Sacombank. Chức năng của Chi nhánh là huy động vốn nhàn rỗi để cho vay đối với mọi thành phần kinh tế và thực hiện các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác.
Xuất phát từ yêu cầu Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh nhà cũng như kế hoạch sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, chủ động phân tích, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các phương án khả thi để mở rộng cho vay nhằm hỗ trợ, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Chi nhánh đã đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, hoạt động theo phương châm: “Đồng hành cùng phát triển”.
2.1.3. Các lĩnh vực hoạt động.
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế:
Nhận tiền gửi: nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn và các loại giấy tờ có giá.
Tín dụng – Bảo lãnh: Cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn, cho vay tài trợ dự án, bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Thanh toán và ngân quỹ: Mở tài khoản, thanh toán và chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo L/C xuất khẩu.
Thực hiện các dịch vụ khác: Thẻ, ngân hàng điện tử,…
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự.
2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức.
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế.
b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
Giám đốc: là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của Chi nhánh và chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nhiệm vụ kinh doanh nói chung và hoạt động cấp
tín dụng nói riêng trong phạm vi được ủy quyền . Được phép ủy quyền cho nhân viên thay mình ký kết, điều hành hoạt động của ngân hàng, thường là ủy quyền cho Phó giám đốc hoặc các trưởng phòng.
Phó giám đốc: Là người trực tiếp điều hành, giám sát các hoạt động của các phòng trong Chi nhánh, thực hiện các nhiệm vụ huy động tiền gửi, tiền vay và cung cấp các dịch vụ phù hợp theo cơ chế, quy định của Sacombank.
Phòng Kinh doanh: bao gồm:
Bộ phận tư vấn: thực hiện công tác giới thiệu, tư vấn các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng.
Bộ phận quan hệ khách hàng: gồm những chuyên viên khách hàng doanh nghiệp, chuyên viên khách hàng cá nhân. Đảm nhận công việc tiếp xúc khách hàng; lập, thẩm định và giám sát hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đồng thời là lực lượng nòng cốt trong các chương trình, chiến dịch kinh doanh của Chi nhánh.
Bộ phận kinh doanh ngoại hối: thực hiện nhiệm vụ mua bán ngoại tệ, phối hợp với các bộ phận khác nhằm tiến hành thúc đẩy huy động bằng ngoại hối.
Bộ phận thanh toán quốc tế: Thực hiện nhiệm vụ mở L/C, chuyển tiền ra nước ngoài.
Phòng Kế toán và Quỹ: bao gồm:
Bộ phận xử lý giao dịch: thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quá trình thanh toán, thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với nhau và thực hiện các dịch vụ thanh toán khác. Là nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số liệu làm cơ sơ cho sự hoạt động của ngân hàng.
Bộ phận Kế toán: tiến hành tổng hợp chứng từ, sổ sách, lập các báo cáo về tài chính, hạch toán thu chi, lương cho cán bộ nhân viên.
Bộ phận Quỹ: nơi thực hiện thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, phát hiện và ngăn chặn tiền giả, bảo quản tiền mặt, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp.
Bộ phận Hành chính: Nhận và phân phối, phát hành, lưu trữ văn thư. Thực hiện mua sắm, quản lý, phân phối công cụ lao động, văn phòng phẩm theo quy định. Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của Chi nhánh, theo dõi tình hình nhân sự. Xây dựng kế hoạch hành chính và theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.
Phòng Kiểm soát rủi ro: bao gồm:
Bộ phận Quản lý tín dụng: Giải ngân hồ sơ vay, quản lý nợ, giám sát hồ sơ tín dụng trước, trong và sau cho vay.
Bộ phận Kiểm soát rủi ro: Thực hiện kiểm tra công tác điều hành của Chi nhánh. Tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định. Kiểm tra độ chính xác các báo cáo, đồng thời giải quyết các khiếu nại liên quan đến hoạt động của Chi nhánh.
Các phòng giao dịch trực thuộc: Thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh từ huy động đến cho vay và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác trong thẩm quyền của Phòng giao dịch.
2.1.4.2. Tình hình nhân sự.
Nhân sự là một yếu tố then chốt trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh. Nó quyết định đến sự thành bại của cả một tổ chức. Nắm bắt được ý nghĩa quan trọng này, Sacombank Huế luôn chú trọng đến đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân sự của mình.
Trong 3 năm từ 2011 đến 2013, tổng số lao động của Chi nhánh đều tăng qua các năm, và cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi.
Bảng 2.1. Tình hình nhân sự tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: người
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | |
TỔNG SỐ | 118 | 100 | 125 | 100 | 131 | 100 |
Phân theo giới tính | ||||||
- Nam | 60 | 50.85 | 62 | 49.60 | 66 | 50.38 |
- Nữ | 58 | 49.15 | 63 | 50.40 | 65 | 49.62 |
Phân theo trình độ | ||||||
- Đại học, trên đại học | 94 | 79.66 | 98 | 78.40 | 103 | 78.63 |
- Cao đẳng, trung cấp | 22 | 18.64 | 24 | 19.20 | 25 | 19.08 |
- Lao động phổ thông | 2 | 1.69 | 3 | 2.40 | 3 | 2.29 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Soát Nội Bộ Quy Trình Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Nhtm.
- Kiểm Soát Nội Bộ Quy Trình Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Các Nhtm.
- Quy Trình Chấm Điểm – Xếp Hạng Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng.
- Tình Hình Cho Vay Tại Sacombank Huế Giai Đoạn 2011-2013
- Quy Trình Hoàn Chỉnh Hồ Sơ, Phán Quyết, Giải Ngân.
- Thực Trạng Hoạt Động Kiểm Soát Nội Bộ Quy Trình Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Thừa Thiên Huế.
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Kế toán – Quỹ)
Theo trình độ:
Lao động tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế được chia thành 3 cấp bậc theo trình độ học vấn: trình độ đại học, trên đại học; trình độ cao đẳng, trung cấp và trình độ lao động phổ thông. Trong quá trình tuyển dụng, ngân hàng luôn xem trình độ học vấn là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc tuyển dụng của mình và luôn được đánh giá là một ngân hàng có chế độ tuyển dụng chặt chẽ. Do đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nên số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học được tuyển dụng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng tăng. Điều này cho thấy hiện tại ngân hàng đang rất chú trọng đến việc phát triển lực lượng nhân sự có trình độ, có kiến thức tốt để thực hiện công việc có hiệu quả hơn.
Theo giới tính:
Qua các năm, tỷ lệ lao động nam và nữ tuy có thay đổi nhưng không có sự chênh lệch đáng kể.
Sở dĩ không có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động nam – nữ là do đặc điểm công việc của Sacombank nói chung và Sacombank Huế nói riêng. Với hai chức danh có số nhân viên nhiều nhất là Giao dịch viên và Chuyên viên khách hàng, số lượng nhân viên của hai chức danh này khá cân bằng. Trong khi đó, với đặc thù công việc riêng, chức danh giao dịch viên thường được đảm nhận bởi các nhân viên nữ và các chuyên viên khách hàng thường do các nhân viên nam đảm nhận.
Nhìn chung, qua việc phân tích bảng tình hình lao động của Sacombank Huế giai đoạn 2011 – 2013, ta thấy số lượng lao động của Chi nhánh không ngừng tăng lên về cả mặt số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1.5. Tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế từ năm 2011 đến năm 2013.
2.1.5.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn.
Bảng 2.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Sacombank Huế giai đoạn 2011- 2013.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | SO SÁNH | |||||||
2012/2011 | 2013/2012 | |||||||||
Giá trị | % | Giá trị | % | Giá trị | % | +/- | % | +/- | % | |
TÀI SẢN | 1,248,490 | 100.00 | 1,347,616 | 100.00 | 1,519,154 | 100.00 | 99,126 | 7.94 | 171,538 | 12.73 |
Dự trữ và thanh toán | 210,142 | 16.83 | 253,702 | 18.83 | 280,131 | 18.44 | 43,560 | 20.73 | 26,429 | 10.42 |
Đầu tư và cho vay | 650,123 | 52.07 | 719,245 | 53.37 | 846,557 | 55.73 | 69,122 | 10.63 | 127,312 | 17.70 |
Thanh toán vốn | 48,012 | 3.85 | 50,154 | 3.72 | 55,151 | 3.63 | 2,142 | 4.46 | 4,997 | 9.96 |
TSCĐ và TS khác | 340,213 | 27.25 | 324,515 | 24.08 | 337,315 | 22.20 | (15,698) | (4.61) | 12,800 | 3.94 |
NGUỒN VỐN | 1,248,490 | 100.00 | 1,347,616 | 100.00 | 1,519,154 | 100.00 | 99,126 | 7.94 | 171,538 | 12.73 |
Vay NHNN và TCTD | 12,548 | 1.01 | 10,127 | 0.75 | 12,987 | 0.85 | (2,421) | (19.29) | 2,860 | 28.24 |
Vốn huy động | 1,097,744 | 88.00 | 1,191,540 | 88.00 | 1,297,812 | 85.43 | 93,796 | 8.54 | 106,272 | 8.92 |
Tài sản nợ khác | 14,310 | 1.15 | 14,014 | 1.04 | 14,309 | 0.94 | (296) | (2.07) | 295 | 2.11 |
Thanh toán vốn | 109,765 | 8.79 | 114,485 | 8.50 | 175,123 | 11.53 | 4,720 | 4.30 | 60,638 | 52.97 |
Vốn và các quỹ | 14,123 | 1.13 | 17,450 | 1.29 | 18,923 | 1.25 | 3,327 | 23.56 | 1,473 | 8.44 |
(Nguồn: Phòng Kế toán – Quỹ)
Tình hình tài sản:
Tổng tài sản của ngân hàng từ năm 2011-2013 luôn thay đổi với chiều hướng ngày càng tăng cao. Tổng tài sản của Chi nhánh ngày càng tăng lên chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.
Trong tổng tài sản, hoạt động đầu tư và cho vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn và không ngừng tăng lên. Đạt được kết quả này là nhờ sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Chi nhánh và nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng. Tỷ trọng của khoản mục đầu tư và cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng tài sản và không ngừng tăng lên chứng minh rằng đây là hoạt động chủ yếu của Chi nhánh và đem lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh nhất.
Khoản mục tài sản cố định và tài sản khác chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản và có sự biến động ngược chiều qua 2 năm 2012, 2013. Tuy có sự biến động ngược chiều, nhưng sự biến động là không đáng kể, cho thấy sự ổn định của các tài sản khác và việc đầu tư vào tài sản cố định.
Ngoài ra, khoản mục dự trữ và thanh toán; thanh toán vốn cũng có sự biến động về tỷ trọng và giá trị, có sự tăng nhẹ trong giai đoạn 2011-2013 .
Tình hình nguồn vốn:
Hoạt động trên nguyên tắc “Đi vay để cho vay” nên huy động vốn là mảng không thể thiếu trong hoạt động của các ngân hàng. Nó luôn chiếm tỷ trọng lớn và chiếm trên 80% tổng nguồn vốn của Sacombank Huế qua ba năm 2011-2013. Trong cơ cấu Nguồn vốn, khoản mục tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất. Với tốc độ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2011-2013, chứng tỏ trong những năm qua Chi nhánh không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, thu hút vốn trên địa bàn tỉnh nhà, đây là cơ sở cho việc mở rộng quy mô tín dụng cũng như gia tăng các khoản đầu tư và cho vay của ngân hàng.
2.1.5.2. Tình hình huy động vốn.
Có thể thấy được tình hình huy động vốn cũng như tốc độ tăng trưởng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn tại Sacombank Huế giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | SO SÁNH | ||||
2012/2011 | 2013/2012 | ||||||
+/- | % | +/- | % | ||||
I. Tổng nguồn vốn huy động | 1,174,851 | 1,188,142 | 1,352,106 | 13,291 | 1.13 | 163,964 | 12.13 |
1.Theo loại tiền | 1,174,851 | 1,188,142 | 1,352,106 | 13,291 | 1.13 | 163,964 | 12.13 |
- VND | 696,650 | 758,791 | 1,053,705 | 62,141 | 8.92 | 294,914 | 27.99 |
- Ngoại tệ & vàng | 478,201 | 429,351 | 298,401 | (48,850) | (10.22) | (130,950) | (43.88) |
2. Theo tính chất tiền gửi | 1,174,851 | 1,188,142 | 1,352,106 | 13,291 | 1.13 | 163,964 | 12.13 |
Tiền gửi TCKT | 181,793 | 263,991 | 316,789 | 82,198 | 45.22 | 52,798 | 16.67 |
Tiền gửi dân cư | 649,536 | 585,451 | 727,716 | (64,085) | (9.87) | 142,265 | 19.55 |
Phát hành giấy tờ có giá | 343,522 | 338,700 | 307,601 | (4,822) | (1.40) | (31,099) | (10.11) |
(Nguồn: Phòng Kế toán – Quỹ)
Theo loại tiền gửi:
Loại tiền gửi biến động theo xu hướng tăng tiền gửi bằng VND và giảm tiền gửi bằng ngoại tệ và vàng. Nguyên nhân là do năm 2012 có nhiều sự biến động, bất ổn về kinh tế như giá vàng liên tiếp tăng cao (người dân có xu hướng không gửi vàng để linh hoạt trong việc đầu tư, mua bán vào thị trường vàng), tỷ giá VND/USD nhiều bất ổn.
Sang đến năm 2013, với việc thực hiện chủ trương của NHNN, Chi nhánh đã tất toán toàn bộ nguồn vốn bằng vàng, vì vậy, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng giảm mạnh so với năm 2012. Nguồn huy động từ VND tăng mạnh không chỉ giúp bù đắp cho nguồn vàng bị giảm mà còn tạo nên sức bật của nguồn vốn, phù hợp với yêu cầu quản lý của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ.
Theo tính chất tiền gửi:
Tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư là hai tiêu chí chiếm phần lớn nguồn vốn huy động của Chi nhánh và có sự biến động khác nhau qua các năm.