Bảng 2.12: Tình hình hủy bỏ hợp đồng BHNT năm 2005 [20]
Năm thứ nhất | Năm thứ hai | Các năm HĐ sau | ||||
Số HĐ | % | Số HĐ | % | Số HĐ | % | |
1. Bảo hiểm trọn đời | 4.028 | 8,11 | 3.088 | 6,28 | 2.722 | 5,55 |
2. Bảo hiểm sinh kỳ | 782 | 1,57 | 228 | 0,46 | 41 | 0,08 |
3. Bảo hiểm tử kỳ | 11.521 | 4,65 | 10.193 | 4,13 | 5.379 | 2,20 |
4. Bảo hiểm hỗn hợp | 194.376 | 3,26 | 116.424 | 1,96 | 154.886 | 2,60 |
5. BH trả tiền định kỳ | ||||||
120.352 | 16,83 | 90.137 | 12,88 | 33.097 | 4,93 | |
Chung | 331.059 | 4,5 | 220.070 | 2,29 | 196.125 | 2,66 |
Có thể bạn quan tâm!
- Gdp Và Tốc Độ Tăng Trưởng Gdp Giai Đoạn 1994-2005 (Theo Giá
- Các Doanh Nghiệp Bhnt Đang Hoạt Động Ở Việt Nam (2005) [20]
- Thị Phần Các Các Công Ty Bhnt Theo Doanh Thu Phí Các Hợp Đồng Còn Hiệu Lực Năm 2004 Và Năm 2005 [20]
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Phát Triển Thị Trường Bhnt Ở Việt Nam
- Hoàn Thiện Và Phát Triển Sản Phẩm
- Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 13
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Việc giảm số lượng hợp đồng khai thác mới và tăng số lượng hợp đồng hủy bỏ cho thấy tính hiệu quả xã hội của BHNT đang có xu hướng giảm. BHNT không còn được người dân lựa chọn làm công cụ đối phó với khó khăn tài chính nhiều như trước nữa. Trong các nhóm sản phẩm, bảo hiểm hỗn hợp bị hủy bỏ nhiều nhất cho thấy sản phẩm bảo hiểm có tính tiết kiệm đang bị đe dọa nghiêm trọng. Năm 2005 có tới 194.376 hợp đồng bảo hiểm hồn hợp hủy ngay trong năm thứ nhất hợp đồng, chiếm gần 59% tổng số tất cả các hợp đồng thuộc các nhóm sản phẩm hủy bỏ trong năm thứ nhất. Người dân đang lựa chọn các hình thức tiết kiệm khác mà theo họ có lợi ích cao hơn mua bảo hiểm như gửi tiền ngân hàng hay mua trái phiếu.
2.4.2.2. Năng lực hoạt động của các công ty bảo hiểm nhân thọ trên thị trường còn một số hạn chế
Hoạt động trên thị trường BHNT, trừ Bảo Việt là công ty trong nước, các công ty còn lại đều là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có kinh nghiệm lâu năm về BHNT và năng lực tài chính hùng mạnh. Vì vậy, chất lượng hoạt động của thị trường BHNT so với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam là hoàn thiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là năng lực của các công ty không còn có những hạn chế nhất định.
Tuy mới hoạt động được 10 năm nay, nhưng thị trường BHNT Việt Nam đã có nhiều biểu hiện cạnh tranh chưa lành mạnh như: hạ phí bảo hiểm, khuyến mại bảo hiểm, nói xấu nhau, lôi kéo đại lý, sử dụng quyền lực chính trị.... để lôi kéo khách hàng. Đã xảy ra những trường hợp, công ty bảo hiểm sẵn sàng bù đắp phần phí bị mất, để khách hàng hủy hợp đồng bảo hiểm đã ký với đối thủ và chuyển sang tham gia tại công ty.
Trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ, đại lý bảo hiểm trong thời gian qua đôi khi còn gây bất bình cho người dân. BHNT là loại sản phẩm dịch vụ và phức tạp. Khi mà Việt Nam mới triển khai BHNT, nhận thức của người dân về bảo hiểm còn hạn chế, đòi hỏi cán bộ, đại lý bảo hiểm phải tư vấn đầy đủ cho khách hàng về sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là về các quyền lợi bảo hiểm. Tuy nhiên, thời gian qua đã xảy ra hiện tượng khách hàng không được giải thích đầy đủ, ví dụ như về giá trị giải ước, về tỷ lệ chia lãi, về kê khai bảo hiểm..., dẫn đến khách hàng thắc mắc, không đồng tình với cách giải quyết của các công ty bảo hiểm, và cuối cùng là mất lòng tin vào bảo hiểm.
Một vấn đề nổi cộm trong kinh doanh BHNT thời gian gần đây là các vụ trục lợi bảo hiểm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất và mức độ. Theo thống kê sơ bộ của Prudential, Manulife, AIA và Bảo Minh/CMG, trong tổng số 11.001 trường hợp yêu cầu trả tiền bảo hiểm mà công ty nhận được, tỷ lệ số vụ xác định có dấu hiệu trục lợi và đã từ chối trả tiền là 2%- 3%. Đã xuất hiện các hình thức trục lợi khai báo sai sự thật, giả mạo hồ sơ, thậm chí là tự gây thương tích để đòi tiền bảo hiểm. Điều này đòi hỏi các công ty bảo hiểm phải nâng cao chất lượng khai thác và công tác giám định bồi thường.
Năng lực hoạt động còn hạn chế của các công ty BHNT trong thời gian qua còn được thể hiện ở kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư. Nhìn chung thời gian qua, hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm chưa được chú trọng đúng mức, còn mờ nhạt so với hoạt động khai thác bảo hiểm. Các công
ty bảo hiểm mới chỉ dừng lại tổ chức hoạt động đầu tư thông qua mô hình Phòng đầu tư trực thuộc. Riêng Bảo Việt (tính đến hết năm 2004) đã thành lập được Trung tâm đầu tư và Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt. Tuy nhiên có một thực tế là chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận quản lý hoạt động đầu tư ở các công ty rất hạn chế. Phòng đầu tư của các công ty hoặc ngay cả Trung tâm đầu tư của Bảo Việt chỉ đơn thuần là bộ phận tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp và trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ đầu tư mà không có quyền đưa ra các quyết định đầu tư.
Bảng 2.13: Cơ cấu đầu tư của các công ty BHNT năm 2004 và 2005
Đơn vị: %
2004 | 2005 | |
1. Đầu tư tiền gửi và mua trái phiếu Chính phủ | 87,08 | 86,30 |
2. Bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư | 9,30 | 8,01 |
3. Cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp | 3,62 | 5,69 |
Cơ cấu đầu tư của các công ty BHNT trong những năm qua nghèo nàn. Số liệu (bảng 2.13) cho thấy, trong cơ cấu đầu tư của các công ty, đầu tư tiền gửi và mua trái phiếu chính phủ chiếm tới 87,08% năm 2004 và 86,30% năm 2005. Thị trường chứng khoán (TTCK) tuy đã ra đời nhưng do mới hoạt động nên còn nhiều hạn chế, chưa khuyến khích các công ty chưa đầu tư nhiều vào cổ phiếu và trái phiếu công ty. Trong khi đây là hình thức đầu tư chủ yếu của các công ty bảo hiểm trên thế giới, chiếm tới 90% cơ cấu danh mục đầu tư. Về thị trường bất động sản, nơi thực hiện hình thức đầu tư phổ biến với công ty bảo hiểm trong thời gian qua có biến động rất phức tạp, hay xuất hiện những cơn sốt về giá cả, không phản ánh đúng quan hệ cung - cầu về bất động sản. Chính vì vậy các công ty bảo hiểm Việt Nam hiện nay rất dè dặt đầu tư vào bất động sản, có chăng chỉ là xây dựng cao ốc để làm văn phòng và cho thuê
- Khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm chưa hoàn thiện:
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân đều cần đến pháp luật, pháp luật là tập hợp những quy định để điều chỉnh hành vi của các tổ chức cá nhân trong xã hội. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm lại càng phải có quy định luật hóa rõ ràng bởi đây là một lĩnh vực dịch vụ tài chính đặc biệt liên quan đến an toàn tài chính của cá nhân, tổ chức và cả nền kinh tế. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm, luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2001, tiếp đó là hàng loạt các văn bản dưới luật như Nghị định 42/2001/NĐ-CP, 43/2001/NĐ- CP…quy định và hướng dẫn thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam chưa thực sự đồng bộ, một số quy định trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều thiếu sót, một số quy định chưa rõ ràng có thể hiểu theo nhiều nghĩa, tạo kẽ hở cho các hành vi trục lợi bảo hiểm, một số quy định chưa thực sự phù hợp với tập quán quốc tế, chưa tạo sự linh động lớn nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Chương 3
Một số Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam
Thị trường bảo hiểm là thị trường dịch vụ của nền kinh tế, do vậy sự phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường BHNT nói riêng không thể tách rời sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2001-2010 có ghi: “Mở rộng các dịch vụ tài chính - tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, áp dụng các qui chuẩn quốc tế. Từng bước hình thành trung tâm dịch vụ tài chính lớn trong khu vực”. Mặt khác, theo yêu cầu thực hiện các cam kết song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước trong khối ASEAN, Liên minh châu Âu, Mỹ, tiến tới gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức. Vấn đề này đòi hỏi thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường BHNT Việt Nam nói riêng phải gia tăng năng lực cạnh tranh, phát triển phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo yêu cầu hội nhập. Điều này đã thể hiện rất rõ về quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển các loại thị trường, trong đó có thị trường bảo hiểm.
Ngày 29 tháng 8 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 175/2003/QĐ-TTg về phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”. Một số mục tiêu chủ yếu cũng được đề cập trong Quyết định trên: Tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân khoảng 24%/năm; trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ tăng khoảng 16,5%/năm và BHNT tăng khoảng 28%/năm. Tỷ trọng doanh thu phí của toàn ngành bảo hiểm so với GDP là 2,5% năm 2005 và 4,2% năm 2010. Đến năm 2010, tổng dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng khoảng 12 lần; tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế tăng khoảng 14 lần so với năm 2002. Tạo công
ăn việc làm cho khoảng 150.000 người vào năm 2010. Nộp ngân sách Nhà nước giai đoạn 2003 - 2010 tăng bình quân 20%/năm.
Trên cơ sở các mục tiêu chung và một số mục tiêu chủ yếu của Quyết định 175/QĐ-TTg, các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể về phát triển thị trường bảo hiểm được nêu chi tiết trong Chiến lược này như sau:
+ Xây dựng và phát triển thị trường bảo hiểm với đầy đủ các yếu tố của thị trường, tăng tỉ trọng hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên tổng giá trị dịch vụ nói riêng và GDP nói chung, thực hiện chức năng bảo hiểm là công cụ để bảo vệ nền kinh tế trước các nguy cơ rủi ro.
+ Các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam có khả năng tài chính vững mạnh, năng lực kinh doanh và công nghệ quản lý được hiện đại hóa, đội ngũ cán bộ làm công tác trong ngành bảo hiểm có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập.
+ Người dân có điều kiện tiếp cận các loại sản phẩm bảo hiểm với chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp bảo hiểm có đủ khả năng cung cấp các loại sản phẩm phục vụ các nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và các tầng lớp dân cư, đặc biệt là các chương trình bảo hiểm phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, BHNT dài hạn theo hướng phát huy nội lực, chủ động thu hút ngoại lực.
+ Quản lý, giám sát phải được thực hiện dựa trên hệ thống các chỉ tiêu quản lý và chỉ tiêu tài chính khách quan, phù hợp với yêu cầu, thực tiễn kinh doanh bảo hiểm của nước ta và các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; công nghệ quản lý, giám sát được hiện đại hóa, đội ngũ cán bộ có đủ tri thức và năng lực quản lý bảo đảm thị trường bảo hiểm hoạt động an toàn, hiệu quả.
Từ những mục tiêu cụ thể nói trên, để phát triển thị trường BHNT ngay từ bây giờ cần phải đánh giá được nhu cầu thị trường BHNT để từ đó có những quyết sách và giải pháp cụ thể.
3.2. Đánh giá nhu cầu BHNT trên thị trường BHNT ở Việt Nam
Thực chất trong “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010” các số liệu dự báo đưa ra cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường BHNT ở Việt Nam là rất lớn. Qua bảng 3.1 có thể thấy rằng nếu dân số tăng xấp xỉ 1,06%/năm thì dân số Việt Nam năm 2006 là 83,93 triệu người và 2010 sẽ là 88,03 triệu người, qui mô hộ giảm từ 4,12 người/một hộ năm 2006 xuống 4 người/hộ năm 2010 với tổng số hộ tăng từ
20.372 hộ năm 2006 lên 22.009 hộ năm 2010. Sự tăng lên của dân số và gia tăng về số hộ sẽ kéo theo số người là lao động trụ cột tăng nhanh và do qui mô hộ nhỏ sẽ dẫn đến số con trong các gia đình ít đi, sự quan tâm về giáo dục, chăm sóc đời sống vật chất và tính thần cho trẻ nhỏ được đề cao hơn.
Thu nhập bình quân một hộ tăng từ 35.235 nghìn đồng/hộ năm 2006 lên 43.556 nghìn đồng/hộ năm 2010 sẽ tạo điều kiện cho các hộ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu và các dự định tài chính của họ. Cũng theo dự báo đưa ra trong bảng 3.1, tỉ lệ tiết kiệm trên GDP sẽ tăng từ 27% năm 2006 lên 30% năm vào năm 2010, với số tiền tiết kiệm bình quân một hộ sẽ tăng từ 9.630 nghìn đồng năm 2006 lên 13.101 nghìn đồng năm 2010. Nếu dự kiến thị trường tiềm năng (theo % của tổng tiết kiệm của các hộ) của BHNT chỉ chiếm hơn một phần ba đến một nửa tỉ lệ tiết kiệm này thì năm 2006 phí BHNT tiềm năng sẽ là 22.560 nghìn đồng và 43.250 nghìn đồng năm 2010. Đây là một thị trường rất lớn so với khả năng khai thác hiện nay.
Bảng 3.1: Dự kiến khả năng khai thác BHNT (2006-2010) [21]
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
GDP (tỷ đồng) | 717.815 | 771.651 | 829.525 | 891.739 | 958.619 |
Dân số (Triệu người) | 83,93 | 84,94 | 85,96 | 86,99 | 88,03 |
Qui mô hộ gia đình (người) | 4,12 | 4,10 | 4,10 | 4,05 | 4,00 |
Tổng số hộ gia đình (Nghìn hộ) | 20.372 | 20.717 | 20.966 | 21.479 | 22.009 |
Thu nhập bình quân hộ/năm (Nghìn đồng) | 35.235 | 37.247 | 39.566 | 41.516 | 43.556 |
Chi tiêu b.quân hộ/năm (Nghìn đồng) | 25.606 | 26.847 | 28.334 | 29.386 | 30.455 |
Tiết kiệm bình quân hộ/năm (Nghìn đồng) | 9.630 | 10.400 | 11.232 | 12.130 | 13.101 |
Tổng t. kiệm của toàn bộ số hộ (tỷ đồng) | 196.174 | 215.457 | 235.486 | 260.554 | 288.335 |
Tiết kiệm/GDP (%) | 27 | 28 | 28 | 29 | 30 |
Thị trường tiềm năng (% của tiết kiệm) | 11,5 | 13 | 13,5 | 14 | 15 |
Phí bảo hiểm tiềm năng (tỷ đồng) | 22.560 | 28.009 | 31.791 | 36.478 | 43.250 |
Tỷ lệ phí có thể khai thác (% phí tiềm năng) | 69 | 68 | 72 | 73 | 71 |
15.478 | 19.000 | 22.800 | 26.700 | 30.900 | |
Tỷ lệ phí BHNT/GDP (%) | 2,16 | 2,46 | 2,75 | 2,99 | 3,22 |
Phí BHNT/ người (USD) | 10,85 | 13,16 | 15,6 | 18,05 | 20,65 |
Phí BHNT/ người (nghìn đồng) | 184,41 | 223,69 | 265,24 | 306,93 | 351,00 |
Tỷ lệ phí khai thác/tổng tiết kiệm (%) | 7,89 | 8,82 | 9,68 | 10,25 | 10,72 |
Nếu tiến hành khai thác tốt, tỉ lệ phí khai thác dự báo có thể tăng từ 69% năm 2006 lên 71% phí bảo hiểm tiềm năng của thị trường vào năm 2010. Điều này sẽ đẩy tỉ lệ phí BHNT trên đầu người và phí BHNT trên GDP từ 10,85 USD và 2,16% năm 2006, lên 20,65 USD và 3,22% năm 2010, góp phần tạo sự ổn định cho thị trường vốn và kích thích sự phát triển của nền kinh tế thông qua các hoạt động đầu tư. Tuy nhiên để đạt được các kết quả dự báo này cần có kế hoạch cụ thể và chiến lược, giải pháp phát triển toàn diện đối toàn thị trường nói chung, mỗi công ty bảo hiểm nói riêng.
Với tiềm năng như dự kiến, trong thời gian tới doanh thu phí bảo hiểm có thể đạt mức tăng trưởng trên 20% năm với số hợp đồng khai thác mới tăng khoảng 15%-18%. Thị trường BHNT sẽ được mở rộng về các tỉnh thành phố trong cả nước thay vì chỉ tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ,v.v. Số sản phẩm bảo hiểm sẽ phải đa dạng hơn, trong đó, cần chú trọng đến các sản phẩm bảo hiểm trợ cấp do thu nhập từ lương hưu của người lao động còn thấp. Bên cạnh đó, các sản phẩm tiết kiệm phục vụ giáo dục cũng sẽ có cơ hội phát triển mạnh do xu hướng tập trung cho giáo dục và du học của người dân ngày càng cao. Ngoài ra, các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe cũng sẽ có sơ hội phát triển do đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế và y tế cao cấp gia tăng.
Trên thực tế các doanh nghiệp BHNT đã thỏa mãn một phần nhu cầu BHNT của dân cư và các tổ chức doanh nghiệp. Để đánh giá chính xác nhu cầu bảo hiểm thực tế của thị trường có thể xem xét hai chỉ tiêu: số hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, đây chính là nhu cầu thực tế đối với sản phẩm BHNT đã được thỏa mãn của khách hàng; số hợp đồng bảo hiểm khai thác