doanh nghiệp tài chính, bảo hiểm, ngân hàng nhìn nhận về lợi ích của mô hình này. Tuy sự hợp tác giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng kinh doanh sản phẩm Bancassurance mới chỉ bắt đầu nhưng đã mang lại những giá trị rất lớn cho cả đôi bên. Trên thị trường đã chứng kiến sự bắt tay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), thành phố Hồ Chí Minh, SCB và Bảo Việt Nhân thọ. Sản phẩm mới này là sự liên kết giữa sản phẩm bảo hiểm An nghiệp Thành công của Bảo Việt nhân thọ và sản phẩm Tiết kiệm Nhân văn của SCB. Tất cả các khách hàng khi tham gia gửi Tiết kiệm Nhân văn sẽ được SCB mua tặng bảo hiểm An nghiệp Thành công của Bảo Việt nhân thọ. Số tiền bảo hiểm cho mỗi sổ tiết kiệm bằng 50% số tiền gửi của khách hàng và số tiền bảo hiểm tối đa cho mỗi khách hàng lên tới 1 tỷ đồng…
Mới đây Ngân hàng Đông Á đã bắt tay với Bảo Việt, theo đó khách hàng có thể đóng phí và nhận bồi thường hợp đồng bảo hiểm qua máy ATM. Đổi lại Bảo Việt sẽ trở thành một trong những cổ đông chiến lược của ngân hàng. Ngoài ngân hàng Đông Á, cuối năm 2009 HDBank và Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt thỏa thuận hợp tác cùng nghiên cứ và phát triển các sản phẩm bảo hiểm Bancassurance có khả năng thích hợp với các sản phẩm Ngân hàng hoặc sản phẩm độc lập để mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn cho khách hàng của hai bên. Sự kết hợp giữa công ty bảo hiểm và ngân hàng giúp ngân hàng có thêm lượng tiền đóng phí bảo hiểm thông qua ngân hàng của khách. Ngoài ra công ty bảo hiểm còn duy trì các khoản tiền gửi có kỳ hạn và các hình thức đầu tư khai thác tại ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng sẽ cung cấp cho công ty bảo hiểm hạn mức tín dụng vào từng thời điểm để hỗ trợ vốn lưu động cho công ty. Hiện nay, hầu hết hợp đồng bảo hiểm, tài sản thế chấp, đơn bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được thông qua các mối quan hệ với ngân hàng. Ngoài ra, dựa trên hệ thống
mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch có sẵn rộng khắp của ngân hàng, công ty bảo hiểm có thể tiết kiệm được chi phí, nguồn lực trong việc mở rộng thị phần.
Tuy nhiên, hoạt động Bancassurance ở Việt Nam hiện nay phát triển tương đối chậm và chỉ dưng lại ở những hình thức liên kết đơn giản, do doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng đều chưa chú trọng đến kênh phân phối này. Có thể tóm tắt một số nét chính trong hoạt động của mô hình Bancassurance trong thị trường bảo hiểm ở Việt Nam như sau:
Về mô hình hoạt động, hoạt động Bancassurance của các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng hiện nay chủ yếu tồn tại dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh, theo đó ngân hàng đơn thuần là đại lý tổ chức của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngân hàng sẽ trực tiếp bán các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và được hưởng hoa hồng theo thỏa thuận. Để trở thành đối tác của bảo hiểm trong hoạt động Bancassurance, thông thường các ngân hàng phải làm thủ tục để được cấp bổ sung Giấy phép làm đại lý tổ chức của các công ty bảo hiểm.
Về sản phẩm, mô hình Bancassurance ở Việt Nam mới chủ yếu cung cấp các lợi ích gia tăng cho khách hàng của ngân hàng thông qua các sản phẩm bảo hiểm như: bảo hiểm dư nợ tín dụng, bảo hiểm cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, bảo hiểm tử kỳ thông thường và bảo hiểm hỗn hợp. Các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (unit – linked product) chưa được phép triển khai qua kênh phân phối này.
Về lực lượng bán hàng, phần lớn các công ty bảo hiểm sử dụng lực lượng bán hàng của kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng là đội ngũ nhân viên của ngân hàng. Với lực lượng bán hàng này, công ty bảo hiểm tận dụng được không gian, địa điểm và hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại. Ngoài lực lượng này, một số doanh nghiệp sử dụng lực lượng tư vấn tài chính
chuyên nghiệp là những chuyên gia tài chính được hưởng lương của doanh
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Và Xu Hướng Phát Triển Của Mô Hình Bancassurance Trên Thế Giới
- Thị Trường Bảo Hiểm Tại Mỹ Và Châu Mỹ Latinh
- Thực Trạng Vận Dụng Mô Hình Bancassurance Tại Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam
- Mô Hình Tập Đoàn Dịch Vụ Tài Chính
- Đánh Giá Thực Trạng Triển Khai Mô Hình Bancassurance Tại Việt Nam
- Định Hướng Phát Triển Mô Hình Bancassurance Trên Thị Trường Bảo Hiểm Việt Nam
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
nghiệp có vai trò giám sát và thúc đẩy hoạt động Bancassurance và trực tiếp thực hiện các giao dịch tư vấn bán bảo hiểm cho khách hàng của ngân hàng.
Về hoa hồng, đối với mỗi liên kết giữa một ngân hàng và một bảo hiểm sẽ có những thỏa thuận về hoa hồng và các khoản tiền thưởng khác nhau. Đa số các công ty bảo hiểm thực hiện chi trả hoa hồng cho đại diện Ban lãnh đạo của ngân hàng. Việc có chia hoa hồng hay tiền thưởng cho nhân viên ngân hàng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của Ban lãnh đạo ngân hàng. Thông thường các ngân hàng sẽ không chia hoa hồng cho nhân viên của mình, mà khoản hoa hồng nhận được từ công ty bảo hiểm sẽ được bổ sung thêm vào phần doanh thu của ngân hàng. Có thể ngân hàng sẽ bỏ ra một phần chi phí để khen thưởng, khuyến khích nhân viên của mình, tuy nhiên khoản khen thưởng này sẽ tính vào toàn bộ kết quả làm việc của nhân viên ngân hàng, không chỉ mỗi hoạt động Bancassurance. Một số doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng lại thỏa thuận chi trả hoa hồng cho từng nhân viên ngân hàng theo chỉ định của ngân hàng.
Do mới triển khai, các sản phẩm bảo hiểm Bancassurance này mới chỉ chủ yếu cung cấp các lợi ích gia tăng cho các khách hàng của đơn vị tổ chức kênh phân phối. Thời gian tới đây, cơ quan quản lý bảo hiểm sẽ xây dựng các cơ sở pháp lý cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm triển khai các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm phi truyền thống, trong đó có Bancassurance. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí ( bán hàng, thu phí…), đa dạng hóa sự lựa chọn và cung cấp các quyền lợi gia tăng cho khách hàng.
Với 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 6 ngân hàng liên doanh,
46 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (vào thời điểm cuối năm 2008), Bancassurance có cơ sở để phát triển tại Việt Nam. Doanh thu phí bảo hiểm hiện
nay còn tương đối thấp, song với xu hướng tăng chung của thu nhập bình quân
đầu người, nhận thức về bảo hiểm sẽ tăng lên, mức độ thành thị hóa ngày càng gia tăng,… hy vọng Bancassurance sẽ phát triển trong thời gian tới.
II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM
1. Khung pháp lý điều chỉnh
Bancassurance đang trở thành một kênh bán hàng tất yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm. Xu thế liên kết cùng một lúc với 2 hoặc 3 thậm chí là nhiều hơn nữa các ngân hàng để bán các sản phẩm bảo hiểm ngày càng trở nên phổ biến và đem lại doanh thu đáng kể cho các công ty bảo hiểm. Chỉ tính riêng trong khối bảo hiểm nhân thọ, đã có hơn một nửa trong số 12 doanh nghiệp triển khai bán hàng hàng Bancassurance. Hiện doanh thu phí bảo hiểm qua kênh Bancassurance tính trung bình mới chiếm khoảng 2% tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường, nhưng các công ty bảo hiểm đều cho rằng đây sẽ là xu hướng phát triển tất yếu tại thị trường tài chính Việt Nam.
Mặc dù đang có những bước phát triển ban đầu thuận lợi, nhưng vẫn có một số trở ngại để trở nên thông dụng hơn. Đầu tiền là thói quen chi tiêu, đa số người dân vẫn chưa quen với mô hình mua sắm trực tuyến qua Internet, ngại vay tiền qua ngân hàng để chi tiêu. Trong khi đây là những kênh phân phối quan trọng cho Bancassurance. Nhưng quan trọng hơn cả là Bancassurance chưa có một khung pháp lý cụ thể để phát triển.
Sau khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004 cho phép các NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, sự liên kết giữa hai thể chế tài chính này đã có cơ sở để phát triển. Hiện nay, Luật quy định, các công ty bảo hiểm do ngân hàng thành lập đều có thể thực hiện các sản phẩm bảo hiểm như các công ty bảo hiểm thông thường khác. Các doanh nghiệp trong ngành đang vận động hành lang để
có thể được tham gia kinh doanh trong một số dịch vụ ngân hàng. Hiệp hội Bảo
hiểm Việt Nam còn kiến nghị Nhà nước cho phép hội viên của mình mua cổ phiếu, góp cổ phần vào nhà băng, thậm chí lập ngân hàng thương mại.
Luật pháp hiện hành quy định, ngoài việc tự quyết định đầu tư trong phạm vi vốn chủ sở hữu, DNBH có thể mua cổ phiếu ngân hàng hoặc cho vay như một ngân hàng thương mại. Theo Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam Phùng Đắc Lộc: “Cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều quy định để quản lý các doanh nghiệp bảo hiểm về vốn chủ sở hữu, ký quỹ, trích lập dự phòng nghiệp vụ, chỉ tiêu giám sát, xử phạt hành chính, phê duyệt và đăng ký sản phẩm. Nhưng rất tiếc là hoạt động đầu tư vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm lại chưa có hướng dẫn cụ thể”.
Bảo Việt Nhân thọ trước đây có ý định cho người tham gia bảo hiểm vay khi gặp khó khăn, nhưng lại bị cơ quan thanh tra kết luận là làm sai nguyên tắc vì áp dụng lãi suất thấp hơn ngân hàng. Bảo Minh thì đề nghị đối tác tiếp nhận đầu tư đi đăng ký tài sản đảm bảo, nhưng câu trả lời là chưa có hướng dẫn đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp bảo hiểm không được phép cho vay vì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng.
Bảo hiểm là một thực thể tài chính quan trọng với ưu thế lớn về vốn dài hạn, song để được tham gia kinh doanh dịch vụ ngân hàng, họ vẫn phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Một số công ty bảo hiểm, trong đó có Prudential Việt Nam muốn xây dựng hệ thống ngân hàng bán lẻ trên cơ sở khách hàng mà họ có. Nhưng thực tế, các quy định về nhận tiền gửi cũng như cho vay ngắn hạn cực kỳ chặt chẽ, và họ chỉ được tham giam nếu được sự chấp nhận của Ngân hàng Nhà nước. Một số doanh nghiệp bảo hiểm đang xin phép thành lập một công ty tài chính nằm trong công ty mẹ để cung cấp các dịch vụ có
tính chất ngân hàng. Tuy nhiên, ngay cả khi công ty tài chính được thành lập,
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ quản lý phần hoạt động kinh doanh giống như ngân hàng của công ty, và sớm muộn sẽ ban hành các chuẩn mực về giám sát hoạt động ngân hàng của các công ty bảo hiểm.
Thực tế, chế độ quản lý của Nhà nước ngày một hoàn thiện hơn với việc ban hành Nghị định 41 ngày 5/5/2009 xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Thông tư 86/BTC ngày 28/4/2009, Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư 155/BTC và Thông tư 156/BTC trong năm 2009 cũng thể hiện quyết tâm ngăn chặn tình hình cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bảo hiểm, đặc biệt là thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Dự kiến, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo xây dựng cơ sở pháp lý về đầu tư cho vay các doanh nghiệp bảo hiểm để tìm tiếng nói chung kiến nghị với Nhà nước đưa ra văn bản hướng dẫn chi tiết hoạt động này.
2. Các mô hình Bancassurance tại thị trường bảo hiểm Việt Nam
Hiện nay, mô hình Bancassurance tại Việt Nam cũng giống như ở châu Á, không có mô hình hoạt động hay mô hình phân phối điển hình. Các mô hình được hình thành tùy theo mức độ hợp tác liên kết giữa ngân hàng và hãng bảo hiểm.
2.1. Mô hình hợp tác phân phối
Đây là mô hình ở hầu hết các nước trên thị trường bảo hiểm châu Á, nó chiếm 69% tổng các hình thức liên kết. Mô hình này, như tên gọi của nó, phần lớn tập trung vào thiết kế sản phẩm, mở rộng, cải thiện các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm. Các ngân hàng sẽ ký một thỏa thuận với công ty bảo hiểm, theo đó cam kết các điều khoản liên quan đến việc công ty bảo hiểm có quyền sử dụng mạng lưới của ngân hàng như thế nào, các hệ thống máy phục vụ giao dịch
(ví dụ ATM) ra sao,… hợp tác ở mức độ nào để đưa ra các sản phẩm bảo hiểm mang đặc trưng của cả hai lĩnh vực.
Cho đến cuối năm 2004, những thỏa thuận hợp tác giữa ngân hàng và bảo hiểm chỉ đề cập đến việc ngân hàng cung cấp dịch vụ tiện ích cho những khách hàng của các công ty bảo hiểm và sau đó ngân hàng sẽ được hưởng hoa hồng hoặc quyền lợi trên cơ sở kết quả các dịch vụ mang lại. Các thỏa thuận chưa có ràng buộc trong phát triển sản phẩm mang những đặc trưng của cả hai mảng dịch vụ tài chính này… Đến năm 2005 trở lại đây, các ngân hàng đã bắt đầu quan tâm đến các sản phẩm ngân hàng bảo hiểm, họ tung ra thị trường các sản phẩm mà bản chất là các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, hoặc họ ký kết các hợp đồng hợp tác ở mức đơn giản như công ty bảo hiểm đặt một quầy tư vấn tại ngân hàng để tư vấn và bán bảo hiểm khi có khách hàng yêu cầu, hoặc nhân viên ngân hàng sẽ bán một số sản phẩm bảo hiểm… Điển hình cho mối quan hệ hợp tác này là Bảo Việt đã ký thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB)…; Prudential kết hợp với ACB, VPBank, Vietcombank…; Bảo Việt nhân thọ với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng TMCP Habubank…
Khi Ngân hàng và Công ty bảo hiểm liên kết với nhau, theo thỏa thuận hợp tác, Ngân hàng trở thành đại lý chính thức của công ty bảo hiểm thực hiện việc phân phối gói sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) tới người tiêu dùng khi khách hàng vay tiền tại ngân hàng để mua tài sản và khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản đó.
Ngân hàng với vai trò là đại lý sẽ tăng thêm thu nhập cơ bản từ hoa hồng hoạt động bán bảo hiểm, đồng thời phát triển được nhiều sản phẩm, phong phú hóa chuỗi dịch vụ tài chính mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng và giảm những khoản thu nhập không ổn định, chắc chắn. Thông thường, các nhân viên ngân hàng sau khi được lựa chọn và trải qua các khóa đào tạo bài bản sẽ trực tiếp tư vấn, phân phối sản phẩm bảo hiểm tại ngân hàng mà không cần sự hiện diện của nhân viên công ty bảo hiểm tại ngân hàng. Chẳng hạn, Ngân hàng VPBank và công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác, VPBank trở thành đại lý chính thức của Prudential Việt Nam thực hiện việc phân phối gói sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng Bancassurance tới người tiêu dùng. Trước VPBank, Prudential còn ký kết hợp tác với 5 ngân hàng là Standard Charterd Bank, Agribank, Vietcombank, Sacombank và ABBank. Thông qua những thỏa thuận hợp tác phân phối này, Prudential và các ngân hàng sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn với gói sản phẩm tài chính mới. Khách hàng bảo hiểm của Prudential có thể tiết kiệm đáng kể thời gian thanh toán phí bảo hiểm. Còn khách hàng của ngân hàng sẽ được các chuyên gia tư vấn bảo hiểm của chính ngân hàng tư vấn sử dụng một dịch vụ tài chính tổng thể, tiện ích bao gồm các sản phẩm bảo hiểm đã được ngân hàng xem xét và đánh giá trước khi giới thiệu đến khách hàng.
Khi tham gia vào mô hình hợp tác phân phối, công ty bảo hiểm có quyền kết nối với mạng lưới khách hàng của ngân hàng để phân phối sản phẩm tới khối thị trường tập trung. Khi rủi ro xảy ra đối với bản thân hay gia đình, khách hàng hoàn toàn yên tâm rằng họ vẫn có khả năng trả được các khoản vay cho ngân hàng mà không phải mất tài sản thế chấp. Hay nói cách khác, công ty bảo hiểm là người đứng ra đảm bảo quyền lợi tài chính cho khách hàng trong trường hợp