Khảo Sát Hiện Trạng Rừng, Chức Năng Nhiệm Vụ Của Vqg Cát Tiên 53131


+ Về chăn nuôi: Các vật nuôi chính là chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô hộ gia đình, trong những năm vừa qua hàng loạt các loại dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm như lở mồm, long móng (đối với heo, trâu, bò, dê), dịch heo tai xanh, cúm gia cầm ... đã hạn chế các hộ gia đình đầu tư phát triển chăn nuôi vì rủi ro quá lớn, giá thức ăn gia súc cao, khả năng phòng trừ dịch bệnh ở vùng này còn nhiều hạn chế, diện tích đất chăn thả trâu bò ngày càng giảm, lợi nhuận thu được chăn nuôi cũng giảm do ít lợi thế cạnh tranh về giá cả, quy mô nhỏ ...

+ Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khu vực này ít phát triển, không có các khu công nghiệp, cơ sở gia công, chế biến lớn có khả năng thu hút lao động địa phương, nông nhàn, đây là khó khăn lớn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm của các địa phương theo hướng Nông – Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

* Cơ sở hạ tầng:

- Về văn hóa, giáo dục: Hệ thống các trường học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đã đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong độ tuổi đi học bậc tiểu học, trung học cơ sở. Ở bậc học trung học phổ thông thì số học sinh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình. Do trường xa, học phí và các khoản đóng góp nhiều nên ít hộ quan tâm đến việc học tập của con em.

- Về Y tế: Các xã đã có trạm y tế, có đội ngũ y, bác sỹ khám, chữa bệnh thông thường, tiêm chủng mở rộng các loại vắc xin phòng ngừa dịch bệnh, những bệnh nhân hiểm nghèo được chuyển lên các tuyến trên cứu chữa kịp thời.

- Về bưu chính, viễn thông: việc thông tin liên lạc đã được phủ sóng 100% với 2 hình thức là các mạng điện thoại cố định, di động.


- Tất cả các xã đều có hệ thống loa phát thanh, truyền hình của trung ương và địa phương.

- Trên 85% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

- Trên 80% số hộ sử dụng nước giếng khoan đạt tiêu chuẩn phục vụ sinh

hoạt.


* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

- Sự gia tăng dân số của các xã trên địa bàn VQG Cát Tiên trong những

năm qua vẫn không ngừng, do gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.

- Sản xuất nông nghiệp là sản xuất chính để tạo việc làm, thu nhập của người dân địa phương, cây trồng chính là cây công nghiệp dài ngày (Cao su, Điều). Từ năm 2005-2009 các địa bàn thuộc tỉnh Bình Phước đã chuyển đổi đất trồng điều, đất sau rà soát quy hoạch ba loại rừng chuyển ra khỏi đất lâm nghiệp, đất vườn tạp và những loại đất trồng cây nông nghiệp không hiệu quả sang trồng Cao su. Trong những năm gần đây Cao su liên tục mất giá làm cho đời sống người dân ngày càng khó khăn, chính điều này đã tạo thêm áp lực vào rừng tự nhiên của VQG Cát Tiên.

- Số người nghèo, có cuộc sống khó khăn còn cao, sản xuất nông nghiệp trong những năm tới chưa thể giải quyết được tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư thường là hộ thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, đồng bào dân tộc.

- Dịch vụ thu hút việc làm cho thanh niên, lao động phổ thông, lao động nông nhàn của khu vực này chưa phát triển. Do vậy, tình trạng dôi dư lao động trong các mùa nông nhàn sẽ gia tăng tình trạng vào rừng để thu hái lâm sản trái phép.

- Một số đồng bào dân tộc sống khu vực ven VQG Cát Tiên vẫn chưa bỏ tập quán, dựa vào thiên nhiên, phụ thuộc vào thiên nhiên như sử dụng gỗ, củi, các loại lâm sản, săn bắt động vật rừng nên vẫn còn xâm hại vào rừng.


- Các đe dọa do các yếu tố về kinh tế - xã hội là: Các đe dọa trực tiếp: Săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (song mây, quả cây, dầu cây,...), xâm lấn đất lâm nghiệp của VQG để canh tác nông nghiệp, hủy hoại và làm suy thoái các sinh cảnh, chăn thả gia súc tự do trong VQG, xung đột giữa người và động vật hoang dã của VQG (Voi, Heo rừng), các loài sinh vật xâm lấn phát triển mạnh (cây Mai dương, cá Chim trắng,...), nguy cơ cháy rừng, ô nhiễm nguồn nước do sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng đập thủy điện ở sông Đồng Nai (Thủy điện Đồng Nai 4, 5). Các đe dọa gián tiếp: Tác động tiêu cực của phát triển du lịch (rác thải, tiếng ồn, thu hái lâm sản,...).

- Sự xói lở bờ sông do tàn phá cây ven sông và khai thác cát, dân số vùng đệm nhiều và đang gia tăng, còn một số thôn bản cư trú bên trong ranh giới VQG, nhu cầu gia tăng đất sản xuất nông nghiệp của người dân sống bên trong VQG và ở vùng đệm cao, thị trường buôn bán và sử dụng động vật hoang dã vẫn còn, kinh phí đầu tư cho các hoạt động của VQG Cát Tiên còn hạn chế.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khảo sát hiện trạng rừng, chức năng nhiệm vụ của VQG Cát Tiên

4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất

VQG Cát Tiên có diện tích là 72.663,53 ha[0],

Bảng 4.1: Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng VQG Cát Tiên


STT

Loại đất loại rừng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)


Tổng diện tích tự nhiên

72.663,53

100

I

Diện tích đất có rừng

69.423,73

95.54

1

Rừng tự nhiên

68.164,61

93.81

1.1

Rừng gỗ

27.912,58

38.41

-

Rừng rất giàu


0.00

-

Rừng giàu

1.994,85

2.75

-

Rừng trung bình

15.000,32

20.64

-

Rừng nghèo

10.917,41

15.02

1.2

Rừng hỗn giao

32.027,78

44.08


Rừng hỗn giao gỗ - lồ ô

12.005,84

16.52

-

Rừng hỗn giao lồ ô - gỗ

20.021,94

27.55

1.3

Rừng lồ ô, tre nứa

8.224,25

11.32

2

Rừng trồng

1.259,12

1.73

II

Ðất không có rừng

2.042,25

2.81

-

Ðất trống không có tái sinh

1.935,71

2.66

-

Ðất trống có tái sinh

106,54

0.15

III

Ðất khác

1.197,55

1.65

1

Ðất nông nghiệp

140,15

0.19

2

Ðất khác

1.057,40

1.46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đánh giá một số giá trị gia tăng góp phần tăng cường nguồn lực cho việc bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia Cát tiên - 6

(Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê rừng năm 2014, 2016)




Hình 4.2. Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp VQG Cát

Tiên


* Hiện trạng theo các phân khu chức năng:

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 53.852,53 ha.

- Phân khu phục hồi sinh thái: 16.622,00 ha.

- Phân khu dịch vụ hành chính: 2.189,00 ha.

Qua số liệu về hiện trạng rừng và sử dụng đất (bảng 5.1) của VQG Cát Tiên cho thấy:

- VQG Cát Tiên với diện tích đất có rừng 69.423,63 ha, đạt độ che phủ là 95,54% [0], đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên để bảo tồn các hệ sinh thái rừng, nơi phân bố, cư trú và môi trường sống của các loài động vật rừng.

- Rừng tự nhiên là 68.164,61 ha chiếm 93,81% diện tích đất có rừng, với các loại rừng rừng gỗ, rừng hỗn giao gỗ - lồ ô, rừng lồ ô - gỗ, rừng lồ ô, tre nứa. Các loại rừng này phân bố đan xen nhau trong diện tích của VQG Cát Tiên, hình thành nhiều quần xã thực vật khác nhau thuận lợi là môi trường sống và cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật rừng hoang dã.

- Rừng trồng diện tích 1.259,12 ha (chiếm 1,73% diện tích đất có rừng), rừng trồng của VQG Cát Tiên gồm các loài cây trồng là nhóm thực vật, bản địa, quý hiếm (Dầu, sao, gõ đỏ…), được trồng với mục đích bảo tồn các nguồn gien quý hiếm, phục hồi trên diện tích đất trống, đất nương rẫy cũ, đất không còn rừng.

- Nhóm đất không có rừng: Gồm đất cây gỗ có cây tái sinh, đất cây bụi, các trảng cỏ với nhóm đất không có rừng nhưng giữ vai trò là các bãi kiếm ăn của các loài thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc như bò rừng, nai, mễn…

- Đất bán ngập và ngập nước: Là diện tích thuộc vùng đất ngập nước Ramsar Bầu Sấu, gồm các bàu Cá Trê, Bàu Sen, Bàu Tròn, Bàu Chim, Bàu Sấu, Bàu Gốc, Bàu Thái Bình Dương…đây là HST đất ngập nước đặc biệt của VQG Cát Tiên, có ĐDSH rất cao, có giá trị bảo tồn cấp quốc gia, quốc tế; vùng bán ngập mùa mưa là nơi phân bố, làm tổ của nhóm chim nước, cư ngụ,


sinh sản của các loài bò sát, ếch nhái, mùa khô cung cấp cỏ, các loài thực vật thân thảo là nguồn thức ăn ưa thích của các nhóm thú móng guốc, thú ăn cỏ.

Nhận xét:

VQG Cát Tiên có độ che phủ của rừng tự nhiên và rừng trồng rất cao (95,54% diện tích), trong giai đoạn 2010 - 2015 nhờ làm tốt công tác bảo vệ rừng nên diện tích rừng không bị suy giảm về diện tích, các tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy đã được ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra hiện tượng cháy rừng.

Về chất lượng rừng: Rừng rất giàu và rừng giàu diện tích 9.994,85 ha (bằng 2,75% diện tích tự nhiên của VQG), Rừng trung bình 15.000,32 ha (chiếm 20,64%), rừng nghèo 10.917,41 ha (chiếm 15,02%), Rừng hỗn giao (gỗ - lồ ô, lồ ô - gỗ) 32.027,78 ha (chiếm 44,08%), rừng lồ ô, tre nứa 8.224,25 ha (chiếm 11,32%), rừng trồng 1.259,12 ha (chiếm 1,37%)

Trong các trạng thái rừng của VQG Cát Tiên trong những năm 2007, 2008, 2009 có hiện tượng lồ ô khuy (chết khi đạt tuổi thành thục) tổng diện tích rừng có lồ ô bị khuy là 1.292 ha thuộc các trạng thái rừng lồ ô thuần loại, lồ ô hỗn giao. Đây là quá trình diễn thế tự nhiên, đến giai đoạn tuổi trưởng thành, già lồ ô sẽ khuy thay thế bằng lớp tái sinh hạt. Hiện nay diện tích 1.292 ha rừng lồ ô khuy đã phục hồi thuần loại, do quá trình phục hồi diễn ra sau 5 - 7 năm[0].

Rừng và đất rừng của VQG Cát Tiên đáp ứng các quy định về tiêu chí rừng và đất rừng của khu rừng đặc dụng về độ che phủ của rừng, các loại trạng thái rừng giàu, rừng trung bình, tính bền vững về diện tích các loại rừng trong các giai đoạn từ khi thành lập.

4.1.2. Tài nguyên rừng

VQG Cát Tiên nằm giữa 2 vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do vậy hội tụ được


các luồng hệ thực vật, hệ động vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho HST rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh miền Đông Nam bộ, Việt Nam.

4.1.2.1. Hệ thực vật

Kết quả rà soát thành phần thực vật rừng của VQG Cát Tiên như sau:

Năm 2000, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ đã điều tra, xây dựng bản danh lục thực vật của VQG Cát Tiên đã ghi nhận 1.610 loài thuộc 724 chi, 162 họ của 5 ngành thực vật khác nhau có ở VQG Cát Tiên[0].

Sau khi rà soát chỉnh lý danh pháp thực vật theo tài liệu Cây cỏ Việt Nam0] có chỉnh sửa, bổ sung là có 8 loài trùng lắp hoặc được ghép vào loài khác, nên bảng danh lục thực vật của Vườn quốc gia Cát Tiên năm 2000 chỉ còn 1.602 loài[0]

Kết quả điều tra bổ sung thành phần thực vật tại Vườn quốc gia Cát Tiên năm 2009 đã ghi nhận thêm được 13 loài mới so với bảng danh lục thực vật năm 2000.

Như vậy, bản danh lục thực vật của VQG Cát Tiên năm 2010 có 1.615 loài thực vật, thuộc 710 chi, 162 họ, 94 bộ, 10 lớp thuộc 06 ngành thực vật khác nhau. (Chi tiết tại Báo cáo chuyên đề: Điều tra bổ sung danh lục thực vật và thảm thực vật rừng ở Vườn quốc gia Cát Tiên [0] Thành phần thực vật rừng VQG Cát Tiên phân bố theo các ngành thực vật được trình bày tại bảng 4.2.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí