2.4. Khó khăn, thách thức khách quan khác
Ngoài những khó khăn mà nguyên nhân xuất phát từ các ngân hàng, công ty bảo hiểm và khách hàng, thì việc triển khai mô hình Bancassurance ở Việt Nam còn gặp những khó khăn xuất phát từ môi trường kinh doanh như sự phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống văn bản pháp lý chưa hoàn thiện…
- Thị trường tài chính của Việt Nam còn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển; do vậy còn thiếu các công cụ đầu tư, nhất là các công cụ dài hạn. Điều này đã hạn chế rất lớn hiệu quả hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm.
- Bán bảo hiểm qua ngân hàng được thực hiện dưới hình thức như ngân hàng điền tử (e-banking), giử thư trực tiếp (direct mail), điện thoại (telemarketing), tin nhắn điện thoại di động (mobile sale)… Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, các chi phí bưu chính viễn thông còn cao, như cước phí điện thoại di động…
- Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động Bancassurance ở Việt Nam còn thiếu những quy định cụ thể, rõ ràng làm cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm lúng túng trong việc áp dụng. Thực tế cho thấy, khi thực hiện một chính sách, cách làm mới (ví dụ như Bancassurance), các ngân hàng và cy bảo hiểm chưa nghiên cứu, tìm hiểu rõ chính sách, cách làm của mình có phù hợp với các quy định của pháp luật hay không.
- Hiện tại, Nhà nước Việt Nam chưa có nhiều chính sách ưu đãi cho các công ty bảo hiểm nên các công ty bảo hiểm khó cạnh tranh với ngân hàng về lãi suất. Điều này có nghĩa là, với cùng một số tiền đóng góp cho công ty bảo hiểm hoặc gửi cho ngân hàng thì lãi suất tiền gửi của ngân hàng luôn cao hơn lãi suất trong sản phẩm bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Chính lý do này khiến cho
các khách hàng ưa chuộng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hơn là tham gia mua bảo hiểm.
Các lý do kể trên đã khiến thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa phát triển mạnh mô hình Bancassurance. Nhưng tới đây, với tiến trình tự do hóa thương mại ngày một đến gần, kênh phân phối sản phẩm mới mẻ này chắc chắn sẽ nở rô, phát triển mạnh ở thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Triển Khai Mô Hình Bancassurance Tại Việt Nam
- Mô Hình Tập Đoàn Dịch Vụ Tài Chính
- Đánh Giá Thực Trạng Triển Khai Mô Hình Bancassurance Tại Việt Nam
- Giải Pháp Phát Triển Mô Hình Bancassurance Tại Việt Nam
- Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurane vào thị trường bảo hiểm Việt Nam - 13
- Thực trạng vận dụng mô hình Bancassurane vào thị trường bảo hiểm Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI VIỆT NAM
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BANCASSURANCE TRÊN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
Mặc dù có những khó khăn thách thức kể trên, nhưng xét về khả năng và xu hướng thì mô hình Bancassurance còn có rất nhiều cơ hội phát triển lớn, hứa hẹn mang lại hiệu quả to lớn trong tương lai. Mô hình này tuy đã và đang triển khai cả ở lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ nhưng hiện nay nó phát triển mạnh mạnh hơn ở lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Các cơ sở cho nhận định này là xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ và xu hướng phát triển của ngành ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.
1. Xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ
Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới. Trong một vài năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã phát triển mạnh. Cùng với sự hậu thuẫn từ việc cam kết tự do hóa thương mại khi gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, thu nhập tăng và nhận thức về bảo hiểm được nâng cao, thị trường bảo hiểm trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh. Hiện nay dân số Việt Nam đạt gần 86 triệu người – đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với mức tăng trưởng khoảng 1 triệu người, tuổi thọ trung bình không ngừng được cải thiện. Do đó, Việt Nam trở thành thị trường bảo hiểm nhân thọ đầy hấp dẫn do nhu cầu ngày càng cao về bảo hiểm nhân thọ.
1.1. Nhu cầu hoạch định kế hoạch tài chính và độc lập tài chính ngày càng cao hơn
Theo đà phát triển kinh tế - xã hội và sự hình thành gia đình hạt nhân (bố mẹ và con), làm cho nhu cầu hoạch định tài chính và nhu cầu độc lập tài chính ngày càng cao, nhằm tạo lập một cuộc sống ổn định, tự chủ và có mức hưởng thụ cao. Quan niệm của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là ở các thành phố lớn: các cá nhân đã quan tâm hơn nhiều đến nguồn tài chính khi nghỉ hưu, hết sức lao động để có thể độc lập về tài chính, không phải lệ thuộc hoặc dựa vào con cái, người thân. Vì vậy họ sẽ quan tâm hơn đến các sản phẩm dịch vụ có thể đảm bảo về mặt tài chính, đem lại thu nhập hàng năm (như lương hưu) khi nghỉ hưu hoặc không còn khả năng lao động.
1.2. Đa dạng hóa kênh phân phối, đa dạng hóa sản phẩm
Sự phát triển của thị trường tài chính với đa dạng các kênh đầu tư một mặt cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, đồng thời tạo ra cơ sở cho sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm gắn với đầu tư, tích hợp sản phẩm bảo hiểm với các sản phẩm bảo hiểm tài chính khác (chẳng hạn, có thể kết hợp sản phẩm bảo hiểm với các sản phẩm tín dụng ngân hàng…). Bên cạnh đó, sự lên xuống của thị trường chứng khoán trong thời gian qua cho thấy nhu cầu ủy thác đầu tư chuyên nghiệp (chẳng hạn, các quỹ đầu tư) ngày càng cấp thiết, tạo tiền đề cho sự phát triển của các sản phẩm liên kết đơn vị.
2. Xu hướng phát triển của ngành ngân hàng và kênh phân phối Bancassurance
2.1. Xu hướng phát triển của ngành ngân hàng
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại
Theo đó, dịch vụ ngân hàng bán buôn là dành cho các công ty, tập đoàn kinh doanh,… còn dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dành cho khách hàng cá nhân.
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM trên các lĩnh vực tài chính:
Tăng tiện ích của tài khoản cá nhân: Ngoài chức năng là tài khoản tiền gửi thông thường của các nhân, các NHTM còn cung cấp dịch vụ ngân hàng thấu chí trên tài khoản, với hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lương, tài sản đảm bảo khác. Hiện nay, NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Kỹ thương (Techcombank) đang khá thành công về loại hình dịch vụ này.
Hầu hết các NHTM đang cung cấp dịch vụ thể hiện tài khoản cá nhân, chủ yếu là thẻ ATM nội địa, một số dối tượng khách hàng và một số BHTM còn phát hành thẻ tín dụng quốc tế: VISA, Master Card, Amex… Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cá nhân, thanh toán tiền hàng và dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán khác, cũng đang phát triển mạnh.
Hiện Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai trên diện rộng dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại với Viễn thông điện lực, Bưu điện Hà Nội, Vinaphone, Citiphone, MobiFone, VMS… Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á cũng phát triển dịch vụ thẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương.
Đặc biệt, dịch vụ chi trả lương qua tài khoản trên cơ sở sử dụng dịch vụ ngân hàng tự động ATM được nhiều doanh nghiệp có đông công nhân, tổ chức có đông người lao động chấp nhận. Dẫ đầu về lĩnh vực này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á. Khoảng gần 10 ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh mở dịch vụ huy động vốn và cho vay bằng vàng.
Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân: Các ngân hàng
thương mại đang mở rộng dịch vụ cho vay vốn trả góp mua ô tô, kể cả xe du lịch
gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải… được phối hợp vay với các đại lý bán xe và dựa trên thu nhập, tài sản đảm bảo tiền vay của người mua xe ô tô, với thời hạn được vay lên tới 4 – 5 năm và số tiền vay tương ứng với 60% đến 90% giá mua xe.
Dịch vụ mua nhà trả góp cũng đang phát triển mạnh tại các đô thị, được đông đảo các cặp gia đình trẻ có thu nhập khá và ổn định hoan nghênh, với thời hạn vay tối đa lên tới 10 – 15 năm…
Gia tăng tính tiện lợi về dịch vụ tài khoản cho khách hàng dựa trên công nghệ ngân hàng hiện đại: nhiều ngân hàng thương mại, như ACB, Eximbank, Vietcombank cung cấp dịch vụ ngân hàng Internet Banking, Mobile Banking… cho chủ tài khoản.
Phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính, chủ yếu trên thị trường chứng khoán
Hiện nay, đa số các NHTM thành lập và đưa vào hoạt động có hiệu quả công ty chứng khoán trực thuộc. Bên cạnh đó, các NHTM cũng phối hợp với các công ty chứng khoán thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán để đầu tư chứng khoán.
Một số NHTM còn liên doanh với một số định chế tài chính nước ngoài thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán, như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTMCP Sài Gòn Thương tín,… Bên cạnh đó, một số NHTM khác còn triển khai nghiệp vụ lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán và ngân hàng giám sát.
Đặc biệt cuối tháng 4/2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã công bố ngân hàng này cùng với 6 tập đoàn, tổng công ty lớn khác trong nước thành lập một Công ty quản lý quỹ công nghiệp và năng lượng lớn nhất Việt
Nam, với số vốn lên tới 10.000 tỷ đồng, tương đương với 625 triệu USD.
Theo quy định mới được ghi rõ trong Quyết định 126/2008/QĐ-BTC ban hành cuối năm 2008, những điều kiện thành lập công ty chứng khoán mới sẽ ngoặt nghèo hơn… đặc biệt là tiêu chí cổ đông sáng lập. Ví dụ, phải có ít nhất hai cổ đông sáng lập là tổ chức và một trong số đó phải là NHTM, hoặc công ty tài chính hoặc công ty bảo hiểm, tỷ lệ sở hữu của pháp nhân này là 65% vốn điều lệ của công ty chứng khoán và vốn góp của tổ chức là ngân hàng, công ty tài chính và công ty bảo hiểm phải tối thiểu là 30% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. Như vậy, có thể thấy các NHTM sẽ là những chủ thể quan trọng trong liên kết thành lập công ty chứng khoán. Với hoạt động này, các NHTM do sẵn ưu thế về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tài chính nên việc mở rộng thêm địa bàn hoạt động sẽ tăng hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng.
Mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế
Hiện nay, các dịch vụ ngân hàng như: Bao thanh toán (Factoring), quyền chọn tiền tệ (Option), hoán đổi lãi suất,… cũng được nhiều ngân hàng thương mại giới thiệu cho khách hàng. Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế có 204 thành viên ở trên 60 quốc gia (chiếm hơn 50% doanh thu bao thanh toán quốc tế trên thế giới), thì ở Việt Nam có 11 ngân hàng đã gia nhập FCI, bao gồm 4 NHTM trong nước : Vietcombank, ACB, Sacombank, Techcombank và 7 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Dịch vụ quản lý vốn trên tài khoản của khách hàng đã được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam triển khai đối với Tổng công ty Công nghiệp tài thủy Việt Nam về khoản vốn gần 750 triệu USD trái phiếu quốc tế phát hành cuối năm 2005. Hiện tại, ở Việt Nam có 5 NHTM được chấp nhận làm đại lý phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của các tổ chức thẻ: VISA, Master
Card, Amex…
Đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền kiều hối đang phát triển mạnh tại các NHTM Việt Nam, nhiều NHTM phối hợp với các tổ chức quốc tế như Western Union,… song dẫn đầu vẫn là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và NHTM Cổ phần Đông Á. Riêng Đông Á thành lập riêng một công ty kiều hối, đạt doanh số chi trả gần 1 tỷ USD trong năm 2009, chiếm khoảng 16% thị phần chi trả kiều hối trong nước. Trong năm 2009, công ty Kiều hối của Đông Á đã phát triển được hơn 10 đối tác mới ở các thị trường tiềm năng kiều hối mạnh như Mỹ, Trung Đông, Châu Âu, Châu Á.
Trong một nền kinh tế sôi động, thị trường chứng khoán phát triển nhanh, thị trường dịch vụ tài chính – ngân hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ,… sẽ lại càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vững chắc và các luồng chu chuyển vốn với tốc độ nhanh.
Tuy nhiên, cũng nhận thấy một thực tế là sự hợp tác trong phát triển dịch vụ của các NHTM Việt Nam rất hạn chế, tính ổn định của dịch vụ chưa cao và chất lượng dịch vụ cần phải được nâng lên.
2.2. Xu hướng phát triển của mô hình Bancassurance tại Việt Nam
Theo một số chuyên gia tài chính, sự phối hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm ở Việt Nam có thể khai thác dưới một số hình thức cơ bản như bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm đầu tư…
Bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm tín dụng là một hình thức chuyển một phần hoặc toàn bộ rủi ro trong tín dụng cho các tổ chức bảo hiểm, hoặc yêu cầu khách hàng tự bảo hiểm để đề phòng bất trắc (theo Luật kinh doanh bảo hiểm). Ở đây khách hàng mua bảo hiểm về ngành nghề kinh doanh của mình (trong trường hợp này được coi như là bảo hiểm trực tiếp); hoặc tổ chức tín dụng trực tiếp mua bảo hiểm của các
tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp với đối tượng là các đối tượng đầu tư tín dụng ở