Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Thị Trường Bảo Hiểm Nhân Thọ


1.1.4.3. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

Thực chất của loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm cả trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay còn sống. Yếu tố tiết kiệm và rủi ro đan xen nhau vì thế nó được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới.

Đặc điểm:

+ STBH được trả khi: Hết hạn hợp đồng hoặc người được bảo hiểm bị

tử vong trong thời hạn bảo hiểm;

+ Thời hạn bảo hiểm xác định (thường là 5 năm, 10 năm, 20 năm...);

+ Phí bảo hiểm thường đóng định kỳ và không thay đổi trong suốt thời

hạn bảo hiểm;

+ Có thể được chia lãi thông qua đầu tư phí bảo hiểm và cũng có thể được hoàn phí khi không có điều kiện tiếp tục tham gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Mục đích:

+ Đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và người thân;

Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay - 3

+ Tạo lập quỹ giáo dục, hưu trí, trả nợ;

+ Dùng làm vật thế chấp vay vốn hoặc khởi nghiệp kinh doanh...

1.1.4.4. Các điều khoản bảo hiểm bổ sung

Khi triển khai các loại hình BHNT, nhà bảo hiểm còn nghiên cứu, đưa ra các điều khoản bổ sung để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Các điều khoản bổ sung sau đây thường hay được vận dụng.

- Bảo hiểm nằm viện và phẫu thuật: Có nghĩa là nhà bảo hiểm cam kết trả các chi phí nằm viện và phẫu thuật cho người được bảo hiểm khi họ bị ốm đau, thương tích. Tuy nhiên, nếu người được bảo hiểm tự gây thương tích, tự tử, mang thai và sinh nở... thì không được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Mục đích của điều khoản này nhằm trợ giúp người tham gia giảm nhẹ gánh nặng chi phí trong điều trị phẫu thuật, đặc biệt là trong các trường hợp ốm đau, thương tích bất ngờ.

- Bảo hiểm tai nạn: Nhằm trợ giúp thanh toán chi phí trong điều trị thương tật, từ đó bù đắp sự mất mát hoặc giảm thu nhập do bị chết hoặc


thương tích của người được bảo hiểm. Điều khoản bảo hiểm này có đặc điểm là bảo hiểm khá toàn diện các hậu quả tai nạn như: Người được bảo hiểm bị tàn phế, thương tật toàn bộ, thương tích tạm thời và bị tai nạn sau đó bị chết. Những trường hợp tự thương, tai nạn do nghiện rượu, ma túy, tự tử... sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm.

- Bảo hiểm sức khỏe: Thực chất của điều khoản này là nhà bảo hiểm sẽ cam kết thanh toán khi người được bảo hiểm bị các chứng bệnh hiểm nghèo như: Đau tim, ung thư, suy gan, suy thận, suy hô hấp...

Mục đích tham gia bảo hiểm ở đây nhằm có được những khoản tài chính nhất định để trợ giúp thanh toán các khoản chi phí y tế lớn và góp phần giải quyết, lo liệu các nhu cầu sinh hoạt ngay trong thời gian điều trị.

Ngoài ra, trong một số hợp đồng BHNT, các công ty bảo hiểm còn đưa ra những điểm bổ sung khác như: Hoàn phí bảo hiểm, miễn thanh toán phí khi bị tai nạn, thương tật v.v... nhằm tăng tính hấp dẫn để thu hút người tham gia.

Mặc dù khi áp dụng các điều khoản bổ sung thì mức phí đóng cao hơn, nhưng các HĐBH nhân thọ đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm.

1.2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ

1.2.1. Khái niệm

Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm về thị trường cũng như tài liệu bàn về vấn đề thị trường. Có quan điểm cho rằng: Thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hóa được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh gắn liền với một không gian nhất định.

Quan điểm khác lại cho rằng: Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh tế, là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, là lĩnh vực lưu thông hàng hóa mà ở đó hàng hóa thực hiện giá trị của mình đã được tạo ra trong quá


trình sản xuất. Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, là nơi diễn ra các

hoạt động mua bán hàng hóa bằng tiền tệ.

Còn đứng trên góc độ marketing thì: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó.

Từ các quan điểm trên đây, chúng ta thấy khái niệm về thị trường tùy theo giác độ nghiên cứu mà các tác giả đưa ra có thể khác nhau về ngôn từ, cách diễn đạt nhưng có những điểm chung giống nhau. Trước hết hành vi cơ bản của thị trường là hành vi mua và bán. Thông qua hành vi mua và bán hàng hóa, dịch vụ, người mua tìm được cái mình đang cần và người bán, bán được cái mình có với giá thỏa thuận. Hành vi mua bán được diễn ra trong không gian, thời gian nhất định và tạo ra những mối quan hệ giữa cung và cầu, quan hệ giữa đối tác và cạnh tranh, quan hệ hàng hóa với tiền tệ...Trên thị trường, quan hệ cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các đối thủ cạnh tranh giữa người bán với người mua, cạnh tranh giữa người mua với người mua, cạnh tranh giữa người bán với người bán về các khía cạnh như chất lượng và mẫu mã sản phẩm, giá cả sản phẩm... cạnh tranh trên thị trường diễn ra phức tạp, sôi động nhưng lại hấp dẫn. Cạnh tranh sẽ mang lại niềm vinh quang cho các đối thủ biết tận dụng khả năng lợi thế của mình, biết kiểm soát và loại trừ rủi ro.

Trên thực tế, thị trường có thể được phân ra nhiều loại khác nhau: thị trường chính - thị trường phụ; thị trường trong nước (nội địa) - thị trường ngoài nước (quốc tế); thị trường hàng hóa - thị trường dịch vụ; thị trường sức lao động; thị trường chứng khoán; thị trường bảo hiểm... Ngoài những điểm chung giống nhau như chứa đựng tổng số cung, tổng số cầu, yếu tố không gian và thời gian, đều diễn ra các hoạt động mua bán và các quan hệ hàng hóa, tiền tệ... mỗi thị trường khác nhau lại chứa đựng những đặc trưng khác nhau đã tạo nên tính đa dạng và phong phú của hệ thống thị trường trong nền kinh tế xã hội.


Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt trong xã hội. Để hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng ra đời và phát triển, cũng đòi hỏi phải có thị trường.

Theo thuật ngữ bảo hiểm:Thị trường BHNT được hiểu là nơi diễn ra

các hoạt động mua và bán các sản phẩm BHNT.

Như vậy, cấu thành của thị trường BHNT bao gồm:

Hàng hóa của BHNT: Khác với các loại sản phẩm khác trên thị trường, sản phẩm BHNT không tồn tại hữu hình, không có hình dáng, kích thước, trọng lượng, mà nó là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt, là loại sản phẩm vô hình và là loại sản phẩm không được bảo hộ bản quyền, là loại sản phẩm mà người mua không bao giờ muốn nó xảy ra với mình để được thực hiện quyền đòi bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Người mua sản phẩm BHNT chỉ với mục đích đề phòng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra vẫn đảm bảo được an toàn về mặt tài chính và mục đích tiết kiệm để thỏa mãn các nhu cầu khác trong tương lai.

Chủ thể tham gia vào thị trường BHNT bao gồm: người mua (khách hàng), người bán (các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ) và các tổ chức trung gian bảo hiểm:

- Người mua BHNT là những tổ chức hay cá nhân có nhu cầu tham gia

bảo hiểm.

- Người bán bảo hiểm hay còn gọi là người bảo hiểm là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, họ là người ký hợp đồng bảo hiểm và cam kết chi trả số tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra.

- Tổ chức trung gian hay còn gọi là người môi giới, đại lý BHNT là cầu nối giữa người mua và người bán bảo hiểm nhân thọ.

Một "trung gian bảo hiểm nhân thọ" có thể hoạt động dưới hình thức đại lý hay môi giới bảo hiểm.

Môi giới BHNT có thể là các tổ chức hoặc cá nhân đứng ra thu xếp bảo hiểm với các công ty bảo hiểm. Họ có thể tư vấn về các vấn đề, như: Nhu cầu bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, thị trường bảo hiểm, khiếu nại, kiện tụng...


Môi giới BHNT có thể đại diện cho cả doanh nghiệp BHNT và người mua

bảo hiểm nhân thọ.

Đại lý BHNT có thể là tổ chức hay cá nhân được doanh nghiệp BHNT ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý. Đại lý bảo hiểm thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm bán các sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp và được hưởng tiền hoa hồng theo thỏa thuận. Như vậy, đại lý thường được coi là người đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm nhân thọ

1.2.2.1. Những đặc trưng chung

Giống như các loại thị trường khác, thị trường BHNT cũng có những đặc trưng chung, cụ thể như sau:

- Trên thị trường BHNT cung và cầu luôn biến động:

Cung trên thị trường BHNT chính là các sản phẩm bảo hiểm do các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường cung cấp để phục vụ khách hàng của mình. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trên thị trường BHNT có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu của thị trường và sức cạnh tranh. Sản phẩm BHNT ngày một nhiều và ngày càng được hoàn thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và mức sống của người dân ngày càng cao. Sản phẩm BHNT luôn được cải tiến, hoàn thiện và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường.

Cầu của thị trường BHNT chính là nhu cầu về bảo hiểm của dân cư, của các tổ chức xã hội, của các đơn vị sản xuất và kinh doanh... ngày càng được tăng lên. Khi nền kinh tế xã hội phát triển thì các tổ chức kinh tế xã hội cũng phát triển theo, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư cũng được cải thiện... do đó nhu cầu đa dạng về dịch vụ bảo hiểm cũng tăng lên. Những năm đầu của thế kỷ XX trên thị trường BHNT mới chỉ có vài chục sản phẩm nhưng đến nay con số này đã lên tới hàng trăm và đã đi sâu vào từng ngõ ngách của đời sống kinh tế - xã hội cũng như của mọi tầng lớp dân cư.


- Giá cả của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ luôn biến động và phụ thuộc

vào nhiều yếu tố:

Trên thị trường, giá cả của sản phẩm BHNT chính là phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người mua bảo hiểm phải trả cho người bán bảo hiểm để được chi trả khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Phí bảo hiểm được xác định dựa trên những cơ sở chủ yếu như: số tiền bảo hiểm, số năm của một hợp đồng, tuổi của người được bảo hiểm, lãi suất kỹ thuật mà các doanh nghiệp BHNT dùng để tính phí.

Tuy nhiên, phí BHNT luôn thay đổi theo thời gian. Bởi vì mỗi thời gian có xác suất rủi ro, chi phí quản lý, chi phí khai thác, lãi suất đầu tư v.v…cũng khác nhau. Ngoài những yếu tố trên, phí bảo hiểm nhân thọ còn phụ thuộc vào quy luật cạnh tranh, cung cầu trên thị trường.

- Cạnh tranh và hợp tác luôn diễn ra trên thị trường bảo hiểm nói

chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng:

Giống như các thị trường khác, trên thị trường bảo hiểm sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tranh giành khách hàng, thu lợi nhuận cũng diễn ra liên tục, gay go và quyết liệt. Cạnh tranh trên nhiều khía cạnh với nhiều thủ thuật, bởi lẽ sản phẩm bảo hiểm là không có bảo hộ bản quyền và dễ bắt chước cho nên các doanh nghiệp bảo hiểm thường tập trung vào kinh doanh các sản phẩm được thị trường chấp nhận bằng cách cải tiến, hoàn thiện sản phẩm đó hơn các doanh nghiệp khác, bằng cách quảng cáo sâu rộng, hấp dẫn để thu hút khách hàng, bằng cách giảm phí, tăng tỷ lệ hoa hồng để giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường... Thực tế này được chứng minh rất rõ ở Việt Nam khi thị trường bảo hiểm chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia.

Trên thị trường bảo hiểm, cùng với sự cạnh tranh là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Cạnh tranh càng mạnh thì hợp tác càng phát triển. Hợp tác thường diễn ra giữa các doanh nghiệp lớn có thế mạnh để hòa hoãn, cùng phát triển tránh gây thiệt hại cho nhau... Hợp tác có thể diễn ra giữa các doanh


nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn để tăng sức mạnh, đảm bảo an toàn trong cạnh tranh và thêm đồng minh trong cạnh tranh. Hợp tác còn là nhu cầu đối với những thị trường bảo hiểm mới hình thành và phát triển trước thị trường thế giới đã ổn định và hợp tác cũng là xu hướng của hội nhập và toàn cầu hoá.

- Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ luôn thay đổi:

Thị phần BHNT là tỷ lệ phần trăm của mỗi doanh nghiệp BHNT chiếm lĩnh trên thị trường. Thị phần càng lớn chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp càng cao, sức cạnh tranh và hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Nói đến thị phần là nói đến thị trường cạnh tranh không còn mang tính độc quyền. Trên thị trường các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ hội như nhau, doanh nghiệp nào giành được thị phần nhiều hơn chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó tốt hơn trên mọi lĩnh vực. Trên thị trường BHNT thị phần của các doanh nghiệp luôn thay đổi do số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường thay đổi, do chiến lược kinh doanh thay đổi, như chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả... để giữ vững thị phần và giành giật thị phần của các doanh nghiệp khác hoặc mở rộng thị phần bằng việc tung ra thị trường những sản phẩm mới phù hợp nhu cầu của xã hội với chất lượng cao, giá thành hạ.

1.2.2.2. Những đặc trưng riêng có của thị trường bảo hiểm nhân thọ

Ngoài những đặc trưng chung giống các thị trường khác đã đề cập trên đây, thị trường BHNT còn có những đặc trưng riêng như sau:

- Thị trường BHNT chịu sự tác động trực tiếp của những điều kiện kinh

tế - xã hội, trình độ dân trí và mức sống của các tầng lớp dân cư:


Nhu cầu tự

hoàn

Nhu cầu được

tôn trọng


Nhu cầu giao tiếp xã hội Nhu cầu an toàn

Nhu cầu sinh học

Điều kiện kinh tế - xã hội phải kể đến đó là: Tốc độ tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; cơ cấu dân số v.v… Một khi kinh tế - xã hội phát triển thì trình độ dân trí sẽ ngày càng được nâng cao


và mức thu nhập của người dân sẽ ngày càng được cải thiện và chỉ có như vậy mới phát sinh nhu cầu BHNT. Abraham Maslow - một nhà tâm lý học nổi tiếng đã đưa ra mô hình sắp xếp thứ tự các nhu cầu của con người như sau:

Biểu đồ 1.1: Tháp nhu cầu của Abraham Maslow


Theo tháp nhu cầu của Abraham Maslow, nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất, cơ bản nhất là nhu cầu sinh học hay còn gọi là nhu cầu vật chất tối thiểu (ăn, mặc, ở, đi lại...). Một khi nhu cầu này chưa được đáp ứng thì các nhu cầu khác của con người chưa được coi trọng. Chỉ khi con người được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu thì họ mới quan tâm đến các loại nhu cầu khác cao hơn. Do vậy, khi điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém, thu nhập của người dân còn thấp và chưa đủ để trang trải các nhu cầu sinh học thì dẫu họ có nhận thức được vai trò của BHNT họ cũng không thể quan tâm đến việc tham gia BHNT. Vì thế, điều kiện kinh tế - xã hội và mức sống của người dân là nhân tố có tác động trực tiếp đến nhu cầu bảo hiểm và thị trường BHNT. ở những nước có nền kinh tế phát triển, con người ý thức hơn trong vấn đề phải đối mặt với ốm đau, bệnh tật, với các loại rủi ro. Cho nên, nhu cầu bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng thường rất cao, bởi họ muốn được đảm bảo an toàn trên nhiều phương diện. Trái lại, ở các nước kém phát triển ngoài lý do thu nhập chi phối người dân nhận thức không đầy đủ về rủi ro và hậu quả của rủi ro nên nhu cầu BHNT ở những nước này rất thấp và thị trường BHNT không thể phát triển.

- Thị trường BHNT thường được mở cửa và tự do hóa theo các cấp độ

khác nhau:

Tùy theo xu hướng phát triển của thị trường mà các nước trên thế giới có xu hướng mở cửa và tự do hóa thị trường BHNT theo 2 cấp độ:

- Một là, mở cửa hạn chế thị trường. Cấp độ này chủ yếu diễn ra ở những nước đang phát triển nhằm bảo hộ cho thị trường BHNT còn non trẻ trong nước. Chẳng hạn, Malaysia thường có các quy định về hạn chế cổ phần

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí