Se: Tỷ giá giao ngay ngày đến hạn hợp đồng
R = M x Se
Thu nhập, chi phí R
(a) Không bảo hiểm rủi ro tỷ giá
R2
R
R = M x F
(b) Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng GDKH
R1
0
Se1 F
e
Se2 S
Sơ đồ 2.3: Đồ thị thu nhập, chi phí trong trường hợp không bảo hiểm rủi ro tỷ giá và có bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu, phải trả
Thu nhập R
R2 C = Mn x Seb
(a) Không bảo hiểm rủi ro tỷ giá
R
C = Mn x Fb
R1 (b) Bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng GDKH
0
S
S
F
e
eb eb
1 b 2 S
Sơ đồ 2.4: Đồ thị biểu diễn gốc và lãi của nhà đầu tư trong trường hợp không bảo hiểm rủi ro tỷ giá và có bảo hiểm rủi ro tỷ giá
+ GDKH lãi suất (Forward Rate Agreement -FRA)
GDKH lãi suất (FRA): FRA là một giao dịch “mà theo đó các bên tham gia đồng ý thanh toán cho nhau bằng tiền mặt khoản chênh lệch lãi suất (không có giao nhận khoản tiền gốc) của 1 khoản vay ngắn hạn”, (Nguyễn Văn Tiến, 2012) Cũng như các GDKH khác, FRA được giao dịch trên thị trường phi tập trung OTC.
Khi 1 FRA được giao dịch, người mua sẽ là người được vay khoản tiền hư cấu và người bán là người cho vay khoản tiền hư cấu. Vì vậy nếu lãi suất thị trường tăng trong khoảng thời gian hợp đồng thì người mua được lợi, ngược lại nếu lãi suất thị trường giảm thì người mua phải trả cho người bán một khoản tiền bằng chênh lệch giữa lãi suất thị trường tham chiếu với lãi suất thỏa thuận trên FRA nhân với vốn gốc hư cấu. Như vậy nếu dự đoán lãi suất tương lai tăng, nhà đầu tư sẽ tham gia FRA với tư cách người mua và ngược lại nếu dự đoán lãi suất tương lai giảm sẽ tham gia với tư cách người bán.
2.1.4.2. Giao dịch tương lai (Future)
a. Khái niệm
GDTL “là một thỏa thuận mua bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở theo giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao tài sản được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi SGD.” (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
Tuy nhiên, khác với hợp đồng có kỳ hạn, “GDTL chỉ sẵn sàng cung cấp đối với một vài loại tài sản mà thôi. Chẳng hạn, thị trường tương lai Chicago các GDTL về ngoại hối chỉ cung cấp hợp đồng với sáu loại ngoại tệ mạnh đó là GBP, CAD, EUR, JPY, CHF và AUD.
Tất cả các GDTL đều thực hiện giao dịch ở SGD có tổ chức. SGD là người đề ra quy chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên. Hội viên của SGD có thể là đại diện của các công ty, NHTM hay cá nhân có tài khoản riêng.”
b. Đặc điểm của GDTL
Mặc dù các “hợp đồng có kỳ hạn thường “rất linh hoạt về phương diện thời hạn và số tiền giao dịch nhưng chúng hạn chế về mặt thanh khoản bởi vì các bên tham gia giao dịch không thể bán hợp đồng khi thấy có lời cũng không thể hủy bỏ giao dịch khi thấy bất lợi”. Trong khi đó, GDTL có tính thanh khoản cao hơn bởi vì phòng giao hoán sẵn sàng đứng ra “đảo hợp đồng” bất cứ khi nào có một bên yêu cầu. “Khi đảo hợp đồng thì hợp đồng cũ bị xóa bỏ và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đảo hợp đồng.”
Đặc điểm này khiến cho hầu hết các GDTL“đều tất toán thông qua đảo hợp đồng, chỉ có khoản 1,5% GDTL được thực hiện thông qua chuyển giao tài sản cơ sở vào ngày đến hạn. Cũng chính đặc điểm này khiến HĐTL nói chung là công cụ thích hợp cho các nhà đầu cơ. Nhà đầu cơ dự báo một loại tài sản nào đó lên giá trong tương lai sẽ mua GDTL loại tài sản đó. Ngược lại, nhà đầu cơ khác lại dự báo tài sản ấy xuống giá trong tương lai sẽ bán GDTL. SGD với tư cách là nhà tổ chức và trung gian trong giao dịch sẽ đứng ra thu xếp các loại hợp đồng này.
- Đặc điểm nổi bật của GDTL là tính tiêu chuẩn hóa cao.
Các điều khoản được tiêu chuẩn hóa cao trong GDTL là: tên hàng, số lượng (độ lớn hợp đồng), thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng.
+ Loại tài sản cơ sở:
Ví dụ: Tại SGD Chicago-CME, các ngoại tệ được giao dịch là: CAD, EUR, JPY, GBP, AUD và CHF.
+ Khối lượng ngoại tệ giao dịch: Ví dụ tại SGD Chicago - CME khối lượng giao dịch được quy định đối với từng loại đồng tiền. Chẳng hạn, Hợp đồng Yên Nhật là 12.500.000, với AUD là 100.000…
+ Ngày thanh toán cụ thể trong tương lai. Ngày thứ 4 của tuần thứ ba của các tháng 3, 6, 9, 12.
+ Địa điểm giao dịch: Việc giao dịch được diễn ra trên sàn giao dịch theo nguyên tắc đấu giá. Các thành viên tham gia giao dịch phải là thành viên của SGD.
- Những người tham gia vào thị trường này đều phải đóng một khoản ký quỹ, trả chi phí giao dịch tại công ty môi giới và sau đó khoản này được ký gửi tại công ty thanh toán bù trừ.
+ Nếu trong quá trình công ty thanh toán bù trừ điều chỉnh theo thị trường làm cho khoản ký quỹ của người mua và người bán HĐTL xuống mức ký quỹ duy trì thì họ phải đóng bổ sung.
- Việc thanh toán được thực hiện thông qua công ty thanh toán bù trừ của SGD.
- Tính tiền hoa hồng trên từng thương vụ mua bán.
- KH có thể kết thúc hợp đồng vào bất cứ lúc nào trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bằng cách ký một hợp đồng khác ngược với hợp đồng đang có.
c. So sánh đặc điểm GDKH và GDTL
Hợp đồng tương lai thực chất chính là hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại hàng hóa giao dịch, số lượng hàng hóa giao dịch và ngày chuyển giao hàng hóa và các hợp đồng tương lai được thực hiện tập trung tài SGD. Một số điểm khác biệt cơ bản giữa GDKH và GDTL có thể liệt kê như sau:
Bảng 2.2: So sánh GDKH và GDTL
Đặc điểm | Giao dịch kì hạn | Giao dịch tương lai | |
1 | Nơi trao đổi | Thị trường phi tập trung | Thị trường tập trung |
2 | Khối lượng giao dịch, ngày giá trị, loại hàng, đơn vị hàng hóa | Do hai bên tự thỏa thuận và quy định trong hợp đồng | Được tiêu chuẩn hóa theo quy định của sàn giao dịch |
3 | Thành viên tham gia | Các NHTM, các nhà môi giới, các công ty đa quốc gia, nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro. | Các NHTM, các nhà môi giới, các công ty đa quốc gia, nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận. |
4 | Thanh toán | Lúc đáo hạn hợp đồng | Có thể đóng vị thế trước hạn |
5 | Yêu cầu ký quỹ | Thường không yêu cầu, đôi khi đòi hỏi từ 5%-10% | Bắt buộc ký gửi một số lượng nhất định, điều chỉnh theo thị trường hàng ngày |
6 | Chi phí giao dịch | Không có | Có |
7 | Mục tiêu | Phòng vệ: mua bán thật | Đầu cơ: không nhằm mục đích giao dịch hàng hóa |
8 | Nhà đảm bảo | Không | Công ty thanh toán bù trừ |
9 | Rủi ro đối tác | Cao hơn | Gần như không có |
10 | Tính thanh khoản | Thấp | Cao hơn |
11 | Rủi ro dòng tiền | Không có | Có |
12 | Hình thức trao đổi | Thông qua mạng điện thoại toàn cầu | Thông qua sàn giao dịch với hệ thống thông tin toàn cầu |
13 | Thị trường thứ cấp | Phải thanh toán với NH | Có thể bán trên thị trường” |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Phân Tích Tổng Hợp Dữ Liệu Thứ Cấp
- Lịch Sử Ra Đời Và Phát Triển Các Gdps.
- Chủ Thể Tham Gia Và Mục Đích Tham Gia Giao Dịch Tài Chính Phái Sinh
- Đồ Thị Biểu Diễn Lợi Nhuận Khi Mua Quyền Chọn Mua Và Khi Bán Quyền Chọn Mua
- Khối Lượng Gdps Trên Thị Trường Tương Lai Thế Giới
- ?top 25 Nhtm, Tổ Chức Tiết Kiệm Và Công Ty Trên Thị Trường Phái Sinh Mỹ Quý 2/2016
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại hợp đồng này là “khi tham gia vào một GDTL, chủ hợp đồng phải ký quỹ (Margin) một số lượng nhất định tùy theo giá trị của hợp đồng, lượng ký quỹ này do SGD quy định và kiểm tra hàng ngày.”
Bảng 2.3:“Chuẩn hóa GDTL ngoại hối trên thị trường Chicago (Mỹ)
Trị giá hợp đồng | Ký quỹ | ||
Lần đầu | Duy trì | ||
AUD | 100.000 | $1215 | $900 |
GBP | 62.500 | $4050 | $3000 |
CAD | 100.000 | $1080 | $800 |
EUR | 125.000 | $2700 | $2000 |
JPY | 12.500.000 | $1890 | $1400 |
CHF | 125.000 | $4050 | $4050 |
Tháng giao dịch | Tháng: 1,3,4,6,7,9,10,12 | ||
Giờ giao dịch | Từ 7:20 sáng đến 2:00 chiều |
Nguồn: Mulambi và cộng sự”
d. Cơ chế giao dịch
Tất cả các GDTL “đều thực hiện giao dịch ở SGD có tổ chức. SGD là người đề ra qui chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên. Hội viên của SGD là các cá nhân, có thể là đại diện của các công ty, NHTM hay cá nhân có tài khoản riêng. SGD giới hạn số lượng hội viên và, vì thế, quyền hội viên có thể được mua bán cho thuê hay ủy quyền giao dịch lại cho các nhà giao dịch không phải hội viên. Các công ty môi giới có quyền cử đại diện của mình ở sàn giao dịch.”
Cách đọc và hiểu thông tin niêm yết trên thị trường tương lai:
Bảng 2.4: Thông tin niêm yết trên thị trường tương lai
Open | Hi | Lo | Settle | Change | Lifetime High | Lifetime Low | Open Interest | |
Sept | .8345 | .8387 | .8214 | .8376 | +.0031 | 1.1089 | .7893 | 70,761 |
Tháng | Giá mở | Giá cao | Giá thấp | Giá đóng | Thay đổi | Giá cao | Giá thấp | Số HĐ |
đáo hạn | cửa | nhất | nhất | cửa | trong | nhất trong | nhất trong | còn lại |
trong | trong | ngày | thời gian | thời gian | ||||
ngày | ngày | tồn tại HĐ | tồn tại HĐ |
Nguồn: Mulambi và cộng sự
2.1.4.3. Giao dịch hoán đổi (Swaps)
a. Khái niệm
GDHĐ (Swaps) là các hợp đồng trao đổi ngoại tệ hoặc lãi suất giữa các chủ thể vào hoặc trước một ngày xác định trong tương lai.
GDHĐ “là giao dịch bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tài sản cơ sơ, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Thực chất của hợp đồng này là hai bên thoả thuận trao đổi dòng tiền trong tương lai theo một nguyên tắc nhất định”, (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
b. Phân loại GDHĐ.
GDHĐ gồm có hai loại cơ bản: hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ:
- GDHĐ lãi suất (IRS): “IRS là 1 thỏa thuận giữa 2 bên, theo đó 2 bên sẽ “thực hiện trao đổi các dòng tiền lãi cho nhau. Thông thường 1 bên sẽ nhận lãi suất cố định & bên còn lại sẽ nhận lãi suất thả nổi tại những ngày xác định trước gọi là những ngày giá trị giao dịch, dựa trên khung thời gian và khoản tiền danh nghĩa đã được xác định trước”.” Về nội dung thì “GDHĐ lãi suất khá tương đồng với FRA do cùng bản chất như GDKH. Hình thức phòng ngửa rủi ro lãi suất bằng IRS hiện đang rất phổ biến ở các quốc gia phát triển trên thế giới”. Tại Việt Nam, T1/2007, NHNN Việt Nam đã ban hành quyết định cho phép các NHTM được thực hiện trao đổi lãi suất với DN không phải NH.
Swap lãi suất “thường là kiểu hoán đổi giữa lãi suất cố định - biến động, nhưng cũng có khi là biến động - biến động. Về mặt lý thuyết thì loại thứ ba cố định - cố định cũng có thể thực hiện được, nhưng do toàn bộ dòng lãi suất có thể xác định được ngay thời điểm kí hợp đồng swap nên chẳng có lý do gì mà hai bên lại tiến hành hoán đổi cho nhau nếu các khoản đầu tư có chung đơn vị tiền tệ.
- Giao dịch hoán đổi ngoại tệ: Là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.”
c. Đặc điểm GDHĐ
Trong hợp đồng giao dịch hoán đổi, hai bên thỏa thuận với nhau một số nội dung chính như sau:
Thời hạn giao dịch - “Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thoả thuận chọn một ngày đáo hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế.
Điều kiện thực hiện - Giao dịch hoán đổi áp dụng đối với KH có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Ngày thanh toán - Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày khác nhau: ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ hạn.
Giá HĐHĐ: Một HĐHĐ liên quan đến hai loại giá: giá giao ngay và giá kỳ hạn. Giá giao ngay là giá tại thời điểm giao dịch do hai bên thoả thuận”. Giá kỳ hạn được tính trên cơ sở giá giao ngay, chênh lệch lãi suất giữa các đồng tiền, và số ngày thực tế của hợp đồng.
2.1.4.4. Giao dịch quyền chọn (Option)
a. Khái niệm
GDQC là “một công cụ cho phép người mua quyền được mua hoặc được bán (chứ không phải nghĩa vụ):
• Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở
• Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai
• Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.
Tại thời điểm xác định trong tương lai, người mua quyền có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền mua (hay bán) tài sản cơ sở. Nếu người mua thực hiện quyền mua (hay bán), thì người bán quyền buộc phải bán (hay mua) tài sản cơ sở. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày đáo hạn; thời gian từ khi ký HĐQC đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá xác định áp dụng trong ngày đáo hạn gọi là giá thực hiện (exercise price hay strike price).”
b. Phân loại GDQC
- Theo loại quyền, GDQC gồm:"Quyền chọn mua và quyền chọn bán:
. Quyền chọn mua (call): là quyền cho phép người mua option tự quyết định thực hiện mua hay không mua.
. Quyền chọn bán (put): là quyền cho phép người mua option tự quyết định thực hiện bán hay không bán.
- Theo loại hợp đồng, GDQC gồm: Quyền kiểu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ:
. Option kiểu Âu (European style): Quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày
đáo hạn hợp đồng.
. Option kiểu Mỹ (American style): Quyền chọn có thể được thực hiện vào bất cứ lúc nào trong suốt thời hiệu hợp đồng.
Theo tài sản cơ sở: quyền chọn lãi suất và quyền chọn ngoại hối.
Quyền chọn lãi suất là hợp đồng trong đó “bên mua quyền trả cho bên bán quyền một mức phí để đổi lấy một quyền chọn về lãi suất. Bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn đó, trong khi bên bán bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đó nếu bên mua mong muốn”. Sử dụng HĐQC lãi suất có thể giúp cho người mua quyền chắc chắn được chi phí lãi vay, tránh được rủi ro lãi suất. (Nguyễn Văn Tiến, 2012)
GDQC ngoại hối là một “công cụ tài chính cho phép người mua hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước tại một thời gian nhất định trong tương lai.”
c. Đặc điểm của GDQC
GDQC “là một trong số các GDPS có các đặc điểm khá đặc biệt: Người mua quyền có quyền (không phải nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, người bán quyền có nghĩa vụ thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng theo lựa chọn của người mua quyền. Bên cạnh đó GDQC có một số đặc điểm chính như:
- Giá giao ngay (spot): giá mua bán giao ngay hiện hành tại thời điểm.
- Giá thực hiện (strike): mức giá mà người mua HĐQC được quyền ấn định trước với người bán HĐQC và được chốt trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
- Premium: là khoản phí mà người mua quyền chọn phải trả cho người bán quyền chọn ngay từ lúc ký hợp đồng.
- Option buyer, option holder: người mua quyền chọn.
- Option seller, option writer: người bán quyền chọn.
- Độ biến động (volatility): độ biến động là mức độ mà theo đó giá có thể có khuynh hướng dao động lên xuống trong một khoảng thời gian. Độ biến động được diễn tả bằng tỷ lệ phần trăm (%).
- Ngày ký kết hợp đồng (contract date): là ngày các bên ký kết HĐQC với KH hoặc đối tác.
- Ngày đáo hạn (expiry date): ngày hiệu lực cuối cùng của HĐQC.
- Giờ hạn chót (cut - off time): giờ hiệu lực cuối cùng của ngày đáo hạn HĐQC kiểu Âu hoặc kiểu Mỹ.