Nguyên Nhân Của Tồn Tại Phổ Biến Vi Phạm Nhân Quyền Trong Chiến Tranh

Mặt khác, tình trạng các quốc gia tham chiến luôn tìm mọi cách bưng bít thông tin, nên khi phát hiện ra cũng phải mất một khoảng thời gian sau đó vụ việc mới đưa ra điều tra, nhiều trường hợp không đủ chứng cứ khoa học để chứng minh như vụ kiện về hậu quả chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam.

* Một số nước lớn (điển hình là Hoa Kỳ) đã lợi dụng hiệp định song phương về miễn trừ về quân nhân để cản trở việc thực thi một cách có hiệu quả hoạt động của ICC:

Hiện nay, một số nước lớn mà tiêu biểu là Hoa Kỳ lợi dụng tư cách một nước lớn đã ký với 100 nước (2005) và đang vận động ký với nhiều quốc gia về “hiệp định song phương về miễn trừ để nhằm mục đích tìm kiếm sự miễn trừ tố tụng trước ICC cho các công dân Mỹ”, bao gồm cả các nhân viên dân sự, quân sự và người làm công, mà có thể bị cáo buộc phạm các tội ác quốc tế được nêu trong Quy chế Rôm. Tức là khi đối tượng này vi phạm pháp luật trong chiến tranh chỉ xử theo pháp luật và tòa án của Hoa Kỳ. Hành động này làm cản trở rất lớn đến thực tiễn hoạt động xét xử công bằng đối với các hành vi vi phạm nhân quyền, đồng thời chưa tạo ra sự răn đe thực sự đối với binh lính khi vi phạm các quy tắc của Luật Geneva.

* Hoạt động của ICC về cơ bản đã có hiệu quả trong việc xử các tội phạm chiến tranh nhưng vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định:

Theo ghi chép của trang web chính thức của ICC và một số tài liệu khác: ICC đã tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử (liên quan đến

8 quốc gia với 18 cá nhân) trong đó bao gồm: bốn vụ do các quốc gia thành viên chuyển giao (Uganda, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Trung Phi, Mali), hai vụ do HĐBA LHQ chuyển sang (không phải là quốc gia thành viên quy chế Rôm) gồm Darfur (Sudan) và Libya, hai vụ do công tố khởi xướng gồm Kenya và Côte d’Ivoire, hiện tại

đang nghiên cứu các trường hợp ở Afghanistan, Georgia, Guinea, Colombia, Honduras, Korea và Nigeria [9].

Như vậy, ICC đã xét xử có hiệu quả và trừng trị những tội ác đối với người đứng đầu nhà nước như nhà lãnh đạo Libya bao gồm: Muammar Gaddafi và hai nhân vật khác của chính quyền này với cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người (27/06/2011), nhà lãnh đạo của cộng hòa dân chủ nhân dân Congo - Lubanga Dyilo - 14 năm tù (14/ 03/ 2012) với cáo buộc vi phạm nhân quyền hàng loạt, bao gồm cả các cuộc tàn sát dân tộc, giết người, tra tấn, hãm hiếp, cắt xén và ép buộc trẻ em tham gia quân đội… Từ đó, tạo sự giới hạn, tính răn đe trong hành động của những lãnh đạo của các quốc gia, đồng thời, thúc đẩy việc bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh.

Tuy nhiên, ICC không có lực lượng cảnh sát, vì thế tòa phải dựa vào sự hợp tác của quốc gia liên quan để bắt giữ nghi phạm.Trong trường hợp không có sự hợp tác của các quốc gia trong việc cung cấp chứng cứ, không đủ chứng cứ thì hoạt động của ICC không thể đạt hiệu quả, ví dụ vụ Tổng thống Kenya (05/12/2014) bị cáo buộc là "đồng phạm gián tiếp" với “các tội danh giết người, lưu đày, hãm hiếp, ngược đãi và những hành động tàn bạo khác được cho là diễn ra trong tình trạng bạo lực hậu bầu cử ở Kenya giai đoạn 2007- 2008 khiến hơn 1000 người thiệt mạng” [31]. Nhưng sau đó, trưởng công tố tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) Fatou Bensouda đã rút lại cáo buộc tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta phạm các tội ác chống lại loài người và chỉ trích chính phủ Kenya không cung cấp cho tòa các tài liệu cần thiết để chứng minh rằng tổng thống Kenyatta đứng sau các vụ tấn công nói trên. Cũng tương tự như vụ việc trên, chính phủ Libya trong vụ ICC cáo buộc người lãnh đạo Muammar Gaddafi và hai nhân vật khác của chính quyền này với cáo buộc phạm tội ác chống lại loài người cũng “tồn tại tình trạng không hợp tác của chính phủ Libya về việc bắt ông Gaddafi, sau đó, ICC buộc phải nhờ sự can thiệp của

HĐBA LHQ” [56]. Điều này dẫn tới sự cản trở của ICC trong việc xét xử tội phạm chiến tranh, kết quả hoạt động chưa hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Thứ tư, hoạt động của hội Chữ thập đỏ quốc tế, hội Chữ thập đỏ quốc gia, Phòng thông tin quốc gia và Cơ quan thông tin trung ương đã đạt hiệu quả cao trong việc hỗ trợ và cứu trợ, tìm kiếm nạn nhân chiến tranh, góp phần bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh:

ICRC thực sự đã làm tốt sứ mệnh nhân đạo đó là bảo vệ tính mạng và nhân phẩm của nạn nhân chiến tranh. ICRC đã hoạt động một cách có hiệu quả để ngăn chặn bạo lực chống lại thường dân, thăm người bị giam giữ với mục đích để điều trị cho họ và giám sát việc giam giữ để bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh cũng như cung cấp cơ hội để người bị mất tự do có thể liên lạc với người thân trong gia đình, cung cấp viện trợ, cung cấp thực phẩm. Cụ thể, theo ghi chép của tổ chức ICRC [49], trong chiến tranh thế giới thứ nhất, cơ quan này đã chuyển thư, bưu kiện và tiền quyên góp để giúp đỡ tù binh chiến tranh của tất cả các nước. Hơn nữa, do sự can thiệp của các cơ quan này mà khoảng vài trăm ngàn tù binh đã được trao đổi giữa các bên tham chiến, giải thoát cho họ và được trở về đất nước mình. Trong suốt cuộc chiến tranh, ICRC giám sát việc tuân thủ các bên tham chiến bằng việc thăm kiểm tra các trại tù binh chiến tranh, tổng cộng có 524 trại khắp châu Âu đã được thăm bởi 41 đại biểu đến từ các ICRC cho đến khi chiến tranh kết thúc. Bên cạnh đó, ICRC còn chụp những bức ảnh cuộc sống trong tù để người thân của họ có thể giảm bớt sự không chắc chắn về số phận của họ. Vai trò của tổ chức này vẫn tiếp tục phát triển trong chiến tranh thế giới thứ hai trong việc cứu trợ nạn nhân cũng như thực hiện các hoạt động nhân đạo như đến thăm các trại tù binh. Tuy nhiên trong cuộc chiến diệt chủng của Đức Quốc Xã đối với người Do Thái, ICRC đã không có được thỏa thuận để thực hiện hoạt động cứu trợ, điều trị đối với các nạn nhân Do Thái – đây là thất bại lớn nhất của ICRC trong lịch sử.

Bảo vệ quyền con người trong bốn Công ước Geneva về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh - 13

Trong các cuộc chiến gần đây, hoạt động này được ghi chép lại rất cụ thể trong một bản tóm tắt các hoạt động của ICRC tại Cộng hòa Dân chủ Congo 2014 trên web của ICRC [50], ICRC cung cấp thực phẩm với mức trung bình của 2.711 tù nhân mỗi tháng trên toàn quốc thông qua các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng và hoàn thành bốn dự án nước uống trong các nhà tù của Kinshasa, Bunia, Bukavu và Kolwezi với số lượng 9.400 tù nhân đồng thời còn cải tiến cũng đã được thực hiện cho các tòa nhà và công trình vệ sinh, cung cấp y tế, hoạt động phẫu thuật chỉnh hình, được cung cấp vật dụng thiết yếu, cung cấp vật phẩm thiết yếu cho con người, hỗ trợ tài chính cho các tổ chức nhân đạo trong nước... Hoạt động của tổ chức này cũng tương tự trong chiến tranh Syria, tổ chức này đã tiếp tục giúp chính quyền địa phương cung cấp nước uống cho hàng triệu người lớn và trẻ em, cũng như thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu. Một điểm nổi bật khác của ICRC đó là tổ chức này đã nỗ lực tìm kiếm, chăm sóc trẻ em bị thất lạc trong chiến tranh và tìm mọi cách giúp trẻ em trở về với gia đình. Hoạt động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đồng thời mang tính nhân văn sâu sắc trong việc bảo vệ đối tượng cần thiết phải quan tâm nhất đó là trẻ em.

Tuy nhiên, hiện nay hoạt động nhân đạo của hội Chữ thập đỏ quốc tế và quốc gia bị các quốc gia lấy lí do chính trị để ngăn cản hoạt động, thậm chí một hoạt động cấp nước của hội Chữ thập đỏ quốc tế cũng hiểu thành một hành động gây chiến, với cả ý đồ chính trị ở đằng sau của quốc gia tham chiến.Vì thế ngày càng nhiều nhân viên nhân đạo trở thành mục tiêu nếu không cũng là nạn nhân của bạo lực. Mặt khác, điều này khiến cho hoạt động của hội Chữ thập đỏ quốc tế khó đạt được thỏa thuận hơn với các quốc gia để đưa hàng cứu trợ vào cho dân chúng. Điển hình là xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine gần đây.

Bên cạnh đó, hoạt động của Phòng thông tin quốc gia và Cơ quan thông

tin trung ương hoạt động rất hiệu quả đóng góp vào công tác tìm kiếm nạn nhân. Hiện tại:

Trung tâm này đang lưu trữ khoảng 50 triệu phiếu nhân thân tù binh và thu thập tất cả các nguồn tin từ chính thức hay riêng tư mà có liên quan đến tù binh nhằm xác định tên tuổi và những chỉ dẫn về việc bắt giữ, di chuyển, phóng thích, hồi hương, nằm viện, đào thoát hay tử vong [45, tr.367].

* Nhận xét chung:

Với sự ra đời của Luật Geneva, hoạt động bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh về cơ bản đã đạt được hiệu quả:

Luật Geneva là căn cứ pháp lý quốc tế để các quốc gia phải tuân thủ trong xung đột vũ trang. Đặc biệt, hoạt động của ICRC và ICC được danh chính hoạt động và được pháp luật bảo hộ. Thực tế, hoạt động của ICRC đã cống hiến to lớn cho việc bảo vệ nhân quyền trong chiến tranh và ICC đã xử lý được một số vụ việc liên quan đến nhà lãnh đạo tạo tính răn đe đối với người lãnh đạo ở các nước trên thế giới. Từ đó, góp phần bảo vệ quyền con người của nạn nhân chiến tranh khỏi những vụ thảm sát rộng được chỉ đạo bởi nhà cầm quyền, đặc biệt là quyền của trẻ em, quyền của tù binh, hàng binh, người bị thương, bị ốm, bị bệnh.

Văn kiện mang tính pháp lý nhưng bị chính trị hóa trong nhiều trường hợp nên hiệu quả chưa cao:

Xung đột vũ trang là kết quả của mâu thuẫn chính trị, liên quan đến quyền lực của các nhà nước với nhau, thậm chí là những người lãnh đạo nhà nước với nhau hoặc giữa quyền lực nhà nước với quyền lực đối lập với nhà nước đó trong một quốc gia. Mặc dù bốn Công ước Geneva và hai Nghị định thư là văn kiện mang tính pháp lý với những quy định rất cụ thể, chi tiết nhưng do “tính chính trị hóa” sâu sắc nên một thực tế là có rất nhiều hành vi

vi phạm pháp luật về quyền con người vẫn xảy và được che đậy, bảo vệ bởi quyền lực nhà nước. Cụ thể, các nước lớn sử dụng hiệp định song phương miễn trừ để tránh truy tố quân nhân của quốc gia tham chiến khỏi sự trừng trị của ICC nếu vi phạm pháp luật trong chiến tranh thì bị xử tại tòa án nước sở tại chứ không xét xử tại tòa án đối phương để xử với chế tài rất nhẹ. Mặt khác, các chính phủ nhìn chung sợ mất thể diện, luôn tìm cách trở ngại, bưng bít các thông tin, che đậy thiệt hại về vi phạm nhân quyền để tránh chịu trách nhiệm và luôn tìm mọi cách cản trở những người tố cáo sự thật, thậm chí còn xử họ theo pháp luật và truy bắt họ. Như vậy, tính chính trị hóa sâu sắc trong các quy định của Luật Geneva đã ngăn cản rất lớn việc bảo vệ nhân quyền ở các quốc gia. Hơn nữa, trong chính trị, kẻ mạnh và kẻ yếu thế được phân biệt khá rõ nét, kẻ mạnh thì thường giữ thái độ “im lặng”, “lờ đi” hay “phủ nhận sạch trơn” nếu vi phạm nhân quyền trong chiến tranh.

Một vấn đề nữa lý giải lý do tại sao vẫn còn tồn tại tình trạng tấn công bừa bãi, không tuân thủ các quy định của Công ước đó là sau khi cuộc chiến kết thúc, ví dụ như chiến tranh Việt Nam với Hoa Kỳ, mặc dù Hoa Kỳ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam rất rõ ràng, ta có thể thấy hình ảnh những người tù bị còng tay, chân, tra tấn, chặt đầu nhưng thực tiễn cho thấy Việt Nam không kiện tòa án Hình sự quốc tế hoặc cơ chế tòa án xét xử quốc gia những tội vi phạm nghiêm trọng quyền con người vì nhiều lý do nhưng lý do chính là giữ mối quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp với nước lớn như Hoa Kỳ và các nước khác để thu hút đầu tư, tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ.

3.2.3. Nguyên nhân của tồn tại phổ biến vi phạm nhân quyền trong chiến tranh

Thứ nhất, phần lớn không phải do sự bất cập các quy định của Luật Geneva mà là thiếu thiện chí tôn trọng và tuân thủ không nghiêm của các quốc gia:

Trong quan hệ quốc tế luôn tồn tại nguyên tắc “không can thiệp vào nội bộ của các quốc gia” nên việc thực hiện nghiêm chỉnh hay không thì trước tiên cũng là việc nội bộ của quốc gia đó, chúng ta thấy rõ bài học đắt giá của Việt Nam khi đưa quân thực hiện nghĩa vụ nhân đạo tiêu diệt quân Khmer Đỏ tại Campuchia trong chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia (1975- 1979) bị lên án gay gắt. Chỉ cần một quốc gia trong số các quốc gia thành viên không tôn trọng, thiếu thiện chí thì việc tuân thủ theo một quy tắc chung là rất khó. Một thực tế khác là, các siêu cường trên thế giới tiêu biểu như Hoa Kỳ có những minh chứng cho hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong chiến tranh mà hầu như không có một vụ xử tội ác chiến tranh đối với người đứng đầu nhà nước mà chỉ thấy ở các nước tham chiến với những nước siêu cường quốc như Cộng hòa dân chủ nhân dân Congo, Lyberia... Kết quả là, các quốc gia chưa tạo ra một trật tự tuân thủ các quy tắc Geneva. Chính vì thế, tồn tại một tình trạng đó là các quốc gia nói chung đều thiếu thiện chí tuân thủ luật.

Thứ hai, trong Luật Geneva, kể từ khi được hình thành vẫn chưa có cơ chế đảm bảo thi hành hiệu quả, sự bất lực này hiển nhiên dẫn đến tổn thất về con người trong chiến tranh [4]:

Nguyên nhân chính gây đau khổ trong cuộc xung đột vũ trang không phải là một thiếu quy tắc, mà là không có một cơ chế hữu hiệu để đảm bảo và tôn trọng các quy tắc áp dụng. Hiện nay, các cơ chế bảo vệ đối với nhân quyền trong chiến tranh như Ủy ban điều tra Nhân đạo quốc tế, quốc gia bảo hộ.. hiếm khi được sử dụng. Hơn nữa, chúng chỉ được áp dụng trong xung đột vũ trang quốc tế, trong khi phần lớn các cuộc xung đột hiện nay là xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế..

Thứ ba, tuyên truyền, giáo dục các quy định của Luật Geneva trong quân đội, cho dân thường chưa tốt:

Thực tiễn ở trong các quốc gia đã dần nội luật hóa và đưa bộ môn có nội dung của Luật Geneva vào trong giảng dạy cũng như thiết lập các Ủy ban quốc gia hoặc các tổ chức khác để tuyên truyền, giáo dục. Tuy nhiên, việc quy định trong các văn bản pháp luật không có nghĩa là việc tuyên truyền, giáo dục trên thực tế là đạt hiệu quả cao. Việc giáo dục, tuyên truyền vấn đề này nhiều nơi chưa được chú trọng hoặc hoàn toàn là mới mẻ với nhiều nước, vì thế, chưa thể hình thành một thói quen, hệ tư tưởng, quy chuẩn hành vi đúng mực khi chiến tranh xảy ra. Thực tế hoạt động tuyên truyền, giáo dục đối với Luật Geneva tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở các đối tượng nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực nhân quyền, mới dịch các tài liệu, mới chuẩn bị đưa vào giảng dạy… Đa số, đối với công dân, binh lính, người lãnh đạo chưa được tiếp nhận tinh thần nội dung bốn Công ước.

Thứ tư, người thực thi pháp luật chưa tốt:

Việc tuyên truyền giáo dục nội dung bốn Công ước trên thực tế trong một số nước còn là vấn đề hết sức mới mẻ, đa phần các nước đã đưa vào chương trình giảng dạy nhưng chưa thực sự tạo cho người thực thi pháp luật quy chuẩn hành vi đúng mực, thói quen nhân đạo trong chiến tranh hoặc một số nước lớn lợi dụng quyền lực để bảo vệ những hành vi vi phạm nhân quyền trong chiến tranh của quốc gia mình, từ đó, tạo ra thái độ coi thường đối phương trong chiến tranh mà điển hình là Hoa Kỳ. Những tư tưởng này đã hằn sâu trong quan niệm của những người tham chiến hàng nghìn năm nay nên rất khó có thể thay đổi suy nghĩ, hành động của họ ngay lập tức. Vì thế, không ít các quốc gia mặc dù đã tham gia bốn Công ước Geneva nhưng vẫn chưa gọt bỏ quan niệm truyền thống như: trong chiến tranh dù cầm vũ khí hay không cầm vũ khí đều là kẻ thù, trong tư tưởng của những cường quốc thì họ không có ý định bảo vệ nhân quyền mà làm thế nào để chứng tỏ sức mạnh của sự bá chủ thế giới. Nên, việc giáo dục, giảng dạy để thay đổi tư tưởng, suy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/12/2022