Quy Trình Chấm Điểm – Xếp Hạng Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng.


Bước 1:

Xác định ngành kinh tế


Bước 2:

Xác định quy mô DN

Bước 3:

Xác định loại hình DN



Bước 4:

Chấm điểm

các chỉ tiêu tài chính

Bước 5:

Chấm điểm

các chỉ tiêu phi tài chình


Bước 6:

Tổng hợp kết quả chấm điểm – xếp hạng


Sơ đồ 1.1. Quy trình chấm điểm – xếp hạng tín dụng tại các ngân hàng.


Phần tài chính: Việc phân tích, đánh giá các yếu tố tài chính của doanh nghiệp sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính năm gần nhất. Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp.


Ngành kinh tế/ Quy mô doanh nghiệp

Tổng điểm tài chính

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Nhóm chỉ tiêu cân nợ

Nhóm chỉ tiêu thu nhập


Sơ đồ 1.2. Nhóm chỉ tiêu chấm điểm phần tài chính.



Ngành kinh tế/ Loại hình doanh nghiệp

Phần phi tài chính: Các chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng. Trên cơ sở những dữ liệu thu thập được, tuỳ theo quan điểm rủi ro của mỗi NHTM, hệ thống đưa ra mức rủi ro của khoản vay. Các cán bộ tín dụng sẽ là những “giám khảo” xem xét doanh nghiệp và các dự án vay vốn, mỗi chỉ tiêu được chấm theo thang điểm từ 20 đến 100 và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tuỳ thuộc vào ngành nghề, quy mô doanh nghiệp và tính chất quan trọng của chỉ tiêu đó.




Khả năng trả nợ của doanh nghiệp


Trình độ quản lý và môi trường nội bộ


Lịch sử quan hệ với các tổ chức tín dụng và NH


Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành


Các nhân tố ảnh hưởng tới Doanh nghiệp



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế - 5



Tổng điểm phi tài chính

Sơ đồ 1.3. Nhóm chỉ tiêu chấm điểm phần phi tài chính.


Điểm của phần tài chính tại các NHTM thường chiếm từ 25-30% tổng điểm xếp hạng (25% đối với báo cáo tài chính không được kiểm toán, hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán nhưng không có ý kiến chấp nhận toàn phần và 30% đối với báo cáo tài chính có kiếm toán và có ý kiến chấp nhận toàn phần), và phần phi tài chính chiếm từ 70-75% tổng điểm xếp hạng.

Tổng điểm kết hợp của hai phần tài chính và phi tài chính sẽ giúp ngân hàng xác định mức phân loại của khoản cho vay theo các nhóm: nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm nợ cần chú ý, nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm nợ nghi ngờ và nhóm nợ mất khả năng thanh toán.


1.2.3.2. Mức độ thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát.


Hoạt động kiểm soát tín dụng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và xuyên suốt trong quá trình cho vay nhằm kịp thời nhận biết, thu thập thông tin, ngăn ngừa và loại bỏ những nguy cơ dẫn đến rủi ro sớm nhất có thể. Mặc dù ngân hàng đã đánh giá, thẩm đinh khách hàng trước khi cho vay nhưng sau khi cho vay, các rủi ro tín dụng vẫn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Trong mọi trường hợp, khi cán bộ ngân hàng phát hiện những vấn đề đối với khoản vay càng nhanh bao nhiêu thì họ có thể thực hiện kịp thời bấy nhiêu những hành động để bảo vệ nguồn vốn của ngân hàng.

Kiểm soát tín dụng phải được thực hiện có phương pháp và theo một quy trình được ngân hàng chuẩn hoá. Các kết quả kiểm tra cần phải đi liền với các biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Tương ứng với mức độ rủi ro sẽ có mức theo dõi, kiểm soát phù hợp. Những khoản vay bị xếp hạng trong những hạng mục thấp trong hệ thống xếp hạng rủi ro sẽ làm thành “danh mục cần theo dõi đặc biệt” để ngăn ngừa những tổn thất trong tương lai và tập trung tìm hướng thu hồi những khoản nợ này.

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát hoạt động cho vay của NHTM.


1.2.4.1. Các yếu tố từ phía khách hàng.


Sự hợp tác của khách hàng: Mặc dù việc tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm tra, kiểm soát khoản vay là một trong những nghĩa vụ của khách hàng, tuy nhiên, trên thực tế, không phải khách hàng nào cũng nhận thức đầy đủ nghĩa vụ này. Do đó, hoạt động kiểm soát chỉ có thể đạt chất lượng cao khi khách hàng có thiện chí hợp tác với ngân hàng trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin.

Quy mô, sự phức tạp của khách hàng: Tổng tài sản, doanh thu, số lượng chi nhánh và các công ty con, số ngành nghề kinh doanh, bản chất của ngành nghề kinh doanh, số lượng khách hàng, địa bàn hoạt động của khách hàng…Khách hàng càng lớn, hoạt động càng phức tạp thì số tiền vay sẽ càng lớn, hệ thống sổ sách kế toán nhiều, phức tạp, khách hàng có thể vay ở nhiều ngân hàng…Do đó mức độ kiểm soát càng khó khăn hơn. Khối lượng thông tin cần thu thập càng lớn nên chi phí, thời gian thu thập thông tin càng nhiều.


Thời gian quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng: Nếu khách hàng đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng thì ngân hàng đã có sẵn thông tin và phương thức kiểm soát trước đó. Vì thế sẽ giảm được chi phí kiểm soát.

Khả năng của khách hàng trong việc quản lý, sử dụng vốn vay: Khi cho vay chắc chắn các ngân hàng sẽ trông đợi khoản trả nợ sẽ thu được từ chính kết quả hoạt động của dự án chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp cầm cố, điều này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng. Có nhiều yếu tố bảo đảm cho việc sử dụng vốn vay của khách hàng đạt hiệu quả cao trong đó có một số nhân tố giữ vai trò quyết định, như là: vị thế, năng lực của doanh nghiệp; năng lực công nghệ của doanh nghiệp; đội ngũ nhân sự; năng lực quản lý của doanh nghiệp; đạo đức, thiện chí của khách hàng. Khi khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, quản lý vốn vay tốt thì công tác kiểm soát tín dụng của ngân hàng cũng được dễ dàng hơn.

Độ rủi ro của khoản vay: Những khoản tín dụng có độ rủi ro cao thì đòi hỏi NH phải kiểm soát chặt chẽ hơn những khoản tín dụng có độ rủi ro thấp.

1.2.4.2. Các yếu tố từ phía ngân hàng.


Văn hoá tín dụng: phụ thuộc vào cán bộ tín dụng. Trên thực tế, các nhà quản lý ngân hàng coi cán bộ tín dụng là “đội ngũ đầu tiên” chống lại những vấn đề rủi ro tín dụng. Việc thẩm định tín dụng trước khi cho vay, cũng như việc kiểm tra sau khi cho vay phụ thuộc vào văn hoá tín dụng vì cán bộ tín dụng là người có những thông tin bí mật về năng lực tài chính của người vay, và họ cũng là những người đầu tiên trong ngân hàng biết về những thay đổi trong chất lượng tín dụng. Do vậy, những thủ tục kiểm tra khoản vay chính xác có thể làm tăng sự khuyến khích đối với cán bộ tín dụng trong việc theo dõi khoản vay mà họ thực hiện. Việc tiêu phí thời gian và năng lượng vào những nhiệm vụ khác, sự phát hiện suy giảm chất lượng có thể phát sinh từ những đánh giá tín dụng sai lệch lúc đầu, những mối quan hệ cá nhân và những mối quan hệ phát sinh giữa cán bộ tín dụng và người vay có thể là những yếu tố không khuyến khích đối với cán bộ tín dụng.


Văn hoá tín dụng cần phải khắc phục được những bất cập này bằng cách hình thành môi trường mà trong đó thể hiện rõ ràng là cán bộ tín dụng được tin tưởng theo dõi chất lượng tín dụng. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm trao đổi thông tin liên quan đến những khoản vay mà họ chịu trách nhiệm. Mục tiêu cuối cùng của việc kiểm tra khoản vay là theo dõi cán bộ tín dụng (người chịu trách nhiệm theo dõi khoản vay) chứ không phải chỉ là bản thân khoản vay đó.

Năng lực của cán bộ tín dụng: Ngoài khả năng chuyên môn trong việc dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, kiến thức pháp luật, hoạt động kiểm soát tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng có một số kĩ năng sau:

Kĩ năng thu thập thông tin: Thông tin là quan trọng, càng thu thập được nhiều thông tin và thông tin càng có độ tin cậy cao càng tốt.

Kĩ năng và khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề: Kiểm soát tín dụng bao gồm việc kiểm soát nhiều yếu tố nhưng cần biết cách tổng hợp các yếu tố với nhau để có thể đưa ra những nhận định có ý nghĩa. Cần nhận biết được vấn đề nào mang tính tạm thời, vấn đề nào mang tính dài hạn để tìm cách khắc phục.

Nhạy bén trong việc phát hiện các dấu hiệu cảnh báo cũng như phải tỉnh táo trước bất kỳ cơ hội kinh doanh nào.

Kĩ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong cho vay và sau khi cho vay.

Kĩ năng xử lý nợ xấu, mối quan hệ và hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền (chính quyền địa phương, toà án…)

Hệ thống định hạng tín nhiệm: Là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc lượng hoá mức độ rủi ro của từng khoản vay của cả danh mục tín dụng. Tuy nhiên, các hệ thống định hạng tín dụng không phải là hoàn hảo và chứa đựng những yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố chủ quan làm cho kết quả của việc đánh giá không tránh khỏi việc thiếu thống nhất. Nhưng dù sao, có một hệ thống nào đó còn hơn là bỏ qua việc đo lường rủi ro của khoản vay.


Hệ thống định hạng tín nhiệm chỉ hoạt động tốt khi các thông tin đầu vào là chính xác, trung thực và phương pháp đánh giá, xếp loại các các chỉ tiêu trong hệ thống phải khoa học, được thừa nhận trong khu vực và quốc tế, và phù hợp với từng hoàn cảnh. Điều này phụ thuộc rất lớn vào năng lực của cán bộ tín dụng.

Tuy nhiên, hệ thống định hạng này chỉ là biện pháp hỗ trợ, chứ không thể thay thế cho công tác thẩm định của cán bộ tín dụng.

Công nghệ trong ngân hàng: Công nghệ ngân hàng và trang thiết bị kỹ thuật cũng là một trong những nhân tố tác động đến hoạt động kiểm soát tín dụng của các ngân hàng nhất là trong thời đại khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão hiện nay. Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định đối với từng khách hàng và từ đó, tiết kiệm được rất nhiều thời gian dành cho công tác kiểm soát tín dụng. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, làm tiền đề cho hoạt động kiểm soát đạt hiệu quả cao hơn.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ


2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển đổi từ ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và sáp nhập ba hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công, Lữ Gia với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Mức vốn điều lệ ban đầu của ngân hàng là 3 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động chủ yếu xung quanh các quận vùng ven thành phố Hồ Chí Minh với một Hội sở chính và ba Chi nhánh.

Ngày 10/10/2003, nhằm mục đích mở rộng mạng lưới, phát triển thương hiệu và tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng hoạt động được thuận lợi hơn, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã ra đời theo chiến lược phát triển kinh doanh của Sacombank. Ban đầu trụ sở chính đặt ở 49 Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, TP Huế.

Ngày 17/11/2006 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế chính thức chuyển về trụ sở mới tại 126 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, TP Huế.

Hiện nay, qua một thời gian hoạt động, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của


mình, ngân hàng đã thành lập được 8 điểm giao dịch nằm ở những khu vực đông dân cư, bao gồm Chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc:

Năm 2004: thành lập Phòng giao dịch An Cựu tại 144 Hùng Vương, phường Phú Nhuận, thành phố Huế.

Năm 2005: thành lập phòng giao dịch Phú Bài tại 372 Nguyễn Tất Thành, thị trấn Phú Bài, Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2006: thành lập phòng giao dịch Phú Xuân tại 49 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế.

Năm 2008: Khai trương thêm phòng giao dịch Hương Trà tại đường Độc Lập, thị trấn Tứ Hạ, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Năm 2009: Thành lập phòng giao dịch Phú Hội tại số 02 Bến Nghé, phường Phú Hội, thành phố Huế.

Năm 2010: Thành lập thêm phòng giao dịch Mai Thúc Loan tại 43 Mai Thúc Loan, phường Thuận Thành, thành phố Huế.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên có mặt tại Huế do đó gặp phải nhiều khó khăn trong những ngày đầu hoạt động. Tuy nhiên, với những định hướng đúng đắn và chính sách hoạt động hiệu quả của ban lãnh đạo, Chi nhánh đã tận dụng được những lợi thế tiên phong của mình, vượt qua khó khăn và phát triển tốt đến ngày hôm nay và có được những thành tựu to lớn, được chứng minh bằng số lợi nhuận cao và bền vững qua nhiều năm.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế là thành viên của Sacombank, có chế độ hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, theo các quy định của pháp luật và theo điều lệ tổ chức hoạt động của

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí