Quy Trình Hoàn Chỉnh Hồ Sơ, Phán Quyết, Giải Ngân.


Trường hợp mức cấp tín dụng thuộc thẩm quyền của HĐTD chi nhánh (từ 1,5 tỷ VNĐ trở xuống) thì sau khi ra quyết định phán quyết, chuyển sang thực hiện bước 7.

Trường hợp mức phán quyết vượt thẩm quyền của HĐTD Chi nhánh (khoản vay trên 1,5 tỷ VNĐ): Sau khi có biên bản phán quyết của HĐTD, Chủ tịch Hội đồng thay mặt cho Hội đồng trình chuyển hồ sơ cấp tín dụng về Văn phòng Khu vực để tiến hành tái thẩm định.

Bước 5: Tham mưu.


Đối với hồ sơ tín dụng thuộc quyền phán quyết của Văn phòng Khu vực, sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Hội đồng tín dụng Chi nhánh trình lên, toàn bộ hồ sơ tín dụng được chuyển qua Tổ thẩm định Khu vực để thực hiện công tác tái thẩm định trước khi trình Giám đốc Khu vực phê duyệt.

Trong quá trình tái thẩm định, nếu CV.TĐ nhận thấy HSTD chưa hoàn chỉnh, cần bổ sung thông tin thì đề nghị Chi nhánh bổ sung các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác tái thẩm và lập báo cáo tái thẩm định.

Bước 6: Phê duyệt.


Giám đốc Khu vực xem xét và ra phán quyết cấp tín dụng trong thẩm quyền vào Báo cáo tái thẩm định đã được Tổ Thẩm định Khu vực có ý kiến tham mưu.

Bước 7: Thông báo cho khách hàng.


Sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp có thẩm quyền, CVKH lập thông báo trình BGĐ Chi nhánh ký phát hành thông báo về việc cấp phát tín dụng cho khách hàng.

2.2.1.3. Hoàn chỉnh hồ sơ, phán quyết, giải ngân.

a. Lưu đồ quy trình thực hiện.


QUY TRÌNH HOÀN CHỈNH HỒ SƠ, PHÁN QUYẾT, GIẢI NGÂN

Bước

Trách nhiệm

Quá trình

Chứng từ


1


Kiểm soát viên tín dụng


Lập hợp đồng


Kiểm soát hợp đồng


Ký hợp đồng


Công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo.


Nhận hồ sơ TSĐB, lập chứng từ giải ngân.


Duyệt


Giải ngân


- Hợp đồng tín dụng.

- Hợp đồng bảo đảm tiền vay.


2


Trưởng phòng Kiểm soát rủi ro


- Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đã được kiểm soát


3


Giám đốc Chi nhánh


- Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đã được ký.


4


CVKH

- HĐTD đã được KH ký.

- HĐ bảo đảm tiền vay đã được công chứng.

- Đơn đăng ký giao dịch đảm bảo được xác nhận


5


Bộ phận quản lý tín dụng

- Hồ sơ TSĐB bản chính.

- Biên bản giao nhận TSĐB.

- Giấy nhận nợ đã được khách hàng ký và đóng dấu.


6


Giám đốc Chi nhánh


- Giấy nhận nợ hoàn chỉnh có phê duyệt của Giám đốc chi nhánh


7

- GDV

- Nhân viên KSTD

- Thủ quỹ

- Phiếu giải ngân, phiếu nhập ngoại bảng đã được GĐCN ký.

- Biên bản giao nhận hồ sơ và TSĐB có chữ ký các bên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế - 8

Sơ đồ 2.4. Quy trình hoàn chỉnh hồ sơ, phán quyết, giải ngân.


b. Diễn giải quy trình.


Bước 1: Lập hợp đồng.


Kiểm soát viên tín dụng kiểm soát lại hồ sơ tín dụng và bút phê của các cấp phê duyệt, lập hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng tín dụng sau khi Giao dịch viên mở số hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng tín dụng trên hệ thống T24.

Bước 2: Kiểm soát hợp đồng.


Trưởng phòng Kiểm soát rủi ro kiểm soát các hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng tín dụng trước khi trình Giám đốc Chi nhánh ký hợp đồng.

Bước 3: Ký hợp đồng.


Kiểm soát viên tín dụng trình GĐCN ký các hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng tín dụng sau khi đã có các chữ ký nháy của CVKH phụ trách hồ sơ và TP.KD. Hợp đồng được lập thành hai bản, một bản do khách hàng giữ, một bản do Sacombank Huế giữ.

Bước 4: Công chứng hợp đồng bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm.


CVKH lên lịch hẹn với khách hàng ngày công chứng.


Tiến hành công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay tại cơ quan công chứng, đồng thời cho khách hàng ký hợp đồng tín dụng.

Sau đó, CVKH thực hiện việc đăng ký hồ sơ giao dịch bảo đảm. Nhận giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm và toàn bộ hồ sơ tín dụng (bản chính) đã xác nhận từ cơ quan đăng ký.

Bước 5: Nhận hồ sơ tài sản đảm bảo, lập chứng từ giải ngân.


Kiểm soát viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ bản chính liên quan đến TSĐB từ CVKH (thực hiện theo Quyết định số 46/2008/QĐ-HĐQT ngày 16/01/2008 về việc ban hành quy trình quản lý hồ sơ tài sản đảm bảo). Kiểm soát viên tín dụng tiếp nhận từ khách hàng các chứng từ bổ sung trước khi giải ngân và giấy chứng nhận/ Hợp đồng bảo hiểm đối với trường hợp TSĐB cần mua bảo hiểm).

Kiểm soát viên tín dụng thực hiện triển khai phán quyết, lập chứng từ giải ngân.


Bước 6: Duyệt.


Sau khi hoàn tất chứng từ, Kiểm soát viên tín dụng chuyển hồ sơ giải ngân sang Giao dịch viên (gồm giấy nhận nợ và hồ sơ TSĐB). Giao dịch viên tiếp nhận hồ sơ giải ngân từ Kiểm soát viên tín dụng và thực hiện:

- Nhập ngoại bảng TSĐB.


- Trường hợp giải ngân bằng tiền mặt: Lập phiếu giải ngân đồng thời cho khách hàng ký tên, đóng dấu đầy đủ vào phiếu giải ngân.

- Trường hợp giải ngân bằng chuyển khoản: Lập phiếu chuyển khoản.


Sau đó, Giao dịch viên chuyển hồ sơ giải ngân cho trưởng phòng Kiểm soát rủi ro kiểm soát để trình GĐCN ký duyệt.

Bước 7: Giải ngân, lưu hồ sơ tín dụng.


Giao dịch viên chuyển hồ sơ giải ngân cho bộ phận quỹ để tiến hành giải ngân cho khách hàng (nếu giải ngân bằng tiền mặt) hoặc duyệt các bút toán chuyển khoản (nếu giải ngân bằng chuyển khoản); đồng thời tiến hành giao nhận hồ sơ TSĐB với nhân viên quản lý hồ sơ TSĐB.

Đối với trường hợp hồ sơ tín dụng theo hạn mức: Khi khách hàng yêu cầu giải ngân, CVKH hướng dẫn khách hàng điền thông tin vào giấy nhận nợ, bổ sung chứng từ sử dụng vốn và chuyển chứng từ của khách hàng cho Kiểm soát viên tín dụng. Kiểm soát viên tín dụng lập chứng từ giải ngân (bao gồm giấy nhận nợ) và kiểm soát hạn mức tín dụng, kiểm soát TSĐB của khách hàng, kiểm soát mức dư nợ, kiểm soát tính pháp lý của chứng từ, đối chiếu chứng từ sử dụng vốn với phương án vay vốn. Sau đó chuyển hồ sơ giải ngân sang Giao dịch viên thực hiện giải ngân cho khách hàng theo bước 6 và 7 của quy trình này. Trường hợp có nhận bổ sung TSĐB thì phải kiểm tra và giao nhận theo đúng quy định hiện hành.

2.2.1.4. Quản lý và thu hồi nợ.


Sau 2 tuần kể từ khi giải ngân cho khách hàng, CVKH tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay xem khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng như các


cam kết trong hợp đồng tín dụng không. Sau đó định kỳ 6 tháng/lần mới tiếp tục kiểm tra và đồng thời kiểm tra hiện trạng TSĐB. CVKH phải đánh giá lại giá trị của TSĐB theo thực trạng và giá thực tế trên thị trường, đánh giá xu hướng tăng/giảm giá trị TSĐB trong thời gian tới, kiểm tra sự thanh khoản của tài sản và có sự thay đổi về chủ sở hữu hay không?...

Sau khi cho vay, CVKH kiểm tra định kỳ tiến độ thực hiện kế hoạch được nêu trong hồ sơ, kiểm tra việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng và đôn đốc việc trả gốc, lãi. Tại Sacombank Huế, chính sách phân loại nợ trên được thực hiện tự động hóa một cách minh bạch trên phần mềm T24 toàn hệ thống khiến cho nợ quá hạn các nhóm tự động phát sinh trên hồ sơ quản lý món vay giúp cho CVKH kịp thời nhắc nhở khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Kết thúc mỗi lần kiểm tra, CVKH tiến hành lập biên bản kiểm tra sau cho vay kiêm phân loại nợ định tính. Trong quá trình kiểm tra định kỳ hay đột xuất khi CVKH hay TP.KD phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro như: tần suất giao dịch rút vốn tăng nhanh, các chỉ số tài chính dưới mức trung bình ngành,… thì CVKH trình lên Giám đốc/ Phó Giám đốc và đề xuất các biện pháp giải quyết hợp lý.

Khi đến hạn trả nợ nếu bên vay không trả đúng hạn do nguyên nhân khách quan, nếu có giải trình để xin gia hạn nợ thì căn cứ vào tình hình, GĐCN sẽ xem xét cho gia hạn. Nếu bên vay không được cho gia hạn thì chuyển sang nợ quá hạn và phải chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định.

Trong trường hợp khách hàng có dấu hiệu không trả được nợ hoặc không trả nợ đúng hạn thì thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.


2.2.1.5. Tất toán và lưu hồ sơ.

a. Lưu đồ quy trình thực hiện.


QUY TRÌNH TẤT TOÁN VÀ LƯU HỒ SƠ

Bước

Trách nhiệm

Quá trình

Chứng từ


1


- GDV

- CVKH


Tiếp nhận yêu cầu tất toán


Tính toán vốn, lãi, lãi phạt, phí.


Thu vốn, lãi, lãi phạt, phí.


Kiểm soát hồ sơ tất toán


Giải chấp Thủ tục giải chấp TSĐB/giải tỏa

tài khoản


Duyệt


Hoàn trả TSĐB/ giải tỏa tài khoản


Lưu hồ sơ

- Giấy đề nghị tất toán của KH

- Lệnh chuyển tiền của KH

- Giấy đề nghị trích tài khoản


2


- GDV

- Bảng kê tính vốn, lãi, lãi phạt, phí khách hàng phải thanh toán.


3


- GDV

- Bộ phận quỹ

- Phiếu thu.

- Phiếu kiểm tra khoản vay tất toán


4


- Kiểm soát viên xử lý giao dịch.

- Phiếu thu có chữ ký của TP.KSRR.

- Phiếu kiểm tra tài khoản vay tất toán có chữ ký của TP.KSRR.


5

- Kiểm soát viên tín dụng.

- Nhân viên QLHS TSĐB


- Phiếu đề nghị giải chấp TSĐB/phiếu đề nghị giải tỏa số dư tài khoản.

- Giấy giải chấp TSĐB/ giấy giải tỏa số dư tài khoản


6


- Giám đốc Chi nhánh.


7

- Kiểm soát viên tín dụng.

- Nhân viên QLHS TSĐB


8

- Kiểm soát viên tín dụng.

- Phòng Kế toán và quỹ


Phụ lục – sắp xếp và lưu trữ hồ sơ tín dụng.

Không giải chấp

Sơ đồ 2.5. Quy trình tất toán và lưu hồ sơ


b. Diễn giải quy trình.


Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu tất toán nợ.


Tiếp nhận yêu cầu tất toán nợ bằng tiền mặt: GDV hướng dẫn khách hàng thủ tục nộp tiền theo hướng dẫn giao dịch tại quầy hiện hành.

Đối với yêu cầu tất toán nợ qua chuyển khoản:


- GDV tiếp nhận lệnh chuyển tiền của khách hàng.


- CVKH lập giấy đề nghị trích tài khoản trình TP.KD ký kiểm soát trước khi chuyển cho GDV.

Bước 2 & 3: Tính toán và thu vốn, lãi, lãi phạt, phí (nếu có).


GDV tiến hành tính toán vốn, lãi, lãi phạt, phí (nếu có),… mà khách hàng còn thiếu, lập chứng từ và in sao kê.

GDV tiến hành thu tiền/ trích tài khoản tiền gửi của khách hàng/ nhận điện chuyển tiền theo lệnh của khách hàng, hoặc chuyển chứng từ cho Bộ phận quỹ nếu khách hàng nộp tiền mặt vượt mức xử lý của GDV.

Bước 4: Kiểm soát hồ sơ tất toán.


Kiểm soát viên xử lý giao dịch kiểm tra lại việc tính toán vốn, lãi, lãi phạt, phí,… của GDV và ký kiểm soát trên chứng từ, xác nhận tất toán khoản vay.

Trường hợp khách hàng có thế chấp: thực hiện tiếp bước 5, 6, 7. Trường hợp khách hàng không thế chấp: thực hiện tiếp bước 8.

Bước 5, 6,7: Giải chấp TSĐB/ Giải tỏa tài khoản.


Sau khi tất toán hồ sơ vay vốn, nếu khách hàng yêu cầu giải chấp tài sản thì CVKH hướng dẫn khách hàng lập giấy đề nghị giải chấp tài sản. Sau đó chuyển cho Kiểm soát viên tín dụng kiểm tra và trình lên Giám đốc Chi nhánh ký duyệt. Sau khi được ký duyệt, kiểm soát viên tín dụng và nhân viên quản lý Hồ sơ tài sản đảm bảo tiến hành giải chấp, trả lại giấy tờ, hồ sơ TSĐB cho khách hàng.


Bước 8: Lưu hồ sơ.


Hồ sơ, chứng từ tất toán của khách được lưu trữ tại kho quỹ.


2.2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

2.2.2.1. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

a. Môi trường kiểm soát.


Tính chính trực và giá trị đạo đức:


Trong môi trường làm việc của Sacombank Huế, tính chính trực và giá trị đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu nên các nhà quản lý đã xây dựng các chuẩn mực về đạo đức trong đơn vị đến với mỗi thành viên bằng các thể thức thích hợp. Theo quan sát thực tế cho thấy, các nhân viên luôn tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp trong công việc cũng như trong các quan hệ với công chúng. Giám đốc, lãnh đạo phòng kinh doanh tại Sacombank Huế luôn tạo không khí làm việc thân thiện, cởi mở với các nhân viên.

Đảm bảo về năng lực:


Quy trình tuyển dụng của Sacombank rất chặt chẽ và hiệu quả, do đó đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng đều là những người có năng lực, chuyên môn cao. Sacombank Huế nói chung và phòng Kinh doanh nói riêng tự hào có đội ngũ nhân viên có trình độ, thân thiện với khách hàng và có trách nhiệm đối với công việc. Hàng năm, các CVKH được tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài ngân hàng để nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Công tác quản lý và điều hành:


Thông qua tiếp xúc với các CVKH và quan sát thực tế cho thấy những khó khăn trong quá trình cho vay đều được lãnh đạo phòng Kinh doanh lắng nghe và giải quyết. Những vấn đề gì cần được giải quyết ngay tại phòng sẽ do trưởng phòng, phó phòng

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí