Đánh Giá Thực Trạng Triển Khai Mô Hình Bancassurance Tại Việt Nam


doanh bảo hiểm vượt mốc 402 tỷ đồng (tăng 36% so với năm 2008). Với mức tăng trưởng tốt trong năm 2009, BIC tiếp tục duy trì vị trí 6/28 công ty bảo hiểm phi nhân thọ về thị phần. Năm 2009, kênh Bancassurance của BIC có mức tăng trưởng ấn tượng với tổng doanh thu thực thu lũy kế đạt 37,49 tỷ đồng, chiếm 8% trong tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn công ty. Tháng 12/2009 ghi nhận sự tăng trưởng ngoạn mục về doanh thu Bancassurance trực tuyến khi đầu tiên đạt hơn 950 triệu đồng phí bảo hiểm từ 7.000 khách hàng, tăng 330% so với cùng kỳ năm 2008, đưa tổng doanh thu Bancassurance trực tuyến năm 2009 đạt hơn 4,5 tỷ đồng. Bên cạnh tăng trưởng về doanh số, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho kênh phân phối này cũng được BIC đặc biệt quan tâm và chú trọng theo hướng ngày càng thỏa mãn tối đa các nhu cầu về tài chính của khách hàng. BIC cho ra rất nhiều sản phẩm bảo hiểm đi kèm với các sản phẩm ngân hàng truyền thống như: BIC Bình An; BIC An Sinh Toàn Diện; BIC Visa Gold; Bảo hiểm nhà tư nhân; Bảo hiểm tai nạn con người 24/24; Bảo hiểm xe máy; Bảo hiểm ô tô… góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy doanh thu qua kênh Bancassurance, thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm ngân hàng của BIDV cũng như các sản phẩm bảo hiểm của BIC.‌

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM

1. Những kết quả đạt được

Tại Việt Nam, Bancassurance còn khá mới mẻ nhưng nó lại hứa hẹn những tiềm năng phát triển: Theo khảo sát của tập đoàn tài chính Bảo Việt, số lượng ngân hàng bán các sản phẩm bảo hiểm trên thế giới đạt ở mức rất cao như ở Mỹ 50%; Châu Âu từ 70 – 90%... Trong khi đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam là một thị trường còn nhiều tiềm năng với tốc độ tăng trưởng khá cao do nhu cầu

chưa được khai thác hiệu quả, tiền nhàn rỗi trong dân cư còn khá lớn. Thêm vào


đó, người Việt Nam có truyền thống lo xa, tiết kiệm, hy sinh vì con cháu… nên khản năng phát triển Bancassurance tại Việt Nam là rất lớn.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và quốc tế. Với sự phát triển nhanh chóng, ổn định cảu thị trường, vai trò vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế và khu vực thông qua các cơ chế hợp tác thương mại; dịch vụ tài chính đa phương và song phương, như với các nước ASEAN, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đặc biệt chúng ta đã gia nhập WTO và thực hiện cam kết hội nhập về tự do hóa thương mại, dịch vụ tài chính trong đó có bảo hiểm. Điều này cho thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thực sự hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới. Việc gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, tận dụng những kinh nghiệm về quản lý, kế thừa những thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến, tăng khả năng thu hút đầu tư và chuyển giao kỹ công nghệ…

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ và khẩn trương hơn nữa trong công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng, bảo hiểm trong nước nhằm tránh tụt hậu và thua kém các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, hội nhập cũng cho phép thiết lập chính sách tiền tệ có phòng ngừa rủi ro và nguy cơ khủng hoảng tài chính. Từ đó, môi trường pháp lý và thị trường sẽ dần hoàn thiện, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và khuyến khích các luồng vốn đầu tư từ nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 7 – 8%/năm, thu nhập của người dân được tăng lên và chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới năm 2010 chỉ số GDP/người của Việt Nam sẽ đạt 1.000USD, và hơn nữa, người Việt Nam có

truyền thống tiết kiệm và có mức tiết kiệm/thu nhập vào hàng cao nhất trên thế

Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurane vào thị trường bảo hiểm Việt Nam - 10


giới. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế đã làm cho tầng lớp trung lưu ngày càng đông, tạo ra nhu cầu cao về BHNT cũng như các dịch vụ bảo hiểm tiện ích sẽ được quan tâm hơn. Hiện nay dân số Việt Nam là hơn 86 triệu người – đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 1 triệu người. Tuy nhiên, tỷ trọng người dân tham gia bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam mới chỉ chiếm 4,5% dân số (trong khi ở Nhật Bản tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm là 90%, Singapore 50%, và ngay tại Indonesia tỷ lệ này cũng trên 10%) và số tiền tiết kiệm được người dân dùng mua BHNT mới chiếm 3,45% tổng số tiết kiệm trong khu vực dân cư.

Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam có mạng lưới chi nhánh rất rộng, rất thuận lợi trong việc hỗ trợ khách hàng dễ dàng trong việc đóng phí bảo hiểm, hỗ trợ các công ty bảo hiểm phân phối sản phẩm ở khắp mọi miền đất nước. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng: ATM, thẻ khấu trừ (Debit card), thẻ tín dụng (Credit card), trung tâm điện thoại (call centre), nối mạng trong hệ thống các ngân hàng dịch vụ chuyển và nhận tiền, chuyển khoản ra nước ngoài…

Dưới tác động của nhiều nhân tố, mô hình Bancassurance ở Việt Nam phát triển với những hình thức khác nhau tùy thuộc vào mức độ liên kết giữa các ngân hàng và công ty bảo hiểm. Mức độ liên kết này ngày càng chặt chẽ, khăng khít hơn… Ban đầu, các ngân hàng đã đưa ra những sản phẩm ngân hàng ít nhiều mang đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ như: Tiết kiệm định kỳ, Tích lũy Bảo An của Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), An Sinh Tiết kiệm của Ngân hàng ngoài quốc doanh (VPBank), thẻ liên kết Đông Á – Manulife (Ngân hàng Đông Á và công ty Bảo hiểm Nhân thọ Manulife Việt Nam)... Tiến xa hơn, các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm

hợp tác với nhau để bán các sản phẩm mang tính hợp nhất giữa ngân hàng và bảo


hiểm. Năm 2002, Bảo Việt đã ký thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) để hợp tác khai thác bảo hiểm nhân thọ; Giữa năm 2004, Bảo Việt Nhân thọ ký thỏa thuận với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) để hợp tác khai thác bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm qua ATM, chuyển khoản, chi trả quyền lợi qua ngân hàng.

Tiếp đó là cấp độ hợp tác trung bình mà biểu hiện là ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh với nhau thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm châu Á – Ngân hàng Công thương; Doanh nghiệp bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV- QBE). Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp bảo hiểm: Vietcombank có cổ phần ở Pjico, Bảo Việt Nhân thọ hiện đang nắm giữ cổ phần của Ngân hàng Hàng hải… Sự xâm nhập vào nhau của hai loại hình định chế tài chính lớn này trong tương lai sẽ trở thành phổ biến. Các ngân hàng cũng xúc tiến thành lập công ty bảo hiểm trực thuộc như trường hợp của BIDV thành lập công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC).

Bancassurance ở Việt Nam cũng đã phát triển thành marketing “thân thiện” – bán nhiều hàng hóa, dịch vụ khác nhau cho đối tượng khách hàng hiện có. Chẳng hạn như, Prevoir – công ty bảo hiểm nhân thọ của Pháp bán bảo hiểm nhân thọ theo một kênh phân phối mà trước đó chưa có công ty bảo hiểm nhân thọ nào ở Việt Nam thực hiện – qua bưu điện.

Trong năm 2009, hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) tại Việt Nam phát triển mạnh hơn và sâu hơn. Từ chỗ các ngân hàng chỉ thực hiện khuyến mãi các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng, đến nay nhiều ngân hàng đã trở thành đại lý, người đại diện bán hàng hoặc môi

giới bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Không chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm nhân


thọ, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ cũng đang phát triển mạnh kênh bán hàng này. Những thỏa thuận ký kết nhằm phân phối sản phẩm giữa ngân hàng và cy bảo hiểm đạt được nhiều hơn và đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng. Một công ty bảo hiểm bắt tay với nhiều ngân hàng để phân phối sản phẩm của mình và ngược lại, một ngân hàng có thể hợp tác với nhiều công ty bảo hiểm. Sự hợp tác mạnh mẽ này sẽ mang lại cho khách hàng những ưu đãi và tiện ích, khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói tại ngân hàng – nơi được xem như một siêu thị tài chính.

2. Những hạn chế còn tồn tại

Năm 2009 chứng kiến sự đột phá trong nghiệp vụ bảo hiểm qua ngân hàng. Bán bảo hiểm qua ngân hàng là một trong những kênh phân phối sản phẩm hiện đại bên cạnh kênh phân phối sản phẩm truyền thống là đại lý bảo hiểm. Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, một số công ty bảo hiểm đều đã thí điểm kết hợp với ngân hàng để triển khai bán bảo hiểm nhân thọ nhưng chưa gặt hái được nhiều thành công như mong muốn. Ở Việt Nam, mô hình Bancassurance mới đang được triển khai ở giai đoạn đầu nên còn có nhiều hạn chế và khó khăn.

2.1. Về phía công ty bảo hiểm

- Sản phẩm bảo hiểm nhìn chung chưa phù hợp với việc bán qua ngân hàng. Cho đến nay, có rất ít sản phẩm chuyên biệt để bán qua ngân hàng. Hiện nay, trên 90% doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ của thị trường Việt Nam là từ các sản phẩm tiết kiệm, do vậy tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp đối với tiết kiệm ngân hàng. Đây cũng là một trong những lý do khiến ngân hàng không mấy mặn mà trong việc bán sản phẩm bảo hiểm.

- Một số sản phẩm bảo hiểm của các công ty bảo hiểm có hình thức

tương tự với một số sản phẩm của ngân hàng (tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm định


kỳ…). Vì vậy, nếu không xây dựng được phương án hợp tác hiệu quả giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm có thể ngân hàng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh giành khách hàng với các công ty bảo hiểm (đối tác của ngân hàng).

- Trong khi áp dụng mô hình Bancassurance, công ty bảo hiểm chưa giải quyết được các mâu thuẫn giữa kênh bán hàng qua ngân hàng với những kênh bán hàng cũ, chẳng hạn như kênh bán hàng qua đại lý.

- Trong chiến lược của nhiều công ty bảo hiểm, sự kết hợp giữa bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng chưa rõ nét.

- Nhân viên tư vấn bảo hiểm tại ngân hàng (từ phía ngân hàng và cả bảo hiểm) còn thiếu tính chuyên nghiệp.

- Tỷ lệ hoa hồng các công ty bảo hiểm dành cho ngân hàng chưa thật sự hấp dẫn, dẫn đến sự hợp tác chưa thật chặt chẽ. Vì vậy, các ngân hàng thường xuyên yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải điều chỉnh hoa hồng bảo hiểm. Tỷ lệ hoa hồng giữa các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm rất khác nhau.

2.2. Về phía ngân hàng

- Một trong những khó khăn lớn nhất của ngân hàng khi thâm nhập vào lĩnh vực bảo hiểm là hầu như không quen làm việc với rủi ro (tử vong và thương tật). Các ngân hàng có thể vượt qua thách thức này bằng việc thuê, tuyển dụng một số các chuyên gia bảo hiểm.

- Một số ngân hàng chưa tin tưởng vào sự thành công của kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng nên cho rằng việc bán bảo hiểm qua ngân hàng không phải là công việc của ngân hàng mà chỉ là công việc riêng của công ty bảo hiểm.

- Hệ thống ngân hàng vẫn e ngại trong việc chia sẻ thông tin, “kiên quyết” bảo mật cơ sở dữ liệu khách hàng của mình gây khó khăn cho công ty bảo hiểm trong công tác khai thác thông tin khách hàng. Cho đến nay, Việt Nam vẫn

chưa có quy định rõ ràng về việc bảo vệ dữ liệu cũng như chưa có hướng dẫn về


việc các ngân hàng được làm gì. Điều này dẫn đến sự e dè của ngân hàng trong hoạt động Bancassurance.

- Mặc dù hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã và đang phát triển với tốc độ cao nhưng về cơ bản vẫn còn thua xa so với các ngân hàng khu vực và trên thế giới nên chưa tạo được cơ sở hạ tầng cần thiết cho mô hình Bancassurance phát triển. Việc bố trí một vị trí riêng, thích hợp tại ngân hàng để nhân viên bảo hiểm hoạt động thường xuyên để tiếp xúc với những khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm sẽ rất khó khăn. Nhiều chi nhánh ngân hàng chưa đủ nguồn lực (công nghệ nhân lực), đặc biệt còn thiếu không gian dành cho việc giới thiệu và bán sản phẩm bảo hiểm.

- Các ngân hàng cũng chưa sẵn sàng thay đổi phương thức quản lý kinh doanh, do vậy có thể khó phù hợp với việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Trong chiến lược kinh doanh của nhiều ngân hàng thương mại hiện nay vẫn còn nhiều chỗ trống cho các sản phẩm bảo hiểm, nhưng nhiều ngân hàng chưa thực sự chú ý để khai thác.

- Hoạt động của các hệ thống ngân hàng Việt Nam chủ yếu tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân chưa được coi trọng đúng mức nên khách hàng tiềm năng cho bảo hiểm không dồi dào. Quan trọng hơn, các ngân hàng Việt Nam chưa có sự trung thành cao của khách hàng. Bên cạnh đó, dữ liệu về khách hàng của ngân hàng còn khá sơ sài nên việc trợ giúp cho khai thác bảo hiểm còn hạn chế.

- Còn sự thiếu nhất quán từ trên xuống dưới của các ngân hàng trong việc thực hiện thỏa thuận. Trên thực tế, công ty bảo hiểm kí thỏa thuận chung với trụ sở chính ngân hàng nhưng khi triển khai tại các chi nhánh ngân hàng thường gặp khó khăn, chẳng hạn, các chi nhánh không áp dụng đúng mức phí,

mức thù lao đã thỏa thuận, không cung cấp không gian, dữ liệu khách hàng.


- Tính minh bạch trong tài chính của các ngân hàng ở Việt Nam còn kém, điều này đã tạo trở ngại lớn trong việc chia sẽ dữ liệu khách hàng giữa ngân hàng với công ty bảo hiểm.

2.3. Về phía khách hàng

- Tập quán tham gia bảo hiểm mới bắt đầu hình thành ở Việt Nam, phần đông dân chúng chưa hiểu rõ về bảo hiểm, còn e ngại tham các hợp đồng bảo hiểm dài hạn, các phương tiện thông tin đại chúng đôi khi còn gây nhiều sai lệch về bảo hiểm… Trong khi đó, các cán bộ ngân hàng không có đủ thời gian và nghiệp vụ để giải thích những tiện ích của sản phẩm cho người mua bảo hiểm.

- Đa số khách hàng là cá nhân, khi tham gia Bảo hiểm nhân thọ chưa quan tâm đến yếu tố rủi ro, lại tập trung vào yếu tố tiết kiệm (lãi suất) trong bảo hiểm.

- Đa số khách hàng là người dân Việt Nam đều chưa có thói quen mua bán trao đổi hàng hóa, nhất là hàng hóa, dịch vụ vô hình (chẳng hạn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ) qua điện thoại và qua mạng internet. Ngoài ra, tại Việt Nam, trong các tầng lớp dân cư cũng chưa hình thành nên thông lệ vay tiền ngân hàng để mua trả góp nhà hoặc ô tô.

- Mặc dù khách hàng gửi tiết kiệm ở các ngân hàng Việt Nam rất lớn nhưng đa số dân chúng chưa có tài khoản ngân hàng. Những người có tài khoản thì đa phần chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng không liên quan đến tiền mặt (như chuyển khoản, thanh toán bằng thẻ tín dụng…).

- Khách hàng còn ít hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng. Đến nay, phần đông khách hàng chưa quen hoặc không biết về việc sản phẩm bảo hiểm có thể được bán tại ngân hàng. Bên cạnh đó, phần đông dân chúng vẫn chưa quen tập quán bảo hiểm, còn các công ty bảo hiểm chưa tạo lập

uy tín, hình ảnh mạnh mẽ trong dân chúng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2023