Tình Hình Cho Vay Tại Sacombank Huế Giai Đoạn 2011-2013


Năm 2012, tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng so với năm 2011. Trong khi đó, tiền gửi dân cư biến động giảm.

Đến năm 2013, tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư đều có biến động tăng khá đáng kể. Diễn biến tiền gửi thay đổi theo hướng tích cực, đúng định hướng hoạt động bán lẻ của Sacombank và quan điểm điều hành tiền tệ của NHNN. Mặt khác, khả năng phục hồi của nền kinh tế chưa rõ nét, dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế chưa hoàn toàn thông suốt, nên việc tập trung tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài là một chọn lựa có tính bền vững và khả thi cao.

2.1.5.3. Tình hình hoạt động cho vay.


Bảng 2.4. Tình hình cho vay tại Sacombank Huế giai đoạn 2011-2013


Đơn vị tính: triệu đồng



CHỈ TIÊU


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

SO SÁNH

2012/2011

2013/2012

+/-

%

+/-

%

Tổng dư nợ cho vay

646,059

507,255

598,210

(138,804)

(21.48)

90,955

17.93

Nợ xấu

4,103

3,666

1,305

(437)

(10.65)

(2,361)

(64.40)

Tỷ lệ nợ xấu (%)

0.64

0.72

0.22

0.08

12.50

(0.50)

(69.44)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế - 7

(Nguồn: Phòng Kế toán – Quỹ)


Tổng dư nợ cho vay:


Năm 2012, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh giảm đáng kể so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2012, NHNN liên tục hạ các lãi suất chính sách để hạ lãi suất thị trường và đẩy mạnh tiền ra thị trường. Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để được ngân hàng cho vay nợ, còn những doanh nghiệp khỏe mạnh lại không dám vay để mở rộng sản xuất do tình trạng u ám của nền kinh tế.

Mặc dù nền kinh tế đã có những chuyển biến khá tích cực trong các tháng cuối năm 2013, nhưng chưa đủ đẩy nhu cầu tín dụng tăng cao như kỳ vọng. Tuy nhiên, kết


quả này vẫn phản ánh phần nào nỗ lực của Chi nhánh trong việc đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Tỷ lệ nợ xấu:


Năm 2012, nợ xấu tuy có giảm so với năm 2011, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại tăng. Tuy tỷ lệ nợ xấu có gia tăng, nhưng đây vẫn là một tỷ lệ an toàn, nằm trong mức kiểm soát.

Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể so với năm 2012. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp triệt để: tập trung nâng cao công tác ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử lý tài sản cấn trừ nợ, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa bàn, song hành với khách hàng, cùng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, phối hợp với Phòng Quản lý nợ chuyển đổi nợ xấu thành trái phiếu VAMC, áp dụng chính sách khen thưởng đối với các đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn.

2.1.5.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.


Bảng 2.5. Kết quả họat động kinh doanh tại Sacombank Huế giai đoạn 2011-2013


Đơn vị tính: Triệu đồng



CHỈ TIÊU


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

SO SÁNH

2012/2011

2013/2012

+/-

%

+/-

%

A. Tổng thu nhập

110,001

137,896

152,029

27,895

25.36

14,133

10.25

B. Tổng Chi phí

81,665

100,181

109,007

18,516

22.67

8,826

8.81

C. Lợi nhuận

28,336

37,715

43,022

9,379

33.10

5,307

14.07

(Nguồn: Phòng Kế toán – Quỹ)


Tổng thu nhập:


Tổng thu nhập năm 2012 của Chi nhánh tăng so với năm 2011 chủ yếu là do khoản mục thu từ lãi cho vay và thu từ hoạt động dịch vụ.

Sang đến năm 2013, tổng thu nhập của Chi nhánh tăng chậm lại. Do ảnh hưởng của hoạt động tín dụng trong năm 2012, nên thu nhập từ lãi cho vay năm 2013 tăng với


tốc độ chậm lại so với năm 2012. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ vẫn giữ được đà tăng trưởng tốt với những đột phá trong dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử đáng ghi nhận.

Với nỗ lực từng bước chuyển dịch hoạt động kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại, Chi nhánh đã tập trung phát triển mảng bán lẻ, cung ứng cho thị trường các sản phẩm tài chính trọn gói với giá thành hợp lý, tạo sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ, cải tiến các sản phẩm chuyển tiền trên cơ sở khai thác ứng dụng công nghệ corebanking tiên tiến và tận dụng mạng lưới rộng khắp trong và ngoài nước… nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cũng như nâng cao tính cạnh tranh của Chi nhánh nói riêng và hệ thống Sacombank nói chung. Nhờ vậy, tỷ trọng thu dịch vụ giai đoạn 2011-2013 trong tổng thu nhập đã dần được cải thiện so với các năm trước.

Tổng chi phí:


Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy, tổng chi phí năm 2012 của Chi nhánh tăng so với năm 2011. Nguyên nhân Chi phí trong năm này tăng cao như vậy là do năm 2012 ngân hàng chịu ảnh hưởng chung của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thắt chặt, trần lãi suất huy động giảm nên Chi nhánh phải tăng thêm chi phí trong việc huy động vốn và các chi phí khác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại Chi nhánh.

Năm 2013, tổng chi phí của Chi nhánh tăng nhẹ so với năm 2012. Đây là một sự gia tăng hợp lý khi Chi nhánh có những tăng trưởng nhất định trong hoạt động tín dụng cũng như huy động vốn trong điều kiện kinh tế dần hồi phục và có những chuyển biến tích cực hơn.

Lợi nhuận:


Có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của Chi nhánh đang trên đà tăng trưởng cho dù tình hình kinh tế giai đoạn 2011 – 2013 vẫn chưa ổn định. Lợi nhuận của Chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Đạt được kết quả này là do Chi nhánh đã tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro để tăng thu nhập nhờ vậy tổng thu nhập có tốc độ tăng nhanh hơn tổng chi phí nên Chi nhánh vẫn duy trì sử dụng vốn hiệu quả vào hoạt động kinh doanh sinh lời.


2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

2.2.1. Thực trạng quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp được áp dụng tại Sacombank Huế.

Các bước của quy trình cho vay được thể hiện qua sơ đồ tổng quát sau:


Bước

Quy trình


Bước 1


Tiếp cận, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn


Thẩm định


Phê duyệt


Hoàn chỉnh hồ sơ, phán quyết, giải ngân.


Quản lý và thu hồi nợ


Tất toán


Lưu hồ sơ


Bước 2


Bước 3


Bước 4


Bước 5


Bước 6

Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay tổng quát tại Sacombank Huế.

2.2.1.1. Tiếp cận, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Ở bước này CVKH thực hiện công tác tìm kiếm và tiếp thị khách hàng, tiếp cận nhu cầu cấp tín dụng. Sau khi tiếp thị thành công, CVKH thực hiện các công việc sau: hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định (Hồ sơ vay vốn bao


gồm: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ tài chính), nhập thông tin khách hàng vào bảng theo dõi hồ sơ, đồng thời báo cáo lại Trưởng phòng kinh doanh về hồ sơ khách hàng mà mình đã tiếp nhận để theo dõi, hỗ trợ.

2.2.1.2. Quy trình thẩm định cho vay và phê duyệt cấp tín dụng.

a. Lưu đồ quy trình thực hiện.


QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT

Bước

Trách nhiệm

Quá trình

Chứng từ, tài liệu


1


CVKH


Đánh giá sơ bộ, xác minh thực tế khách hàng


Phân tích, nhận xét, đề xuất


Kiểm soát, đề xuất


Phê duyệt/ Đề xuất


Khoản vay > 1,5 tỷ Tham mưu


Phê duyệt


Thông báo cho khách hàng


- Hồ sơ khách hàng.


2


CVKH

- Hồ sơ khách hàng.

- Tờ trình cấp tín dụng.


3


TP.KD

- Hồ sơ khách hàng.

- Tờ trình cấp tín dụng.


4


Hội đồng tín dụng Chi nhánh

- Hồ sơ khách hàng.

- Tờ trình cấp tín dụng.

- Biên bản phán quyết cấp tín dụng.


5

Tổ Thẩm định Khu vực/ Phòng Thẩm định Hội sở.

- Hồ sơ tín dung.

- Báo cáo tái thẩm định.


6


Cấp có thẩm quyền

- Hồ sơ tín dụng.

- Báo cáo tái thẩm định được duyệt.

- Biên bản phán quyết cấp tín dụng.


7


CVKH


- Thông báo kết quả cấp tín dụng.


Khoản vay =< 1,5 tỷ

Sơ đồ 2.3. Quy trình thẩm định và phê duyệt.


b. Diễn giải quy trình.

Bước 1: Đánh giá sơ bộ, xác minh thực tế khách hàng.


Dựa vào bộ hồ sơ khách hàng hiện có, CVKH đánh giá sơ bộ về tính pháp lý, tình hình kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn thu nhập, nhu cầu của khách hàng, tài sản đảm bảo, quá trình giao dịch của khách hàng tại Sacombank và các tổ chức tín dụng khác (nếu có) để chuẩn bị các nội dung cần làm việc với khách hàng cho phù hợp.

CVKH thu thập thông tin tín dụng (CIC) từ Ngân hàng Trung ương về khách hàng và những người có liên quan (nếu có) để xem khách hàng thực hiện nghĩa vụ tại các tổ chức tín dụng khác có tốt không? Khách hàng đã từng phát sinh nợ xấu hay chưa?

Xác minh thực tế khách hàng: CVKH thực hiện thẩm định các nội dụng sau:


Thẩm định tính pháp lý: kiểm tra sự phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của Sacombank về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng thông qua quá trình trao đổi, gặp gỡ trực tiếp.

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh: Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đưa ra có phù hợp theo quy định của pháp luật không? Phương án có khả thi, mang lại hiệu quả kinh tế không? Trong khâu này, CVKH chủ yếu phân tích các khía cạnh sau:

- Quy mô hoạt động, tình hình văn phòng, nhà xưởng, kho bãi, tình trạng máy móc thiết bị, cách thức, kinh nghiệm điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, tình hình nhân viên,…

- Loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh của khách hàng, công năng sử dụng?

- Tình hình nguồn hàng hóa, nguyên vật liệu cung cấp đầu vào; nhu cầu và thị trường đầu ra của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; phương thức mua, bán, thanh toán,… của khách hàng.


- Thuận lợi, khó khăn, xu hướng phát triển ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của khách hàng.

Tình hình tài chính của khách hàng: CVKH chú trọng xác minh, làm rõ các khoản mục tài sản, nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn, biến động bất thường có khả năng ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính; đánh giá nguyên nhân và biện pháp khắc phục trong kỳ kế hoạch của khách hàng.

Đánh giá nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng: CVKH xác minh lại mục đích vay vốn và nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng. Đồng thời cân đối khả năng tài chính của khách hàng tham gia vào phương án kinh doanh, khả năng tài trợ của Sacombank.

Thẩm định tài sản đảm bảo: Quá trình thẩm định tài sản đảm bảo được thực hiện nghiêm túc, CVKH đã trực tiếp xuống tận nơi kiểm tra, xem xét thực trạng tài sản đảm bảo.

- Kiểm tra, đối chiếu bản chính giấy tờ TSĐB, hiện trạng, giá trị TSĐB,…


- Nếu TSĐB của bên thứ ba: xét mối quan hệ giữa khách hàng và bên bảo lãnh, CVKH phải nói rõ nghĩa vụ và trách nhiệm bảo lãnh cho bên bảo lãnh biết, xác định năng lực tài chính của bên bảo lãnh.

Bước 2: Phân tích, nhận xét, đề xuất.


Trong khâu này, CVKH thực hiện các công việc cụ thể như sau:


- Kiểm tra, rà soát và thu thập đầy đủ chứng từ pháp lý, tình hình hoạt động, tài chính, phương án SXKD, nguồn thu nhập, tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Tham khảo thông tin về sản phẩm, thị trường, dự báo thị trường về sản phẩm kinh doanh của khách hàng và các đơn vị cạnh tranh với khách hàng.

- Đánh giá tình hình quan hệ, dư nợ, TSĐB của khách hàng tại các TCTD khác và Sacombank (nếu có).

- Chấm điểm tín dụng tự động.


- Lập tờ trình cấp tín dụng.


- Đưa ra ý kiến đề xuất cụ thể, rõ ràng: hình thức cho vay, số tiền, thời hạn, phân kỳ trả nợ, lãi suất,….

Bước 3: Kiểm soát, đề xuất.


Trưởng phòng kinh doanh xem xét tờ trình cấp tín dụng của CVKH. Trên cơ sở đó, TP.KD nêu rõ ý kiến đề xuất (trình thuận duyệt/không thuận duyệt) lên HĐTD Chi nhánh.

Trường hợp hồ sơ tín dụng phát sinh tại Phòng giao dịch nhưng vượt mức phê duyệt của Trưởng PGD (do Giám đốc Chi nhánh ủy nhiệm) trình về Chi nhánh thì phải có ý kiến đề xuất trực tiếp của TP.KD trên tờ trình cấp tín dụng (không phải thực hiện bước thẩm định của CVKH tại phòng này) trước khi chuyển trình lên cấp phán quyết phê duyệt (Hội đồng tín dụng Chi nhánh).

Bước 4: Phê duyệt/đề xuất


Hội đồng tín dụng Chi nhánh được phân quyền phê duyệt, phán quyết cấp tín dụng theo phân quyền của Tổng Giám đốc. Là cơ quan có thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng cao nhất tại Chi nhánh, các thành viên bao gồm: Giám đốc Chi nhánh (chủ tịch Hội đồng), Phó Giám đốc Chi nhánh (thành viên), Trưởng phòng Kiểm soát rủi ro (thành viên) và CVKH phụ trách hồ sơ của khách hàng (thư ký).

Căn cứ vào tờ trình cấp tín dụng đã được TP.KD duyệt, HĐTD Chi nhánh họp để xem xét và ra phán quyết cấp tín dụng theo cơ chế làm việc của HĐTD Chi nhánh:

- Thư ký chuẩn bị cuộc họp, cung cấp tài liệu cần thiết, trình bày báo cáo thẩm định và ý kiến đề xuất.

- Trưởng phòng Kiểm soát rủi ro trình bày ý kiến tham mưu.


- Các thành viên Hội đồng tín dụng yêu cầu giải trình, đưa ra ý kiến biểu quyết từ chối hoặc đồng ý cấp tín dụng, thông qua phương thức tham dự cuộc họp, điện thoại trực tiếp (họp từ xa) hoặc ý kiến bằng văn bản.

- Thư ký lập Biên bản phán quyết cấp tín dụng, đọc lại và trình các thành viên Hội đồng tín dụng Chi nhánh tham dự cuộc họp ký tên.

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí