ba Công ty mới đi vào khai thác P&I là GIC, VASS, ABIC. Và trong năm này, một Hội quốc tế nữa cũng tham gia vào thị trường bảo hiểm P&I Việt Nam đó là hội Steamship Mutual.

Trong năm 2008, số tàu tham gia bảo hiểm là 432 tàu, tăng 8,1% so với năm 2007, số tấn dung tích đạt 3,84 triệu tấn tăng 19,25% so với năm 2007. Năm 2008 hàng loạt tàu có dung tích lớn được giao và mới mua về như: PVT Dophina. Vinashin Bay, VTC planet, Sunny Viship, Vinalines Global, VSP Ruby, VSP diamond, Nosco Victory, Nosco Peace, Vosco Star, Petrolimex 11,…

Số Hội tham gia thị trường bảo hiểm P&I Việt Nam vẫn là: WOE, GARD, LSSO, Steamship Mutual. Tuy nhiên thị phần của các Hội có thay đổi so với năm 2007:

Hình 3: Thị phần tham gia bảo hiểm P&I tại các Hội năm 2008


Nguồn Vinare So với năm 2007 số Công ty tham gia nghiệp vụ P I tăng 1 Công ty đó 3


Nguồn: Vinare

So với năm 2007, số Công ty tham gia nghiệp vụ P&I tăng 1 Công ty đó là MIC nâng số Công ty khai thác bảo hiểm P&I tăng lên 11 Công ty. Tuy nhiên thị phần của các Công ty mới còn rất nhỏ. Cụ thể thị phần của các Công ty theo tấn dung tích như sau:

Hình 4: Thị phần các công ty bảo hiểm P&I Việt Nam theo tấn dung tích


Nguồn Vinare Trong năm 2009 tình hình tài chính của các chủ tàu cũng như Công ty 4


Nguồn: Vinare

Trong năm 2009, tình hình tài chính của các chủ tàu cũng như Công ty bảo hiểm khó khăn hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ 2008 và việc gọi thêm phí cho các năm 2004 – 2008 của các Hội P&I.

Tuy nhiên tính cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm P&I không hề giảm mà có phần tăng hơn do số lượng các Công ty bảo hiểm P&I tham gia vào nghiệp vụ P&I ngày càng tăng. Số tàu tham gia P&I tính đến cuối năm 2009 là 484 tàu, số tấn dung tích đạt gần 4,2 triệu tấn. Theo thống kê, thị phần của các Hội P&I cũng không thay đổi nhiều so với năm 2008 cụ thể như sau:

Hình 5: Thị phần tham gia bảo hiểm P&I tại các Hội năm 2009


Nguồn Vinare Thị phần của WOE và LSSO chỉ có chút thay đổi nhỏ không đáng kể 5


Nguồn: Vinare

Thị phần của WOE và LSSO chỉ có chút thay đổi nhỏ không đáng kể. Sự trao đổi thị phần giữa GARD và Steamship đáng chú ý hơn cả. Tuy chỉ mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam được 2 năm từ năm 2007, nhưng sự tăng trưởng của Steamship rất nổi bật, tăng khoảng 300% từ 1,64% năm 2008 lên 4,38% năm 2009. Ngược lại với sự tăng thị phần của Steamship trong năm 2009 là sự suy giảm của GARD, giảm từ 18,77% xuống 15,62%.

Sự gia tăng các Công ty bảo hiểm, các Hội P&I và cả các môi giới tham gia vào nghiệp vụ P&I làm cho tính cạnh tranh trong khai thác thêm phần gay gắt. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường tàu biển Việt Nam trong những năm qua và còn phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tới đó chính là tiền đề quan trọng cho thị trường bảo hiểm P&I phát triển mạnh và bền vững.

4. Sự biến động của phí bảo hiểm P&I

4.1. Mức biến động chung của phí Hội

Phí của Hội xác định dựa trên nguyên tắc tương hỗ, cân bằng thu chi nên thường xuyên biến động theo các yếu tố ảnh hưởng đến cả thu và chi như tình hình đầu tư, chi bồi thường,…Trong những năm vừa qua, sự biến động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2023