trực tuyến (online), điều mà những nghiên cứu trước chưa đề cập đến hoặc nếu có là toán đồ bằng hình thức ngoại tuyến (offline). Toán đồ bằng hình thức trực tuyến có thể nói là một bước đột phá trong việc sử dụng mô hình để dự báo kết quả bởi vì tính ứng dụng cao trong cuộc sống. Các nhà nghiên cứu cây cà phê, công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại có thể truy cập toán đồ trực tuyến để nghiên cứu, dự báo khả năng sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk một cách dễ dàng và nhanh chóng.
5.2. Đóng gó mới của đề tài
Phương pháp thống kê BMA của trường phái thống kê Bayes cho thấy sự chắc chắn trong việc xây dựng mô hình hộ nông dân sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất mà trường phái thống kê Tần số không đáp ứng được.
Kết quả nghiên cứu của luận án vừa đóng góp về mặt lý thuyết cũng như đóng góp về mặt ý nghĩa thực tiễn đối với ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.
5.2.1. Ý nghĩa th c ti n của nghiên cứu
Phương pháp BMA đã lựa chọn ra những mô hình nghiên phù hợp nhất với dữ liệu và loại bỏ sự không chắc chắn trong việc xây mô hình. Bên cạnh đó, phương pháp tách dữ liệu thành hai phần huấn luyện và kiểm tra kết hợp với phương pháp bootstrap đã xây dựng được mô hình hộ nông dân sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất tốt hơn so với sử dụng toàn bộ dữ liệu để xây dựng mô hình.
Có thể bạn quan tâm!
- Ết Quả Ước Ượng Tha Số V D Đ N Với Ô Hình Bmal2
- Ết Quả Ước Ượng Tha Số V D Đ N Với Ô Hình Bmal3_Split
- So Sánh Mô Hình Hồi Quy Logistic Tần Số Và Hồi Quy Logistic Bayesian
- Chính Phủ, 2011. Quyế 3 5/qđ- M B O Hi M Nông Nghi P . Hà Nội, Năm 2011.
- Nghiên cứu ứng dụng thống kê Bayes phân tích việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk - 21
- Silvia Müller, Gaby Ramm & Roland Steinmann, 2014. Agriculture, Microinsurance, And Rural Development . Microinsurance Network.
Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho, các hộ nông dân sản xuất cây cà phê tỉnh Đắk Lắk, hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột, các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm; cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có nhiều thông tin hơn về sự tác động các yếu tố đến việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk.
Tác giả đã xây dựng toán đồ trực tuyến của mô hình nghiên cứu hộ nông dân sẵn l ng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất nhằm mục đích cung cấp nhanh thông tin về khả năng tham gia bảo hiểm của hộ nông dân cho các nhà
nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, nghiên cứu thị trường nắm bắt được nhu cầu tham bảo hiểm cây cà phê. Từ đó có thể có những giải pháp, đề xuất nhằm xây dựng sản phẩm bảo hiểm cây cà phê. Nghiên cứu đã thực hiện bước đầu tiên trong việc phát triển thị trường bảo hiểm cây cà phê bằng việc đánh giá rủi ro của hộ nông dân sản xuất cà phê (sơ đồ 5.1).
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu cho các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên khi nghiên cứu về sự sẵn l ng tham gia bảo hiểm cây trồng của hộ nông dân nói chung và cây cà phê tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
5.2.2. Ý nghĩa thu ết của nghiên cứu
Luận án đã so sánh kết quả lựa chọn mô hình hộ nông dân sẵn l ng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất ph hợp nhất với dữ liệu bằng phương pháp BMA theo hồi quy logistic và phương pháp BMA theo hồi quy probit. Điều mà các nghiên cứu thực nghiệm trước chưa thực hiện.
Làm rò được ưu và khuyết điểm của việc sử dụng hồi quy logistic tần số và hồi quy logistic Bayesian trong mô hình nghiên cứu của đề tài.
Luận án đã đóng góp tích cực về các bằng chứng thực nghiệm nhằm củng cố thêm cho mô hình lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự sẵn lòng tham gia bảo hiểm cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk. So với mô hình lý thuyết của các nghiên cứu trước (Bảng 2.4) thì nghiên cứu này có thêm 3 yếu tố mới đó là yếu tố dân tộc, yếu tố thương hiệu và yếu tố rủi ro bão. Đó là các điểm mới trong luận án.
Ngoài ra, với nội dung nghiên cứu trong luận án tác giả đã công bố kết quả trên các tạp chí có uy tín trong nước với hình thức là bài báo khoa học; công bố trên tạp chí quốc tế (Scopus) và chủ nhiệm 1 đề tài cấp cơ sở.
S đồ 5.1: Đ nh gi rủi ro nhằm phát triển thị trường bả hiể
Đánh giá
rủi ro
Có
Mô hình phát triển
thị trường
Không
Không
Có
Khởi
động lại sau đó
Có
Phát triển chương trình xã hội
Sản phẩm bảo hiểm có thể phát triển trên thị trường ?
Liệu giải pháp xã hội có khả thi hơn
Liệu có thể bảo hiểm ở thời điểm sau ?
Ngu n: GlobalAgRisk (2009)
5.3. Hàm ý chính sách
5.3.1. Đối với các hộ nông dân sản xuất cà phê
Trên cơ sở phát hiện các yếu tố tác động đến năng suất cây cà phê. Tác giả xin đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng kết quả vay vốn của hộ nông dân như như sau:
+ Cần thay đổi cách sản xuất cà phê truyền thống bằng cách tham gia sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn UTZ, 4C, Vietgap,...để được các chuyên gia của tổ chức đó h trợ, tư vấn về kỹ thuật như không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không rò nguồn gốc xuất xứ hoặc phân bón, thuốc bảo vệ thực vật rẻ kém chất lượng; không thu hái quả xanh, thực hiện thu hái quả chín, thực hiện tốt việc phơi, chế biến cà phê sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng cà phê. Từ đó, xây dựng được thương hiệu cây cà phê riêng cho mình đem lại lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.
+ Tạo điều kiện cho lao động trong gia đình học tập nâng cao trình độ văn hoá nhằm tăng khả năng tiếp thu kiến thức trồng cà phê.
+ Cập nhật thông tin thời tiết thường xuyên nhất là thông tin về bão để có những chuẩn bị cần thiết nhằm hạn chế rủi ro do bão gây ra.
+ Tiếp cận thông tin thị trường tín dụng nông thôn, nếu có nhu cầu vay vốn thì tham tín dụng ngân hàng, không tham gia các hoạt động tín dụng đen và hạn chế các hoạt động tín dụng khác. Khuyến khích hộ nông dân sản xuất cà phê hoàn tất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sử dụng vốn đúng mục đích.
+ Hộ nông dân nên tìm hiểu ý nghĩa bảo hiểm cây cà phê để thấy được quyền lợi khi tham gia bảo hiểm của họ. Khi mua bảo hiểm, hộ nông dân sẽ được vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi và được bồi thường thiệt hại nếu hộ gặp rủi ro khi sản xuất cà phê.
5.3.2. Đối với Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột
Cần phát huy hiệu quả hoạt động của Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột là đầu mối kết nối các tác nhân trong ngành hàng như:
+ Tập huấn cho hộ nông dân về lợi ích và hạn chế của bảo hiểm m a màng cây cà phê, là cầu nối giữa hộ nông dân và công ty bảo hiểm.
+ Quảng bá và phát triển thương hiệu cà phê tỉnh Đắk Lắk và tập huấn cho hộ nông dân hiểu về ý nghĩa tầm quan trọng của thương hiệu cà phê.
+ Tăng cường các lớp tập huấn trồng trọt cũng như chăm sóc cây cà phê.
5.3.3. Đối với c c ng n h ng thư ng ại
Tác giả xin đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng kết quả vay vốn của hộ nông dân đối với các NHTM tỉnh Đắk Lắk như sau:
+ Giảm bớt các thủ tục, cung cấp nguồn vốn vay kịp thời đến các hộ, tăng thời gian cho vay tái canh. Sẵn sàng cung cấp vốn vay nếu hộ nông dân sản xuất cà phê có tham gia bảo hiểm cây cà phê.
+ Phối hợp với các công ty bảo hiểm nhằm xây dựng quy trình nhận bồi thường thiệt hại, tránh để xảy ra tình trạng nợ xấu.
+ Ngân hàng có giải pháp tiếp cận với khách hàng vùng sâu vùng xa và khách hàng là người dân tộc thiểu số bằng cách thức thực hiện các phòng giao dịch lưu động. Tăng cường quảng bá thương hiệu của Ngân hàng.
Từ đó các hộ sẽ tiếp cận được nguồn vốn vay nhiều hơn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển đem lại thu nhập cho người nông dân, ngân hàng và đất nước.
5.3.4. Đối với các công ty bảo hiểm
Trên cơ sở phát hiện các yếu tố tác động đến sự sẵn lòng tham gia bảo hiểm cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk. Các công ty bảo hiểm cần thực hiện những mục tiêu sau:
+ Thực hiện giai đoạn đánh giá khả thi với mục đích chính là xây dựng một sản phẩm và lấy phản hồi của nông dân để đánh giá mối quan tâm của họ tới sản phẩm.
+ Dự báo thời gian, khu vực và số lượng bão xuất hiện. Phân tích phân bố không gian của các cấu trúc mưa, xác định phân v ng lượng mưa cho từng chỉ số, phỏng vấn nhóm đại diện để xác định và điều chỉnh các thông số quan trọng cho sản phẩm. Ước tính khả năng gây hại của sâu bệnh, côn tr ng đến năng suất cây cà phê. Từ đó, công ty bảo hiểm ước lượng mức thiệt hại tối đa và tính toán mức phí bảo hiểm cùng với chi phí đền bù thiệt hại của sản phẩm bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm được soạn thảo phải có sự phê chuẩn về pháp lý của Vụ Bảo hiểm (DoI).
+ Sản phẩm bảo hiểm phải hấp dẫn và hiệu quả.
+ Mô hình đại lý bảo hiểm truyền thống về cơ bản cũng không tiết kiệm được chi phí khi bán từng hợp đồng bảo hiểm giá trị thấp. Do vậy, phân phối sản phẩm phải cần đến một tổ chức có mạng lưới khách hàng rộng lớn và tin cậy, sẵn sàng kết nối với từng người nông dân để giảm chi phí phân phối và dịch vụ tới mức thấp nhất.
5.3.5. Đối với c quan sở ngành tỉnh Đắk Lắk
+ Đề xuất với Chính phủ ban hành thí điểm bảo hiểm cây cà phê tại tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên.
+ Các sở ngành tỉnh Đắk Lắk cần phối hợp để phát triển thương hiệu cà phê tỉnh Đắk Lắk.
+ Huy động vốn ngân sách tỉnh, vốn ODA (dự án VnSAT), vốn vay ưu đãi giúp hộ nông dân mở rộng sản xuất hoặc tái canh cây cà phê.
+ Phổ cập giáo dục cho các hộ nông dân dân tộc thiểu số v ng sâu v ng xa.
+ Cập nhật, phổ biến thông tin dự báo thời tiết chính xác và kịp thời đến hộ nông dân
+ Cung cấp phương án ph ng chống bão cũng như h trợ hộ nông dân hạn chế rủi ro bão.
5.3.6. Đối với c quan quản lý cấp Nhà nước
+ Ban hành thí điểm điểm bảo hiểm cây cà phê tại tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên.
+ Cải thiện pháp lý bảo hiểm nông nghiệp, cần đồng bộ với luật quốc tế để tiếp cận thị trường tái bảo hiểm.
+ Cải thiện Hệ thống thu thập dữ liệu bằng phương pháp thu thập từ vệ tinh, định vị GPS từng cây cà phê và được lưu trữ để sử dụng trong tương lai khi phát triển sản phẩm mới. Đặt biệt là không để dữ liệu bị can thiệp.
+ Thành lập Cơ quan quản lý rủi ro nông nghiệp (cây cà phê) với mục đích thu thập dữ liệu, đánh giá rủi ro và xây dựng sản phẩm bảo hiểm cây cà phê (Hình 5.1).
+ H trợ cho các tổn thất thiên tai nếu gặp những tổn thất quá lớn như bão.
+ Bổ sung thêm mối quan hệ giữa đơn vị phát triển thị trường bảo hiểm và các hộ nông dân sản xuất cà phê. Cụ thể là đơn vị phát triển thị trường bảo hiểm cần nghiên cứu kỹ sự sẵn lòng tham gia bảo hiểm cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk mà tác giả nghiên cứu trong luận án (Hình 5.2).
Cùng với việc thúc đẩy thị trường bảo hiểm cây cà phê phát triển. Tác giả xin đề xuất với Chính phủ một số nội dung như sau:
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến với các ngân hàng thương mại để chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn thu mua cà phê phục vụ xuất khẩu, nhất là nguồn vốn để đầu tư tái canh cà phê.
+ Giảm thiểu rủi ro
+ Thị trường bảo hiểm
+ Trợ cấp thiên tai
Hình 5.1: Các chức năng c bản của C quan quản lý rủi ro nông nghiệp và liên kết tới Đ n vị phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp
Công ty
bảo hiểm
Công ty
bảo hiểm
Công ty
bảo hiểm
Công ty
bảo hiểm
Cơ quan quản lý rủi ro nông nghiệp
Đơn vị phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp
Ngu n: GlobalAgRisk (2009)
+ Bộ Công thương hàng năm h trợ cho tỉnh Đắk Lắk kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để thực hiện công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm cây cà phê. Tiếp tục h trợ cho tỉnh xây dựng các chính sách liên quan đến sản xuất,chế biến biến, bảo quản, tiêu thụ cà phê. Cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng của tỉnh về thị trường xuất khẩu cà phê trên thế giới, nhất là các thị trường xuất khẩu cà phê mà hiện nay tỉnh Đắk Lắk chưa xuất khẩu.
+ Bộ Tài chính giao cho Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thực hiện chính sách về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm đối với cây cà phê. Cùng với đó, Bộ không đưa cà phê hòa tan vào danh mục sàn phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm thúc đẩy ngành chế biến, gia tăng giá trị sản phẩm cà phê.
Hình 5.2: Hệ thống phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp
Cơ quan quản lý rủi ro
nông nghiệp
Đơn vị tập trung
rủi ro (NHTM, các công ty đầu vào)
Đ n vị phát triển
thị trường bảo hiểm nông nghiệp
Tổng cục thống kê
Hệ thống
phân phối
Công ty tái bảo hiểm
quốc tế
Các công ty
bảo hiểm
H nông dân
s n xuất cà phê
Giám sát cấp Bộ
Cơ quan đào tạo
Vụ bảo hiểm
Ngu n: Tác gi xây dựng
5.4. Hạn chế của luận n v hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu này vẫn còn hạn chế cần được tiếp tục thực hiện cũng như mở ra những hướng nghiên cứu mới như sau: nghiên cứu này mới chỉ xem xét các yếu tố tác động đến sự sẵn lòng tham gia bảo hiểm cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk. Các nghiên cứu trong tương lai sẽ xem xét thêm vấn đề liên quan như: giá bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất hộ nông dân sẵn lòng chi trả, đưa ra những kịch bản giá bảo hiểm để triển khai sản phẩm./.