Thị Trường Bán Lẻ Giữ Vai Trò Ngày Càng Quan Trọng Trong Quá Trình Tái Sản Xuất Mở Rộng Xã Hội


4.5 Thị trường bán lẻ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội

Thị trường bán lẻ là trung gian nối sản xuất và tiêu dùng, do đó có tác động trở lại đối với sản xuất và tiêu dùng. Thị trường bán lẻ sẽ là nơi quyết định khâu sản xuất nên sản xuất những mặt hàng nào, với chủng loại và mẫu mã ra sao. Chính những động thái trên thị trường bán lẻ sẽ buộc các nhà sản xuất phải tính toán kế hoạch và phương thức kinh doanh sao cho phù hợp nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.‌

Còn đối với tiêu dùng, chính cách thức kinh doanh, phân phối hàng hóa của các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tác động đến cách thức mua sắm của người tiêu dùng. Khách hàng sẽ bị chi phối bởi những thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà các nhà bán lẻ đưa ra.

II/ TỔNG QUAN VỀ CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

1. Việt Nam gia nhập WTO và cam kết trong lĩnh vực phân phối

Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO vào tháng 1 năm 1995. Trải qua 11 năm đàm phán về minh bạch hóa các chính sách thương mại, đến ngày 07/11/2006 tại Geneva (Thụy Sỹ), phiên họp của Đại hội đồng WTO kết thúc với sự đồng thuận của 149 thành viên về việc gia nhập của Việt Nam.

Trở thành thành viên của WTO, bước vào sân chơi thương mại toàn cầu, Việt Nam phải tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập.

Trong thỏa thuận WTO về lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cam kết đủ 11 ngành và khoảng 110 phân ngành. 11 ngành dịch vụ đó gồm: 1) Dịch vụ kinh doanh; 2) Dịch vụ thông tin; 3) Dịch vụ xây dựng; 4) Dịch vụ phân phối; 5) Dịch vụ giáo dục; 6) Dịch vụ môi trường; 7) Dịch vụ tài chính; 8) Dịch vụ y tế; 9) Dịch vụ du lịch; 10) Dịch vụ văn hóa giải trí; 11) Dịch vụ vận tải.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

2. Nội dung cơ bản của cam kết mở cửa thị trường bán lẻ

*Cam kết mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam

Tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước - 4

Theo cam kết với WTO, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ phân phối nước ngoài sự đối xử bình đẳng như các nhà cung cấp dịch vụ phân phối Việt Nam. Cả bốn loại hình phân phối theo phân loại của WTO mà chúng ta đều cam kết là: bán lẻ, bán buôn, đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại.

- Từ 1-1-2008, Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, không hạn chế mức góp vốn từ phía nước ngoài.

- Từ 1-1-2009, phía nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) chỉ được xem xét tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.

- Từ 1/1/2010: các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam

* Mức độ mở rộng thị trường

- Kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu và phân bón.

- Kể từ ngày 01/01/2009, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ máy kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy.

- Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa


hồng, bán buôn và bán lẻ, tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.‌

- Quan trọng nhất, Việt Nam hạn chế khá chặt chẽ khả năng mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc xin phép thành lập nhiều hơn một cơ sở bán lẻ phải tuân thủ quy trình đã có và được công bố công khai. Việc cấp phép phải dựa trên các tiêu chí khách quan. Các tiêu chí chính là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.

III/ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ

1. Hàn Quốc

Hàn Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO kể từ ngày 01/01/1995. Ngay sau khi mở cửa thị trường, một loạt các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới như Wal-mart (Mỹ) hay Carrefour (Pháp)… đã ồ ạt gia nhập vào hoạt động kinh doanh bán lẻ của quốc gia này với tổng giá trị khoảng 120 tỷ đôla mỗi năm. Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã làm dấy lên làn sóng lo ngại trong các nhà phân phối hàng hóa nội địa. Họ cho rằng với kinh nghiệm quản lý của một tập đoàn đa quốc gia và có vốn lớn, chẳng mấy chốc các đại gia này sẽ “thôn tính” và thao túng thị trường bán lẻ Hàn Quốc như đã từng làm ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Thế nhưng, thực tế hoàn toàn ngược lại. Sau 8 năm hoạt động ở Hàn Quốc, tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-mart đã tuyên bố rút lui khỏi thị trường này bằng cách bán hết các cơ sở của mình cho tập đoàn bán lẻ nội địa Shinsegae (tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Hàn Quốc) với giá gần 900 triệu USD. Trước đó khoảng một tháng, tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai thế giới là Carrefour cũng gây nên một cơn “địa chấn” tương tự khi bán lại hệ thống cửa hàng ở Hàn Quốc với giá gần 2 tỷ USD. Theo giới phân tích, lý do của việc này là cả hai tập đoàn này đều đã thất bại trong việc cạnh tranh với các nhà


bán lẻ nội địa vốn có khả năng xoay xở nhanh và hiểu rõ thị hiếu tiêu dùng của người Hàn Quốc.

Trong khi các cửa hàng của Hàn Quốc thường sắp xếp hàng hóa theo hướng thuận tiện nhất cho khách hàng quan sát, nhân viên bán hàng thường xuyên có mặt kịp thời để hướng dẫn khách hàng, thì ở Wal-mart hay Carrefour, hàng hóa được đóng gói kỹ khiến khách hàng tỏ ra e ngại khi muốn xem hàng. Hơn nữa, cũng hiếm khi thấy nhân viên hướng dẫn để giải đáp những thông tin liên quan đến sản phẩm.

Về chủng loại hàng hóa, trong khi Carrefour và Wal-mart tỏ ra vượt trội với những mặt hàng như đồ điện, điện tử, quần áo, túi xách, giày dép… nhập từ khắp nơi trên thế giới thì các cửa hàng nội địa lại có ưu thế trong nhóm hàng thực phẩm tươi sống và thức uống.

Ngoài ra, từ trước khi các tập đoàn nước ngoài chính thức thâm nhập thị trường nội địa, các tập đoàn phân phối của Hàn Quốc đã nhanh chóng “xí phần” những vị trí tốt nhất để mở cửa hàng. Điều này cũng một phần tạo ra khó khăn cho các đại gia nước ngoài khi muốn bành trướng hoạt động.

Một điều nữa giúp các chuỗi cửa hàng nội địa của Hàn Quốc thành công trong cuộc đua với các đại gia nước ngoài là sự liên kết giữa nhà phân phối với nhà sản xuất trong nước. Hàng hóa của các nhà sản xuất cung cấp cho các hệ thống cửa hàng bán lẻ luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã quy định sẵn. Ngược lại, các nhà phân phối cũng cố gắng giá cả ổn định, kể cả những lúc thị trường có những biến động bất thường. Điều này tạo sự dễ dàng cho hai bên tính toán chiến lược sản xuất kinh doanh của mình và làm tăng thêm niềm tin trong quá trình hợp tác.

Trên thực tế, chính các chuỗi cửa hàng của doanh nghiệp Hàn Quốc với ưu thế về sự thông hiểu tập quán, sở thích tiêu dùng của người dân đã đáp ứng rất tốt nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các nhà bán lẻ Hàn Quốc cũng biết lợi dụng điểm yếu của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia như Wal-mart là


thường xuyên bị dư luận chỉ trích là bóc lột và đối xử không tốt đối với nhân viên cũng như chèn ép các nhà cung cấp hàng hóa. Các nhà bán lẻ Hàn Quốc đã rút kinh nghiệm điều này và tỏ ra khéo léo trong cách đối xử với nhân viên, khiến họ hết mình vì công việc chung và góp phần kêu gọi công chúng ủng hộ hàng hóa và dịch vụ của mình.

Hơn nữa, các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ. Khi bất kỳ doanh nghiệp nào đang chiếm ưu thế trên thị trường có những hành động lạm dụng vị trí này, Hội đồng thương mại công bằng Hàn Quốc (KFTC) sẽ ra lệnh cho doanh nghiệp này loại bỏ những hành động nêu trên, công bố rộng rãi việc vi phạm này hoặc sử dụng những biện pháp cần thiết theo Luật điều chỉnh độc quyền và thương mại công bằng. Hội đồng này cũng có thể phạt doanh nghiệp vi phạm với số tiền không quá 3% tổng số doanh thu có được trong thời gian bắt đầu và kết thúc vi phạm. Những biện pháp này của Chính phủ Hàn Quốc đã góp phần vào việc hạn chế sự bành trướng của các đại gia bán lẻ hùng mạnh nước ngoài.

2. Trung Quốc

Thị trường bán lẻ Trung Quốc là một trong những thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới. Quy mô thị trường bán lẻ hiện nay của Trung Quốc là khoảng 550 tỷ USD. Dự báo trong 20 năm tới, thị trường bán lẻ của Trung Quốc sẽ là khoảng 2,4 ngàn tỷ USD. Tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ ở Trung Quốc đạt 15% trong năm 2006 và xu hướng nổi trội là sáp nhập giữa các công ty.

Lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ của Trung Quốc

- Trước năm 1992, Trung Quốc không cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ.

- Tháng 7/1992, Trung Quốc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, cho phép thành lập các liên doanh về bán lẻ tại một số thành phố lớn, và tại 5 đặc khu kinh tế, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn bị cấm.


- Từ 11/12/2004, Trung Quốc mở cửa toàn diện ngành bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, bãi bỏ các điều khoản cấm đoán trước đây về mặt địa lý và quy mô đầu tư.

Sau khi Trung Quốc mở cửa thị trường, có khoảng 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tràn vào khai thác thị trường tiềm năng này. Sớm nhất là Carrefour (Pháp) vào Trung Quốc từ năm 1992, ngay khi nước này mở cửa thị trường bán lẻ cho đầu tư nước ngoài. Hay như Tesco, nhà bán lẻ lớn nhất của Anh, cũng dự định sẽ tăng số cửa hàng của mình lên 150 cửa hàng vào năm 2008. Những đại gia khác cũng góp mặt vào thị trường này như: Metro (Đức), Aecon (Nhật), Ikea (Thụy Điển), Makro (Hà Lan), McDonald’s (Mỹ) hay Dairy Farm (Hồng Kông) …

Sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã gây sức ép rất lớn đối với các nhà bán lẻ Trung Quốc. 60% doanh thu bán lẻ rơi vào tay các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, khiến các công ty bán lẻ Trung Quốc rơi vào tình thế rất khó khăn, một số bị phá sản. Trong khoảng thời gian chưa tới 10 năm, các công ty nước ngoài đã chiếm được 5-8% thị phần bán lẻ. Các công ty này đang dự kiến phát triển thêm các chi nhánh tại các thành phố loại hai của Trung Quốc sau khi đã củng cố vị trí tại các thành phố loại một (chủ yếu dọc theo duyên hải Trung Quốc). Theo ông Gu Guojian, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quản lý tại Thượng Hải thì “chỉ trong vòng 2 năm sau khi

Carrefour mở trung tâm thứ hai tại Thượng Hải, trong phạm vi 5km, 3 công ty thuộc dạng “cá mập” trong nước đã bị phá sản”.2

Nguyên nhân dẫn đến việc thua kém của các công ty bán lẻ nội địa một phần là do cách quản lý của chính quyền Trung Quốc. Các công ty bán lẻ Trung Quốc đã rất giận dữ vì cho rằng Bộ Thương mại đã nhượng bộ quá nhiều trong quá trình đàm phán trên lĩnh vực thương mại dịch vụ khi Trung Quốc gia nhập WTO và không quản lý một cách chặt chẽ hoạt động của các công ty bán lẻ

2 Nguồn: “Trung Quốc và kinh nghiệm mở cửa thị trường bán lẻ”, www.vneconomy.vn


nước ngoài. Một số doanh nghiệp nước ngoài đã không ngồi chờ cho đến thời điểm ngày 11/12/2004, mà đã chủ động đi “cửa sau” qua chính quyền thấp hơn. Tại đây, chính quyền địa phương có vẻ dễ hơn trong việc cho phép các tập đoàn nước ngoài mở trung tâm bán lẻ.

Ngoài ra, nguyên nhân chính làm các công ty trong nước thua ngay trên sân nhà là xuất phát từ yếu tố chủ quan. ở tầm quốc gia, chưa có tập đoàn bán lẻ Trung Quốc nào được xem là đối thủ “ngang cơ” với các đại gia bán lẻ nước ngoài. Hiện nay, số lượng trung tâm, cửa hàng bán lẻ của các nhà đầu tư nước ngoài là không đáng kể so với trong nước nhưng lại chiếm lĩnh được thị phần không nhỏ. Họ có lợi thế về kinh nghiệm thương trường trong cuộc đua. Hơn nữa, Chính phủ Trung Quốc tỏ ra không mạnh tay và dứt khoát để giải quyết vấn đề trên. Chính phủ Trung Quốc nhận định đây không phải là lúc để các công ty trong nước tranh cãi hay chỉ trích nữa mà phải nỗ lực để tự cứu mình. Họ cần phải học hỏi kinh nghiệm từ chính những đối thủ nước ngoài.

Mặc dù vậy, trong hoàn cảnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra một số chính sách nhằm phát triển hệ thống bán lẻ trong nước:

- Cải cách các quy định và phương thức quản lý có liên quan, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của lĩnh vực bán lẻ.

- áp dụng các biện pháp tích cực, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực phân phối bán lẻ.

- Tăng cường bồi dưỡng và giáo dục về lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa, khuyến khích sử dụng trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến trong phân phối.

- Xây dựng quy hoạch phát triển phân phối và lưu thông hàng hóa, chỉ đạo và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực phân phối.

- Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hợp lý nhằm phát triển hệ thống siêu thị.


- Thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại

Trung Quốc cũng dành nhiều ưu đãi về tín dụng, thông tin, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nhằm phát triển khả năng cạnh tranh của các siêu thị trong nước. Đặc biệt, Trung Quốc cũng khuyến khích các nhà bán lẻ trong nước đầu tư ra nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường của các nước trong khu vực, thậm chí cả các nước phát triển như EU hay Hoa Kỳ.

Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích hoạt động mua lại, sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ, hình thành nên các tập đoàn siêu thị lớn để cạnh tranh với các siêu thị của nước ngoài, khuyến khích các doanh nghiệp vận hành theo mô hình chuỗi siêu thị nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh.

3. Thái Lan

Thập kỷ 80 ghi nhận sự bùng nổ đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ của Thái Lan nhờ những chính sách thông thoáng trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Trong suốt nhiều năm, đầu tư vào thương mại dịch vụ, trong đó có dịch vụ bán lẻ, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng: 19,8%, chỉ đứng sau mức tăng trưởng của 2 ngành công nghiệp mũi nhọn là điện tử và trang thiết bị.

Kể từ khi gia nhập WTO vào ngày 01/01/1995, tức là từ khi mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đã có sự nở rộ về số lượng các hệ thống cửa hàng tiện lợi trên đất Thái. Tuy nhiên, điều này cũng làm thay đổi sâu sắc mối tương quan giữa hai thị trường mang yếu tố “ngoại” và “nội”, dẫn đến mất cân bằng thị trường phân phối truyền thống nghiêm trọng. Nếu năm 1997, thị phần của các cửa hàng bán lẻ truyền thống của Thái Lan chiếm khoảng 74% thì đến nay chỉ còn 60%. Số lượng cửa hàng hiện đại chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (1,62%) trong tổng số cửa hàng bán lẻ của Thái Lan nhưng doanh thu của các cửa hàng này lại chiếm tới 54% tổng doanh số bán lẻ của Thái Lan.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí